Quyết định 160/QĐ-UBND phê duyệt danh mục nhiệm vụ nghiên cứu và triển khai cấp tỉnh thực hiện từ năm 2015
Số hiệu: 160/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Gia Lai Người ký: Phạm Thế Dũng
Ngày ban hành: 13/02/2015 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Khoa học, công nghệ, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH GIA LAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 160/QĐ-UBND

Gia Lai, ngày 13 tháng 02 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC phê duyỆt Danh mỤc nhiỆm vỤ nghiên cỨu và triỂn khai cẤp tỈnh thỰc hiỆn tỪ năm 2015

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27/01/2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật khoa học và công nghệ;

Căn cứ Quyết định số 10/2007/QĐ-UBND ngày 05/02/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành quy định về quản lý hoạt động nghiên cứu và áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ trên địa bàn tỉnh;

Trên cơ sở xem xét kết quả làm việc của các Hội đồng khoa học công nghệ chuyên ngành do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập để tư vấn xác định nhiệm vụ nghiên cứu và triển khai năm 2015;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 13/TTr-SKHCN ngày 30/01/2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Phê duyệt danh mục nhiệm vụ nghiên cứu và triển khai cấp tỉnh thực hiện từ năm 2015 của tỉnh Gia Lai, gồm 06 nhiệm vụ (có danh mục kèm theo Quyết định này).

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Khoa học và Công nghệ, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị chủ trì được giao nhiệm vụ và cá nhân đăng ký Chủ nhiệm đề tài, dự án chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 2;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Đ/c CVP, các PCVP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, KTTH, VHXH.

CHỦ TỊCH




Phạm Thế Dũng

 

DANH MỤC

NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU VÀ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN TỪ NĂM 2015
(Kèm theo Quyết định số: 160/QĐ-UBND ngày 13/02/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai)

Stt

Tên đề nhiệm vụ

Đơn vị đ xuất

Mục tiêu

Sản phẩm

Thời gian thực hiện

Kinh phí

Hình thức giao

1

Nghiên cứu sử dụng tuyến trùng để đánh giá chất lượng đất trồng hồ tiêu và đề xuất các giải pháp quản lý môi trường đất nhằm hạn chế dịch bệnh, đảm bảo được hệ sinh thái đất trong phát triển bền vững vùng trồng hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

- Trường Đại học Nông Lâm tp.HCM.

- PGS.TS Lê Quốc Tuấn.

Xác định sự đa dạng của quần xã tuyến trùng trong hệ sinh thái đất chuyên canh trồng hồ tiêu và đề xuất tuyến trùng làm chỉ thị đánh giá môi trường đất.

- Điều tra, khảo sát và thu thập các mẫu đất và mẫu rễ hồ tiêu chuyên canh thuộc địa bàn tỉnh Gia Lai.

- Xác định các tính chất lý hóa của đất theo độ sâu (0 - 10 cm; 10 - 20 cm) và theo mùa (mưa/khô): (1) Phân tích các yếu tố lý học (pH, độ ẩm); (2) Đánh giá thành phần cơ giới (cấp độ hạt) của đất; (3) Phân tích các yếu tố dinh dưỡng (hàm Iuợng nitơ, phốt pho, chất hữu cơ).

- Xác định khu hệ tuyến trùng trong đất trồng hồ tiêu: (1) Tách và bảo quản tuyến trùng phân lập được; (2) Xử lý, lên tiêu bản và định loài tuyến trùng.

- Đánh giá chất lượng môi trường đất trồng hồ tiêu dựa vào việc thiết lập mô hình tam giác sinh thái cũng như các chỉ số đa dạng (d) và hệ số diễn thế quần xã (MI, c - p).

- Xác định mối tương quan giữa yếu tố hóa học và sinh học, trên cơ sở đó đề xuất tuyến trùng làm sinh vật chỉ thị đánh giá môi trường đất.

- Đề xuất các giải pháp quản lý chất lượng đất trồng hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Gia Lai theo định hướng phát triển bền vững.

- Chất lượng đất và quần thể tuyến trùng trong vùng trồng hồ tiêu của tỉnh Gia Lai (bao gồm các huyện: Chư Sê; Chư Pưh; Chư Prông,...)

- Đánh giá mối tương quan giữa tuyến trùng, môi trường đất và hồ tiêu trong vùng nghiên cứu.

- Giải pháp quản lý môi trường đất, phân vùng chất lượng đất để phục vụ phát triển hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

- Đề xuất mô hình phát triển bền vững, tăng năng suất hồ tiêu nhưng vẫn bảo vệ môi trường đất hiệu quả.

- Báo cáo khoa học tổng kết đề tài kèm theo các báo cáo chuyên đề.

- Hướng dẫn 02 học viên cao học.

2015-2016

640/750

Trực tiếp

2

Bảo tồn và phát huy giá trị tượng gỗ dân tộc Bahnar, Jrai trên địa bàn Gia Lai

- Bo tàng tỉnh Gia Lai.

- Th.s Hoàng Thị Thanh Hương.

