Quyết định 1654/QĐ-BTP năm 2015 về Quy chế Quản lý, sử dụng, khai thác Hệ thống quản lý và đánh giá về kiểm soát thủ tục hành chính
Số hiệu: 1654/QĐ-BTP Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Tư pháp Người ký: Hà Hùng Cường
Ngày ban hành: 15/09/2015 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ TƯ PHÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1654/QĐ-BTP

Hà Nội, ngày 15 tháng 09 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG, KHAI THÁC HỆ THỐNG QUẢN LÝ VÀ ĐÁNH GIÁ VỀ KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP

Căn cứ Luật Giao dịch điện tử ngày 29/11/2005;

Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29/6/2006;

Căn cứ Nghị định số 22/2013/NĐ-CP ngày 13/3/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;

Căn cứ Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước;

Căn cứ Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 22/5/2012 của Thủ tướng Chính phvề việc tăng cường sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà nước;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế Quản lý, sử dụng, khai thác Hệ thống quản lý và đánh giá về kiểm soát thủ tục hành chính.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, Tổ chức Pháp chế các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các cơ quan: Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
-
Các Thứ trưởng (để biết);
-
Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp;
- Lưu: VT, KSTT.

BỘ TRƯỞNG




Hà Hùng Cường

 

QUY CHẾ

QUẢN LÝ, SỬ DỤNG, KHAI THÁC HỆ THỐNG QUẢN LÝ VÀ ĐÁNH GIÁ VỀ KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1654/QĐ-BTP ngày 15 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Quy chế này quy định về việc quản lý, sử dụng, khai thác Hệ thống quản lý và đánh giá về kiểm soát thủ tục hành chính (sau đây gọi là Hệ thống).

2. Quy chế này áp dụng đối với cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước, cán bộ, công chức và tổ chức, cá nhân có liên quan tham gia vào việc quản lý, sử dụng, khai thác Hệ thống trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính.

Điều 2. Chức năng của Hệ thống

1. Hệ thống Quản lý và đánh giá về kiểm soát thủ tục hành chính là hệ thống thông tin được xây dựng nhằm hỗ trợ các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước, cán bộ, công chức và tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện một số nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính; theo dõi, đánh giá quá trình thực hiện công tác kiểm soát thủ tục hành chính của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Phát triển Việt Nam (sau đây gọi tắt là Bộ, cơ quan), Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh).

2. Hệ thống bao gồm các phân hệ phần mềm và tiện ích hỗ trợ sau:

a) Phân hệ Quản lý báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính theo quy định tại Thông tư số 05/2014/TT-BTP ngày 07 tháng 02 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn công bố, niêm yết thủ tục hành chính và báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính; Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn một số nội dung về hoạt động thống kê của Ngành Tư pháp;

b) Phân hệ Xây dựng quyết định công bố thủ tục hành chính theo quy định tại Thông tư s 05/2014/TT-BTP ;

c) Phân hệ Tiếp nhận, lưu trữ phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính theo quy định tại Nghị định số 20/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ về tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính;

d) Tiện ích hỗ trợ Đánh giá tác động của thủ tục hành chính và rà soát, đánh giá thủ tục hành chính, tính toán chi phí tuân thủ thủ tục hành chính theo quy định tại Thông tư số 07/2014/TT-BTP ngày 24 tháng 02 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn việc đánh giá tác động của thủ tục hành chính và rà soát, đánh giá thủ tục hành chính;

đ) Tiện ích hỗ trợ Theo dõi, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính, gồm: Chấm điểm về cải cách thủ tục hành chính của Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo hướng dẫn chung của Bộ Nội vụ trong việc chấm điểm chỉ số cải cách hành chính (tiếng Anh là PAR Index) hàng năm và Chm điểm thi đua về cải cách thủ tục hành chính của Sở Tư pháp theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp;

e) Tiện ích htrợ Tạo mới và quản lý Phiếu khảo sát.

3. Hệ thống được vận hành, khai thác và duy trì hoạt động tại địa chỉ: http://qldg.thutuchanhchinh.vn.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Quy chế này, ngoài các thuật ngữ được giải thích ti Điều 4 Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006, Điều 4 Luật Giao dịch điện tử ngày 29 tháng 11 năm 2005 và Điều 3 Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Phân hệ phần mềm là tập hợp các chức năng độc lập được kết nối, tích hp với nhau để chia sẻ dữ liệu theo một quy trình chặt chẽ được quy định trong Hệ thống.

2. Tiện ích htrợ là các chức năng độc lập được xây dựng đhỗ trợ thực hiện một số nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính đơn lẻ, không theo quy trình trong Hệ thống.

