Quyết định 1635/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Đề án hỗ trợ đất ở, đất sản xuất và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở ấp đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
Số hiệu: 1635/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Nai Người ký: Nguyễn Thành Trí
Ngày ban hành: 19/06/2015 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Đất đai, Tài nguyên, Chính sách xã hội, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1635/QĐ-UBND

Đồng Nai, ngày 19 tháng 6 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN HỖ TRỢ ĐẤT Ở, ĐẤT SẢN XUẤT VÀ NƯỚC SINH HOẠT CHO HỘ ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ NGHÈO VÀ HỘ NGHÈO Ở ẤP ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 755/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn;

Căn cứ Thông tư Liên tịch số 04/2013/TTLT-UBDT-BTC-BTNMT ngày 18/11/2013 của Ủy ban Dân tộc, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Quyết định số 755/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn.

Xét đề nghị của Ban Dân tộc tỉnh tại Tờ trình số 15/TTr-BDT ngày 20/4/2015 về việc đề nghị phê duyệt Đề án hỗ trợ đất ở, đất sản xuất và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở ấp đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành Quyết định này kèm theo Đề án hỗ trợ đất ở, đất sản xuất và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở ấp đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai theo Quyết định số 755/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 2. Giao Ban Dân tộc tỉnh chủ trì, phối hợp các đơn vị, địa phương trong tỉnh tổ chức triển khai thực hiện đề án theo quy định.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Trưởng ban Ban Dân tộc tỉnh, Giám đốc các đơn vị: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài nguyên và Môi trường, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Long Khánh và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thành Trí

 

ĐỀ ÁN

HỖ TRỢ ĐẤT Ở, ĐẤT SẢN XUẤT, NƯỚC SINH HOẠT CHO HỘ ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ NGHÈO VÀ HỘ NGHÈO Ở ẤP ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI
(Kèm theo Quyết định số 1635/QĐ-UBND ngày 19/6/2015 của UBND tỉnh Đồng Nai)

Phần I

CƠ SỞ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Căn cứ Quyết định số 755/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn;

Thực hiện Thông tư Liên tịch số 04/2013/TTLT-UBDT-BTC-BTNMT ngày 18/11/2013 của Ủy ban Dân tộc, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Quyết định số 755/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ.

Phần II

SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG

Đồng Nai có 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 01 thành phố, 01 thị xã, 09 huyện với 171 xã, phường, thị trấn. Trong đó có 04 huyện, 60 xã miền núi và 02 ấp đặc biệt khó khăn khu vực I (ấp 3, ấp 7, xã Thanh Sơn, huyện Định Quán). Dân số toàn tỉnh có gần 03 triệu người với 37 thành phần dân tộc, trong đó có 36 thành phần dân tộc thiểu số (DTTS) với gần 40 ngàn hộ gồm 189.098 khẩu, chiếm 7% dân số toàn tỉnh. Có 04 dân tộc tại chỗ là Chơro, Mạ, X’tiêng và Cơho. Còn lại đa phần là đồng bào các DTTS di cư từ các địa phương khác đến. Đồng bào các DTTS ở Đồng Nai sống rải rác, xen kẽ rộng khắp các địa bàn các huyện, thị, thành phố. Một số sống tập trung đông tại các huyện: Định Quán, Trảng Bom, Cẩm Mỹ và Xuân Lộc. Số nhân khẩu bình quân một hộ của đồng bào các DTTS ở Đồng Nai là 4,8 người/hộ.

II. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Trong những năm qua, được sự quan tâm của Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương và sự chỉ đạo tập trung, quyết liệt, kịp thời của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh và cấp ủy, chính quyền các địa phương nên tình hình kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh đã được cải thiện rõ rệt. Tỷ lệ hộ đồng bào DTTS nghèo giảm nhanh (giai đoạn 2011 - 2015, toàn tỉnh có 6.103 hộ nghèo DTTS, đến tháng 6/2012 giảm còn 4.012 hộ nghèo DTTS, đầu năm 2014 giảm còn 1.884 hộ nghèo DTTS, chiếm 5,1% so với hộ DTTS), trình độ dân trí được nâng lên, tập quán và kỹ thuật sản xuất của đồng bào dân tộc có sự chuyển biến theo hướng sản xuất hàng hóa; khối đại đoàn kết được tăng cường, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Sau hơn 04 năm triển khai thực hiện Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ, Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2006 - 2010 (Chương trình 135 giai đoạn II) và các chính sách khác được triển khai đồng bộ trên địa bàn tỉnh đạt được những kết quả nhất định, mang lại hiệu quả thiết thực, phát triển cơ sở hạ tầng vùng sâu vùng xa, đồng bào DTTS được ổn định nơi ở, giải quyết những khó khăn trong đời sống, góp phần tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về mọi mặt trong vùng đồng bào DTTS. Đây là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước phù hợp với lòng dân, tạo sự đồng thuận trong dân. Nhờ sự đầu tư của Nhà nước và sự cố gắng tích cực của chính quyền các cấp trong tỉnh, đời sống của đồng bào DTTS được cải thiện rõ nét, đã góp phần đẩy nhanh quá trình giảm nghèo. Trên 2.400 hộ được hỗ trợ nhà ở, 598 hộ được hỗ trợ đất ở, 40 hộ được hỗ trợ đất sản xuất, 2.668 hộ được hỗ trợ chăn nuôi và đào tạo nghề, 2.986 hộ được hỗ trợ nước sinh hoạt, xây dựng 13 công trình nước sinh hoạt tập trung, 100% xã có đường giao thông cho xe cơ giới, có trường học và trạm y tế; không còn xã đặc biệt khó khăn, đồng bào DTTS phấn khởi, càng thêm tin tưởng vào đường lối đổi mới của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước. Qua đó, đồng bào DTTS tự lực vươn lên trong lao động, sản xuất. Từng bước thu hẹp khoảng cách giữa hộ giàu và hộ nghèo, trình độ phát triển giữa dân cư vùng sâu, vùng xa với dân cư thành thị, giữa các dân tộc trên địa bàn của tỉnh.

Bên cạnh những kết quả đạt được trong việc giải quyết đất sản xuất, đất ở, nhà ở, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào DTTS nghèo như đã nêu trên; việc hỗ trợ đất sản xuất còn gặp nhiều khó khăn, do quỹ đất trong tỉnh không còn, những hộ được thụ hưởng chính sách hỗ trợ đất sản xuất phải chuyển sang chăn nuôi, đào tạo nghề, ngành nghề sản xuất trong vùng DTTS chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, năng suất, hiệu quả chưa cao. Đời sống của đồng bào DTTS ở các xã vùng sâu, vùng xa còn gặp nhiều khó khăn. Do mặt bằng dân trí thấp, việc tách hộ và tái nghèo vùng DTTS nên nhiều hộ đồng bào DTTS còn thiếu đất ở, đất sản xuất và nước sinh hoạt hợp vệ sinh, cụ thể: 265 hộ thiếu đất ở; 722 hộ thiếu đất sản xuất; 1.007 hộ có nhu cầu chuyển đổi nghề; 585 hộ có nhu cầu giao khoán bảo vệ rừng; 2.427 hộ chưa được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Do đó, tiếp tục cần được sự quan tâm, hỗ trợ của Đảng và Nhà nước nhằm tạo điều kiện cho đồng bào DTTS phát triển sản xuất, từng bước vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống, yên tâm lao động sản xuất, khối đại đoàn kết toàn dân tộc được tăng cường, góp phần giữ vững an ninh chính trị vùng đồng bào DTTS, vùng sâu vùng xa. Vì vậy, việc xây dựng Đề án hỗ trợ đất ở, đất sản xuất và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào DTTS nghèo và hộ nghèo ở ấp đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 755/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ là cần thiết và quan trọng.

Phần III

NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN

I. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG VÀ PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH

1. Đối tượng áp dụng

Là hộ đồng bào DTTS nghèo (kể cả vợ hoặc chồng là người DTTS) và hộ nghèo ở các ấp đặc biệt khó khăn theo tiêu chí hộ nghèo của Trung ương và của tỉnh tại thời điểm thực hiện Quyết định số 755/QĐ-TTg ngày 20/5/2013, sinh sống bằng nghề nông, lâm nghiệp chưa có đất ở, chưa có hoặc thiếu đất sản xuất theo định mức quy định (dưới 0,5 ha đất nương rẫy), có khó khăn về nước sinh hoạt; chưa được hưởng các chính sách của Nhà nước hỗ trợ về đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt.

2. Phạm vi điều chỉnh

Áp dụng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

II. MỤC TIÊU

1. Nguyên tắc tổ chức thực hiện

a) Hỗ trợ trực tiếp đến hộ đồng bào DTTS nghèo; bảo đảm công khai minh bạch, đúng đối tượng.

b) Các hộ được hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt phải sử dụng đúng mục đích để phát triển sản xuất, cải thiện đời sống góp phần giảm nghèo; không được chuyển nhượng, tặng, cho, cầm cố, cho thuê đất ở, đất sản xuất trong thời gian 10 năm, kể từ ngày được Nhà nước giao đất.

c) Lao động được hỗ trợ một phần kinh phí để đào tạo, chuyển đổi nghề phải sử dụng đúng mục đích thông qua các cơ sở đào tạo nghề tại địa phương hoặc kết hợp với chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm tại các doanh nghiệp.

d) Mỗi hộ đồng bào DTTS nghèo chưa có hoặc chưa đủ đất sản xuất theo quy định chỉ được hỗ trợ một trong các hình thức quy định tại Khoản 1, Điều 3 của Quyết định số 755/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ.

