Quyết định 1636/QĐ-TTg năm 2015 về phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
Số hiệu: 1636/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 22/09/2015 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: 29/09/2015 Số công báo: Từ số 1017 đến số 1018
Lĩnh vực: Thương mại, đầu tư, chứng khoán, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1636/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 22 tháng 09 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH LÀO CAI ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (sau đây gọi tắt là điều chỉnh Quy hoạch) với các nội dung chủ yếu sau:

I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

1. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung du và Miền núi phía Bắc; thống nhất với quy hoạch các ngành, lĩnh vực của cả nước.

2. Đẩy mạnh cải cách, tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình phát triển; coi trọng chất lượng tăng trưởng nhằm phục hồi và duy trì tăng trưởng kinh tế ở mức cao; đảm bảo tiến bộ công bằng xã hội, giảm bớt khoảng cách chênh lệch về mức sống, giàu nghèo, khó khăn giữa các tầng lớp dân cư và các vùng trong tỉnh.

3. Phát huy tiềm năng, lợi thế so sánh của tỉnh để phát triển; sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn lực của tỉnh, nhất là nguồn tài nguyên thiên nhiên. Phát huy nội lực đồng thời tăng cường thu hút mọi nguồn lực từ bên ngoài để phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế.

Tập trung ưu tiên đầu tư phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn, vùng kinh tế động lực gắn với xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân các dân tộc vùng cao biên giới, vùng khó khăn của tỉnh.

4. Phát triển kinh tế xã hội theo hướng tiếp tục đẩy mạnh hội nhập và hợp tác kinh tế quốc tế, đặc biệt là với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) và các nước trong khu vực ASEAN. Hợp tác, liên kết chặt chẽ với các tỉnh, thành phố trong cả nước, gắn với sự phát triển của vùng Trung du và Miền núi phía Bắc và quá trình đổi mới của đất nước để phát triển kinh tế có chất lượng cao.

5. Phát triển kinh tế gắn với bảo tồn văn hóa truyền thống các cộng đồng dân tộc; bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái; không làm tổn hại và suy thoái cảnh quan thiên nhiên. Kết hp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với củng cố an ninh quốc phòng, xây dựng hệ thống chính trị, nn hành chính vững mạnh.

II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2020

Điều chỉnh mục tiêu phát triển đến năm 2020 như sau;

1. Mục tiêu tổng quát

Xây dựng Lào Cai trở thành trung tâm kinh tế của vùng và cả nước về công nghiệp khai thác và chế biến sâu các loại khoáng sản, xuất nhập khẩu hàng hóa trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, dịch vụ cửa khẩu, du lịch, bước đầu phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; là địa bàn quan trọng về hợp tác quốc tế với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc); duy trì và phát huy được nét đẹp của văn hóa đa sắc tộc; bền vững về môi trường tự nhiên; chính trị ổn định, an ninh, trật tự an toàn xã hội và chủ quyền quốc gia được bảo đảm.

Phấn đấu đến năm 2020, Lào Cai trở thành tỉnh phát triển của vùng Tây Bắc. Đến năm 2030, Lào Cai trở thành tỉnh phát triển của cả nước.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Về kinh tế:

- Phấn đấu tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm bình quân giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 10,5 - 11,5%/năm, trong đó ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 6,0 - 6,5%/năm, ngành công nghiệp và xây dựng tăng 12 - 12,5%/năm, ngành dịch vụ tăng 11 - 12%/năm. GRDP bình quân đầu người (giá hiện hành) năm 2020 khoảng 75 triệu đồng.

- Cơ cấu kinh tế đến năm 2020: Ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm tỷ trọng 13,0%; ngành công nghiệp - xây dựng chiếm tỷ trọng 44,5%; ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng 42,5%.

b) Về xã hội:

- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên khoảng 1,2%/năm; tỷ lệ dân số thành thị đến năm còn 2020 khoảng 25%. Giảm tỷ lệ nghèo bình quân khoảng 3 - 5%/năm, đến năm 2020 tỷ lệ hộ nghèo thấp hơn so với bình quân của vùng.

- Phấn đấu tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 65% (trong đó đào tạo nghề 55%); tạo việc làm mới bình quân hàng năm cho khoảng 5,5 - 6,0 nghìn người.

- Đẩy mạnh thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới: Đến năm 2020 hoàn thành khoảng 50 xã đạt các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, bằng 34,7% tổng số xã toàn tỉnh.

- Công tác an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

c) Về môi trường:

- Phấn đấu tỷ lệ che phủ của rừng đạt 56%.

- Cơ bản dân cư thành thị được sử dụng nước sạch; trên 95% dân số nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh, phấn đấu 100% các khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung; chất thải rắn được thu gom và xử lý.

III. TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

1. Mục tiêu chung

- Đến năm 2030, Lào Cai là tỉnh kinh tế dịch vụ - công nghiệp hiện đại, sản xuất nông nghiệp hàng hóa ứng dụng công nghệ cao, là một trung tâm du lịch lớn của Việt Nam và Đông Nam Á. Phát triển bền vững các lĩnh vực từ dịch vụ đến sản xuất, khai thác khoáng sản cũng như phát triển đô thị; các dịch vụ xã hội được cung cấp hiệu quả trong mọi lĩnh vực như y tế, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, đào tạo, văn hóa, thể thao. Thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các khu vực dân cư, các điều kiện trật tự, an toàn xã hội và an sinh xã hội được đảm bảo tốt; an ninh được giữ vững.

- Về môi trường: Ngăn chặn, đẩy lùi xu hướng gia tăng ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên và suy giảm đa dạng sinh học; cải thiện chất lượng môi trường sống; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; hình thành các điều kiện cơ bản cho nền kinh tế xanh, ít chất thải, các-bon thấp vì sự thịnh vượng và phát triển bền vững. Đến năm 2030, cơ bản các chất thải đều được xử lý.