3. Tài khoản bao gồm tên tài khoản và mật khẩu dùng để truy nhập vào Hệ thống. Hệ thống có 3 loại tài khoản là: tài khoản nhập liệu, tài khoản kiểm tra và tài khoản duyệt.

4. Quyền là các chức năng nhất định tương ứng với mỗi loại tài khoản, bao gồm: quyền nhập liệu, quyền kiểm tra, quyền duyệt.

5. Quy trình là trình tự, cách thức sử dụng, khai thác phân hệ phần mềm của Hệ thống.

6. Nhập liệu là việc sử dụng tài khoản đã được phân quyền trên Hệ thống để nhập dữ liệu (số liệu, thông tin) theo quy định hoặc soạn thảo các văn bản điện tử trên phần mềm Hệ thống.

7. Kiểm tra là việc sử dụng tài khoản đã được phân quyền trên Hệ thống để kiểm tra dữ liệu, văn bản điện tử đã được nhập liệu trước khi gửi lên cấp có thm quyền đxem xét, phê duyệt.

8. Duyệt là việc sử dụng tài khoản đã được phân quyền trên Hệ thống để xem xét, phê duyệt dữ liệu, văn bản điện tử và chính thức đại diện cho cơ quan, đơn vị mình gửi dữ liệu, văn bản điện tử này cho cơ quan, đơn vị, người có thẩm quyền theo quy định.

Chương II

QUẢN LÝ HỆ THỐNG

Điều 4. Nguyên tắc chung

1. Cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước và cán bộ, công chức tham gia vào việc quản lý, sử dụng, khai thác Hệ thống cần thực hiện đúng các quy định tại Quy chế này và hướng dẫn của Cục Kiểm soát thủ tục hành chính, Bộ Tư pháp.

2. Cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước cần phân công cán bộ, công chức có chức năng, nhiệm vụ phù hợp để quản lý, sử dụng tài khoản của Hệ thống. Người tham gia thực hiện các bước trong quy trình của Hệ thng là cán bộ, công chức được giao quản lý, sử dụng các tài khoản tương ứng.

3. Dữ liệu, văn bản điện tử đã được duyệt trên Hệ thống có giá trị tương đương dữ liệu, văn bản gốc.

4. Cục Kiểm soát thủ tục hành chính Bộ Tư pháp quản lý thống nhất về danh sách các cơ quan, đơn vị tham gia Hệ thống; tài khoản của các cơ quan, đơn vị tham gia Hệ thống; danh mục ngành, lĩnh vực dùng chung cho các chức năng của Hệ thống.

Trường hp có sự thay đổi về danh sách các cơ quan, đơn vị tham gia Hệ thống, danh mục ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của các Bộ, cơ quan thì Tổ chức Pháp chế của Bộ, cơ quan và Sở Tư pháp các tỉnh, thành phtrực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Tổ chức pháp chế, Sở Tư pháp) cn tổng hợp và thông báo ngay cho Cục Kiểm soát thủ tục hành chính để cập nhật những thay đổi nêu trên vào Hệ thống.

5. Trường hợp Hệ thống có sai sót hoặc sự cố kỹ thuật dẫn tới ngưng hoạt động; xảy ra các trường hợp ảnh hưởng tới an ninh, an toàn thông tin và sự hoạt động ổn định của Hệ thống thì cơ quan, đơn vị, cá nhân phát hiện được cn thông báo ngay cho Cục Kiểm soát thủ tục hành chính để kịp thời xử lý.

Điều 5. Quản lý tài khoản của Hệ thống

Tùy theo chức năng, nhiệm vụ, các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước khi tham gia Hệ thống sẽ được giao quản lý, sử dụng các tài khoản như sau:

1. Bộ, cơ quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được giao quản lý, sử dụng 03 tài khoản, gồm: tài khoản nhập liệu, tài khoản kiểm tra và tài khoản duyệt.

2. Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, cơ quan; các Sở, ban, ngành chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; các phòng, ban chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã được giao quản lý, sử dụng 02 tài khoản, gồm: tài khoản nhập liệu và tài khoản duyệt.

Điều 6. Các nội dung quản lý Hệ thống

1. Quản trị nội dung của Hệ thống, gồm: tạo mới, quản lý các đợt báo cáo về kiểm soát thủ tục hành chính và các đợt chấm điểm, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính; danh sách các cơ quan, đơn vị tham gia Hệ thống; danh mục ngành, lĩnh vực dùng chung cho các chức năng của Hệ thống và tài khoản của các cơ quan, đơn vị tham gia Hệ thống; cấp mới, phân quyền sử dụng cho tài khoản các cơ quan, đơn vị tham gia sử dụng Hệ thống.