2. Mục tiêu

a) Phấn đấu đến hết năm 2015 giải quyết được 80% số hộ thiếu đất ở, số hộ thiếu đất sản xuất được chuyển đổi nghề; cơ bản giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt cho hộ đồng bào DTTS nghèo và hộ nghèo ở các ấp đặc biệt khó khăn.

b) Nâng cao chất lượng lao động ở nông thôn, đặc biệt là đồng bào DTTS, dần tiếp thu thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, gắn đào tạo nghề và giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống Nhân dân.

c) Thông qua thực hiện chính sách góp phần giảm nghèo, tạo cơ hội cho các hộ vươn lên thoát nghèo bền vững, cải thiện điều kiện sống và sản xuất ở các ấp đặc biệt khó khăn.

III. CÁC CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ

1. Về hỗ trợ đất sản xuất

Những hộ không có đất sản xuất, thiếu đất sản xuất được hỗ trợ chuyển đổi nghề sang một trong các hình thức sau:

a) Về hỗ trợ chuyển đổi nghề:

- Đối với những hộ có lao động học nghề để chuyển đổi nghề thì được ngân sách tỉnh hỗ trợ tối đa 4 triệu đồng/lao động; mức hỗ trợ cho từng lao động cụ thể căn cứ vào học phí, ngành nghề và thời gian học thực tế của lao động do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định.

- Những hộ có lao động, có nhu cầu vốn để mua sắm nông cụ, máy móc làm dịch vụ sản xuất nông nghiệp hoặc cần vốn để làm nghề khác, tăng thu nhập, thì được ngân sách tỉnh hỗ trợ 5 triệu đồng/hộ và được vay vốn tín dụng tối đa không quá 15 triệu đồng/hộ, thời gian vay 05 năm với mức lãi suất bằng 0,1%/tháng tương đương 1,2%/năm.

b) Về hỗ trợ giao khoán bảo vệ rừng:

Hộ gia đình thực hiện giao khoán bảo vệ rừng và trồng rừng thuộc đối tượng quy định tại Đề án này được thực hiện như cơ chế, chính sách quy định tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình giảm nghèo bền vững và Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 09/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020, cụ thể như sau:

- Hộ gia đình nhận khoán chăm sóc, bảo vệ rừng (rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng tự nhiên là rừng sản xuất có trữ lượng giàu, trung bình nhưng đóng cửa rừng) được hưởng tiền khoán chăm sóc, bảo vệ rừng 200.000 đồng/ha/năm;

- Hộ gia đình được giao rừng sản xuất và giao đất để trồng rừng sản xuất theo quy hoạch, được hưởng các chính sách sau:

+ Được hưởng toàn bộ sản phẩm trên diện tích rừng sản xuất được giao và trồng;

+ Được hỗ trợ lần đầu giống cây lâm nghiệp theo quy trình trồng rừng sản xuất từ 2 - 5 triệu đồng/ha (mức hỗ trợ cụ thể căn cứ giá giống của từng địa phương do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định).

- Đối với hộ nghèo nhận khoán chăm sóc, bảo vệ rừng, được giao rừng và giao đất để trồng rừng sản xuất, ngoài chính sách được hưởng được nêu trên còn được hỗ trợ:

+ Trợ cấp 15kg gạo/khẩu/tháng trong thời gian chưa tự túc được lương thực (thời gian trợ cấp gạo do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định, nhưng tối đa không quá 07 năm);

+ Hỗ trợ 5 triệu đồng/ha/hộ để tận dụng tạo đất sản xuất lương thực trong khu vực diện tích rừng nhận khoán chăm sóc, bảo vệ, rừng và đất được giao để trồng rừng sản xuất;

+ Hỗ trợ 50% lãi suất tiền vay tại ngân hàng thương mại Nhà nước để trồng rừng sản xuất từ ngân sách Nhà nước.

2. Về hỗ trợ đất ở

Mức giao diện tích đất ở cho mỗi hộ không quá 200m2/hộ. UBND các huyện, thị xã Long Khánh có trách nhiệm tự cân đối quỹ đất và ngân sách để giao đất cho các hộ làm nhà ở.