- Sưu tầm, phân loại tượng gỗ trong cộng đồng 2 dân tộc Bahnar, Jrai tại 17 huyện, thị của tỉnh Gia Lai. Kiểm kê, đánh giá thực trạng kho tàng tượng gỗ dân gian và lực lượng nghệ nhân trên toàn tỉnh.

- Xây dựng mô hình tượng gỗ Bahnar, Jrai tại Bảo tàng tỉnh.

- Đề xuất một số giải pháp có tính khả thi để các cơ quan chức năng từ trung ương đến địa phương có cơ sở khoa học đề ra các chủ trương, chính sách bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc trong quá trình giao lưu và hội nhập quốc tế hiện nay.

- Báo cáo kết quả nghiên cứu 05-07 Báo cáo chuyên đề

- Mô hình tượng gỗ Bahnar, Jrai

- 150 - 200 Ảnh tư liệu

- 04 Đĩa CD

- 02 Bài báo đăng trên Tạp chí KH.CN&MT Gia Lai và Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật.

- 01 Phóng sự phát trên Đài Phát thanh Truyền hình Gia Lai.

2015-2016

760

Trực tiếp

3

Lịch sử, văn hóa quê hương An Khê, Gia Lai

- UBND thị xã An Khê.

- CN. Nguyễn Hùng Vỹ

Giới thiệu rộng rãi với các địa phương và đồng bào dân tộc trong tỉnh về lịch sử, truyền thống và những nét văn hóa của một vùng đất lịch sử, đồng thời nhằm giáo dục truyền thống cho các thế hệ tương lai, tự hào về quê hương An Khê, làm nền tảng cho ý chí, khát vọng xây dựng vùng đất phía đông Gia Lai giàu đẹp, văn minh trong thời kỳ Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước.

Báo cáo kết quả nghiên cứu

Hình ảnh từ 500 đến 600 trang, số lượng phát hành từ 2.000 đến 2.500 tập.

2015-2016

400/550

Trực tiếp

4

Bảo tồn và phát huy giá trị sử thi của tộc người Bahnah ở Gia Lai qua hình thức truyện tranh

- Hội Văn học Nghệ thuật Gia Lai.

- Th.s Nguyễn Thị Thu Loan.

- Dùng hình thức truyện tranh đem lại hiệu quả cao trong việc tiếp nhận, bảo tồn và phát triển văn hóa dân gian cho nhiều thế hệ của người dân tộc thiểu số tại Gia Lai

- Tạo điều kiện thuận lợi để độc giả trong cả nước biết đến sử thi tiêu biểu của tộc người Bahnar ở Gia Lai.

- Tăng thêm niềm tự hào dân tộc và ý thúc giữ gìn, bảo tồn văn hóa tinh thần của dân tộc.

- Có thêm những sản phẩm văn hóa góp phần làm phong phú đời sống tinh thần của nhân dân trong tỉnh.

10 bản thảo tập truyện tranh có chất lượng phong phú về nội dung và hình thức có thể dùng để tái bản, chuyển giao, liên kết với cơ quan, đơn vị xuất bản.

2015-2016

350

Giao trực tiếp

5

Nghiên cứu ứng dụng tế bào gốc tự thân trong điều trị thương tổn tủy do chấn thương và di chứng thương tổn não tại tỉnh Gia Lai

- Bệnh viện đa khoa tỉnh Gia Lai.

- TS. Bs Phạm Tỵ

- Nghiên cứu ứng dụng tế bào gốc tự thân điều trị thương tổn tủy do chấn thương.

- Nghiên cứu ứng dụng tế bào gốc tự thân trong điều trị di chứng thương tổn não do chấn thương hoặc bệnh lý.

- Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài.

- Đánh giá kết quả điều trị bằng tế bào gốc tự thân đối với thương tổn do chấn thương và di chứng mạn tính do thương tổn não, từ đó làm cơ sở cho việc vận dụng rộng rãi.

- Các bài báo khoa học, đĩa CD.

2015-2016

1.000

 

6

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ngành Tiêu Gia Lai

- Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Gia Lai.

- Th.s Hồ Phước Thành

- Tổng kết thực trạng phát triển ngành tiêu Gia Lai;

- Định lượng các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư cây tiêu.

- Khuyến nghị các giải pháp phát triển bền vững ngành tiêu Gia Lai.

- Sản phẩm đề tài là cơ sở cho các nhà hoạch định chính sách, doanh nghiệp, người dân,...có giải pháp thích hợp phát triển ngành tiêu bền vững trong thời gian tới theo đề án tái cơ cấu kinh tế, đặc biệt là tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

- Báo cáo nghiên cứu đề tài và bộ đĩa CD (dữ liệu hóa)

2015

400

Trực tiếp

Tổng cộng trong Danh mục này có 06 nhiệm vụ, với tổng kinh phí dự kiến thực hiện: 3,81 tỷ đồng. Trong đó, nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học phân bổ cho 06 nhiệm vụ khoảng 3,5 tỷ đồng./.