- Một số chỉ tiêu chủ yếu: Phấn đấu tăng trưởng GRDP bình quân đạt khoảng 9 - 10%/năm. Đến năm 2030, GRDP bình quân đầu người đạt khoảng 6.500 - 7.000 USD; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm còn dưới 1%/năm; cơ bản lao động được đào tạo (trong đó đào tạo nghề đạt trên 80%); hàng năm tạo việc làm mới trên 6.000 người; 100% dân số trong tỉnh được dễ dàng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản ở chất lượng cao.

2. Định hướng phát triển

- Các ngành dịch vụ sẽ đóng góp trên 50% vào tng GRDP với động lực chính là du lịch, chuyển dịch dần sang các phân khúc khách hàng cao cấp với những dịch vụ phụ trợ như bán buôn, bán lẻ, dịch vụ tài chính và giáo dục.

- Công nghiệp chế biến, chế tạo phát triển theo hướng chế biến sâu hình thành những cụm (cluster) công nghiệp với giá trị gia tăng cao, phát triển sạch và công nghệ cao.

- Khai thác khoáng sản phát triển theo hướng sạch và bền vững hơn.

3. Đô thị hóa và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng

a) Đô thị hóa:

- Đối với khu vực nông thôn: Áp dụng các mô hình nông thôn mới theo hướng bảo đảm phát triển bền vững có hệ thống hạ tầng giao thông thuận tiện và hạ tầng thông tin phát triển; thu hẹp dần khoảng cách về mức sống theo các tiêu chí về thu nhập, giáo dục và y tế chăm sóc sức khỏe giữa đô thị và nông thôn.

- Đối với khu vực đô thị: Cơ bản hình thành và ổn định mạng lưới đô thị. Hệ thống các đô thị ở Lào Cai được phát triển theo hướng kết hợp giữa hiện đại và thân thiện môi trường, tôn trọng bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống về kiến trúc. Khu vực ngoài các đô thị có kết cấu hạ tầng phát triển, đảm bảo văn minh đô thị với sự phát triển các dịch vụ xã hội cơ bản ở trình độ cao, chất lượng cao.

b) Phát triển kết cấu hạ tầng:

- Cơ bản hoàn thành kết cấu hạ tầng đồng bộ và hiện đại trên toàn tỉnh, đảm bảo kết nối thuận tiện giữa các trung tâm phát triển của tỉnh và các vùng, lãnh thổ các điểm dân cư trong tỉnh, đảm bảo kết nối dễ dàng với các vùng miền trong cả nước (đặc biệt là các tỉnh biên giới Đông Bắc và Tây Bắc) và quốc tế. Hệ thống hạ tầng thông tin bảo đảm phủ sóng trên toàn lãnh thổ và tiếp cận tới các vùng, miền, quốc tế với chất lượng dịch vụ cao và ổn định. Đẩy mạnh phát triển, ứng dụng công nghệ thông tin truyền thông, khoa học công nghệ hiện đại phục vụ xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiệu quả.

- Hạ tng đô thị lớn trong tỉnh được đầu tư với các công trình hiện đại; hệ thống cấp nước đảm bảo nhu cầu tiêu dùng ở tiêu chuẩn cao theo tiêu chuẩn quốc tế, cấp điện đủ với chất lượng cao ổn định và hiệu quả.

IV. ĐIỀU CHỈNH ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH, LĨNH VỰC

1. Phát triển nông, lâm nghiệp và thủy sản

- Hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao như Khu nông nghiệp công nghệ cao tại Sa Pa, Bắc Hà với quy mô trên 500 ha, Trung tâm sản xuất giống (lúa, khoai tây, rau, hoa, cây ăn quả ôn đới, dược liệu...) và các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao cung cấp cho cả nước; gắn sản xuất nông nghiệp với các ngành công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ, hướng tới phát triển sản xuất hàng hóa theo các chuỗi sản xuất, cung ứng và tiêu thụ sản phẩm.

- Phát triển và bảo vệ tốt rừng phòng hộ đầu nguồn, đặc biệt là Vườn quốc gia Hoàng Liên. Bảo tồn và phát triển các loài cây lâm sản ngoài gỗ có khả năng phát triển thành vùng hàng hóa. Coi việc bảo vệ, phát triển vốn rừng là hoạt động kinh tế mang lại giá trị cao, đảm bảo ổn định thu nhập cho người lao động, nâng cao mức sống và trách nhiệm trong việc bảo vệ và phát triển vốn rừng. Sắp xếp dân cư nội địa, dân cư biên giới đảm bảo thích ứng với biến đổi khí hậu, phát triển kinh tế và giữ vững biên giới.

- Phát triển và đa dạng sản phẩm hàng hóa một số loại thủy sản khác có giá trị kinh tế và có sức tiêu thụ cao trên thị trường như nuôi cá nước ngọt phù hợp với điều kiện khí hậu của tỉnh.

- Phát triển kinh tế nông nghiệp, kinh tế nông thôn gắn với Chương trình xây dựng nông thôn mới. Phấn đấu đến năm 2020, giá trị sản xuất trên 1 ha đất canh tác đạt trên 75 triệu đồng.

2. Phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

- Phát triển công nghiệp tập trung theo hướng hình thành các cụm liên kết công nghiệp; nghiên cứu thành lập khu công nghiệp phía Tây thành phố Lào Cai với diện tích khoảng 500 ha; tập trung đầu tư hạ tầng kỹ thuật các khu, cụm công nghiệp hiện có.

- Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp chế biến sâu sử dụng nguyên liệu là tài nguyên khoáng sản, tập trung vào các ngành khai thác, chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, thủy điện, phân bón, hóa chất. Tiếp tục duy trì năng lực khai thác và chế biến các mỏ đang hoạt động.