3. Về hỗ trợ nước sinh hoạt

a) Nước sinh hoạt phân tán:

Đối với hộ DTTS nghèo và hộ nghèo ở ấp đặc biệt khó khăn có khó khăn về nước sinh hoạt được hỗ trợ 1,3 triệu đồng/hộ để xây dựng bể chứa nước, đào giếng nước hoặc tự tạo nguồn nước sinh hoạt.

b) Nước sinh hoạt tập trung:

Tổng mức đầu tư cho một công trình, chủ đầu tư căn cứ vào tình hình thực tế để phê duyệt dự án đầu tư, trong đó ngân sách huyện hỗ trợ tối đa 2.000 triệu đồng/công trình.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

Nguồn vốn ngân sách tỉnh và huyện, Chi nhánh Ngân hàng Chích sách xã hội tỉnh đảm bảo kinh phí cho các hộ thuộc diện hỗ trợ theo mức quy định tại Quyết định số 755/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ.

1. Kế hoạch vốn thực hiện

Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư để thực hiện đề án năm 2015: 93.560,441 triệu đồng, cụ thể như sau:

a) Vốn đầu tư hỗ trợ: 58.239,1 triệu đồng. Trong đó, ngân sách tỉnh hỗ trợ: 15.636 triệu đồng, ngân sách huyện hỗ trợ: 42.603,1 triệu đồng.

b) Vốn vay từ Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội: 34.395 triệu đồng;

c) Kinh phí quản lý: 926,341 triệu đồng, cụ thể như sau:

- Ban Dân tộc tỉnh - Cơ quan Thường trực (1%): 156,36 triệu đồng;

- Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh (1%): 343,95 triệu đồng;

- Cấp huyện (1%): 426,031 triệu đồng.

+ Đối với 2.640 hộ nghèo theo chuẩn nghèo của tỉnh.

Tổng hợp nhu cầu vốn: 77.206,3 triệu đồng; cụ thể như sau:

- Vốn đầu tư hỗ trợ: 45.871,3 triệu đồng. Trong đó, ngân sách tỉnh hỗ trợ: 15.036 triệu đồng, ngân sách huyện hỗ trợ: 30.835,3 triệu đồng.

- Vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội: 31.335 triệu đồng;

+ Đối với 456 hộ nghèo theo chuẩn nghèo Trung ương.

Tổng hợp nhu cầu vốn: 15.427,8 triệu đồng; cụ thể như sau:

- Vốn đầu tư hỗ trợ: 12.367,8 triệu đồng. Trong đó, ngân sách tỉnh hỗ trợ: 600 triệu đồng, ngân sách huyện hỗ trợ: 11.767,8 triệu đồng.

- Vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội: 3.060 triệu đồng.

2. Kinh phí chi tiết cho từng nội dung hỗ trợ (kèm theo biểu tổng hợp)

2.1. Hỗ trợ đất sản xuất

a) Về hỗ trợ chuyển đổi nghề: 1.007 hộ có nhu cầu chuyển đổi ngành nghề. Kinh phí hỗ trợ: 20.255 triệu đồng (ngân sách tỉnh hỗ trợ: 4.121 triệu đồng; ngân sách huyện hỗ trợ: 4.129 triệu đồng; vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội: 14.790 triệu đồng), cụ thể như sau:

- 557 hộ đề nghị hỗ trợ mua sắm nông cụ, kinh phí hỗ trợ: 11.140 triệu đồng, trong đó:

+ Ngân sách cấp huyện: 557 hộ x 5 triệu đồng/hộ = 2.785 triệu đồng;

+ Vay vốn từ Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội: 557 hộ x 15 triệu đồng/hộ = 8.355 triệu đồng.

- 168 hộ đề nghị hỗ trợ vốn sản xuất chăn nuôi, kinh phí hỗ trợ: 3.864 triệu đồng, trong đó:

+ Ngân sách cấp huyện: 168 x 8 triệu đồng/hộ = 1.344 triệu đồng;

+ Vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội: 168 x 15 triệu đồng/hộ = 2.520 triệu đồng.

- 73 lao động trong 21 hộ đề nghị hỗ trợ học nghề, kinh phí: 292 triệu đồng, trong đó:

+ Ngân sách tỉnh: 73 lao động x 4 triệu đồng/lao động = 292 triệu đồng;

+ Những lao động học nghề, ngoài việc hỗ trợ nêu trên, còn được hưởng các chính sách ưu đãi liên quan về dạy nghề theo quy định hiện hành. Ngoài mức hỗ trợ này, UBND cấp huyện tùy theo khả năng nguồn ngân sách địa phương mà quyết định mức hỗ trợ thêm.

