Quyết định 16/2014/QĐ-UBND Quy chế Quản lý hoạt động an toàn và kiểm soát bức xạ trên địa bàn tỉnh Điện Biên
Số hiệu: | 16/2014/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Điện Biên | Người ký: | Phạm Xuân Kôi |
Ngày ban hành: | 15/07/2014 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Khoa học, công nghệ, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
UỶ BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 16/2014/QĐ-UBND |
Điện Biên, ngày 15 tháng 7 năm 2014 |
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND ngày 03/12/2004;
Căn cứ Luật Năng lượng nguyên tử ngày 03/6/2008;
Căn cứ Nghị định số 07/2010/NĐ-CP ngày 25/01/2010 của Chính phủ về Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Năng lượng nguyên tử;
Căn cứ Thông tư số 08/2010/TT-BKHCN ngày 22/7/2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về việc khai báo, cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ và cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ; Thông tư 15/2010/TT-BKHCN ngày 14/9/2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn bức xạ - miễn trừ khai báo, cấp giấy phép;
Căn cứ Thông tư 27/2010/TT-BKHCN ngày 30/12/2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về đo lường bức xạ, hạt nhân và xây dựng, quản lý mạng lưới quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường; Thông tư số 76/2010/TT-BTC ngày 17/5/2010 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử;
Căn cứ Thông tư số 23/2010/TT-BKHCN ngày 29/12/2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc hướng dẫn bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ;
Căn cứ Quyết định số 32/2007/QĐ-BKHCN ngày 31/12/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành quy định về kiểm tra thiết bị X - quang chẩn đoán y tế;
Xét đề nghị của Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 258/TTr-SKHCN, ngày 07/7/2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế Quản lý hoạt động an toàn và kiểm soát bức xạ trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, các cơ quan đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG AN TOÀN VÀ KIỂM SOÁT BỨC XẠ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 16/2014/QĐ-UBND ngày 15/7/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên)
Quy chế này quy định quản lý nhà nước về an toàn và kiểm soát bức xạ trên địa bàn tỉnh Điện Biên bao gồm: khai báo; cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ, cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ; kiểm định, hiệu chuẩn các thiết bị ghi đo bức xạ, hạt nhân và thiết bị bức xạ; trách nhiệm đảm bảo an toàn và kiểm soát bức xạ.
Quy chế này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành các hoạt động liên quan đến bức xạ trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bức xạ là chùm hạt hoặc sóng điện từ có khả năng ion hoá vật chất;
2. Nguồn bức xạ là nguồn phóng xạ hoặc thiết bị bức xạ;
3. Nguồn phóng xạ là chất phóng xạ được chế tạo để sử dụng, không bao gồm vật liệu hạt nhân;
4. Thiết bị bức xạ là thiết bị phát ra bức xạ hoặc có khả năng phát ra bức xạ;
5. Chiếu xạ là sự tác động của bức xạ vào con người, môi trường, động vật, thực vật hoặc đối tượng vật chất khác;
6. Liều chiếu xạ là đại lượng đo mức độ chiếu xạ;
7. An toàn bức xạ là việc thực hiện các biện pháp chống lại tác hại của bức xạ, ngăn ngừa sự cố hoặc giảm thiểu hậu quả của chiếu xạ đối với con người, môi trường;
8. Sử dụng thiết bị bức xạ là việc sử dụng thiết bị bức xạ có gắn nguồn phóng xạ hoặc thiết bị phát tia X, không bao gồm máy gia tốc, thiết bị xạ trị, thiết bị chiếu xạ khử trùng, xử lý vật liệu;
9. Sử dụng thiết bị X - quang chẩn đoán trong y tế là việc sử dụng thiết bị phát tia X trong chẩn đoán y tế, bao gồm thiết bị soi, chụp X - quang tổng hợp, thiết bị X - quang tăng sáng truyền hình, thiết bị X - quang chụp răng, thiết bị X - quang chụp vú, thiết bị X-quang di động, thiết bị chụp cắt lớp vi tính CT scanner, thiết bị X - quang đo mật độ xương, thiết bị X - quang chụp can thiệp và chụp mạch, thiết bị X - quang thú y;
10. Mức miễn trừ khai báo, cấp phép là mức hoạt độ phóng xạ hoặc công suất của thiết bị bức xạ mà từ mức đó trở xuống chất phóng xạ hoặc thiết bị bức xạ được coi là không nguy hại cho con người, môi trường;
11. Kiểm tra thiết bị X - quang chẩn đoán trong y tế là việc xác định và chứng nhận về chế độ làm việc tin cậy của thiết bị so với thiết kế do tổ chức được phép kiểm tra thực hiện.