2. Tổ chức kết ni, tích hợp với Cơ sdữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính, các cơ sở dữ liệu dùng chung của Bộ Tư pháp, cng thông tin điện tử của các Bộ, cơ quan, Ủy ban nhân dân cp tỉnh.

3. Quản lý cơ sở hạ tầng, đảm bảo an ninh thông tin và an toàn thông tin theo quy định của pháp luật cho hoạt động của Hệ thống; bảo đảm Hệ thống hoạt động ổn định, liên tục 24 (hai mươi tư) giờ trong tất cả các ngày.

4. Đào tạo, tập huấn, hướng dẫn sử dụng Hệ thống cho các cơ quan, đơn vị và cán bộ, công chức có liên quan đến quản lý, sử dụng, khai thác Hệ thng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kim soát thủ tục hành chính.

Điều 7. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong quá trình quản lý, sử dụng, khai thác Hệ thống

1. Trách nhiệm của Tổ chức pháp chế, Sở Tư pháp

a) Tham mưu giúp lãnh đạo Bộ, cơ quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc tổ chức quản lý, sử dụng và khai thác Hệ thống; hướng dẫn sử dụng, khai thác Hệ thống theo chức năng, nhiệm vụ cho các cơ quan, đơn vị có liên quan.

b) Theo dõi, đôn đốc việc nhập dữ liệu để bảo đảm về tính chính xác, thống nhất, kịp thi của dữ liệu được nhập vào Hệ thống theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

2. Trách nhiệm của Cục Kiểm soát thủ tục hành chính, Bộ Tư pháp

a) Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc sử dụng, khai thác Hệ thống.

b) Định kỳ khởi tạo, quản lý các đợt báo cáo về kiểm soát thủ tục hành chính; thực hiện chấm điểm đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính theo hướng dn của Bộ Nội vụ và Bộ Tư pháp.

c) Thực hiện việc tổng hợp, trích xuất và công khai các thông tin về công tác kiểm soát thủ tục hành chính theo quy định.

d) Thực hiện các nội dung quản lý Hệ thống quy định tại Khoản 1, Khoản 4 Điều 6 Quy chế này.

đ) Nghiên cứu, đề xuất phương án nâng cấp để kịp thời đáp ứng nhu cầu mở rộng, phát trin và sự hoạt động n định của Hệ thống.

e) Phối hợp với Cục Công nghệ thông tin, Bộ Tư pháp thực hiện quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 6 Quy chế này.

3. Trách nhiệm của Cục Công nghệ thông tin, Bộ Tư pháp

a) Bố trí đầy đủ hạ tầng kỹ thuật để cài đặt, sử dụng Hệ thống.

b) Thực hiện các nội dung quản lý, sử dụng Hệ thống theo quy định tại các Khoản 2, Khoản 3 Điều 6 Quy chế này.

c) Xây dựng và tổ chức thực hiện các phương án kỹ thuật để bảo đảm an ninh, an toàn thông tin cho Hệ thống.

Chương III

QUY TRÌNH SỬ DỤNG CÁC PHÂN HỆ PHẦN MỀM CỦA HỆ THỐNG

Mục 1: QUY TRÌNH SỬ DỤNG PHÂN HỆ QUẢN LÝ BÁO CÁO VỀ TÌNH HÌNH, KẾT QUẢ THỰC HIỆN KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

Điều 8. Phân hệ Quản lý báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính

1. Phân hệ Quản lý báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính gồm các chức năng hỗ trợ quản lý các đt báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính; các bước nhập dữ liệu vào biu mẫu, đề cương báo cáo và dự thảo văn bản điện tử theo quy định; luân chuyn dữ liệu, văn bản điện tử giữa các cơ quan, đơn vị và tổng hp dữ liệu.

2. Quy trình này được áp dụng cho các cơ quan, đơn vị hành chính sử dụng Hệ thống để thực hiện báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính.

Quy trình được thực hiện theo trình tự từ báo cáo cơ sở đến báo cáo tổng hợp tương ng với cấp hành chính có liên quan theo quy định tại Điều 9 Quy chế này. Trong khi thc hiện quy trình báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính, cán bộ, công chức sử dụng tài khoản có thtrực tiếp đánh giá, nhận xét, ghi yêu cầu vào các biểu mẫu điện tử và gửi trả lại tài khoản đã gửi dữ liệu cho mình để tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện.