- Chú trọng phát triển ngành công nghiệp chế biến: Hoàn thành đầu tư xây dựng Nhà máy bột giy Bảo Yên với công suất 10.000 tn sản phẩm/năm; Nhà máy sản xuất giấy đxuất khẩu tại xã Bản Vược - huyện Bát Xát, công suất 3.000 tấn sản phẩm/năm; Nhà máy chế biến gỗ đồ mộc dân dụng kết hợp ván ghép thanh, ván dăm MDF tại thị trấn Phong Hải - Bảo Thng công suất 30.000 m3 sản phẩm/năm; Nhà máy chế biến gỗ đồ mộc dân dụng và xuất khẩu tại thành phố Lào Cai với công suất 10.000 m3 sản phẩm/năm. Tăng cường đầu tư nâng cấp, đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm chế biến đáp ứng yêu cầu xuất khẩu: Nhà máy chế biến chè tại Công ty chè Phong Hải và Công ty chè Thanh Bình...; nhà máy bia, chế biến thức ăn gia súc, chế biến dược liệu...

- Phát triển nghề và làng nghề tiểu, thủ công nghiệp như nghề dệt may và thêu thổ cẩm tại các huyện Văn Bàn, Sa Pa, Si Ma Cai và Bắc Hà; nghề sản xuất mây tre đan tại các huyện: Sa Pa, Bảo Yên, Văn Bàn; mở rộng sản xuất và đầu tư mới các cơ sở chế biến rượu đặc sản như: Sin San, Nậm Pung, Thanh Kim, Cốc Ngù, Làng Mới...

3. Phát triển dịch vụ, du lịch

- Tập trung phát triển khu kinh tế cửa khẩu và hệ thống cửa khẩu biên giới, trọng tâm là Khu thương mại - công nghiệp Kim Thành, Bản Vược; nghiên cứu hình thành khu hợp tác kinh tế qua biên giới để thực hiện tốt vai trò “cầu nối” giữa Việt Nam và các nước ASEAN với thị trường Tây Nam Trung Quốc về phía Bát Xát. Mở rộng Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai. Tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật và các dịch vụ trong Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai, tập trung nâng cao chất lượng các dịch vụ cửa khẩu.

- Tiếp tục phát triển các dịch vụ vận tải, ngân hàng, tài chính, bảo hiểm và bưu chính, viễn thông.

- Tập trung phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn với các sản phẩm du lịch nghỉ mát, văn hóa dân tộc, lễ hội truyền thống, sinh thái...chất lượng cao. Thu hút đầu tư phát triển hạ tầng du lịch tại Sa Pa, thành phố Lào Cai, Bắc Hà. Nghiên cứu bổ sung quy hoạch để đầu tư sân golf tại huyện Bát Xát, huyện Bảo Thắng nhằm thu hút khách du lịch. Ưu tiên hợp tác phát triển du lịch với Vân Nam - Trung Quốc; đẩy mạnh công tác quảng bá, thu hút khách du lịch qua cửa khẩu quốc tế Lào Cai.

4. Phát triển các lĩnh vực xã hội

a) Y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân

- Hoàn thiện hệ thống y tế đồng bộ từ cấp tỉnh, huyện, xã, nâng cao chất lượng phục vụ. Nâng cấp, mở rộng quy mô Bệnh viện đa khoa tỉnh đồng bộ, hiện đại, đảm bảo quy mô bệnh viện hạng II (quy mô 1.000 giường bệnh); thành lập Trung tâm Ung bướu trực thuộc Bệnh viện đa khoa tỉnh. Xây dựng mới Bệnh viện Sản - Nhi, Bệnh viện Y học cổ truyền, Bệnh viện Nội tiết tỉnh, Bệnh viện Lao phổi, Bệnh viện Tâm thần kinh, Bệnh viện Điều dưỡng - Phục hồi chức năng cơ sở 2 tại Sa Pa và Bệnh viện Điều dưỡng - Phục hồi chức năng cơ sở 3 tại Bắc Hà, Bệnh viện đa khoa Mường Khương, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm; nâng cấp các bệnh viện đa khoa huyện, đa khoa khu vực để đáp ứng quy mô của bệnh viện hạng III; đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các bệnh viện chuyên khoa sản - nhi, nội tiết, y học cổ truyền.

- Khuyến khích và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế và tư nhân phát triển bệnh viện đa khoa, chuyên khoa, các phòng khám.

b) Giáo dục và đào tạo:

- Tiếp tục thực hiện và hoàn thành Chương trình kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ giáo viên trước năm 2017; triển khai mô hình trường học dân tộc bán trú liên thông để huy động, duy trì tỷ lệ học sinh đi học.

- Phát triển đa dạng các loại hình trường lp và các loại hình đào tạo. Huy động mọi nguồn vốn để mở rộng phát triển giáo dục - đào tạo đáp ứng nhu cầu học tập; đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường học đạt chun quốc gia giai đoạn II.

- Xây dựng mạng lưới các cơ sở đào tạo nhân lực theo hướng hiện đại. Trước mắt thành lập Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại Lào Cai, tiến tới thành lập trường Đại học Phan Xi Păng (Đại học Lào Cai) trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại một số cơ sở đào tạo, nghiên cứu trên địa bàn. Thực hiện kết hợp giữa giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học công nghệ hướng vào phát triển các ngành nông nghiệp công nghệ cao nhằm khai thác các cơ sở nghiên cứu và nguồn nhân lực, hình thành mô hình mới trong kết hợp đào tạo, nghiên cứu khoa học và hoạt động sản xuất kinh doanh; áp dụng một số cơ chế ưu đãi đối với lực lượng cán bộ, giảng viên tại trường đại học nhằm đảm bảo phát triển có hiệu quả trường đại học.

c) Văn hóa, thể thao

- Đầu tư nâng cấp các thiết chế văn hóa tại trung tâm tỉnh và các huyện, thành phố như: Bảo tàng, nhà văn hóa trung tâm, sân vận động... đầu tư xây dựng Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia tại Sa Pa.