KHAI BÁO, CẤP GIẤY PHÉP TIẾN HÀNH CÔNG VIỆC BỨC XẠ VÀ CẤP CHỨNG CHỈ NHÂN VIÊN BỨC XẠ
Điều 4. Khai báo, cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ và cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ
1. Tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh khi tiến hành các công việc bức xạ phải thực hiện các quy định tại Thông tư 08/2010/TT-BKHCN ngày 22/7/2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về việc khai báo, cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ và cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ (sau đây gọi là Thông tư 08/2010/TT - BKHCN).
2. Đối với hồ sơ đề nghị cấp giấy phép sử dụng thiết bị X - quang chẩn đoán trong y tế, Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm: Tiếp nhận hồ sơ, thẩm định hồ sơ, cấp, cấp lại, gia hạn, sửa đổi, bổ sung giấy phép sử dụng thiết bị x - quang trong y tế; cấp, cấp lại chứng chỉ nhân viên bức xạ cho người phụ trách an toàn tại cơ sở có thiết bị x - quang chẩn đoán trong y tế đang hoạt động trên địa bàn tỉnh. Các thủ tục này được thực hiện theo quy định tại Thông tư 08/2010/TT- BKHCN.
Tổ chức, cá nhân bị thu hồi giấy phép tiến hành công việc bức xạ khi vi phạm các quy định tại Điều 79 Luật Năng lượng nguyên tử.
Điều 6. Điều kiện được miễn trừ khai báo, cấp giấy phép
Các hoạt động liên quan đến bức xạ được miễn trừ khai báo, cấp giấy phép theo quy định tại Thông tư số 15/2010/TT-BKHCN ngày 14/9/2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ Ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn bức xạ - Miễn trừ khai báo, cấp giấy phép”.
Tổ chức, cá nhân thực hiện khai báo, đề nghị cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ và cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ trước khi tiến hành công việc bức xạ phải hoàn tất thủ tục và phải nộp phí, lệ phí theo quy định tại Thông tư 76/2010/TT-BTC ngày 17/5/2010 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.
KIỂM ĐỊNH, HIỆU CHUẨN CÁC THIẾT BỊ GHI ĐO BỨC XẠ, HẠT NHÂN VÀ THIẾT BỊ BỨC XẠ
Điều 8. Kiểm tra thiết bị X - quang chẩn đoán trong y tế
1. Các thiết bị X - quang chẩn đoán y tế sau khi lắp đặt lần đầu, lắp đặt lại hoặc sửa chữa phải được kiểm tra, hiệu chuẩn mới được đưa vào sử dụng và phải được kiểm tra định kỳ mỗi năm một lần trong quá trình sử dụng.
2. Trong trường hợp phòng X - quang đặt trong khu dân cư, nằm sát nhà ở hoặc làm việc không thuộc cơ sở X - quang ngoài chất lượng thiết bị, suất liều bức xạ ở tất cả các điểm đo trong không gian các phòng bao quanh phòng X - quang kể cả sát tường phải bằng phông bức xạ tự nhiên
3. Cơ sở bức xạ nếu có các thiết bị đo liều, thiết bị cảnh báo bức xạ phải tiến hành hiệu chuẩn thiết bị theo định kỳ hàng năm.
Điều 9. Tổ chức, cá nhân được phép tiến hành kiểm tra thiết bị X-quang chẩn đoán y tế
Tổ chức, cá nhân được phép tiến hành kiểm tra thiết bị X - quang chẩn đoán trong y tế phải có đủ điều kiện được quy định tại Quyết định số 32/2007/QĐ-BKHCN ngày 31/12/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành quy định về kiểm tra thiết bị X - quang chẩn đoán trong y tế.
Điều 10. Kiểm định, hiệu chuẩn các thiết bị ghi đo bức xạ, hạt nhân và thiết bị bức xạ
1. Danh mục các thiết bị ghi đo bức xạ, hạt nhân phải kiểm định, hiệu chuẩn được quy định tại Danh mục phương tiện đo pháp định và Tiêu chuẩn quốc gia về quy trình kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị bức xạ do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.
2. Danh mục thiết bị bức xạ phải kiểm định, hiệu chuẩn được quy định tại phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 27/2010/TT-BKHCN ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về đo lường bức xạ, hạt nhân và xây dựng, quản lý mạng lưới quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường. Tiêu chuẩn quốc gia về quy trình kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị bức xạ do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.