3. Đi vi cơ quan được giao quản lý, sử dụng 03 tài khoản theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Quy chế này, việc sử dụng tài khoản duyệt đphê duyệt dữ liệu, văn bản điện tử đồng nghĩa với việc cán bộ, công chức sử dụng tài khoản này đã đại diện cho Bộ, cơ quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chính thức gửi báo cáo cho Bộ Tư pháp theo quy định.

4. Đối với trường hợp phải báo cáo lãnh đạo cơ quan, đơn vị bằng văn bản giấy và lưu văn bản có chữ ký, đóng dấu thì sau khi nhập dữ liệu và dự thảo văn bản điện tử, Hệ thống cho phép trích xuất dự thảo báo cáo dưới các định dạng văn bản khác nhau (word, pdf, xls) và in ra giấy để trình ký. Sau đó, người được giao sử dụng tài khoản duyệt có thể đăng nhập vào Hệ thống, nhấn vào nút “duyệt” để gửi báo cáo cho cơ quan, đơn vị, người có thẩm quyền để tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo.

Điều 9. Trình tự thực hiện

1. Đi với cơ quan, đơn vị quy định tại Khoản 2 Điều 5 Quy chế này:

a) Sử dụng tài khoản nhập liệu để đăng nhập vào Hệ thống, nhập dữ liệu, dự thảo văn bản điện tử báo cáo tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính của quan, đơn vị và gửi đến tài khoản duyệt.

b) Sử dụng tài khoản duyệt để đăng nhập vào Hệ thống, xem xét, duyệt dữ liệu, dự thảo văn bản điện tử báo cáo tình hình, kết quả thực hiện kim soát thủ tục hành chính và gửi cho cơ quan cấp trên hoặc cơ quan, đơn vị liên quan để tng hp theo quy định.

c) Các cơ quan, đơn vị liên quan theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này là Tng cục, Cục (nếu có Chi cục trực thuộc) và các cơ quan, đơn vị tương đương, Ủy ban nhân dân cấp huyện, ngoài việc nhập dữ liệu về tình hình, kết quả thực hiện kim soát thủ tục hành chính của cơ quan, đơn vị còn có nhiệm vụ tổng hp dữ liệu về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính của cơ quan, đơn vị cấp dưới và dự thảo văn bản điện tử báo cáo chung.

2. Đối với Bộ, cơ quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Quy chế này

a) Sử dụng tài khoản nhập liệu để đăng nhập vào Hệ thng, kiểm tra, tổng hp dữ liệu, dự thảo văn bản điện tử báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính của Bộ, cơ quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trên cơ sở dữ liệu báo cáo các cơ quan, đơn vị trực thuộc và gửi đến tài khoản kim tra.

b) Sử dụng tài khoản kiểm tra để đăng nhập vào Hệ thống, kiểm tra tính - chính xác, đầy đủ của dữ liệu, dự thảo văn bản điện tử báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính và tiếp tục gửi đến tài khoản duyệt.

c) Sử dụng tài khoản duyệt để đăng nhập vào Hệ thng, xem xét, duyệt dữ liệu, dự thảo văn bản điện tử báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính trước khi chính thức gửi cho Bộ Tư pháp; thực hiện việc gửi báo cáo điện tử cho Bộ Tư pháp.

3. Đối với Bộ Tư pháp

a) Sử dụng tài khoản nhập liệu để đăng nhập vào Hệ thống, kiểm tra, tổng hợp dữ liệu và dự thảo văn bản điện tử báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính của các Bộ, cơ quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và gửi đến tài khoản kiểm tra.

b) Sử dụng tài khoản kiểm tra để đăng nhập vào Hệ thống, kiểm tra tính chính xác, đầy đủ của dữ liệu, dự thảo văn bản điện t báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính và gửi đến tài khoản duyệt.

c) Sdụng tài khoản duyệt để đăng nhập vào Hệ thống, xem xét, duyệt dữ liệu, dự thảo văn bản điện tử báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính trước khi gửi đến cơ quan, người có thẩm quyền hoặc trích xuất, in văn bản giấy và ký, đóng dấu trước khi gửi đến cơ quan, người có thm quyền.

Mục 2: QUY TRÌNH SỬ DỤNG PHÂN HỆ XÂY DỰNG QUYẾT ĐỊNH CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

Điều 10. Phân hệ Xây dựng quyết định công bố thủ tục hành chính

1. Phân hệ Xây dựng quyết định công bố thủ tục hành chính gm các chức năng: hỗ trợ dự thảo Quyết định công bố thủ tục hành chính và Tờ trình; luân chuyển dữ liệu, văn bản điện tử giữa các cơ quan, đơn vị để thực hiện phối hợp kiểm soát chất lượng, hoàn thiện dự thảo và gửi dữ liệu thủ tục hành chính được công bố đến Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính.

