Quyết định 1618/QĐ-UBND năm 2015 về Quy chế quản lý và sử dụng Con dấu xác thực chứng minh nguồn gốc sản phẩm thủ công mỹ nghệ sản xuất tại Quảng Nam
Số hiệu: | 1618/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Quảng Nam | Người ký: | Nguyễn Chín |
Ngày ban hành: | 07/05/2015 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Nông nghiệp, nông thôn, Trật tự an toàn xã hội, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1618/QĐ-UBND |
Quảng Nam, ngày 07 tháng 05 năm 2015 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21/5/2012 của Chính phủ về khuyến công;
Căn cứ Quyết định số 243/QĐ-UBND ngày 21/01/2015 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc phê duyệt Kế hoạch hoạt động dự án “Phát triển du lịch trách nhiệm và bền vững tại miền Trung Việt Nam, địa điểm thực hiện: Tỉnh Quảng Nam”;
Theo đề nghị của Sở Công Thương tại Tờ trình số 422/TTr-SCT ngày 22/4/2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý và sử dụng “Con dấu xác thực” chứng minh nguồn gốc sản phẩm thủ công mỹ nghệ sản xuất tại Quảng Nam.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Công Thương, Nội vụ, Khoa học và Công nghệ, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lao động - Thương binh và Xã hội; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG “CON DẤU XÁC THỰC” CHỨNG MINH NGUỒN GỐC SẢN PHẨM THỦ CÔNG MỸ NGHỆ SẢN XUẤT TẠI QUẢNG NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1618/QĐ-UBND ngày 07/5/2015 của UBND tỉnh)
1. Quản lý và khai thác có hiệu quả “Con dấu xác thực”, so sánh và phân biệt sản phẩm thủ công mỹ nghệ (viết tắt là TCMN) có nguồn gốc từ Quảng Nam với các sản phẩm thủ công mỹ nghệ khác không có nguồn gốc tại Quảng Nam
2. Thúc đẩy phát triển ngành thủ công mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và bảo tồn các giá trị văn hóa địa phương.
Điều 2. Phạm vi và đối tượng áp dụng.
1. Phạm vi sử dụng: Trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
2. Đối tượng áp dụng: Quy chế này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế sản xuất các sản phẩm TCMN trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Trong Quy chế này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
1. “Con dấu xác thực” được đề cập trong Quy chế này là chứng nhận áp dụng cho các sản phẩm TCMN sản xuất trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
2. Quyền sử dụng “Con dấu xác thực” cho sản phẩm TCMN là quyền được thực hiện các hành vi sau:
a) Gắn “Con dấu xác thực” được bảo hộ lên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh.
b) Lưu thông, tàng trữ, chào bán, quảng cáo nhằm, để bán hàng hóa có mang Con dấu xác thực
3. Tổ chức, cá nhân sản xuất là doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, Hiệp hội nghề nghiệp liên quan, hộ sản xuất thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, đáp ứng điều kiện, phù hợp với quy định của Quy chế này.
4. Giấy chứng nhận việc đăng ký quyền sử dụng “Con dấu xác thực” do cơ quan quản lý “Con dấu xác thực” cấp cho các tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm TCMN trên địa bàn tỉnh Quảng Nam khi đáp ứng các tiêu chí (đã được ban hành) tại Quyết định số /QĐ-UBND ngày /5/2015 và các điều kiện theo quy định tại Quy chế này.
5. Hàng TCMN bao gồm: Các mặt hàng sản xuất thủ công, có tính nghệ thuật, mỹ thuật sử dụng làm quà lưu niệm và cũng có thể được sử dụng để trang trí nội thất.
Được chia thành các nhóm sau:
- Nhóm thủ công mỹ nghệ sản xuất từ các loại vật liệu như: mây, tre, lá, cói, lục bình, gốm, đá, gang, nhôm, đồng, thổ cẩm, tơ lụa, dây nhựa…
- Nhóm thủ công mỹ nghệ sản xuất từ các loại vật liệu như: Nông sản, lâm sản, thủy sản nói chung.