TRÁCH NHIỆM ĐẢM BẢO AN TOÀN VÀ KIỂM SOÁT BỨC XẠ
Điều 11. Trách nhiệm đảm bảo an toàn và kiểm soát bức xạ của các tổ chức tiến hành công việc bức xạ
1. Thực hiện khai báo và xin cấp giấy phép, cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ theo đúng quy định của pháp luật và phải thực hiện đầy đủ các điều kiện được ghi trong giấy phép;
2. Thường xuyên cập nhật và tổ chức thực hiện các văn bản quy định của pháp luật có liên quan đến công tác an toàn bức xạ;
3. Xây dựng và tổ chức thực hiện nội quy, các chỉ dẫn về an toàn, an ninh; đảm bảo điều kiện làm việc an toàn, tổ chức huấn luyện nghiệp vụ, tổ chức khám sức khỏe định kỳ và theo dõi liều chiếu xạ đối với nhân viên bức xạ; cung cấp bảo hiểm nghề nghiệp cho nhân viên bức xạ;
4. Tạo điều kiện để các cơ quan chức năng thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra an toàn bức xạ, cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu;
5. Thực hiện đúng và đầy đủ các quy trình, tiêu chuẩn và chỉ tiêu kỹ thuật trong quá trình vận hành thiết bị bức xạ, nguồn phóng xạ. Việc thiết kế, lắp đặt thiết bị bức xạ, nguồn phóng xạ phải thực hiện theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ và các cơ quan có thẩm quyền ban hành;
6. Tổ chức tiến hành công việc bức xạ phải thường xuyên kiểm soát chiếu xạ do công việc bức xạ gây ra được quy định tại Điều 21 Luật Năng lượng nguyên tử. Kiểm định và hiệu chuẩn thiết bị định kỳ theo quy định; thực hiện thường xuyên và có hệ thống việc kiểm xạ khu vực làm việc, đo đạc các thông số cần thiết làm cơ sở cho việc đánh giá an toàn tại cơ sở;
7. Lập, theo dõi, cập nhật và lưu trữ các hồ sơ liên quan đến công tác an toàn bức xạ. Định kỳ hàng năm (trước ngày 30/11) lập báo cáo thực trạng an toàn tiến hành công việc bức xạ gửi về Sở Khoa học và Công nghệ và cơ quan có thẩm quyền cấp phép;
8. Tổ chức, cá nhân sử dụng, lưu trữ, vận chuyển nguồn phóng xạ có trách nhiệm đảm bảo an ninh nguồn phóng xạ theo quy định tại Thông tư 23/2010/TT-BKHCN ngày 29/12/2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc hướng dẫn bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ.
Điều 12. Trách nhiệm đảm bảo an toàn và kiểm soát bức xạ của các cá nhân tiến hành công việc bức xạ
1. Người đứng đầu tổ chức, cá nhân thực được cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ phải có kiến thức về an toàn bức xạ, nắm vững các quy định của pháp luật về an toàn bức xạ và chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều 26 Luật Năng lượng nguyên tử;
2. Người đứng đầu tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ phải bố trí người phụ trách an toàn và ban hành quyết định bằng văn bản bổ nhiệm bổ nhiệm người phụ trách an toàn bức xạ của cơ sở để thực hiện những nhiệm vụ quy định tại khoản 2 Điều 27 Luật Năng lượng nguyên tử. Người phụ trách an toàn phải có Chứng chỉ nhân viên bức xạ do cơ quan có thẩm quyền cấp và phải được đào tạo về an toàn bức xạ theo chương trình do Bộ Khoa học và Công nghệ quy định;
3. Nhân viên bức xạ phải được đào tạo kiến thức về an toàn bức xạ, nắm vững các quy định của pháp luật về an toàn bức xạ, tuân thủ các quy định về an toàn bức xạ tại cơ sở. Nhân viên bức xạ có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Khoản 1 Điều 27 Luật Năng lượng nguyên tử;
4. Nhân viên bức xạ được đảm bảo điều kiện làm việc an toàn và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao động; Được trang bị liều kế cá nhân và phải được đọc liều theo thời gian quy định và có quyền từ chối làm việc khi điều kiện an toàn bức xạ không được đảm bảo.