- Tăng cường tổ chức tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa cơ sở, tăng cường vận động, tuyên truyn, hướng dẫn xây dựng các đội văn nghệ mang bản sắc dân tộc và tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ giàu bản sắc dân tộc tại cơ sở. Xây dựng Lào Cai trở thành trung tâm đào tạo vận đng viên chất lượng cao quốc gia.

d) Bảo vệ môi trường:

Đẩy mạnh chuyển đổi các hoạt động kinh tế theo hướng trở nên “sạch hơn” và giảm nhẹ các tác động đến môi trường. Chuyn dịch và tăng tc độ phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp “xanh”, đặc biệt là các ngành du lịch, dịch vụ; giảm thiểu mức độ hủy hoại môi trường do các hoạt động của các ngành sử dụng nhiều năng lượng và có tác động lớn tới môi trường như công nghiệp khai thác khoáng sản.

5. Phát triển kết cấu hạ tầng

a) Giao thông:

- Phối hợp với các cơ quan Trung ương để triển khai các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt trên địa bàn.

- Đường bộ: Xây dựng đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai giai đoạn 2. Nghiên cứu xây dựng cầu đường bộ qua sông Hồng nối hai nước Việt Nam - Trung Quốc; nâng cấp toàn tuyến quốc lộ 70, quốc lộ 4D, quốc lộ 4E và toàn tuyến quốc lộ 4, quốc lộ 279. Đầu tư hệ thống đường tỉnh lộ, phát triển giao thông đường bộ đô thị và nông thôn (các tuyến đường liên xã, đầu tư nâng cấp đường liên thôn tới tất cả các thôn bản); xây dựng các cầu qua sông Hồng: Bản Vược - Bát Xát, Bắc Cường - Phố Mới, Phố Lu 2.

- Đường sắt: Cải tạo, nâng cấp tuyến đường sắt Yên Viên - Lào Cai; nghiên cứu xây dựng mới tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng theo tiêu chuẩn đường đôi, khổ 1.435 mm.

- Đường thủy: Cải tạo, nâng cấp luồng tuyến đường thủy đoạn Yên Bái - Lào Cai (dài 166 km) thuộc tuyến đường thủy Hà Nội - Việt Trì - Lào Cai đạt cấp III, luồng 2 làn tàu.

- Hàng không: Đầu tư xây dựng Cảng hàng không Lào Cai trước năm 2020 với cấp sân bay đạt tiêu chuẩn 4C theo quy định của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) có đường băng hạ cánh và cất cánh dài 2.800 m, rộng 30 m.

b) Cấp điện:

Đầu tư hạ tầng lưới điện tới các thôn bản chưa có điện lưới; xây dựng mới các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ với tổng công suất là 454,65 MW.

c) Thủy lợi, cấp nước sạch:

- Đầu tư kiên cố hóa các hồ, đập; công trình cấp nước sinh hoạt vùng cao: Mường Khương, Bắc Hà, Si Ma Cai.

- Đầu tư hệ thống kè sông, suối biên giới bảo đảm an toàn an ninh đường biên và sản xuất, đời sống của nhân dân.

- Mở rộng phạm vi và nâng cao chất lượng dịch vụ cấp nước. Khai thác hợp lý các công trình cấp nước hiện có mở rộng, nâng cấp và đầu tư xây dựng mới các công trình phù hợp với sự phát triển của các đô thị. Phát huy hiệu quả quản lý hệ thống cấp nước hiện nay. Cải thiện tất cả các khâu từ dây chuyền công nghệ, sản xuất kinh doanh, dịch vụ và nhất là khâu quản lý nhằm nâng cao số lượng và chất lượng nước phục vụ các nhu cầu sử dụng, hạn chế thất thoát nước. Bảo vệ nguồn nước và sử dụng hợp lý nguồn nước.

d) Thông tin và truyền thông:

Đảm bảo hạ tầng thông tin, nâng cao an toàn an ninh thông tin cho phát triển Chính phủ điện tử, hạ tng thông tin cho quốc phòng an ninh và phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Phấn đấu, đến năm 2020, 100% cơ quan nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã có mạng LAN và kết nối WAN với mạng thông tin của tỉnh; 100% xã, phường, thị trấn có kết nối internet băng thông rộng và từng bước mở rộng kết nối đến thôn, bản; 100% cơ quan nhà nước được trang bị thiết bị chuyên dụng và các biện pháp nâng cao an toàn an ninh thông tin. 100% xã, phường, thị trấn có trạm truyền thanh sử dụng tần số theo quy hoạch sử dụng kênh tần số phát thanh FM đến năm 2020.

6. Bảo đảm quốc phòng, an ninh và đối ngoại

- Phát triển kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng an ninh, gn với việc xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc, bảo đảm tỉnh trở thành khu vực phòng thủ vững chắc của Tổ quốc; bảo đảm an ninh chính trị, giữ vững trật tự xã hội; giữ vững thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân.

- Tăng cường công tác quản lý, hướng dẫn việc thực hiện các hoạt động đối ngoại trên địa bàn tỉnh. Xây dựng và tổ chức thực hiện tốt các chương trình, kế hoạch đối ngoại đảng. Xây dựng và triển khai những biện pháp bảo vệ môi trường xuyên biên giới.