Điều 4. Điều kiện để được sử dụng Con dấu xác thực
Tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm TCMN trên địa bàn tỉnh Quảng Nam được sử dụng “Con dấu xác thực” (Con dấu xác thực được cơ quan quản lý con dấu tổ chức sản xuất và phát hành theo mẫu đã được quy định) nếu đáp ứng các điều kiện sau:
1. Có hoạt động sản xuất sản phẩm TCMN trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
2. Sản phẩm mang “Con dấu xác thực” phải đáp ứng các tiêu chí quy định (tiêu chí đã được ban hành).
3. Đáp ứng đầy đủ các điều kiện về sản phẩm mang “Con dấu xác thực” theo quy định tại Quy chế này.
4. Cam kết thực hiện Quy chế quản lý và sử dụng “Con dấu xác thực”, có trách nhiệm gìn giữ và nâng cao giá trị, hình ảnh của “Con dấu xác thực”.
5. Nộp phí cấp và sử dụng “Con dấu xác thực” theo quy định.
6. Được cơ quan quản lý “Con dấu xác thực” cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng “Con dấu xác thực”.
Điều 5. Chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lý “Con dấu xác thực”.
Hiệp hội Thủ công mỹ nghệ Quảng Nam là cơ quan sở hữu và quản lý “Con dấu xác thực” có nhiệm vụ:
1. Tiến hành các thủ tục liên quan đến việc bổ sung, sửa đổi, gia hạn hiệu lực của Quy chế quản lý, sử dụng “Con dấu xác thực”.
2. Quản lý, kiểm soát việc sử dụng và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng Con dấu xác thực theo quy định tại Quy chế này.
3. Kiểm tra và tổ chức đánh giá các sản phẩm theo tiêu chí quy định đối với các sản phẩm đăng ký xin cấp “Con dấu xác thực” và các sản phẩm đã được cấp “Con dấu xác thực”
4. Cấp và thu hồi Giấy chứng nhận sử dụng “Con dấu xác thực” đối với các tổ chức, cá nhân liên quan.
5. Kiểm tra và giám sát việc chấp hành của các tổ chức, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng “Con dấu xác thực” theo các tiêu chí đã được ban hành và các điều kiện quy định tại Quy chế này; phát hiện và đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý theo pháp luật các hành vi, vi phạm quy định về sử dụng Con dấu.
Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của cơ quan quản lý “Con dấu xác thực”
Cơ quan quản lý “Con dấu xác thực” có quyền và nghĩa vụ sau:
1. Kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc sử dụng “Con dấu xác thực” của các tổ chức, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận sử dụng theo quy định.
2. Đình chỉ có thời hạn 06 tháng hoặc 01 năm kể từ ngày đình chỉ, hoặc thu hồi vĩnh viễn việc sử dụng “Con dấu xác thực” đối với các tổ chức, cá nhân trong các trường hợp: Tổ chức, cá nhân không đáp ứng đủ các tiêu chí sử dụng ”Con dấu xác thực” hoặc vi phạm các quy định về nghĩa vụ sử dụng “Con dấu xác thực” nêu tại Quy chế này.
3. Đề nghị các cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật khi phát hiện có hành vi xâm phạm quyền sử dụng đối với “Con dấu xác thực” để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận.
4. Có trách nhiệm phổ biến và cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết và liên quan đến “Con dấu xác thực” cho cơ sở sản xuất có sản phẩm được sử dụng con dấu xác thực; tổ chức các hoạt động quảng bá, phát triển và nâng cao uy tín của “Con dấu xác thực” trong và ngoài nước.
Điều 7. Kiểm soát vi phạm của các sản phẩm mang “Con dấu xác thực”.
1. Định kỳ Cơ quan quản lý “Con dấu xác thực” sẽ kiểm tra việc sử dụng “Con dấu xác thực” của các tổ chức, cá nhân. Việc kiểm tra, đánh giá định kỳ đối với một tổ chức, cá nhân không được vượt quá 02 lần trong năm.
2. Trong trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ về vi phạm của sản phẩm mang “Con dấu xác thực”, cơ quan quản lý “Con dấu xác thực” có quyền đột xuất yêu cầu tổ chức, cá nhân cung cấp sản phẩm mẫu để kiểm tra.
Điều 8. Giấy chứng nhận quyền sử dụng “Con dấu xác thực”
1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng “Con dấu xác thực” bao gồm nội dung sau:
- Tên, địa chỉ của tổ chức và cá nhân được cấp Giấy chứng nhận;
- Điện thoại, fax, email (nếu có);
- Danh mục các loại sản phẩm được cấp;
- Thời hạn sử dụng Giấy chứng nhận;
- Quyền lợi và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận;
- Ký và đóng dấu của cơ quan quản lý “Con dấu xác thực” .