- 261 hộ có nhu cầu chuyển đổi nghề, kinh phí hỗ trợ: 4.959 triệu đồng, trong đó:

+ Ngân sách tỉnh hỗ trợ: 261 hộ x 4 triệu đồng/hộ = 1.044 triệu đồng;

+ Vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội: 261 hộ x 15 triệu đồng/hộ = 3.915 triệu đồng.

* Hộ nghèo theo chuẩn nghèo của tỉnh:

845 hộ có nhu cầu chuyển đổi ngành nghề, kinh phí hỗ trợ: 16.877 triệu đồng (ngân sách tỉnh hỗ trợ: 1.336 triệu đồng; ngân sách huyện hỗ trợ: 3.181 triệu đồng; vay vốn từ Ngân hàng chính sách xã hội: 12.360 triệu đồng), cụ thể như sau:

- 441 hộ đề nghị hỗ trợ mua sắm công cụ, kinh phí hỗ trợ: 8.820 triệu đồng, trong đó:

+ Ngân sách cấp huyện hỗ trợ: 441 hộ x 5 triệu đồng/hộ = 2.205 triệu đồng;

+ Vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội: 441 hộ x 15 triệu đồng/hộ = 6.615 triệu đồng.

- Có 122 hộ đề nghị hỗ trợ vốn sản xuất chăn nuôi, kinh phí hỗ trợ: 2.806 triệu đồng, trong đó:

+ Ngân sách huyện hỗ trợ: 122 hộ x 8 triệu đồng/hộ = 976 triệu đồng;

+ Vay vốn từ Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh: 122 hộ x 15 triệu đồng/hộ =1.830 triệu đồng.

- 73 lao động trong 21 hộ đề nghị hỗ trợ học nghề, kinh phí hỗ trợ: 292 triệu đồng, trong đó:

+ Ngân sách tỉnh hỗ trợ: 73 lao động x 4 triệu đồng/lao động = 292 triệu đồng.

- 261 hộ có nhu cầu chuyển đổi nghề, kinh phí hỗ trợ: 4.959 triệu đồng, trong đó:

+ Ngân sách tỉnh hỗ trợ: 261 hộ x 4 triệu đồng/hộ = 1.044 triệu đồng;

+ Vay vốn từ Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh: 261 hộ x 15 triệu đồng/hộ = 3.915 triệu đồng.

* Hộ nghèo theo chuẩn nghèo Trung ương:

162 hộ có nhu cầu chuyển đổi ngành nghề, kinh phí hỗ trợ: 3.378 triệu đồng (ngân sách cấp huyện hỗ trợ: 948 triệu đồng; vay vốn từ Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh: 2.430 triệu đồng), cụ thể như sau:

- 116 hộ đề nghị hỗ trợ mua sắm công cụ, kinh phí hỗ trợ: 2.320 triệu đồng, trong đó:

+ Ngân sách cấp huyện hỗ trợ: 116 hộ x 5 triệu đồng/hộ = 580 triệu đồng;

+ Vay vốn từ Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh: 116 hộ x 15 triệu đồng/hộ = 1.740 triệu đồng.

- 46 hộ đề nghị hỗ trợ vốn sản xuất chăn nuôi, kinh phí hỗ trợ: 1.058 triệu đồng, trong đó:

+ Ngân sách cấp huyện hỗ trợ: 46 hộ x 8 triệu đồng/hộ = 368 triệu đồng;

+ Ngân hàng chính sách: 46 hộ x 15 triệu đồng/hộ = 690 triệu đồng.

b) Về hỗ trợ giao khoán bảo vệ rừng:

Tổng số hộ nhận khoán bảo vệ rừng theo đề án là 585 hộ, kinh phí hỗ trợ: 14.625 triệu đồng, trong đó:

+ Ngân sách cấp huyện hỗ trợ: 585 hộ x 10 triệu đồng/hộ = 5.850 triệu đồng;

+ Vay vốn Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh: 585 hộ x 15 triệu đồng/hộ = 8.775 triệu đồng;

+ Ngoài ra, hộ gia đình nhận khoán, chăm sóc, bảo vệ rừng còn được hưởng các chính sách quy định tại Điểm b, Khoản 1, Mục III, Phần III của Đề án này.

2.2. Hỗ trợ đất ở

- 265 hộ có nhu cầu hỗ trợ đất ở, với tổng diện tích 53.000m2.

- Kinh phí hỗ trợ: 21.200 triệu đồng, trong đó:

- Ngân sách cấp huyện hỗ trợ: 265 hộ x 80 triệu đồng/hộ = 21.200 triệu đồng.

* Đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo của tỉnh:

- 140 hộ có nhu cầu hỗ trợ đất ở với diện tích hỗ trợ 28.000m2, kinh phí hỗ trợ: 11.200 triệu đồng, trong đó:

- Ngân sách cấp huyện hỗ trợ: 140 hộ x 80 triệu đồng/hộ = 11.200 triệu đồng.

* Đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo Trung ương:

- 125 hộ có nhu cầu hỗ trợ đất ở với diện tích hỗ trợ 10.000m2, kinh phí hỗ trợ: 10.000 triệu đồng, trong đó:

- Ngân sách cấp huyện hỗ trợ: 125 hộ x 80 triệu đồng/hộ = 10.000 triệu đồng.

2.3. Hỗ trợ nước sinh hoạt

- 2.427 hộ đề nghị hỗ trợ nước sinh hoạt, kinh phí hỗ trợ: 14.894,1 triệu đồng, trong đó:

- Ngân sách tỉnh hỗ trợ: 14.300 triệu đồng;

- Ngân sách cấp huyện hỗ trợ: 594,1 triệu đồng.

* Đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo của tỉnh:

2.281 hộ đề nghị hỗ trợ nước sinh hoạt, kinh phí hỗ trợ: 14.104,3 triệu đồng, trong đó:

- 311 hộ có nhu cầu hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán, kinh hỗ trợ: 404,3 triệu đồng, trong đó:

+ Ngân sách cấp huyện hỗ trợ: 311 hộ x 1,3 triệu đồng/hộ = 404,3 triệu đồng.

- 1.970 hộ có nhu cầu hỗ trợ 05 công trình nước sinh hoạt tập trung, kinh phí hỗ trợ: 12.500 triệu đồng, trong đó:

+ Ngân sách tỉnh hỗ trợ: 2.000 triệu đồng/công trình x 04 công trình = 8.000 triệu đồng;

+ Ngân sách tỉnh hỗ trợ: 500 triệu đồng x 01 công trình = 500 triệu đồng.

- 04 công trình nước cần duy tu, bảo dưỡng, kinh phí hỗ trợ: 1.200 triệu đồng, trong đó:

+ Ngân sách tỉnh hỗ trợ: 3.000 triệu đồng x 4 công trình = 1.200 triệu đồng.

* Đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo Trung ương:

Trên 346 hộ đề nghị hỗ trợ nước sinh hoạt, kinh phí hỗ trợ: 789,8 triệu đồng, trong đó:

- 146 hộ đề nghị hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán, kinh phí: 189,8 triệu đồng, trong đó:

+ Ngân sách cấp huyện hỗ trợ: 146 hộ x 1,3 triệu đồng/hộ = 189 triệu đồng.

- Trên 200 hộ có nhu cầu duy tu, bảo dưỡng 02 công trình nước sinh hoạt tập trung, kinh phí hỗ trợ: 600 triệu đồng, trong đó:

+ Ngân sách tỉnh hỗ trợ: 300 triệu đồng x 02 công trình = 600 triệu đồng.

V. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Tổ chức chỉ đạo thực hiện

a) Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với việc thực hiện các chính sách nhằm thực hiện có hiệu quả. Chỉ đạo việc thực hiện hỗ trợ chuyển đổi nghề bằng nhiều hình thức, gắn công tác đào tạo nghề với giải quyết việc làm giúp các hộ không có đất sản xuất, thiếu đất sản xuất thoát nghèo.

b) Hỗ trợ theo nguyên tắc: Nhà nước hỗ trợ, cộng đồng giúp đỡ, hộ gia đình đóng góp, kết hợp lồng ghép các chương trình đầu tư khác của địa phương.

2. Thực hiện dân chủ, công khai

Thực hiện dân chủ, công khai ở tất cả các cấp, nhất là ở cấp xã, ấp bằng nhiều hình thức như thông tin đại chúng, niêm yết các chính sách cụ thể tại UBND cấp xã, ấp về các đối tượng được thụ hưởng chính sách, thông qua sinh hoạt của tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể nhân dân để thông báo công khai cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân được biết, được bàn, được kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách.

3. Công tác tuyên truyền

a) Tuyên truyền, phổ biến sâu rộng nội dung các chính sách, đối tượng được thụ hưởng chính sách theo Quyết định số 755/QĐ-TTg 20/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ. Tích cực huy động sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân, huy động nguồn lực cộng đồng, dòng tộc để góp phần thực hiện chính sách đạt hiệu quả.

b) Tuyên truyền, giáo dục đồng bào DTTS thay đổi căn bản về nhận thức, tập quán trong sản xuất; hỗ trợ và trợ giúp đồng bào DTTS trình độ khoa học kỹ thuật trong đào tạo nghề và sản xuất, chăn nuôi; động viên đồng bào các DTTS phát huy nội lực, ý chí tự lực, tự cường, không trông chờ ỷ lại vào Nhà nước; tự chủ vươn lên thoát nghèo một cách bền vững.

