Quyết định 1626/QĐ-UBND phê duyệt nội dung và dự toán kinh phí kế hoạch thực hiện Chương trình chuyển giao, ứng dụng công nghệ sinh học tỉnh Bình Định năm 2013
Số hiệu: 1626/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bình Định Người ký: Trần Thị Thu Hà
Ngày ban hành: 21/06/2013 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Khoa học, công nghệ, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1626/QĐ-UBND

Bình Định, ngày 21 tháng 6 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT NỘI DUNG VÀ DỰ ĐOÁN KINH PHÍ KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH CHUYỂN GIAO, ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC TỈNH BÌNH ĐỊNH NĂM 2013

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Thông tư số 93/2006/TTLT/BTC-BKHCN ngày 04/10/2006 của Liên Bộ Tài chính - Khoa học và Công nghệ hướng dẫn chế độ khoán kinh phí của đề tài, dự án khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 183/2010/TTLT-BTC-BNN ngày 15/11/2010 của liên Bộ Tài chính - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cấp đối với hoạt động khuyến nông;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 398/TTr-SKHCN ngày 13/6/2013,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt nội dung và dự toán kinh phí kế hoạch thực hiện Chương trình chuyển giao, ứng dụng công nghệ sinh học tỉnh Bình Định năm 2013, cụ thể như sau:

1. Tên Dự án: Chương trình chuyển giao, ứng dụng công nghệ sinh học tỉnh Bình Định năm 2013.

2. Đơn vị thực hiện: Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN Bình Định.

3. Mục tiêu:

- Triển khai kỹ thuật trồng hoa Phong lan Hồ điệp cho xã Phước Thành, huyện Tuy Phước, và phường Nhơn Phú, thành phố Quy Nhơn, nhằm góp phần phát triển nghề trồng hoa hàng hóa, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ ngày càng cao của người dân, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.

Triển khai kỹ thuật ứng dụng chế phẩm phân giải Cellulose xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp làm phân bón hữu cơ tại chỗ; Mô hình trồng nấm Linh chi, nấm Sò, Mô hình ứng dụng chế phẩm vi sinh: Trichodemla trong thâm canh cây lạc nhằm nâng cao chất lượng nông sản giảm thiểu ô nhiễm môi trường nông thôn tại một số xã, huyện trong tỉnh Bình Định.

- Nghiên cứu nhân giống bằng công nghệ nuôi cấy mô một số dòng mai ưu trội được thị xã An Nhơn tuyển chọn để đáp ứng nhu cầu cây giống mai cảnh chất lượng cao của tỉnh.

4. Nội dung:

4.1. Triển khai kỹ thuật trồng hoa Phong lan Hồ điệp thâm canh:

- Tập huấn hướng dẫn kỹ thuật trồng hoa Phong lan Hồ điệp thâm canh cho nông dân.

- Hội thảo đầu bờ, tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm, tuyên truyền nhằm nhân rộng mô hình.

- Hỗ trợ giống và vật tư cho nông dân triển khai mô hình.

- Địa điểm: 2 huyện (xã Phước Thành, huyện Tuy Phước: 01 mô hình; phường Nhơn Phú, thành phố Quy Nhơn: 01 mô hình).

4.2. Triển khai kỹ thuật xử lý phế, phụ phẩm nông nghiệp làm phân bón hữu cơ tại chỗ bằng chế phẩm sinh học:

- Tập huấn hướng dẫn nông dân kỹ thuật thu gom và xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp làm phân bón hữu cơ tại chỗ bằng chế phẩm sinh học.

- Hỗ trợ giống và vật tư cho nông dân triển khai mô hình.

- Hội thảo đầu bờ, tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm, và tuyên truyền nhằm nhân rộng mô hình.

- Chế phẩm sinh học: Chế phẩm phân giải Cellulose.

- Địa điểm: Phường Nhơn Bình, thành phố Quy Nhơn: 02 mô hình.