2. Giấy chứng nhận quyền sử dụng “Con dấu xác thực” được làm thành 01 bản chính trao cho tổ chức, cá nhân nộp đơn đề nghị. Cơ quan quản lý “Con dấu xác thực” có trách nhiệm mở sổ theo dõi việc cấp và thu hồi Giấy chứng nhận.
3. Giấy chứng nhận quyền sử dụng “Con dấu xác thực” có thời hạn 03 năm.
4. Gia hạn, cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng “Con dấu xác thực” .
Sản phẩm đã được cấp Giấy chứng nhận nhưng trong quá trình sử dụng có vi phạm và bị thu hồi quyền sử dụng thì phải sau thời gian hết hạn đình chỉ mới đuợc xét cấp và thủ tục đề nghị cấp lại được lập đầy đủ như lần đầu.
Điều 9. Quyền lợi và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân sử dụng “Con dấu xác thực”
1. Tất cả các tổ chức, cá nhân sử dụng “Con dấu xác thực” hoàn toàn bình đẳng về quyền, lợi ích cũng như nghĩa vụ liên quan.
2. Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận sử dụng “Con dấu xác thực” đều có quyền:
- Gắn “Con dấu xác thực” trên bao bì cho loại sản phẩm (đã được cấp Giấy chứng nhận sử dụng con dấu xác thực) do mình sản xuất.
- Có quyền khai thác, sử dụng và hưởng các lợi ích kinh tế phát sinh từ “Con dấu xác thực”.
- Được Nhà nước bảo hộ quyền sử dụng hợp pháp “Con dấu xác thực”, được tham gia các chương trình quảng bá, phát triển “Con dấu xác thực” trên các phương tiện truyền thông.
- Đóng góp ý kiến trong việc xây dựng uy tín cho “Con dấu xác thực”.
- “Con dấu xác thực” có thể được sử dụng kèm với nhãn hiệu riêng của tổ chức, cá nhân (nếu có).
3. Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận sử dụng “Con dấu xác thực” có trách nhiệm:
- Sử dụng “Con dấu xác thực” cho các sản phẩm đúng mẫu đã đăng ký gồm cả tên nhãn hiệu và hình ảnh Logo.
- Sử dụng “Con dấu xác thực” cho các sản phẩm TCMN đạt các tiêu chí theo quy định.
- Đóng chi phí để thực hiện các thủ tục cấp giấy chứng nhận.
4. Không được tự ý chuyển giao quyền sử dụng “Con dấu xác thực” dưới bất kỳ hình thức nào.
5. Nghiêm cấm mọi hành vi sử dụng, hình thức sử dụng có hoặc không có “Con dấu xác thực” gây ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của “Con dấu xác thực” hoặc lạm dụng “Con dấu xác thực” gây nhầm lẫn cho khách hàng.
6. Khi các tổ chức, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận sử dụng “Con dấu xác thực” không còn nhu cầu sử dụng “Con dấu xác thực” có trách nhiệm thông báo đến Cơ quan quản lý “Con dấu xác thực” để làm các thủ tục thu hồi Giấy chứng nhận.
7. Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận sử dụng “Con dấu xác thực” có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quy định nêu tại Quy chế này nhằm phát triển giá trị tài sản trí tuệ của sản phẩm TCMN mang ”Con dấu xác thực”.
Trong quá trình sử dụng “Con dấu xác thực” tổ chức, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận sử dụng phải thực hiện nghiêm chỉnh chế độ báo cáo định kỳ 06 tháng một lần vào trung tuần của tháng tiếp theo.
Điều 11. Các hành vi vi phạm Quy chế quản lý và sử dụng “Con dấu xác thực”
1. Sử dụng “Con dấu xác thực” cho các loại sản phẩm mà chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng.
2. Sử dụng “Con dấu xác thực” được cấp cho sản phẩm TCMN của các tổ chức, cá nhân khác.
3. Sản phẩm không đáp ứng đầy đủ các tiêu chí của sản phẩm mang ”Con dấu xác thực”.
4. Sử dụng bất kỳ dấu hiệu nào trùng hoặc tương tự với “Con dấu xác thực” đã được UBND tỉnh Quyết định ban hành, làm cho người tiêu dùng hiểu sai sản phẩm TCMN của tỉnh Quảng Nam.
