Quyết định 1627/QĐ-UBND năm 2009 phê duyệt Qui hoạch phát triển sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ nhân dân tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020
Số hiệu: | 1627/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Lạng Sơn | Người ký: | Vy Văn Thành |
Ngày ban hành: | 27/08/2009 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Y tế - dược, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1627/QĐ-UBND |
Lạng Sơn, ngày 27 tháng 8 năm 2009 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP CHĂM SÓC SỨC KHOẺ NHÂN DÂN TỈNH LẠNG SƠN ĐẾN NĂM 2020
CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân ngày 30/6/1989;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ – CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Quyết định số 153/2006/QĐ-TTg ngày 30 tháng 6 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;
Căn cứ Nghị quyết số 06/2009/NQ-HĐND ngày 15/7/2009 của Hội đồng nhân dân tỉnh Lạng Sơn về Quy hoạch phát triển sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ nhân dân tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020;
Căn cứ Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lạng Sơn đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Y tế tại Tờ trình số 851/TTr-SYT ngày 26/8/2009 về việc đề nghị phê duyệt Quy hoạch phát triển sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ nhân dân tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Phê duyệt Quy hoạch phát triển sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ nhân dân tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020 với các nội dung cơ bản như sau:
I. QUAN ĐIỂM QUY HOẠCH
1. Bảo đảm tính hệ thống và tính liên tục trong hoạt động chuyên môn của từng tuyến và giữa các tuyến. Phát triển cân đối, hợp lý giữa các bệnh viện đa khoa và chuyên khoa, phát triển y tế phổ cập kết hợp y tế chuyên sâu, giữa y học hiện đại với y học cổ truyền.Quy hoạch phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam và Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn này.
2. Sắp xếp mạng lưới khám, chữa bệnh theo cụm dân cư, tuyến chuyên môn kỹ thuật y tế. Quy mô của từng bệnh viện phù hợp với số dân trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý. tập trung đầu tư cả bệnh viện tuyến tỉnh và bệnh viện tuyến huyện, trạm y tế xã bảo đảm thuận lợi cho mọi người dân được tiếp cận các dịch vụ khám, chữa bệnh.
3. Ưu tiên đào tạo, phát triển nguồn nhân lực y tế; đổi mới cơ chế và phương thức quản lý bệnh viện nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh.
4. Để đáp ứng sự mong đợi của nhân dân trong tỉnh và tránh bị tụt hậu so với các tỉnh trong khu vực, từ nay đến năm 2020 ngành y tế của tỉnh cần được đầu tư mạnh, đồng bộ, ưu tiên cho phát triển nhân lực y tế và trang thiết bị y tế; từng bước thu hẹp sự khác biệt về chăm sóc sức khoẻ giữa thành thị và nông thôn, giữa vùng kinh tế phát triển và vùng sâu, vùng xa, giữa người giầu và người nghèo.
II. MỤC TIÊU QUY HOẠCH
Xây dựng hoàn chỉnh quy hoạch phát triển sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ nhân dân tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020; đảm bảo đáp ứng yêu cầu bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân và phục vụ tốt mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và giữ vững an ninh - quốc phòng của tỉnh trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
Quy hoạch mạng lưới y tế Lạng Sơn phù hợp với quy hoạch mạng lưới y tế quốc gia, điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Lạng Sơn.
1. Mọi người được sống trong cộng đồng an toàn, phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần. Cơ bản hoàn thiện và nâng cao chất lượng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ từ tuyến tỉnh đến cơ sở.
2. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống y tế dự phòng. Đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất trang thiết bị cho các cơ sở Y tế dự phòng. Tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm; không để các dịch bệnh nguy hiểm xảy ra, ngăn chặn, kiểm soát có hiệu quả sự lây lan HIV/AIDS trong cộng đồng. Nâng cao chất lượng y tế học đường và chất lượng chăm sóc sức khoẻ sinh sản.
