Quyết định 16/2009/QĐ-UBND triển khai thực hiện Đề án hỗ trợ cán bộ tăng cường, luân chuyển, thu hút trí thức trẻ, cán bộ khuyến nông, khuyến lâm về công tác tại 14 xã trọng điểm đặc biệt khó khăn do tỉnh Kon Tum ban hành
Số hiệu: | 16/2009/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Kon Tum | Người ký: | Hà Ban |
Ngày ban hành: | 13/02/2009 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Cán bộ, công chức, viên chức, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
UỶ BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 16/2009/QĐ-UBND |
Kon Tum, ngày 13 tháng 02 năm 2009 |
QUYẾT ĐỊNH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN HỖ TRỢ CÁN BỘ TĂNG CƯỜNG, LUÂN CHUYