Quyết định 16/2017/QĐ-UBND quy định thực hiện điểm b, Khoản 3, Điều 6 Quyết định 50/2014/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ, giai đoạn 2017-2020 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
Số hiệu: 16/2017/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Đắk Nông Người ký: Trương Thanh Tùng
Ngày ban hành: 07/08/2017 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Nông nghiệp, nông thôn, Tài chính, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK NÔNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 16/2017/QĐ-UBND

Đắk Nông, ngày 07 tháng 8 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH CHI TIẾT THỰC HIỆN ĐIỂM B, KHOẢN 3, ĐIỀU 6 QUYẾT ĐỊNH SỐ 50/2014/QĐ-TTG NGÀY 04 THÁNG 9 NĂM 2014 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI NÔNG HỘ, GIAI ĐOẠN 2017-2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK NÔNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04 tháng 9 năm 2014 của Thtướng Chính phủ về chính sách htrợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015 - 2020;

Căn cứ Thông tư số 14/2014/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 4 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Danh mục ging vật nuôi cao sản;

Căn cứ Thông tư số 09/2015/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 3 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn thực hiện đim a, Khon 1, Điều 6 Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04 tháng 9 năm 2014 của Thtướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015-2020;

Căn cứ Thông tư số 205/2015/TT-BTC ngày 23 tháng 12 năm 2015 của Bộ Tài chính quy định về cơ chế tài chính thực hiện Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04 tháng 9 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách htrợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015-2020;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 165/TTr-SNN ngày 10 tháng 7 năm 2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định chi tiết thực hiện điểm b, Khoản 3, Điều 6 Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04 tháng 9 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ, giai đoạn 2017-2020 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Thông tin và Truyền thông, Tư pháp; Giám đốc Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh; Tổng biên tập Báo Đắk Nông; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòn
g Chính phủ;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Các thành viên UBND tỉnh;

- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Ủy ban Mặt trận tquốc Việt Nam;
- Công báo tỉnh;
- C
ng thông tin điện tử tnh;
- Chi cục Văn thư - Lưu trữ tỉnh;

- Lưu: VT. TH, NN (Ho).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Trương Thanh Tùng

 

QUY ĐỊNH

CHI TIẾT THỰC HIỆN ĐIỂM B, KHOẢN 3, ĐIỀU 6 QUYẾT ĐỊNH SỐ 50/2014/QĐ-TTG NGÀY 04 THÁNG 9 NĂM 2014 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI NÔNG HỘ, GIAI ĐOẠN 2017-2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG
(Ban hành kèm theo Quyết định s16/2017/QĐ-UBND ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đk Nông)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Quy định này quy định chi tiết một số nội dung về mức hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2017-2020 trên địa bàn tỉnh Đk Nông, gm: Loại tinh, mức hỗ trợ liều tinh và đơn giá liều tinh phối giống nhân tạo cho lợn; loại tinh, mức hỗ trợ liều tinh, đơn giá và định mức vật tư phối giống nhân tạo cho trâu, bò; loại giống, số lượng và mức hỗ trợ cho các hộ chăn nuôi mua con ging; đơn giá và mức hỗ trợ cho các hộ chăn nuôi xây dựng công trình khí sinh học, làm đệm lót sinh học; slượng người, đơn giá và mức hỗ trợ kinh phí đào tạo, tập huấn về kỹ thuật phối giống nhân tạo gia súc; loại bình, đơn giá và mức hỗ trợ bình chứa Nitơ lỏng cho người làm dịch vụ phối giống nhân tạo gia súc.

2. Đối với những nội dung khác có liên quan đến việc hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017-2020 thực hiện theo quy định tại Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04 tháng 9 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015-2020; Thông tư số 09/2015/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 3 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn thực hiện điểm a, Khoản 1, Điều 6 Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ; Thông tư s205/2015/TT-BTC ngày 23 tháng 12 năm 2015 của Bộ Tài chính quy định về cơ chế tài chính thực hiện Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg và các văn bản pháp luật hiện hành có liên quan.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Các hộ gia đình trực tiếp chăn nuôi lợn, trâu, bò, gia cầm, trừ các hộ chăn nuôi gia công cho các doanh nghiệp (sau đây gọi là hộ chăn nuôi).

2. Người làm dịch vụ phối giống nhân tạo gia súc.

3. Các cơ quan, tổ chức và các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi, vật tư chăn nuôi được chỉ định cung cấp liều tinh, vật tư, giống vật nuôi.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 3. Hỗ trợ phối giống nhân tạo lợn

1. Loại tinh: Sử dụng tinh lợn các giống Pietrain - Duroc (Pi-du), Landrace và Yorkshire.

2. Mức hỗ trợ: Hỗ trợ 100% kinh phí mua tinh cho hộ chăn nuôi để thực hiện phối giống cho lợn nái, mỗi con 01 liều tinh cho 01 lần phi giống và mức hỗ trợ tối đa 05 liều cho 01 lợn nái/01 năm.

3. Đơn giá: 80.000 đồng/liều.

Điều 4. Hỗ trợ phối giống nhân tạo trâu, bò

1. Loại tinh:

a) Bò: Sử dụng loại tinh bò giống thịt: Brahman, Droughmaster, Red Angus; giống bò sữa: Holstein Friesian (HF), Charolaise.

b) Trâu: Sử dụng loại tinh trâu sữa Murrah và trâu nội (Trâu Việt Nam).

2. Mức hỗ trợ: Hỗ trợ 100% kinh phí vật tư phối giống nhân tạo (tinh đông lạnh và Nitơ lỏng, găng tay, dẫn tinh quản) theo slượng thực tế sử dụng cho các hộ chăn nuôi đphối giống cho trâu, bò cái sinh sản; mức hỗ trợ tối đa 02 liều tinh/bò thịt/năm, 04 liều tinh/bò sữa hoặc trâu/năm.

3. Đơn giá, vật tư phối giống: Đơn giá 100.000 đồng/liều tinh đối với trâu; 80.000 đồng/liều tinh đối với bò thịt; 90.000 đồng/liều tinh đối với bò sữa; 24.000 đồng/lít Nitơ lỏng; 2.000 đồng/cái găng tay; 2.000 đồng/dẫn tinh quản.

4. Định mức vật tư phi giống:

a) Nitơ lỏng:

- Dùng để bảo quản, vận chuyển tinh trong quá trình phi giống, mức hỗ trợ 2,0 lít/01 con bò cái hướng sữa mang thai; 1,5 lít/01 con bò cái hướng thịt mang thai và 3,0 lít/01 con trâu cái mang thai.

- Dùng để bảo quản tinh thường xuyên ở các điểm trung chuyển, mức hỗ trợ 180 lít/năm/bình 35 lít.

b) Các vật tư khác:

- Găng tay, dẫn tinh quản được tính theo liều tinh được hỗ trợ tại Khoản 2, Điều 4 Quy định này.

- Súng bắn tinh: Hỗ trợ một lần, 01 cái/dẫn tinh viên; mức hỗ trợ 500.000 đồng/cái.

Điều 5. Loại giống, số lượng và mức hỗ trợ mua con giống

1. Ln đực giống

a) Loại giống: Sử dụng các giống lợn: Yorshire, Landrace, Duroc.

b) Số lượng: Theo nhu cầu đăng ký thực tế hàng quý của người chăn nuôi được UBND cấp xã xác nhận, gửi UBND các huyện, thị xã tổng hợp, đề xuất SNông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính trình UBND tỉnh xem xét, hỗ trợ.

c) Mức hỗ trợ:

- Hỗ trợ một lần đến 50% giá trị con lợn đực giống (theo hóa đơn bán hàng) cho các hộ chăn nuôi địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn để thực hiện phối giống dịch vụ, với mức hỗ trợ không quá 5.000.000 đồng/01 con đối với lợn đực giống từ 06 tháng tuổi trở lên.

- Đối với số lượng con lợn đực giống: Mỗi hộ được hỗ trợ mua từ 01 đến 03 con ln đực giống.

2. Trâu, bò đực giống

a) Loại giống:

- Trâu: Giống nội (Trâu Việt Nam).

- Bò: Bò lai hướng thịt trên 75% máu ngoại, gồm các giống: Brahman, Droughmaster, Red Angus, Charolaise.

b) Số lượng: Theo nhu cầu đăng ký thực tế hàng quý của người chăn nuôi được UBND cấp xã xác nhận, gửi UBND các huyện, thị xã tổng hợp, đề xuất Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính trình UBND tỉnh xem xét, hỗ trợ.

c) Mức hỗ trợ:

- Hỗ trợ một lần đến 50% giá trị con trâu, bò đực giống (theo hóa đơn bán hàng) cho các hộ chăn nuôi ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn để thực hiện phối giống dịch vụ, với mức hỗ trợ không quá 20.000.000 đồng/01 con đối với bò đực giống từ 12 tháng tui trở lên hoặc không quá 25.000.000 đồng/01 con đối với trâu đực giống từ 24 tháng tuổi trở lên.

- Đối với slượng trâu, bò đực giống: Mỗi hộ được hỗ trợ mua 01 con trâu hoặc 01 con bò đực giống.

3. Gà, vt giống bố m hu b

a) Loại giống: Sử dụng các giống gà, vịt hướng thịt và hướng trứng nm trong danh mục giống vật nuôi theo quy định hiện hành.

b) Số lượng: Theo nhu cầu đăng ký thực tế hàng quý của người chăn nuôi được UBND cấp xã xác nhận, gửi UBND các huyện, thị xã tổng hợp, đề xuất Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính trình UBND tỉnh xem xét, hỗ trợ.

c) Mức hỗ trợ:

- Hỗ trợ một lần đến 50% giá trị gà, vịt giống bố mẹ hậu bị (theo hóa đơn bán hàng). Mức hỗ trợ không, quá 50.000 đồng/01 con gà, vịt giống.

- Đối với slượng con gà, vịt giống bố mẹ hậu bị: Mỗi hộ được hỗ trợ mua từ 100 con đến 200 con gà hoặc 100 con đến 200 con vịt giống bố mẹ hậu bị.

Điều 6. Hỗ trợ xây dựng công trình khí sinh học, làm đệm lót sinh học

1. Đơn giá: Xây dựng mới hầm biogas là 1.300.000 đồng/m3; làm đệm lót sinh học là 36.500 đồng/m2 đối với chăn nuôi gia cầm và 130.000 đồng/m2 đối với chăn nuôi lợn.

2. Mức hỗ trợ:

a) Hỗ trợ một lần đến 50% giá trị xây công trình khí sinh học xlý chất thải chăn nuôi (theo hóa đơn tài chính hoặc hợp đồng của đơn vị xây dựng). Mức hỗ trợ không quá 5.000.000 đồng/01 công trình/hộ.

b) Hỗ trợ một lần đến 50% giá trị làm đệm lót sinh học xử lý chất thải chăn nuôi (theo hóa đơn tài chính hoặc hợp đồng của đơn vị cung ứng). Mức hỗ trợ không quá 5.000.000 đồng/1 hộ.

c) Mi hộ chđược hỗ trợ kinh phí xây dựng công trình khí sinh học hoặc làm đệm lót sinh học.

Điều 7. Mức hỗ trợ đào tạo, tập huấn về kỹ thuật phối giống nhân tạo

1. Slượng người: Theo nhu cầu đăng ký thực tế hàng năm của người dân được UBND xã xác nhận, gửi UBND các huyện, thị xã tổng hợp, đề xuất Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính trình UBND tỉnh xem xét, hỗ trợ.

2. Mức hỗ trợ: Hỗ trợ một lần kinh phí đào tạo, tập huấn cho cá nhân về kỹ thuật phối giống nhân tạo gia súc. Mức hỗ trợ không quá 6.000.000 đồng/người theo hóa đơn hoặc hợp đồng đào tạo của đơn vị đào tạo tập huấn và phụ cấp tiền ăn, tiền khoán đi lại, tiền thuê chỗ ở theo điểm a, Khoản 4, Điều 2 Thông tư số 205/2015/TT-BTC ngày 23 tháng 12 năm 2015.

Điều 8. Hỗ trợ bình chứa Nitơ phối giống nhân tạo

1. Loại bình: Chứa Nitơ lỏng từ 03 đến 3,7 lít.

2. Đơn giá: 5.000.000 đồng/bình.

3. Mức hỗ trợ: Hỗ trợ một lần giá trị bình Nitơ lỏng cho người làm dịch vụ phối giống nhân tạo cho gia súc. Mức hỗ trợ không quá 5.000.000 đồng/bình/người theo hóa đơn của đơn vị được chỉ định cung ứng.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 9. Trách nhiệm của các Sở, Ban, ngành; UBND các huyện, thị xã và các đơn vị có liên quan

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Tham mưu cho UBND tỉnh hướng dẫn UBND các huyện, thị xã xác nhận các hộ dân mua con giống và áp dụng kỹ thuật xử lý chất thải đáp ứng quy định để được hưởng chính sách.

b) Tham mưu cho UBND tỉnh chđịnh và công bố danh sách các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống, vật nuôi; các cơ sở cung ứng vật tư chăn nuôi, vật tư phối giống; các cơ sở đào tạo, tập huấn kthuật phi giống nhân tạo gia súc; các đơn vị xây lắp công trình khí sinh học đảm bảo chất lượng theo tiêu chun của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

c) Hàng năm chủ trì, phi hp S Tài chính tng hp, xây dựng kế hoạch thực hiện Quy định này trên cơ sở kế hoạch của UBND các huyện, thị xã trình UBND tỉnh phê duyệt làm căn cứ thanh toán, hỗ trợ về liều tinh lợn, trâu, bò và vật tư phối giống; số lượng từng giống vật nuôi; số lượng công trình khí sinh học, đệm lót sinh học; nhu cầu đào tạo, tập huấn về kỹ thuật phối giống nhân tạo để hỗ trợ cho đối tượng được hỗ trợ theo Điều 2 Quy định này.

d) Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông (Báo Đắk Nông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh...) và các tổ chức đoàn thể thực hiện việc tuyên tuyền, phổ biến Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và các chính sách của Quy định này.

đ) Phối hợp với các Sở, Ban, ngành có liên quan kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện Quy định này tại các huyện, thị xã; tng hp, báo cáo tình hình, kết qutriển khai thực hiện chính sách trên địa bàn tỉnh; báo cáo gửi về UBND tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vào tháng 11 hàng năm.

2. Sở Tài chính

a) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hàng năm tng hp nhu cầu kinh phí hỗ trợ về tinh lợn, trâu, bò và vật tư phi giống nhân tạo; slượng từng giống vật nuôi; số lượng công trình khí sinh học, đệm lót sinh học; nhu cầu đào tạo, tập huấn về kthuật phối giống nhân tạo, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định để làm căn cứ thanh toán, hỗ trợ theo quy định.

b) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thị xã thẩm định, xác nhận đối tượng, nhu cầu kinh phí hỗ trợ thực hiện chính sách đảm bảo kịp thời, đúng chính sách, chế độ và xây dựng phương án tài chính để tổ chức, triển khai có hiệu quả các chính sách theo quy định tại Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

c) Chủ động tham mưu cho UBND tỉnh sử dụng nguồn ngân sách địa phương, các nguồn kinh phí hp pháp khác hoặc đề nghị Bộ Tài chính cấp kinh phí cho địa phương theo quy định tại điểm c, Khoản 2, Điều 6 Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg và Khoản 2, Điều 3 Thông tư số 205/2015/TT-BTC để tổ chức, triển khai hiệu quả các chính sách.

d) Định kỳ 06 tháng, chủ trì, phi hp với các đơn vị có liên quan xem xét, đề xuất UBND tỉnh điều chỉnh, ban hành đơn giá cụ thể cho phù hợp với giá cả thị trường.

đ) Hướng dẫn cơ chế tài chính, thanh quyết toán chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2017 - 2020 trên địa bàn tỉnh.

e) Hàng năm, tổng hợp tình hình, kết quả thực hiện chính sách (theo phụ lục số 1, 2, 3a, 3b, 4 và 5 kèm theo Thông tư số 205/2015/TT-BTC ngày 23 tháng 12 năm 2015 của Bộ Tài chính), tham mưu cho UBND tỉnh báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, hỗ trợ từ ngân sách Trung ương cho tnh Đắk Nông.