- Thực hiện chính sách về quản lý biên giới đảm bảo ổn định và phát triển. Đầu tư nâng cấp các đồn, trạm biên phòng, đường tuần tra biên giới; sắp xếp dân cư và đầu tư cơ sở hạ tầng 26 xã biên giới; nâng cấp đường Thanh Phú - Suối Thầu (Sa Pa) - Hòa Mạc (Văn Bàn) để nối huyện Sa Pa với khu vực phòng thủ Văn Bàn để phục vụ công tác bảo vệ an ninh, chủ quyền quốc gia.

V. ĐỊNH HƯỚNG TỔ CHỨC KHÔNG GIAN LÃNH THỔ

1. Hệ thống đô thị, nông thôn

- Xây dựng hệ thống đô thị, điểm dân cư nông thôn theo dạng liên kết - hỗ trợ, bảo đảm phân bố đều theo khoảng cách giữa các lưới đường giao thông cấp huyện, cấp tỉnh và cấp quốc gia; phát triển các đô thị dịch vụ, thương mại cửa khẩu trở thành đô thị động lực, đô thị hạt nhân, trên cơ sở đó gắn kết, hỗ trợ và thúc đẩy phát triển các đô thị khác, nhất là các trung tâm xã hoặc trung tâm cụm xã trong vùng.

- Xây dựng phát triển các đô thị và cụm đô thị có chức năng tổng hợp là điểm địa đầu quan trọng của quốc gia gắn kết trực tiếp với các vị trí giao thoa giữa hành lang kinh tế, kỹ thuật, đô thị hướng về Hà Nội và các vành đai biên giới liên kết Đông - Tây trong mối quan hệ Quốc gia và Quốc tế đi qua cửa khẩu vùng biên giới Việt - Trung.

- Xây dựng các khu kinh tế - quốc phòng gắn kết với xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật và xã hội tại tuyến vành đai quốc lộ 279. Hình thành hệ thống đô thị trên tuyến này làm cầu nối giữa các đô thị vùng miền núi và các đô thị thuộc vùng trung du.

- Mở rộng nâng cấp và hoàn chỉnh hệ thống các thị trấn, trung tâm cụm xã và trung tâm các xã, tạo hạt nhân phát triển các khu vực dân cư nông thôn hoặc liên kết hỗ trợ cho các khu vực nông thôn phát triển.

2. Phân vùng kinh tế

- Vùng công nghiệp: Hình thành và phát triển các vùng, tuyến trục công nghiệp dọc đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, quốc lộ 70; phát triển một số cụm công nghiệp tại các thị trấn, thị tứ.

- Vùng nông nghiệp: Hình thành những vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp công nghệ cao, các vùng sản xuất rau hoa quả ôn đới tại Sa Pa, Bảo Thắng, Bát Xát, Bắc Hà và thành phố Lào Cai. Phát triển các vùng trồng hoa hiện có tại thành phố Lào Cai, Sa Pa, Bảo Thắng; hình thành vùng phát triển cây dược liệu tại huyện Sa Pa.

- Vùng lâm nghiệp: Bảo tồn và phát triển rừng khu vực Vườn quốc gia Hoàng Liên, khu vực Văn Bàn, khu vực Bảo Thắng, Bát Xát, Bắc Hà.

- Vùng du lịch gắn với bảo tồn và phát huy các tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên rừng gồm:

+ Vùng rừng bảo vệ thiên nhiên cảnh quan: Vườn quốc gia Hoàng Liên, Bắc Hà;

+ Vùng danh thắng: Quần thể hang động Mường Vi, hang Tả Phìn, thác Bạc, công viên đá (Sa Pa), thác Hàm Rồng (Si Ma Cai), động Thiên Long (Bắc Hà), thác Đầu Nhuần (Bảo Thắng);

+ Vùng nghỉ dưỡng: Sa Pa, Bắc Hà, khu du lịch nước khoáng Cam Đường, Y Tý;

+ Vùng di tích lịch sử văn hóa: Căn cứ cách mạng Cam Đường, đền Bảo Hà, thành cổ Nghị Lang.

VI. DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ

(Có Phụ lục chi tiết kèm theo)

VII. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH

1. Giải pháp thu hút vốn đầu tư

- Xác định các nhà đầu tư ưu tiên cho các ngành chủ đạo, dự án mục tiêu và tìm hiểu nhu cầu của nhà đầu tư, cập nhật danh sách các dự án ưu tiên đi kèm với những hướng dẫn về yêu cầu đầu tư.

- Cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác cho các nhà đầu tư tiềm năng; bảo đảm và cam kết về sự minh bạch của định hướng chính sách dài hạn; có giải pháp giải quyết những vướng mắc lớn đang gây trở ngại đối với đầu tư.

- Cải cách thủ tục trong quá trình cấp phép đầu tư nhằm giảm thời gian, chi phí cho các nhà đầu tư; hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư trong quá trình triển khai dự án, kịp thời xử lý vướng mắc phát sinh.

- Xây dựng và duy trì mối quan hệ chặt chẽ với nhà đầu tư hiện tại và tiềm năng thông qua hệ thống cơ sở dữ liệu trực tuyến; tăng cường quảng bá hình ảnh, thương hiệu qua các phương tiện truyền thông và ý kiến của các nhà đầu tư để gia tăng tín nhiệm đối với tỉnh Lào Cai; củng cố hoạt động của cơ quan xúc tiến đầu tư.

2. Giải pháp phát triển nhân lực

- Xây dựng đội ngũ cán bộ cấp tỉnh, cấp huyện có đủ năng lực, trình độ. Nâng cao tay nghề của đội ngũ lao động cho các công việc hiện tại đtăng năng suất lao động.

- Thu hút lao động có trình độ chuyên môn và tay nghề cao để đáp ứng nhu cầu quản lý, kỹ thuật, sản xuất trực tiếp ngày càng tăng. Đào tạo sinh viên mới ra trường và người lao động thông qua các chương trình đào tạo nghề được hình thành từ nhu cầu vị trí việc làm; nâng cao chất lượng quản lý hệ thống giáo dục. Giao cho một cơ quan quản lý nguồn nhân lực để quản lý lực lượng lao động một cách toàn diện.

3. Giải pháp sử dụng đất

- Nâng cao hiệu quả sử dụng đất theo quy hoạch. Thực hiện tốt việc liên kết chặt chẽ bốn nhà (nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nước) và phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ ở khu vực nông thôn. Phát triển các hội nông dân và các tổ chức khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, tạo điều kiện để các tổ chức này hoạt động thiết thực, có hiệu quả.

- Ổn định diện tích đất trồng lúa theo quy hoạch, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và tăng giá trị xuất khẩu gạo; bảo vệ nghiêm ngặt diện tích đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và khu bảo tồn thiên nhiên; nâng cao hệ số sử dụng đất đô thị đáp ứng nhu cầu phát triển; khuyến khích đầu tư phát triển khu công nghiệp ở khu vực miền núi, xa các đô thị và khu dân cư, kết hợp với phát triển hạ tầng.

4. Giải pháp khoa học và công nghệ

- Thực hiện có hiệu quả các chương trình nghiên cứu khoa học trong phát triển công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Đầu tư vào hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT); tăng cường tiềm lực khoa học công nghệ trong điều tra khảo sát, đánh giá và sử dụng tài nguyên nhiên liệu.

- Tăng cường sự hp tác với các địa phương trong nước, với quốc tế nhất là các nước trong khu vực và các nước tiên tiến có tiềm lực khoa học công nghệ cao nhằm đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động khoa học công nghệ trọng điểm của tỉnh. Có chính sách thu hút đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ cao.

5. Giải pháp phát triển doanh nghiệp và hợp tác phát triển

- Tăng cường xúc tiến đầu tư, kêu gọi các doanh nghiệp lớn tham gia đầu tư phát triển đặc biệt là lĩnh vực sản xuất công nghiệp trong các khu công nghiệp, các dự án phát triển du lịch, cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản khác.

- Tạo điều kiện để phát triển khu vực doanh nghiệp trong tỉnh cả về số lượng và sức cạnh tranh; khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào kinh doanh trong khu vực nông nghiệp, dịch vụ tư vấn, khoa học công nghệ. Khuyến khích phát triển doanh nghiệp theo hướng chính thức hóa, phát triển từ các hộ kinh doanh cá thể, khu vực không chính thức nhằm tạo điều kiện kiểm soát, hỗ trợ, nâng cao chất lượng sản xuất kinh doanh và tính cnh tranh của sản phẩm hàng hóa và dịch vụ.

- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc đăng ký kinh doanh, thành lập doanh nghiệp, tiếp cận với nguồn vốn và các dịch vụ tài chính, dịch vụ công khác. Tăng cường và mở rộng đào tạo kiến thức quản trị doanh nghiệp, kinh doanh nhằm tạo ra đội ngũ doanh nhân có năng lực có kiến thức trên địa bàn. Tchức tốt công tác thông tin doanh nghiệp, thông tin kinh tế xã hội nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận thông tin một cách dễ dàng đảm bảo nắm bắt, tiếp cận thị trường một cách nhanh nhất, nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp.

6. Giải pháp về cơ chế, chính sách

- Khuyến khích đầu tư mở rộng chế biến sâu khoáng sản sắt, đồng, apatit... đồng thời có biện pháp bảo đảm không xuất khu quặng sắt, đồng... dành nguyên liệu phục vụ phát triển công nghiệp gang thép tại Lào Cai; có chính sách thu hút đầu tư đối với Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai để tạo điều kiện phát triển trở thành Khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm, là hạt nhân tăng trưởng của cả nước.

- Xây dựng chính sách phù hợp nhằm thu hút khách du lịch Trung Quốc. Tuân thủ và tăng cường cưỡng chế theo các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam, các Hiệp định và các văn bản song phương đã được ký kết giữa Việt Nam và Trung Quốc để hạn chế buôn lậu và vượt biên.

- Nghiên cứu việc thành lập các trường phthông dân tộc bán trú (trung học cơ sở và trung học phổ thông) trên địa bàn để hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho con em đồng bào các dân tộc thiểu số; đồng thời có cơ chế, chính sách miễn giảm học phí, hỗ trợ kinh phí ăn, ở cho học sinh nội trú, bán trú, học sinh thuộc các xã vùng đặc biệt khó khăn.

- Thực hiện cơ chế phối hợp các địa phương trong lưu vực sông Hồng, đồng thời đy mnh hợp tác quốc tế bảo vệ môi trường lưu vực sông Hồng.

Điều 2. Tổ chức thực hiện Quy hoạch

1. Sau khi Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 được phê duyệt, tỉnh Lào Cai cần tổ chức công bố, phổ biến đến các cấp ủy Đảng và chính quyền, các ngành, đoàn thể, các doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh. Căn cứ nội dung của Quy hoạch, tiến hành xây dựng chương trình hành động cụ thể đthực hiện đạt kết quả.

2. Cụ thể hóa các mục tiêu Quy hoạch bằng các kế hoạch 5 năm, hàng năm để thực hiện và có đánh giá kết quả đạt được. Trên cơ sở đó tiến hành rà soát lại Quy hoạch và trình cấp có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung kịp thời đảm bảo phù hợp với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong từng thời kỳ. Nghiên cứu, triển khai thực hiện quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực và các quy hoạch chi tiết, xây dựng các kế hoạch để thực hiện quy hoạch đạt kết quả và hiệu quả cao. Các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân có trách nhiệm kiểm tra, giám sát tong việc thực hiện Quy hoạch.