Điều 13. Trách nhiệm đảm bảo an toàn bức xạ của Sở Khoa học và Công nghệ
1. Nghiên cứu, đề xuất trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các quy định, chương trình, kế hoạch cụ thể hóa chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước về An toàn bức xạ phù hợp với điều kiện cụ thể hóa của địa phương;
2. Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực an toàn và kiểm soát bức xạ;
3. Phối hợp với các cơ quan có chức năng đào tạo An toàn bức xạ và Hạt nhân tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo về an toàn bức xạ cho các tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ;
4. Thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực an toàn và kiểm soát bức xạ theo quy định của pháp luật;
5. Tổ chức thẩm định an toàn bức xạ, cấp giấy phép sử dụng thiết bị X -quang chẩn đoán trong y tế, cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ cho người phụ trách an toàn của các cơ sở bức xạ sử dụng thiết bị x - quang chẩn đoán trong y tế hoạt động trên địa bàn tỉnh;
6. Xây dựng kế hoạch công tác quản lý an toàn và kiểm soát bức xạ hàng năm. Triển khai việc thống kê, báo cáo định kỳ các nguồn phóng xạ, các thiết bị bức xạ, chất thải phóng xạ và các hoạt động bức xạ tại địa phương theo quy định;
7. Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố cấp tỉnh gửi Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ trên địa bàn tỉnh xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố cấp cơ sở gửi cơ quan cấp giấy phép phê duyệt theo quy định tại khoản 5 Điều 83 Luật Năng lượng nguyên tử;
8. Khi sự cố bức xạ xảy ra, phải cử cán bộ xác minh sự cố bức xạ; Hướng dẫn tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện ngay các biện pháp bảo đảm an toàn và an ninh và báo cáo UBND tỉnh, Cục Kiểm soát và an toàn bức xạ hạt nhân - Bộ Khoa học và Công nghệ để có phương án chỉ đạo kịp thời. Phối hợp với các sở, ban ngành liên quan trong việc xử lý tình huống tai nạn lao động có liên quan đến bức xạ đồng thời cung cấp thông tin về An toàn bức xạ đúng quy định.
Điều 14. Trách nhiệm đảm bảo an toàn bức xạ của các cơ quan có liên quan.
1. Sở Y tế:
a) Chỉ đạo các đơn vị trong ngành lập kế hoạch, dự trù kinh phí hàng năm để xây dựng, duy tu, bảo dưỡng, kiểm tra thiết bị bức xạ và đo an toàn bức xạ theo quy định;
b) Chỉ đạo các đơn vị trong ngành, các cơ sở y tế tư nhân thực hiện đúng các quy định của Nhà nước về an toàn bức xạ khi chẩn đoán và điều trị bệnh bằng bức xạ cũng như việc sử dụng các dược phẩm phóng xạ, lương thực, thực phẩm, nước uống đã qua xử lý chiếu xạ, cấp cứu và điều trị những người bị chiếu xạ quá liều, những người bị bệnh phóng xạ theo các quy định của Nhà nước. Chỉ đạo các đơn vị y tế trong ngành có sử dụng thiết bị bức xạ tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho nhân viên bức xạ;
c) Chỉ đạo các đơn vị trong ngành, các cơ sở y tế tư nhân có sử dụng các thiết bị bức xạ X - quang trong chẩn đoán khám bệnh thực hiện việc kiểm định Nhà nước thiết bị cũng như trang bị và theo dõi liều xạ kế cá nhân cho người làm công tác bức xạ;
d) Yêu cầu các đơn vị trong ngành, các cơ sở y tế tư nhân có sử dụng các thiết bị bức xạ X - quang trong chẩn đoán khám bệnh thực hiện tốt những quy định về an toàn bức xạ theo tiêu chuẩn về an toàn bức xạ trong y tế;
đ) Khi sự cố bức xạ xảy ra cần chỉ đạo các đơn vị trong ngành tổ chức cứu chữa nạn nhân (nếu có) giám định và theo dõi sức khoẻ của những người có nguy cơ bị ảnh hưởng của sự cố bức xạ;
e) Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ trong việc thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định an toàn bức xạ đối với các cơ sở y tế có sử dụng thiết bị bức xạ.