4.3. Triển khai ứng dụng chế phẩm sinh học Trichoderma trên cây lạc:

- Hướng dẫn nông dân kỹ thuật ứng dụng chế phẩm vi sinh Trichoderma trong thâm canh cây lạc.

- Hỗ trợ vật tư và chế phẩm sinh học Trichoderma.

- Hội thảo đầu bờ, tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm và tuyên truyền nhằm nhân rộng mô hình.

- Chế phẩm sinh học: Chế phẩm vi sinh Trichoderma.

- Địa điểm: Phường Trần Quang Diệu, thành phố Quy Nhơn: 10 mô hình; xã Phước Mỹ, thành phố Quy Nhơn: 20 mô hình).

4.4. Triển khai mô hình trồng nấm:

a. Mô hình trồng nấm Linh chi

- Hướng dẫn nông dân kỹ thuật trồng nấm Linh chi.

- Hỗ trợ vật tư và giống nấm Linh chi.

- Hội thảo đầu bờ, tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm, và tuyên truyền nhằm nhân rộng mô hình.

- Địa điểm: 2 huyện (xã Nhơn An, thị xã An Nhơn: 02 mô hình; huyện Phù Cát: 01 mô hình).

b. Mô hình trồng nấm Sò

- Hướng dẫn nông dân kỹ thuật trồng nấm Sò.

- Hỗ trợ vật tư và giống năm Sò.

- Hội thảo đầu bờ, tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm và tuyên truyền nhằm nhân rộng mô hình.

- Địa điểm: 2 huyện (phường Nhơn Phú, thành phố Quy Nhơn: 01 mô hình; xã Nhơn An, thị xã An Nhơn: 01 mô hình).

4.5. Nhân giống một số dòng Mai vàng ưu trội được tuyển chọn bằng công nghệ nuôi cây mô:

- Chọn lọc một số dòng Mai vàng ưu trội để nhân giống bằng công nghệ nuôi cây mô.

- Xây dựng quy trình vào mẫu, quy trình tạo chồi con in-vitro, quy trình tạo cụm chồi.

- Dứt điểm: Phòng Công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật thuộc Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN Bình Định.

4.6. Tổ chức tham quan thực tế, học tập kinh nghiệm cho nông dân:

Tổ chức cho các hộ nông dân tham gia thực hiện mô hình và kỹ thuật viên cơ sở đến tham quan thực tế mô hình trồng hoa thương phẩm, mô hình sử sụng chế phẩm sinh học Trichoderma trên cây lạc, mô hình phân giải Cellulose, tại Trạm nghiên cứu thực nghiệm khoa học và công nghệ của Trung tâm để người nông dân có điều kiện giao lưu, học tập kinh nghiệm thực tiễn và có bước chuẩn bị cho triển khai mô hình sản xuất tại địa phương.

4.7. Thông tin tuyên truyền:

- In các tờ bướm kỹ thuật để phổ biến rộng rãi cho người nông dân tiếp cận trồng hoa thâm canh và ứng dụng các loại chế phẩm vi sinh mới trong sản xuất nông nghiệp.

- Quay phim, chụp ảnh đưa tin về kết quả chương trình chuyển giao, ứng dụng Công nghệ sinh học trên tạp chí Khoa học công nghệ, Đài Phát thanh truyền hình nhằm phổ biến rộng rãi và nhân rộng mô hình.

5. Thời gian thực hiện: Năm 2013.

6. Kinh phí thực hiện: 300.000.000 đồng (Ba trăm triệu đồng).

7. Nguồn kinh phí: Kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ năm 2013 đã giao dự toán cho Sở Khoa học và Công nghệ.

Điều 2. Giám đốc Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ Bình Định chịu trách nhiệm sử dụng kinh phí được phê duyệt tại Điều 1 đúng mục đích và thực hiện thanh quyết toán tài chính theo đúng quy định hiện hành.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở: Khoa học và Công nghệ, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Giám đốc Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ Bình Định; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.

 

 

KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Thị Thu Hà