Điều 3. Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 là cơ sở cho việc lập, trình duyệt và triển khai thực hiện các quy hoạch ngành (quy hoạch xây dựng, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và các quy hoạch khác có liên quan), các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Điều 4. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội trong điều chỉnh Quy hoạch được phê duyệt chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan chỉ đạo việc lập, trình duyệt và triển khai thực hiện theo quy định các nội dung sau:

1. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cấp huyện; quy hoạch xây dựng, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực để đảm bảo phát triển tổng thể, đồng bộ giữa kinh tế, xã hội với quốc phòng, an ninh.

2. Lập các kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội trọng điểm, các dự án cụ thể để tập trung đầu tư, ưu tiên bố trí nguồn vốn một cách hợp lý.

Điều 5. Các Bộ, ngành có liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:

1. Hướng dẫn và giúp Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai trong quá trình thực hiện Quy hoạch.

2. Phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai trong việc điều chỉnh, bổ sung vào quy hoạch ngành, lĩnh vực đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất ca Quy hoạch; xem xét, hỗ trợ tỉnh trong việc huy động các nguồn vốn đầu tư trong nước và nước ngoài để thực hiện Quy hoạch.

Điều 6. Quyết định này thay thế Quyết định số 46/2008/QĐ-TTg ngày 31 tháng 3 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai đến năm 2020.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 7. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
-
Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT,
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTTH (3b).

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI

(Ban hành kèm theo Quyết định số 1636/QĐ-TTg ngày 22 tháng 9 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ)

TT

Tên chương trình, dự án

I

Hạ tầng công nghiệp

1

Dự án đầu tư tuyển quặng apatit loại II

2

Dự án khai thác và chế biến quặng đồng Tả Phời

3

Dự án khai thác và chế biến quặng đng Vi Kẽm

4

Dự án khai thác và tuyn quặng apatit Làng Phúng - Tam Đỉnh

5

Dự án khai thác và chế biến quặng sắt Quý Sa

6

Dự án khai thác và chế biến quặng st Ba Hòn - Làng Lếch

7

Dự án khai thác và chế biến quặng sắt Làng Vinh, Làng Cọ

8

Dự án khai thác và tuyn quặng apatit Phú Nhuận

9

Dự án xây dựng Nhà máy DAP s3 và hóa chất cơ bản

10

Dự án Nhà máy thiêu kết quặng St Manhetit

11

Dự án Nhà máy sản xuất Bao bì PP và PE (bao bì dùng chứa đựng xi măng, phân bón và phụ gia thức ăn gia súc)

12

Dự án xây dựng các xưởng bảo quản, chế biến các sản phẩm nông nghiệp (ngô, đỗ, đậu tương, thuốc lá...) và chế biến lâm sản

13

Dự án xây dựng nhà máy chế biến chè tinh chế

14

Dự án khôi phục và phát triển một s làng nghtruyền thống

II

Hạ tng dịch vụ

1

Dự án xây dựng trung tâm trung chuyn và kho vận Lào Cai

2

Dự án xây dựng chợ đầu mối xuất khu Kim Thành

3

Dự án xây dựng chui siêu thị, trung tâm mua sm

4

Dự án xây dựng chợ trung tâm cụm xã, trung tâm xã, chợ nông thôn

5

Dự án qun thể du lịch cáp treo Sa Pa (giai đoạn 2)

6

Dự án công viên văn hóa Sa Pa

7

Dự án khu sinh thái sân golf Lào Cai

8

Dự án xây dựng khách sạn, nhà nghỉ

III

H tng nông nghip

1

Dự án xây dựng Khu nông nghiệp công nghệ cao tỉnh Lào Cai

2

Dự án xây dựng cơ sở nhân giống cây trồng (cây nông nghiệp, cây lâm nghiệp), chăn nuôi, thủy sản

3

Dự án trồng cây ăn quả chất lượng cao

4

Dự án trồng rau an toàn

5

Dán phát triển trồng hoa cao cấp, hoa xuất khẩu

6

Dự án bảo tồn hệ sinh thái Vườn quốc gia Hoàng Liên, Khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên - Văn Bàn

7

Dự án phát triển nuôi trng thủy sản

8

Dự án trồng, bảo vệ và phát triển rừng các huyện, thành phố; trồng rừng phòng hộ biên giới

9

Dự án trồng rừng thay thế nương rẫy

IV

Hạ tầng giao thông

1

Xây dựng đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai (giai đoạn 2)

2

Dự án xây dựng đường nối đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai đi Sa Pa

3

Dự án cải tạo quốc lộ 70 (nâng cấp toàn tuyến và cải tạo 9 cầu yếu)

4

Dự án cải tạo quốc lộ 4D (cải tạo 5 cầu yếu; nâng cấp đoạn Bản Phiệt - Mường Khương)

5

Dự án quốc lộ 4E (cải tạo nâng cấp tuyến, cải tạo các cu yếu)

6

Dự án quc lộ 4 (cải tạo, nâng cp toàn tuyến và các cu yếu trên tuyến)

7

Dự án quc lộ 279 (cải tạo Km67 - Km158)

8

Nâng cấp các đường tỉnh lộ 152, 153, 154, 157, 158, 159, 160, 151B

9

Đường nối đường tỉnh 152 với quốc lộ 279

10

Đường Sơn Hà - Cam Cọn - Tân Thượng

11

Các dự án đầu tư, cải tạo nâng cấp đường giao thông nông thôn

12

Xây dựng các tuyến đường ra biên giới (nâng cp, mở mới)

13

Xây dựng cầu Bến Mảng, huyện Si Ma Cai

14

Dự án đu tư xây dựng sân bay Lào Cai

15

Dự án cải tạo, nâng cp tuyến đường st Hà Nội - Lào Cai

16

Dự án cải tạo lung tuyến đường thủy (Yên Bái - Lào Cai)