3. Phát triển và hoàn thiện mạng lưới khám chữa bệnh theo địa bàn dân cư. Tiếp tục đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất và trang thiết bị cho các cơ sở khám chữa bệnh theo hướng chuẩn hoá, đồng bộ và hiện đại hoá. Xây dựng một số cơ sở y tế tuyến tỉnh theo hướng chuyên sâu và hiện đại. Khuyến khích, hỗ trợ bệnh viện ngoài công lập phát triển. Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân trong tỉnh. Phấn đấu đến năm 2010 đạt tỷ lệ tối thiểu 19,5 giường bệnh/10.000 dân (trong đó có 1 – 2 giường bệnh tư nhân); đến năm 2020 đạt tỷ lệ 23,0 giường bệnh/10.000 dân (trong đó có 3 – 5 giường bệnh tư nhân).
4. Nâng cao năng lực y tế cơ sở về cơ sở vật chất, trang thiết bị và cơ cấu cán bộ để đảm bảo chất lượng dịch vụ y tế, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân. Quan tâm các khu vực vùng cao, vùng xa, vùng biên giới, vùng đặc biệt khó khăn. Phấn đấu đến năm 2015, 100% trạm y tế xã đạt Chuẩn quốc gia về y tế xã.
5. Kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền. Phát triển và củng cố các cơ sở khám chữa bệnh bằng Y - Dược học cổ truyền trên địa bàn tỉnh. Có kế hoạch phát triển, khai thác và sử dụng các nguồn dược liệu phong phú tại địa phương.
6. Đảm bảo cung ứng đủ thuốc có chất lượng; sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả. Từng bước hiện đại hoá trang thiết bị Y tế theo phân tuyến kỹ thuật.
7. Đảm bảo đủ số lượng, chất lượng và cơ cấu cán bộ y tế tại các tuyến. Chú trọng đào tạo cán bộ cho các lĩnh vực chuyên sâu, chuyên gia đầu ngành. Nâng cao năng lực quản lý và y đức cho cán bộ y tế.
8. Từng bước ứng dụng khoa học, công nghệ cao. Mở rộng sự hợp tác với các đối tác trong nước, các tổ chức Quốc tế về y học và y tế, chú ý các lĩnh vực: đào tạo, chuyển giao công nghệ, trang thiết bị y tế.
9. Tiếp tục thực hiện xã hội hóa công tác y tế, đa dạng hoá các loại hình dịch vụ chăm sóc sức khoẻ nhân dân dân, tăng cường hiệu quả phối hợp liên ngành. Khuyến khích phát triển y tế ngoài công lập, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư xây dựng các bệnh viện, phòng khám đa khoa tư nhân hoặc liên doanh, liên kết.
10. Tăng cường công tác thông tin truyền thông, giáo dục sức khoẻ, đặc biệt chú ý các lĩnh vực như dân số - kế hoạch hoá gia đình, dinh dưỡng, an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường... để mọi người dân chủ động trong việc phòng bệnh, xây dựng nếp sống vệ sinh, rèn luyện thân thể, hạn chế lối sống và những thói quen có hại cho sức khoẻ.
III. NỘI DUNG QUY HOẠCH:
1. Về tổ chức mạng lưới chăm sóc sức khoẻ nhân dân:
1.1. Tuyến tỉnh
a) Sở Y tế:
- Giai đoạn đến năm 2010, gồm: Văn phòng sở, Thanh tra sở, và 4 phòng chuyên môn như hiện tại.
- Giai đoạn 2011-2015 thành lập mới 02 phòng chuyên môn: Quản lý hành nghề y dược tư nhân và Quản lý khám chữa bệnh - Bảo hiểm Y tế.
b) Chi cục trực thuộc Sở: gồm 02 chi cục:
- Chi cục Dân số-KHHGĐ.
- Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
c) Các đơn vị sự nghiệp Y tế trên địa bàn tỉnh:
* Lĩnh vực Y tế dự phòng:
+ Giai đoạn đến năm 2010: gồm 10 đơn vị (như hiện nay):
+ Giai đoạn 2011-2015: Tiếp tục duy trì và nâng cao năng lực hoạt động cho 10 đơn vị đã có.
+ Giai đoạn 2016- 2020: Trên cơ sở xem xét tình hình thực tế về nhu cầu chăm sóc sức khoẻ nhân dân trên địa bàn và mô hình bệnh tật, có thể thành lập mới một số Trung tâm chuyên khoa: Nội tiết, Chăm sóc mắt… thực hiện sát nhập Trung tâm Phòng chống các bệnh xã hội vào Trung tâm Y tế dự phòng hoặc các khoa của Bệnh viện đa khoa trung tâm.