5. Chuyển giao giấy chứng nhận dưới bất kỳ hình thức nào.
6. Có các hành vi làm ảnh hưởng đến uy tín, danh tiếng của “Con dấu xác thực”.
Điều 12. Giải quyết tranh chấp nội bộ và xử lý vi phạm
1. Giải quyết tranh chấp nội bộ: Nếu có sự tranh chấp, bất đồng hoặc khiếu nại phát sinh liên quan đến “Con dấu xác thực” giữa các cơ sở sản xuất đăng ký sử dụng “Con dấu xác thực” đều được giải quyết thông qua thoả thuận thiện chí giữa các cơ sở. Cơ quan quản lý ”Con dấu xác thực” có quyền ra quyết định cuối cùng trong việc giải quyết các tranh chấp.
2. Xử lý vi phạm:
- Bất kỳ tổ chức, cá nhân nào phát hiện hành vi xâm phạm quyền sử dụng đối với “Con dấu xác thực” đều có quyền yêu cầu cơ quan quản lý “Con dấu xác thực” xử lý.
- Cơ quan quản lý “Con dấu xác thực” có trách nhiệm theo dõi và xử lý các trường hợp sai phạm theo thẩm quyền hoặc kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm theo quy định của pháp luật.
QUY TRÌNH CẤP VÀ THU HỒI QUYỀN SỬ DỤNG “CON DẤU XÁC THỰC”
Điều 13. Hồ sơ xin cấp phép sử dụng “Con dấu xác thực”
Các tổ chức, cá nhân gửi về cơ quan quản lý ”Con dấu xác thực” 01 bộ hồ sơ xin cấp phép sử dụng, bao gồm:
1. Đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng “Con dấu xác thực” theo mẫu quy định (Mẫu đơn xem phụ lục kèm theo).
2. Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Quyết định thành lập (nếu là tổ chức), hoặc Giấy chứng nhận thành lập của cơ sở sản xuất (nếu là cơ sở, cá nhân).
3. Mẫu sản phẩm đăng ký cấp “Con dấu xác thực” hoặc 03 tấm ảnh màu với các góc độ khác nhau cỡ tối thiểu 10x15
Điều 14. Quy trình cấp quyền sử dụng “Con dấu xác thực”
1. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tổ chức, cá nhân đề nghị để cấp phép sử dụng nộp hồ sơ cho cơ quan quản lý “Con dấu xác thực”.
Bước 2: Cơ quan quản lý “Con dấu xác thực” tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ và yêu cầu, bổ sung, hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ.
Bước 3: Tiến hành kiểm tra, thẩm định và cấp chứng nhận.
Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn đề nghị của các tổ chức, cá nhân, cơ quan quản lý “Con dấu xác thực” phải tiến hành kiểm tra thực tế hoạt động sản xuất và kinh doanh của tổ chức, cá nhân yêu cầu và đánh giá theo các tiêu chí đã quy định.
Bước 4: Trả kết quả thực hiện tại Cơ quan quản lý “Con dấu xác thực”.
2. Cách thức thực hiện: Hồ sơ được nộp trực tiếp tại trụ sở cơ quan quản lý “Con dấu xác thực”.
3. Kết quả thực hiện: Giấy chứng nhận.
Điều 15. Thời gian giải quyết cấp phép sử dụng Con dấu xác thực
1. Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan quản lý có văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung.
2. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày kiểm tra, cơ quan quản lý tiến hành thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng “Con dấu xác thực” cho tổ chức, cá nhân yêu cầu. Trường hợp tổ chức, cá nhân không đáp ứng được điều kiện theo quy định, cơ quan quản lý sẽ có văn bản trả lời từ chối cấp phép và nêu rõ lý do.
Điều 16. Chi phí cấp giấy chứng nhận và duy trì sử dụng “Con dấu xác thực”
1. Chi phí cấp Giấy chứng nhận sử dụng “Con dấu xác thực”; chi phí duy trì sử dụng và chi phí kiểm tra định kỳ hay đột xuất trong quá trình sử dụng Con dấu do cơ quan quản lý “Con dấu xác thực” đề xuất trên cơ sở thực tế và được sự chấp thuận của Sở Công Thương.
2. Trường hợp Giấy chứng nhận hết hạn mà không vi phạm Quy chế trong quá trình sử dụng thì tổ chức, cá nhân làm đơn xin gia hạn và cơ quan quản lý “Con dấu xác thực” tiến hành thủ tục gia hạn.