17

Dự án xây dựng các bến, cảng

V

Hạ tng Thông tin và truyền thông

1

Dự án phát triển hạ tầng vin thông, internet

2

Dự án phát triển hạ tầng công nghệ thông tin cp xã

3

Dự án cung cp dịch vụ công trực tuyến

4

Dự án phát triển hệ thống truyn hình smặt đt

5

Dự án tăng cường cơ sở vật chất cho hệ thống thông tin - truyền thông cơ sở

6

Dự án nâng cao an toàn, an ninh thông tin trong các cơ quan nhà nước

VI

Hạ tầng Cấp điện

1

Dự án xây dựng đu tư lưới điện trung và hạ áp

2

Xây dựng đường dây 110 kv Bảo Nhai - Bắc Hà

3

Cải tạo, nâng cấp tiết diện đường dây 220 kv Lào Cai

4

Xây dựng mới trạm 110 kv Bắc Hà

5

Xây dựng mới trạm 110 kv Bảo Yên

6

Xây dựng mới trạm 110 kv Nậm Cang, Nậm Xài

7

Dự án cp điện nông thôn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2013 - 2020

VII

Hạ tầng Thủy lợi và cấp, thoát nước

1

Đầu tư xây dựng cải tạo và nâng cấp các công trình hchứa nước phục vụ sản xuất nông nghiệp

2

Dự án kiên chóa kênh mương nội đng

3

Cải tạo, nâng cấp các đập đu mi

4

Dự án phòng, chng lũ trên các sông

5

Dự án nâng công suất nhà máy nước Cc San

VIII

Hạ tầng đô thị, Khu công nghiệp, Khu kinh tế

1

Dự án xây dựng mạng đường nội thị Khu Đô thị mới Lào Cai - Cam Đường

2

Dự án xây dựng khu nhà ở đô thị

3

Dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu Thương mại - Công nghiệp Kim Thành (giai đoạn 2)

4

Đầu tư hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Tng Loỏng

5

Dự án công viên văn hóa Bc Cường

6

Đầu tư hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh

7

Đầu tư các trụ sở y ban nhân dân xã

8

Dự án xây dựng công viên trung tâm Khu Đô thị mới Lào Cai - Cam Đường

9

Dự án phát triển hệ thống cây xanh đô thị Khu Đô thị mới Lào Cai - Cam Đường

IX

Hạ tầng giáo dục và đào tạo

1

Dự án xây dựng Phân hiệu trường Đại học Thái Nguyên tại Lào Cai (tiến tới thành lập Trường Đại học Phan Xi Păng Lào Cai)

2

Dự án kiên chóa trường lớp học và nhà công vụ cho giáo viên (giai đoạn 2)

3

Dự án cải tạo, nâng cấp các trung tâm giáo dục thường xuyên

4

Dự án xây dựng các trường nội trú, các trường mm non

X

Hạ tầng y tế

1

Dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện đa khoa tỉnh Lào Cai giai đoạn 2

2

Dự án xây dựng Bệnh viện Sản - Nhi

3

Dự án xây dựng Trung tâm ung bướu thuộc Bệnh viện đa khoa tỉnh Lào Cai

4

Dự án cải tạo, nâng cấp Bệnh viện Nội tiết tỉnh Lào Cai

5

Dự án xây dựng Bệnh viện Y học ctruyền tỉnh Lào Cai

6

Dự án xây dựng Bệnh viện Lao phi tỉnh Lào Cai

7

Dự án xây dựng Bệnh viện Tâm thn kinh tỉnh Lào Cai

8

Dự án nâng cấp giai đoạn 2 các bệnh viện tuyến huyện

9

Dự án cung cấp trang thiết bị y tế cho các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện

10

Dự án xây dựng, nâng cấp trạm y tế xã, phòng khám...

11

Dự án nâng cấp và đầu tư thiết bị trạm y tế cụm xã

XI

Hạ tầng văn hóa, ththao và du lịch

1

Dự án Làng văn hóa các dân tộc tỉnh Lào Cai

2

Dự án trùng tu, tôn tạo và xây mới các công trình văn hóa

3

Dự án bảo tồn và phát huy bản sc văn hóa các dân tộc tỉnh Lào Cai

4

Dự án xây dựng nhà văn hóa, trung tâm văn hóa, th thao

5

Dự án xây dựng sân vận động tỉnh Lào Cai

6

Dự án xây dựng trung tâm hun luyện và phục hi sức khỏe vận động viên tỉnh Lào Cai

7

Dự án xây dựng thiết chế thdục th thao cp huyện

8

Dự án xây dựng các trạm phát lại truyn hình

9

Dự án nâng cấp các trạm phát thành FM và trạm truyn thanh

XII

Hạ tầng môi trường

1

Dự án xử lý nước thải, rác thải, khu công nghiệp Tng Loỏng

2

Dự án xây dựng khu xử lý cht thải rn tại Khu công nghiệp Tằng Loỏng

3

Dự án nhà máy xử lý rác thải, nước thải Sa Pa

4

Dự án nhà máy xử lý rác thải thành ph Lào Cai

5

Dự án xử lý rác thải, nước thải cụm công nghiệp Bc Duyên Hải

6

Dự án xử lý rác thải, cht thải y tế

Ghi chú: Về vị trí, quy mô, diện tích đất sử dụng và tổng mức đầu tư của các công trình, dự án trong Phụ lục nêu trên sẽ được tính toán, lựa chọn và xác định cụ thể trong từng giai đoạn lập và trình duyệt dự án đầu tư phù hợp với nhu cầu, khả năng cân đối và huy động nguồn lực của tỉnh./.