2. Quy trình này được áp dụng cho các Tổ chức pháp chế, Sở Tư pháp và các cơ quan, đơn vị sdụng Hệ thống để thực hiện nhiệm vụ chủ trì dự thảo Quyết định công bố thủ tục hành chính, gồm: Vụ, Cục, Tổng cục và các đơn vị tương đương thuộc Bộ, cơ quan; Sở, ban, ngành, cơ quan chuyên môn và các đơn vị tương đương thuộc Ủy ban nhân dân cp tỉnh.

3. Trong quá trình xây dựng Quyết định công bố thủ tục hành chính, Hệ thống cho phép kết nối, trích xuất dữ liệu thủ tục hành chính từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính; đồng thời, cho phép trích xuất dự thảo Quyết định công bố thủ tục hành chính dưới các định dạng văn bản khác nhau (word, pdf, xls) và in ra giy để trình ký.

Điều 11. Trình tự thực hiện

1. Cơ quan, đơn vị chủ trì xây dựng Quyết định công bố thủ tục hành chính

a) Sử dụng tài khoản nhập liệu đăng nhập vào Hệ thống, dự thảo Quyết định công bố thủ tục hành chính, Tờ trình và gửi đến tài khoản duyệt.

b) Sử dụng tài khoản duyệt đăng nhập vào Hệ thống để xem xét, duyệt dự thảo Quyết định công bố thủ tục hành chính, Tờ trình và gửi cho Tổ chức pháp chế, Sở Tư pháp để phối hợp thực hiện quy trình kiểm soát chất lượng đi với các dự thảo.

2. Tổ chức pháp chế, Sở Tư pháp

a) Sử dụng tài khoản nhập liệu đăng nhập Hệ thống để thực hiện kiểm soát chất lượng đối với dự thảo Quyết định công bố thủ tục hành chính và Tờ trình; dự thảo văn bản điện tử tham gia ý kiến và gửi đến tài khoản duyệt.

b) Sử dụng tài khoản duyệt đăng nhập vào Hệ thống để xem xét, duyệt nội dung dự thảo văn bản điện tử tham gia ý kiến và gửi cơ quan, đơn vị chủ trì xây dựng Quyết định công bố thủ tục hành chính.

3. Cơ quan, đơn vị chủ trì xây dựng Quyết định công bố thủ tục hành chính

a) Sử dụng tài khoản nhập liệu đăng nhập vào Hệ thống để nghiên cứu ý kiến tham gia của Tổ chức pháp chế, Sở Tư pháp (nếu có), tiếp thu, hoàn chỉnh dự thảo và gi đến tài khoản duyệt.

b) Sử dụng tài khoản duyệt đăng nhập vào Hệ thống để xem xét các dự thảo; trích xuất, in văn bản giấy, trình người có thẩm quyền ký, ban hành.

c) Tiếp tục sử dụng tài khoản duyệt đăng nhập vào Hệ thống để gửi cho Tổ chức pháp chế, Sở Tư pháp văn bản điện tử Quyết định công bố thủ tục hành chính sau khi văn bản giấy Quyết định công bố thủ tục hành chính đã được người có thẩm quyền ký, ban hành.

4. Tchức pháp chế, Sở Tư pháp

a) Sử dụng tài khoản nhập liệu đăng nhập Hệ thống để đối chiếu, bảo đảm tính chính xác của văn bản điện tử Quyết định công bố thủ tục hành chính nhận được so với bản chính của Quyết định công bố do lãnh đạo Bộ, cơ quan, lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ký, ban hành và gửi đến tài khoản duyệt.

b) Sử dụng tài khoản duyệt đăng nhập vào Hệ thống để xem xét, gửi dữ liệu được trích xuất tự động từ văn bản điện tử Quyết định công bố thủ tục hành chính đến Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính.

c) Sử dụng tài khoản của Bộ, cơ quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tại Cơ sdữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính để đăng nhập vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính và thực hiện tiếp các bước công khai thủ tục hành chính theo quy định tại Thông tư số 19/2014/TT-BTP ngày 15 tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định về nhập, đăng tải, khai thác dữ liệu thủ tục hành chính trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính và quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính.