* Lĩnh vực khám chữa bệnh, phục hồi chức năng:
+ Giai đoạn đến năm 2010: Vẫn như hiện nay gồm 4 bệnh viện tuyến tỉnh với tổng số giường bệnh là 710. Thành lập trung tâm vận chuyển cấp cứu (tuyến tỉnh)
+ Giai đoạn 2011- 2015: Thành lập mới 02 bệnh viện: Bệnh viện Phụ sản (quy mô 100 giường bệnh); Bệnh viện Tâm thần (quy mô 50 giường bệnh). Số giường bệnh sẽ đạt là 1.130 giường bệnh.
+ Giai đoạn 2015- 2020: Tổng cộng gồm có 6 bệnh viện tuyến tỉnh với tổng số giường bệnh là: 1.150 giường.
* Lĩnh vực Dược và trang thiết bị Y tế tuyến tỉnh: bao gồm
+ Công ty cổ phần và các công ty TNHH dược và trang thiết bị y tế.
+ 01 Trung tâm y học cổ truyền và nuôi trồng và chế biến dược liệu.
+ 01 Trung tâm bảo dưỡng và sửa chữa trang thiết bị y tế.
* Lĩnh vực đào tạo: 01 trường Cao đẳng y tế có quy mô đào tạo 2000 sinh viên.
1.2. Tuyến huyện:
a) Phòng y tế: Có 11 phòng Y tế huyện, thành phố thuộc UBND huyện, thành phố.
b) Đơn vị sự nghiệp Y tế trên địa bàn huyện:
- Giai đoạn đến năm 2010: Mỗi huyện, thành phố có 03 đơn vị Y tế là:
+ Trung tâm Y tế huyện thực hiện chức năng khám chữa bệnh và y tế dự phòng.
+ Trung tâm Dân số-kế hoạch hoá gia đình (DS-KHHGĐ)
+ Trung tâm An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP)
- Giai đoạn 2011- 2015: Các đơn vị sự nghiệp y tế trên địa bàn huyện gồm 4 đơn vị: Trung tâm y tế Dự phòng, Trung tâm DS -KHHGĐ, Trung tâm ATVSTP và Bệnh viện đa khoa huyện (tách ra từ trung tâm y tế huyện). Nâng cấp phòng khám đa khoa khu vực (PKĐKKV) thành phố Lạng Sơn thành bệnh viện đa khoa Thành phố, thành lập Bệnh viện Đa khoa khu vực Đồng Đăng, thành lập mới PKĐKKV Na Dương trực thuộc Bệnh viện Đa khoa huyện Lộc Bình.
- Giai đoạn năm 2015-2020: Trên cơ sở tình hình thực tế và năng lực của các trạm y tế xã xem xét giảm bớt số PKĐKKV ở một số địa điểm cho phù hợp với yêu cầu chăm sóc sức khoẻ nhân dân và phát triển kinh tế xã hội.
1.3 Tuyến xã:
- Củng cố, nâng cấp 226 trạm y tế xã, phường, thị trấn.
- Mạng lưới y tế thôn bản: 100% thôn, bản, khối phố có nhân viên y tế thôn bản hoạt động và duy trì tỷ lệ này trong các năm tiếp theo.
- 100% trạm y tế có cán bộ chuyên trách Dân số-KHHGĐ và có cộng tác viên Dân số-KHHGĐ tại 100% thôn, bản, khối phố.
1.4. Cơ sở Y tế tại các doanh nghiệp, trường học:
- Đến năm 2010:
+ 60% các trường phổ thông có từ 1 – 2 nhân viên y tế, 80% các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp có trạm y tế; 40% các trường mẫu giáo/mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông có bảo hiểm Y tế (BHYT) học sinh và hoạt động y tế học đường theo các văn bản hướng dẫn liên Bộ Giáo dục - đào tạo và Bộ Y tế.
+ 70% các doanh nghiệp đóng trên địa bàn có từ 500 công nhân trở lên sẽ thành lập trạm y tế; 70% các doanh nghiệp có từ 200 đến dưới 500 công nhân sẽ thành lập tổ y tế.