4. Công tác tổng hợp báo cáo

UBND cấp huyện có trách nhiệm báo cáo tiến độ triển khai thực hiện chính sách đúng theo quy định; báo cáo định kỳ (06 tháng, 09 tháng, báo cáo năm) về tình hình và kết quả thực hiện chính sách gửi về Ban Dân tộc tỉnh để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và các bộ, ngành Trung ương.

Phần IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Ban Dân tộc tỉnh

Là cơ quan thường trực, tham mưu UBND tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Đề án này. Chủ trì, phối hợp các Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Lao động - Thương binh và Xã hội, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị liên quan hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện các nội dung của Đề án này. Rà soát, điều chỉnh đối tượng hộ nghèo theo kết quả giảm nghèo để đảm bảo thực hiện đề án đúng đối tượng. Tổ chức đánh giá, sơ kết, tổng kết việc thực hiện đề án. Căn cứ chương trình thực hiện đề án xây dựng kinh phí quản lý thực hiện.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Phối hợp Ban Dân tộc tỉnh, Sở Tài chính tổng hợp nhu cầu, dự kiến vốn của tỉnh báo cáo UBND tỉnh xem xét, phân bổ vốn thực hiện theo quy định. Phối hợp tham mưu, đề xuất UBND tỉnh phân bổ nguồn vốn đầu tư và lồng ghép các nguồn vốn đầu tư khác để thực hiện.

3. Sở Tài chính

Phối hợp Ban Dân tộc tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư dự kiến nguồn vốn ngân sách tỉnh hỗ trợ cho cấp huyện; tham mưu UBND tỉnh xem xét, quyết định cấp bù chênh lệch lãi suất, chi phí quản lý cho Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh (nếu có). Hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng, thanh quyết toán nguồn kinh phí theo quy định.

4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ trì, phối hợp Ban Dân tộc tỉnh và UBND cấp huyện hướng dẫn thực hiện việc giao khoán bảo vệ rừng, bố trí tạo quỹ đất thu hồi từ các nông lâm trường, các doanh nghiệp (đất đã được giao nhưng sử dụng không đúng mục đích, không hiệu quả) trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để giao cho hộ đồng bào DTTS nghèo và hộ nghèo ấp đặc biệt khó khăn sản xuất và ở; hướng dẫn trong việc duy tu, bảo dưỡng các công trình nước sạch tập trung.

5. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Phối hợp Ban Dân tộc tỉnh và UBND cấp huyện thực hiện nhiệm vụ đào tạo nghề để chuyển đổi nghề cho đối tượng theo đề án được duyệt.

6. Sở Tài nguyên và Môi trường

Căn cứ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền xét duyệt; chủ trì, phối hợp Ban Dân tộc tỉnh và UBND cấp huyện tham mưu UBND tỉnh xem xét, quyết định thu hồi đất theo quy định để các địa phương thực hiện việc giao đất sản xuất, đất ở, đất xây dựng các công trình nước sinh hoạt tập trung. Đồng thời kiểm tra, hướng dẫn các địa phương thực hiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ đồng bào DTTS nói chung và hộ thuộc diện giải quyết đất sản xuất, đất ở theo Đề án này.

7. Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh

Chủ trì, phối hợp Ban Dân tộc tỉnh và UBND cấp huyện hướng dẫn thủ tục, đảm bảo kinh phí cho các hộ dân thuộc diện đối tượng vay vốn theo mức quy định tại Đề án này.

8. Các sở, ban, ngành liên quan

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình phối hợp với Ban Dân tộc hỗ trợ các địa phương tổ chức có hiệu quả Đề án này.

9. UBND cấp huyện

a) Chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện chính sách trên địa bàn; thực hiện chính sách đảm bảo đúng mục tiêu, đối tượng và đúng quy định. Rà soát quỹ đất theo quy định để có quỹ đất giao cho các hộ thuộc đối tượng thụ hưởng chính sách có nhu cầu hỗ trợ trực tiếp đất sản xuất.

b) Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để thực hiện tốt nội dung, mục tiêu của chính sách. Chủ động đề xuất việc lồng ghép nguồn vốn chính sách với các chương trình, dự án, các chính sách khác trên địa bàn; tổ chức thực hiện có hiệu quả chính sách.

c) Chủ động huy động các nguồn lực và tổ chức lồng ghép các nguồn vốn trên địa bàn để thực hiện đầu tư hiệu quả theo mục tiêu, nhiệm vụ của đề án.

d) Hỗ trợ và chỉ đạo UBND cấp xã tạo điều kiện để Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội cùng cấp thực hiện việc cho vay và thu hồi nợ.

e) Giao cơ quan công tác dân tộc cấp huyện trực tiếp tham mưu giúp UBND cấp huyện chỉ đạo, tổ chức thực hiện Đề án này./.