2. Công an tỉnh
a) Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ trong công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý sử dụng nguồn phóng xạ. Kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về vận chuyển chất phóng xạ, chất thải phóng xạ và nguồn phóng xạ trên địa bàn;
b) Tiến hành điều tra các vụ việc có dấu hiệu của tội phạm liên quan đến công tác quản lý và kiểm soát phóng xạ theo quy định của pháp luật;
c) Khi sự cố bức xạ xảy ra phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ trong việc khắc phục, đảm bảo an ninh trật tự, điều tra nguyên nhân sự cố bức xạ để xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với Liên đoàn lao động tỉnh
a) Theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện các chế độ, chính sách đối với những người làm công việc bức xạ theo các quy định của pháp luật;
b) Khi sự cố bức xạ xảy ra, cử thanh tra về an toàn lao động phối hợp thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ điều tra các trường hợp xảy ra tai nạn lao động có liên quan đến bức xạ;
4. Sở Tài nguyên và Môi trường
Có trách nhiệm chủ động phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ thông báo các khu vực khoáng sản có phóng xạ có thể gây nguy hiểm cần bảo vệ, quản lý các tổ chức, cá nhân sử dụng thiết bị bức xạ và nguồn phóng xạ trong công tác khai thác sa khoáng, đồng thời hướng dẫn Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn bức xạ và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân trong khu vực.
5. Cơ quan Hải quan tại cửa khẩu
a) Ưu tiên làm thủ tục thông quan đối với vật liệu phóng xạ và thiết bị hạt nhân đáp ứng đủ điều kiện về đóng gói, vận chuyển, giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu vật liệu phóng xạ và thiết bị hạt nhân và cập nhật thông tin cho cơ sở dữ liệu về vật liệu phóng xạ và thiết bị hạt nhân theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ;
b) Trong trường hợp vật liệu phóng xạ và thiết bị hạt nhân không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều này thì phải lập biên bản; thu giữ; áp dụng các biện pháp an toàn, an ninh theo quy định đồng thời thông báo ngay cho Bộ Khoa học và Công nghệ qua Cục An toàn bức xạ và hạt nhân để phối hợp xử lý;
c) Trong trường hợp xảy ra sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân do vật liệu phóng xạ và thiết bị hạt nhân tại cửa khẩu, phải thực hiện các biện pháp ứng phó đã được lập kế hoạch theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ đồng thời thông báo ngay cho Ủy ban nhân dân tỉnh và Cục An toàn bức xạ và hạt nhân để phối hợp xử lý;
d) Định kỳ hằng năm gửi báo cáo về tình hình nhập khẩu, xuất khẩu vật liệu phóng xạ và thiết bị hạt nhân tới Bộ Khoa học và Công nghệ để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
6. Trách nhiệm của UBND các huyện, thị xã, thành phố
a) Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ và các cơ quan có liên quan kiểm tra, đôn đốc các tổ chức, cá nhân tiến hành các công việc liên quan đến bức xạ tại địa phương thực hiện nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật về an toàn và kiểm soát bức xạ.
b) Khi sự cố bức xạ xảy ra (như mất nguồn phóng xạ, rò rỉ chất phóng xạ, thiết bị bức xạ hoạt động chệch khỏi chế độ vận hành quy định) tại huyện, thị xã, thành phố nào thì UBND các huyện, thị xã, thành phố đó phải cử cán bộ có thẩm quyền đến ngay cơ sở giúp khắc phục sự cố bức xạ và kịp thời báo cáo cho cơ quan quản lý về an toàn bức xạ cấp trên.
Điều 15. Giao Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các ngành, địa phương liên quan hướng dẫn, triển khai thực hiện Quy chế này. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có vấn đề vướng mắc, phát sinh, các tổ chức, cá nhân và các cơ quan liên quan phản ánh bằng văn bản về Sở Khoa học và Công nghệ để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, được viện dẫn trong Quy chế này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo các văn bản mới./.
Thông tư 27/2010/TT-BKHCN hướng dẫn về đo lường bức xạ, hạt nhân và xây dựng, quản lý mạng lưới quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Ban hành: 30/12/2010 | Cập nhật: 25/02/2011
Thông tư 23/2010/TT-BKHCN hướng dẫn bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Ban hành: 29/12/2010 | Cập nhật: 10/01/2011
Thông tư 15/2010/TT-BKHCN ban hành "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn bức xạ - Miễn trừ khai báo, cấp giấy phép” do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Ban hành: 14/09/2010 | Cập nhật: 28/09/2010
Thông tư 08/2010/TT-BKHCN hướng dẫn về việc khai báo, cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ và cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Ban hành: 22/07/2010 | Cập nhật: 31/07/2010
Thông tư 76/2010/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử Ban hành: 17/05/2010 | Cập nhật: 22/05/2010
Nghị định 07/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật Năng lượng nguyên tử Ban hành: 25/01/2010 | Cập nhật: 29/01/2010
Quyết định 32/2007/QĐ-BKHCN quy định về việc kiểm tra thiết bị X quang chẩn đoán y tế do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Ban hành: 31/12/2007 | Cập nhật: 28/01/2008