Mục 3: QUY TRÌNH SỬ DỤNG PHÂN HỆ TIẾP NHẬN, LƯU TRỮ PHẢN ÁNH, KIẾN NGHỊ VỀ QUY ĐỊNH HÀNH CHÍNH

Điều 12. Phân hệ Tiếp nhận, lưu trữ phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính

1. Phân hệ Tiếp nhận, lưu trữ phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính gồm các chức năng hỗ trợ việc tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính trên internet; lưu trữ, tổng hợp, phân loại các thông tin về việc tiếp nhận và tình hình xử lý phản ánh, kiến nghị thuộc thẩm quyền giải quyết.

2. Quy trình sử dụng phân hệ Tiếp nhận, lưu trữ phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính được áp dụng cho các Tổ chức pháp chế, Sở Tư pháp và Cục Kiểm soát thủ tục hành chính.

Điều 13. Trình tự thực hiện

1. Đối với Bộ, cơ quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

a) Tổ chức pháp chế, Sở Tư pháp sử dụng tài khoản nhập liệu đăng nhập Hệ thống, nhập dữ liệu về phản ánh, kiến nghị do Bộ, cơ quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã tiếp nhận; sau đó, gửi phản ánh, kiến nghị cho cơ quan, đơn vị chủ trì xử lý phản ánh, kiến nghị theo chức năng, nhiệm vụ, đồng thời, thực hiện lưu dữ liệu vào Hệ thng.

b) Cơ quan, đơn vị chủ trì xử lý phản ánh, kiến nghị sử dụng tài khoản nhập liệu đăng nhập Hệ thống để tiếp nhận, xử lý theo quy định và cập nhật kịp thời tình hình, kết quả xử lý phản ánh, kiến nghị để lưu vào Hệ thống.

2. Đối với Cục Kiểm soát thủ tục hành chính

Ngoài việc thực hiện quy trình nêu tại Khoản 1 Điều này, đối với các phản ánh, kiến nghị thuộc trách nhiệm xử lý của Cục Kiểm soát thủ tục hành chính, Hệ thống có tính năng hỗ trợ Cục Kiểm soát thủ tục hành chính thực hiện quy trình nội bộ theo quy định tại Quy chế tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính tại Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định số 1066/QĐ-BTP ngày 14 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

Chương IV

KHAI THÁC HỆ THỐNG

Điều 14. Quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan, đơn vị hành chính

1. Sử dụng các phân hệ phần mềm và tiện ích htrợ của Hệ thống trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được giao về kiểm soát thủ tục hành chính.

2. Tiếp cận các thông tin tổng hợp, dữ liệu lưu trữ trên Hệ thống phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao và phân quyền của tài khoản đăng nhập Hệ thống.

3. Được hỗ trợ cài đặt phần mềm Tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính trên Trang tin điện tử của cơ quan, đơn vị.

4. Tham gia đóng góp ý kiến cho Bộ Tư pháp để cải tiến cách thức quản lý Hệ thống và hoàn thiện các phân hệ phần mềm, các tiện ích hỗ trợ của Hệ thống.

Điều 15. Quyền của cá nhân, tổ chức

1. Khai thác các thông tin được trích xuất từ Hệ thống, được công khai theo quy định.

2. Sử dụng một stiện ích hỗ trợ của Hệ thống mà không cần tài khoản đăng nhập Hệ thống, gồm:

a) Đánh giá tác động và tính toán chi phí tuân thủ;

b) Gửi phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính;

c) Xem, tải về Quyết định công bố thủ tục hành chính của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

d) Theo dõi Bảng xếp hạng, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính của các Bộ, ngành, địa phương.

3. Tham gia đóng góp ý kiến cho Bộ Tư pháp để cải tiến cách thức quản lý Hệ thống và hoàn thiện các tiện ích hỗ trợ của Hệ thống.

Chương V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 16. Tổ chức thực hiện

1. Tổ chức pháp chế, Sở Tư pháp tham mưu, hướng dẫn, theo dõi và đôn đốc việc thực hiện Quy chế này trong phạm vi Bộ, cơ quan, địa phương.

2. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp tổ chức hướng dẫn và theo dõi, đôn đc việc thực hiện Quy chế này trong phạm vi đơn vị.

3. Cục Kiểm soát thủ tục hành chính chủ trì, phối hợp với Cục Công nghệ thông tin theo dõi, đôn đốc các đơn vị sử dụng Hệ thống theo Quy chế này; hàng năm kiểm tra, tổng kết, đánh giá về kết quả triển khai Quy chế và những vấn đề vưng mắc phát sinh, cần điều chỉnh Hệ thống (nếu có), trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định việc sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế và các quy định của pháp luật./.