BIỂU TỔNG HỢP

Tổng nhu cầu vốn thực hiện Đề án hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở ấp đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

(Ban hành kèm theo Quyết định số 1635/QĐ-UBND ngày 19/6/2015 của UBND tỉnh Đồng Nai)

Đơn vị tính: Triệu đồng

STT

Địa phương

Tổng số hộ

Tổng nguồn vốn tỉnh

Trong đó

Đất sản xuất

Mua sắm nông cụ

Chăn nuôi

Lao động có nhu cầu đào tạo nghề

Chuyển đổi nghề

Nước sinh hoạt phân tán

Nước sinh hoạt tập trung

Trồng rừng,
chăm sóc rừng

Đất ở

Duy tu bảo dưỡng

Vốn đầu tư, hỗ trợ

Vốn vay từ NH CSXH

Số hộ

Vốn hỗ trợ (15 triệu đ/hộ)

Vốn vay từ NH CSXH (15 triệu  đ/hộ)

Số hộ

Vốn hỗ trợ (15 triệu đ/hộ)

Vốn vay từ NH CSXH (15 triệu  đ/hộ)

Số hộ

Vốn hỗ trợ (15 triệu đ/hộ)

Vốn vay từ NH CSXH (15 triệu  đ/hộ)

Số lao động

Vốn hỗ trợ (4 triệu đ/hộ)

Số hộ

Vốn hỗ trợ (4 triệu đ/hộ)

Vốn vay từ NH CSXH (15 triệu đ/hộ)

Số hộ

Kinh phí (1.3 triệu đ/hộ)

Công trình

Kinh phí (2.000 triệu đ/công trình)

Số hộ

Vốn hỗ trợ (10 triệu đ/hộ)

Vốn vay từ NH CSXH (15 triệu đ/hộ)

Số hộ

Diện tích (m2)

Kinh phí (80 triệu đ/hộ)

Công trình

Kinh phí (300 triệu đ/công trình)

1

2

3

5+6=4

8+11+14+17
+19+22+24+
26+30+32=5

9+12+
15+20+
27=6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

Tổng

2.640

92.634,1

58.239,1

34.395,0

722

10.830,0

10.830,0

557

2.785,0

8.355,0

168

1.344,0

2.520,0

73

292,0

261

1.044,0

3.915,0

457

594,1

7

12.500,0

585

5.850,0

8.775,0

265

28.000

21.200,0

6

1.800,0

1

Long Khánh

73

609,0

234,0

375,0

 

 

 

13

65,0

195,0

 

 

 

1

4,0

12

48,0

180,0

90

117,0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Định Quán

2.105

55.972,0

31.132,0

24.840,0

585

8.775,0

8.775,0

243

1.215,0

3.645,0

 

 

 

 

 

243

972,0

3.645,0

 

 

6

12.000,0

585

5.850,0

8.775,0

14

2.800

1.120,0

4

1.200,0

3

Trảng Bom

160

18.458,6

14.753,6

3.705,0

 

 

 

247

1.235,0

3.705,0

 

 

 

 

 

 

 

 

122

158,6

 

 

 

 

 

167

24.800

13.360,0

 

 

4

Xuân Lộc

47

1.216,1

481,1

735,0

6

90,0

90,0

2

10,0

30,0

35

280,0

525,0

4

16,0

6

24,0

90,0

47

61,1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Thống Nhất

104

2.103,3

918,3

1.185,0

 

 

 

 

 

0,0

79

632,0

1.185,0

68

272,0

 

 

 

11

14,3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Tân Phú

123

3.267,5

1.857,5

1.410,0

76

1.140,0

1.140,0

8

40,0

120,0

10

80,0

150,0

 

 

 

 

 

75

97,5

1

500,0

 

 

 

 

 

 

 

 

7

Cẩm Mỹ

28

11.007,6

8.862,6

2.145,0

55

825,0

825,0

44

220,0

660,0

44

352,0

660,0

 

 

 

 

 

112

145,6

 

 

 

 

 

84

400

6.720,0

2

600,0