- Đến năm 2015:
+ 80% các trường phổ thông có từ 1 – 2 nhân viên y tế, 90% các trường các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp có trạm y tế; 70% các trường mẫu giáo/mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông có BHYT học sinh và hoạt động y tế học đường theo các văn bản hướng dẫn liên Bộ Giáo dục- Đào tạo và Bộ Y tế.
+ 90% các doanh nghiệp đóng trên địa bàn có từ 500 công nhân trở lên sẽ thành lập trạm y tế; 90% các doanh nghiệp có từ 200 đến dưới 500 công nhân có tổ y tế.
- Đến năm 2020:
+ 100% các trường phổ thông có từ 1 – 2 nhân viên y tế, 100% các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp có trạm y tế; 100% các trường mẫu giáo/mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông có BHYT học sinh và hoạt động y tế học đường theo các văn bản liên Bộ Giáo dục- Đào tạo và Bộ Y tế.
+ 100% các doanh nghiệp đóng trên địa bàn có từ 500 công nhân trở lên có trạm y tế; 100% các doanh nghiệp có từ 200 đến dưới 500 công nhân có tổ y tế.
1.5. Các cơ sở y tế ngoài công lập:
Dự kiến có từ 1 – 2 bệnh viện ngoài công lập với khoảng 60 giường bệnh vào năm 2015, 140 – 150 giường bệnh vào năm 2020. Các phòng khám tư nhân, các cơ sở kinh doanh thuốc trên địa bàn đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn.
2. Nhân lực:
- Giai đoạn đến năm 2010: tỷ lệ bác sĩ đạt khoảng 8,5 bác sĩ/10.000 dân. Có 618 bác sĩ, 50 dược sĩ đại học và 1.730 cán bộ bao gồm nữ hộ sinh, kỹ thuật viên trung học trở lên, trong đó khoảng 4% có trình độ cao đẳng trở lên (chưa tính đến những biến động như một số có thể thuyên chuyển công tác, nghỉ hưu...)
- Giai đoạn 2011- 2015: có 720 bác sĩ, 75 dược sĩ đại học (DSĐH) và 2.520 điều dưỡng (10% cao đẳng trở lên ). Tỷ lệ điều dưỡng/bác sĩ đạt 3,5.
- Giai đoạn 2016 - 2020: có 828 bác sĩ, 100 DSĐH và 2.898 điều dưỡng (20% là cao đẳng trở lên).
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Sở Y tế là cơ quan chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, các cơ quan liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai và tổ chức kiểm tra việc thực hiện Quy hoạch; định kỳ tổng hợp kết quả báo cáo UBND tỉnh.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm bố trí và cân đối các nguồn lực đầu tư cho ngành y tế để thực hiện Quy hoạch theo đúng tiến độ; giám sát việc thực hiện Quy hoạch theo từng giai đoạn.
3. Sở Tài chính có trách nhiệm bảo đảm nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp cho ngành y tế theo kế hoạch 5 năm và hàng năm; phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Y tế cân đối ngân sách để thực hiện quy hoạch này, phù hợp với kế hoạch của UBND tỉnh.