Điều 4. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ kỹ thuật hiện đại để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số.

2..Thông tin số là thông tin được tạo lập bằng phương pháp dùng tín hiệu số.

3..Môi trường mạng là môi trường trong đó thông tin được cung cấp, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông qua cơ sở hạ tầng thông tin.

4.. Cơ sở hạ tầng thông tin là hệ thống trang thiết bị phục vụ cho việc sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số, bao gồm mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính và cơ sở dữ liệu.

5.Ứng dụng công nghệ thông tin là việc sử dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội, đối ngoại, quốc phòng, an ninh và các hoạt động khác nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của các hoạt động này.

6. Phát triển công nghệ thông tin là hoạt động nghiên cứu - phát triển liên quan đến quá trình sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số; phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin; phát triển công nghiệp công nghệ thông tin và phát triển dịch vụ công nghệ thông tin.

7. Khoảng cách số là sự chênh lệch về điều kiện, khả năng sử dụng máy tính và cơ sở hạ tầng thông tin để truy nhập các nguồn thông tin, tri thức.

8. Đầu tư mạo hiểm trong lĩnh vực công nghệ thông tin là đầu tư cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đó có triển vọng đem lại lợi nhuận lớn nhưng có rủi ro cao.

9. Công nghiệp công nghệ thông tin là ngành kinh tế - kỹ thuật công nghệ cao sản xuất và cung cấp sản phẩm công nghệ thông tin, bao gồm sản phẩm phần cứng, phần mềm và nội dung thông tin số.

10.Phần cứng là sản phẩm thiết bị số hoàn chỉnh; cụm linh kiện; linh kiện; bộ phận của thiết bị số, cụm linh kiện, linh kiện.

11. Thiết bị số là thiết bị điện tử, máy tính, viễn thông, truyền dẫn, thu phát sóng vô tuyến điện và thiết bị tích hợp khác được sử dụng để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số.

12. Phần mềm là chương trình máy tính đ­ược mô tả bằng hệ thống ký hiệu, mã hoặc ngôn ngữ để điều khiển thiết bị số thực hiện chức năng nhất định.

13. Mã nguồn là sản phẩm trước biên dịch của một phần mềm, chưa có khả năng điều khiển thiết bị số.

14.Mã máy là sản phẩm sau biên dịch của một phần mềm, có khả năng điều khiển thiết bị số.

15. Thư rác là thư điện tử, tin nhắn được gửi đến người nhận mà người nhận đó không mong muốn hoặc không có trách nhiệm phải tiếp nhận theo quy định của pháp luật.

16. Vi rút máy tính là chương trình máy tính có khả năng lây lan, gây ra hoạt động không bình thường cho thiết bị số hoặc sao chép, sửa đổi, xóa bỏ thông tin lưu trữ trong thiết bị số.

17. Trang thông tin điện tử (Website) là trang thông tin hoặc một tập hợp trang thông tin trên môi trường mạng phục vụ cho việc cung cấp, trao đổi thông tin.

18. Số hóa là việc biến đổi các loại hình thông tin sang thông tin số.

Xem nội dung VB
Điều 4. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chứng thư điện tử là thông điệp dữ liệu do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử phát hành nhằm xác nhận cơ quan, tổ chức, cá nhân được chứng thực là người ký chữ ký điện tử.

2. Chứng thực chữ ký điện tử là việc xác nhận cơ quan, tổ chức, cá nhân được chứng thực là người ký chữ ký điện tử.

3. Chương trình ký điện tử là chương trình máy tính được thiết lập để hoạt động độc lập hoặc thông qua thiết bị, hệ thống thông tin, chương trình máy tính khác nhằm tạo ra một chữ ký điện tử đặc trưng cho người ký thông điệp dữ liệu.

4. Cơ sở dữ liệu là tập hợp các dữ liệu được sắp xếp, tổ chức để truy cập, khai thác, quản lý và cập nhật thông qua phương tiện điện tử.

5. Dữ liệu là thông tin dưới dạng ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự.

6. Giao dịch điện tử là giao dịch được thực hiện bằng phương tiện điện tử.

7. Giao dịch điện tử tự động là giao dịch điện tử được thực hiện tự động từng phần hoặc toàn bộ thông qua hệ thống thông tin đã được thiết lập sẵn.

8. Hệ thống thông tin là hệ thống được tạo lập để gửi, nhận, lưu trữ, hiển thị hoặc thực hiện các xử lý khác đối với thông điệp dữ liệu.

9. Người trung gian là cơ quan, tổ chức, cá nhân đại diện cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khác thực hiện việc gửi, nhận hoặc lưu trữ một thông điệp dữ liệu hoặc cung cấp các dịch vụ khác liên quan đến thông điệp dữ liệu đó.