3. Sở Thông tin và Truyền thông

Chỉ đạo các cơ quan thông tấn báo chí trên địa bàn tỉnh (Đài Phát thanh và Truyền hình, Báo Đắk Nông,...) phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND các huyện, thị xã tổ chức tuyên truyền để người dân nắm bắt được chủ trương, chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ trên địa bàn tỉnh và chủ động thực hiện chính sách theo Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04 tháng 09 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ và các chương trình khác của địa phương.

4. UBND các huyện, thị xã:

a) Tổng hợp, lập kế hoạch hàng năm xác định nhu cầu hỗ trợ của người dân; hướng dẫn UBND cấp xã xác nhận các hộ chăn nuôi có nhu cầu hỗ trợ: Liều tinh lợn, trâu, bò và vật tư phối giống; giống vật nuôi; công trình khí sinh học, làm đệm lót sinh học; nhu cầu đào tạo, tập huấn về kthuật phi giống nhân tạo.

b) Bố trí kinh phí thực hiện chính sách theo quy định về phân cấp ngân sách hiện hành đối với phần kinh phí do ngân sách địa phương đảm bảo; tổng hợp nhu cầu kinh phí đề nghị ngân sách Trung ương hỗ trợ gửi Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để trình UBND tỉnh báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, hỗ trợ.

c) Chđạo các phòng, ban chức năng; các tổ chức đoàn thể trên địa bàn tổ chức tuyên truyền, phổ biến sâu rộng đến cơ sở, người chăn nuôi về chính sách này.

d) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện đối với UBND cấp xã và định kỳ báo cáo tiến độ, kết quả triển khai thực hiện về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (thông qua Chi cục Chăn nuôi và Thú y) đtổng hợp, báo cáo UBND tỉnh theo quy định.

e) Chỉ đạo các ngành Thanh tra, Tài chính, Nông nghiệp và phát triển nông thôn thường xuyên kiểm tra đkịp thời phát hiện, xử lý các trường hợp (tổ chức, cá nhân) vi phạm chính sách trong quá trình triển khai thực hiện.

5. UBND cấp xã:

a) Định kỳ hàng tháng, quý, năm rà soát, tng hp danh sách, đơn đăng ký nhu cầu hỗ trợ về liều tinh, vật tư phối giống, con giống, xử lý chất thải, đào tạo tập huấn của người dân, gửi về phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện hoặc phòng Kinh tế thị xã Gia Nghĩa để tổng hợp theo quy định.

b) Định kỳ hàng tháng, quý, năm rà soát, tổng hợp danh sách các hộ chăn nuôi (theo địa bàn xã), loại giống, số lượng con giống, giá mua con giống theo hóa đơn, kinh phí hỗ trợ; loại công trình, số lượng, giá trị công trình xử lý chất chăn nuôi, đệm lót sinh học xử lý chất chăn nuôi và kinh phí hỗ trợ về xử lý chất chăn nuôi; loại bình Nitơ, giá mua bình Nitơ theo hóa đơn, kinh phí hỗ trợ theo quy định, gửi phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện hoặc phòng Kinh tế thị xã Gia Nghĩa đtổng hợp, thẩm định trình UBND các huyện, thị xã quyết định; đồng thời, gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt làm căn cứ thanh toán, hỗ trợ theo quy định.

c) Thực hiện công khai chính sách hỗ trợ của nhà nước: Danh sách hỗ trợ, nội dung hỗ trợ, kinh phí hỗ trợ trước và sau khi có quyết định hỗ trợ của cấp có thẩm quyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết tại trụ sở UBND cấp xã và Hội trường thôn, buôn, bon, tổ dân phố theo quy định tại Thông tư số 54/2006/TT-BTC ngày 19 tháng 6 năm 2006 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện quy chế công khai hỗ trợ trực tiếp của ngân sách đối với các cá nhân, dân cư và chịu trách nhiệm xác nhận các đối tượng được hưởng theo quy định hiện hành.

Điều 10. Điều khoản thi hành

Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có phát sinh vướng mắc, các địa phương báo cáo bằng văn bản về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đ tng hp, trình UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo./.