4. Các Sở, ngành liên quan có trách nhiệm phối hợp với Sở Y tế, bố trí nguồn lực thực hiện Quy hoạch này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, Ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Lạng Sơn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
CHỦ TỊCH |
Nghị quyết 06/2009/NQ-HĐND về nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2010 Ban hành: 09/12/2009 | Cập nhật: 18/08/2014
Nghị quyết 06/2009/NQ-HĐND về chuyển các trường trung học phổ thông bán công thành trung học phổ thông công lập Ban hành: 28/07/2009 | Cập nhật: 22/07/2013
Nghị quyết 06/2009/NQ-HĐND về chính sách đối với quỹ đất nông nghiệp Ban hành: 31/07/2009 | Cập nhật: 06/07/2013
Nghị quyết 06/2009/NQ-HĐND thông qua đề án phát triển kinh tế - xã hội nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững huyện Vĩnh Thạnh, giai đoạn 2009 - 2020 Ban hành: 15/07/2009 | Cập nhật: 15/07/2013
Nghị quyết 06/2009/NQ-HĐND về thu phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Ban hành: 23/07/2009 | Cập nhật: 10/07/2012
Nghị quyết 06/2009/NQ-HĐND về chính sách phát triển kinh tế trang trại tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2010-2015 Ban hành: 10/07/2009 | Cập nhật: 06/05/2015
Nghị quyết 06/2009/NQ-HĐND qui hoạch phát triển sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ nhân dân tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020 Ban hành: 15/07/2009 | Cập nhật: 15/07/2013
Nghị quyết 06/2009/NQ-HĐND về Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí địa chính trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận do Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Thuận khóa VIII, kỳ họp thứ 17 ban hành Ban hành: 23/07/2009 | Cập nhật: 09/12/2009
Nghị quyết số 06/2009/NQ-HĐND về việc đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đào tạo và y tế Của Thành phố Hà Nội (giai đoạn 2009 - 2015) do Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành Ban hành: 17/07/2009 | Cập nhật: 17/08/2009
Nghị quyết số 06/2009/NQ-HĐND về việc điều chỉnh trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng cho đối tượng bảo trợ xã hội và tiền ăn cho đối tượng xã hội bị ốm đau nằm điều trị tại cơ sở y tế của các đơn vị sự nghiệp do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Lực lượng Thanh niên xung phong và Sở Y tế thành phố quản lý do Hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh khóa VII kỳ họp thứ 16 ban hành Ban hành: 09/07/2009 | Cập nhật: 05/08/2009
Nghị quyết 06/2009/NQ-HĐND phê duyệt Đề án “ Chính sách phát triển nguồn nhân lực y tế trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2009 - 2015” Ban hành: 17/07/2009 | Cập nhật: 13/08/2012
Nghị quyết 06/2009/NQ-HĐND thông qua kế hoạch tổng biên chế hành chính tỉnh Bạc Liêu năm 2010 Ban hành: 14/07/2009 | Cập nhật: 15/07/2013
Nghị quyết 06/2009/NQ-HĐND sửa đổi, bổ sung mức thu phí trông giữ xe đạp, xe gắn máy, ô tô và phí xây dựng Ban hành: 26/06/2009 | Cập nhật: 04/07/2014
Nghị quyết 06/2009/NQ-HĐND quy định lệ phí đăng ký cư trú trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp do Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Tháp khóa VII, kỳ họp thứ 12 ban hành Ban hành: 08/07/2009 | Cập nhật: 23/03/2010
Nghị quyết 06/2009/NQ-HĐND quy định chế độ dinh dưỡng đối với vận động viên, huấn luyện viên thể thao, tỉnh Sóc Trăng do Hội đồng nhân dân tỉnh Sóc Trăng khóa VII, kỳ họp thứ 16 ban hành Ban hành: 10/07/2009 | Cập nhật: 18/05/2010
Nghị quyết 06/2009/NQ-HĐND hỗ trợ đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, y tế từ ngân sách nhà nước do Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang khóa VII, kỳ họp thứ 14 ban hành Ban hành: 10/07/2009 | Cập nhật: 28/09/2012
Nghị quyết 06/2009/NQ-HĐND thông qua Đề án bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước cho người đang thuê theo Nghị định 61/CP do Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ngãi khóa X, kỳ họp thứ 19 ban hành Ban hành: 21/04/2009 | Cập nhật: 23/02/2011
Nghị quyết 06/2009/NQ-HĐND về quy định mức phụ cấp đối với cán bộ, công chức làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ở các sở, ban, ngành thuộc tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã Ban hành: 31/03/2009 | Cập nhật: 30/09/2015
Nghị quyết 06/2009/NQ-HĐND về mức phụ cấp đối với cán bộ không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và cán bộ thôn, bản, khu phố Ban hành: 24/04/2009 | Cập nhật: 17/07/2013
Nghị quyết 06/2009/NQ-HĐND sửa đổi Nghị quyết 05/2007/NQ-HĐND về bổ sung chủ trương, biện pháp tiếp tục thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn tỉnh Bến Tre đến năm 2020 Ban hành: 13/02/2009 | Cập nhật: 06/07/2013
Quyết định 153/2006/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 Ban hành: 30/06/2006 | Cập nhật: 15/07/2006