10. Phương tiện điện tử là phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện từ hoặc công nghệ tương tự.

11. Quy trình kiểm tra an toàn là quy trình được sử dụng để kiểm chứng nguồn gốc của thông điệp dữ liệu, chữ ký điện tử, phát hiện các thay đổi hoặc lỗi xuất hiện trong nội dung của một thông điệp dữ liệu trong quá trình truyền, nhận và lưu trữ.

12. Thông điệp dữ liệu là thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử.

13. Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử là tổ chức thực hiện hoạt động chứng thực chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật.

14. Tổ chức cung cấp dịch vụ mạng là tổ chức cung cấp hạ tầng đường truyền và các dịch vụ khác có liên quan để thực hiện giao dịch điện tử. Tổ chức cung cấp dịch vụ mạng bao gồm tổ chức cung cấp dịch vụ kết nối Internet, tổ chức cung cấp dịch vụ Internet và tổ chức cung cấp dịch vụ truy cập mạng.

15. Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI – electronic data interchange) là sự chuyển thông tin từ máy tính này sang máy tính khác bằng phương tiện điện tử theo một tiêu chuẩn đã được thỏa thuận về cấu trúc thông tin.

Xem nội dung VB
Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Ứng dụng công nghệ thông tin hoạt động của cơ quan nhà nước: là việc sử dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động của cơ quan nhà nước nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả trong hoạt động nội bộ của cơ quan nhà nước và giữa các cơ quan nhà nước, trong giao dịch của cơ quan nhà nước với tổ chức và các nhân, hỗ trợ đẩy mạnh cải cách hành chính vào bảo đảm công khai, minh bạch.

2. An toàn thông tin: bao gồm các hoạt động quản lý, nghiệp vụ và kỹ thuật đối với hệ thống thông tin nhằm bảo vệ, khôi phục các hệ thống, các dịch vụ và nội dung thông tin đối với nguy cơ tự nhiên hoặc do con người gây ra. Việc bảo vệ thông tin, tài sản và con người trong hệ thống thông tin nhằm bảo đảm cho các hệ thống thực hiện đúng chức năng, phục vụ đúng đối tượng một cách sẵn sàng, chính xác và tin cậy. An toàn, thông tin bao hàm các nội dung bảo vệ và bảo mật thông tin, an toàn dữ liệu, an toàn máy tính và an toàn mạng.

3. Dữ liệu đặc tả (Metadata): là những thông tin mô tả các đặc tính của dữ liệu như nội dung, định dạng, chất lượng, điều kiện và các đặc tính khác nhằm tạo thuận lợi cho quá trình tìm kiếm, truy nhập, quản lý và lưu trữ dữ liệu.

4. Giải pháp, sản phẩm (phần cứng, phần mềm, thông tin số) dùng chung : là giải pháp, sản phẩm được tạo ra để có thể ứng dụng trong nhiều cơ quan nhà nước khác nhau. Giải pháp, sản phẩm chỉ được coi là dùng chung khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.

5. Thông tin cá nhân: là thông tin đủ để xác định chính xác danh tính một cá nhân, bao gồm ít nhất nội dung trong những thông tin sau đây: họ tên, ngày sinh, nghề nghiệp, chức danh, địa chỉ liên hệ, địa chỉ thư điện tử, số điện thoại, số chứng minh nhân dân, số hộ chiếu. Những thông tin thuộc bí mật cá nhân gồm có hồ sơ y tế, hồ sơ nộp thuế, số thẻ bảo hiểm xã hội, số thẻ tín dụng và những bí mật cá nhân khác.

6. Dịch vụ hành chính công: là những dịch vụ liên quan đến hoạt động thực thi pháp luật, không nhằm mục tiêu lợi nhuận, do cơ quan nhà nước (hoặc tổ chức, doanh nghiệp được ủy quyền) có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân dưới hình thức các loại giấy tờ có giá trị pháp lý trong các lĩnh vực mà cơ quan nhà nước đó quản lý.

7. Hạ tầng kỹ thuật: là tập hợp thiết bị tính toán (máy chủ, máy trạm), thiết bị ngoại vi, thiết bị kết nối mạng, thiết bị phụ trợ, mạng nội bộ, mạng diện rộng.

8. Văn bản điện tử: là văn bản được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu.

9. Gói thầu EPC: là gói thầu bao gồm toàn bộ các công việc thiết kế, cung cấp thiết bị, vật tư và xây lắp.

Xem nội dung VB