Điều 17. Thu hồi giấy phép sử dụng Con dấu xác thực.
1. Trường hợp cơ quan quản lý “Con dấu xác thực” tổ chức kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất các tổ chức, cá nhân được cấp quyền sử dụng “Con dấu xác thực” nhưng các điều kiện sử dụng không đáp ứng theo quy định trong Quy chế, hoặc trong quá trình sử dụng, tổ chức cá nhân vi phạm về điều kiện sử dụng Con dấu thì cơ quan quản lý Con dấu ra quyết định xử lý hoặc thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng “Con dấu xác thực”.
2. Trong thời hạn mười lăm (15) ngày, kể từ ngày có quyết định thu hồi Giấy chứng nhận sử dụng “Con dấu xác thực”, cơ quan quản lý, cơ sở sản xuất có trách nhiệm nộp và thu hồi Giấy chứng nhận sử dụng Con dấu.
Trong quá trình thực hiện quy chế này, nếu có khó khăn vướng mắc, các tổ chức và cá nhân liên quan phản ánh về cơ quan quản lý “Con dấu xác thực” để tổng hợp báo cáo Sở Công Thương, trình UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung phù hợp theo thực tế.
Giao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức công bố, quảng bá “Con dấu xác thực” và hướng dẫn các tổ chức, cá nhân liên quan triển khai thực hiện quy chế này./.
TỜ KHAI ĐĂNG KÝ SỬ DỤNG “CON DẤU XÁC THỰC” Kính gửi: Tên tổ chức ....(Cơ quan quản lý “Con dấu xác thực”: Hiệp Hội thủ công mỹ nghệ Quảng Nam) Chủ đơn dưới đây đề nghị _____________________ xem xét đơn đăng ký sử dụng “Con dấu xác thực” xác nhận sản phẩm thủ công mỹ nghệ sản xuất tại Quảng Nam để đính kèm vào các sản phẩm đạt tiêu chí. |
Ngày nhận đơn (Dành cho cán bộ nhận đơn) |
1. TÊN SẢN PHẨM ĐĂNG KÝ “CON DẤU XÁC THỰC” Ví dụ: Sản phẩm Đồng Phước Kiều, Điện Phương Điện Bàn
|
|
2. CHỦ ĐƠN (Các tổ chức, cá nhân yêu cầu đăng ký “Con dấu xác thực”) Tên: Địa chỉ: Điện thoại: Fax: Email: Thành viên của ______________________________ (tổ chức có liên quan như Hiệp hội Thủ công mỹ nghệ Quảng Nam) □ Có □ Không |
|
3. ĐẠI DIỆN CỦA CHỦ ĐƠN □ Là người đại diện theo pháp luật của chủ đơn □ Là người khác được ủy quyền của chủ đơn Tên đầy đủ: Địa chỉ: Điện thoại: Fax: Email: |
|
4. CHỦ ĐƠN/ĐẠI DIỆN CỦA CHỦ ĐƠN KÝ TÊN
|
5. CÁC TÀI LIỆU CÓ TRONG ĐƠN Tài liệu tối thiểu: □ Tờ khai, gồm ..... trang ..... (có danh mục và phân nhóm hàng hóa, dịch vụ mang Con dấu xác thực). □ Sản phẩm gắn Con dấu xác thực gồm .... sản phẩm |
KIỂM TRA DANH MỤC TÀI LIỆU (Dành cho cán bộ nhận đơn)
|
||
6. SẢN PHẨM XIN ĐĂNG KÝ “CON DẤU XÁC THỰC” DƯỚI ĐÂY: Loại sản phẩm: ___________________tỷ lệ sản xuất bằng thủ công (%)_______________ Nguồn gốc loại nguyên liệu được sử dụng trong sản xuất sản phẩm (nêu cụ thể chủng loại và nguồn gốc sản xuất): ________________________________ Nguồn nguyên liệu: _________________________tỷ lệ nguyên liệu tại Quảng Nam (%)____ …………………………………………………………….. Số lượng người sản xuất: ______________________bao gồm: ____Người có nơi sinh tại Quảng Nam Địa chỉ nơi sản xuất:
7. CAM KẾT CỦA CHỦ ĐƠN Tôi cam đoan mọi lời khai trong đơn là đúng sự thật. Khai tại:.................................., ngày....... tháng ....... năm 20..
|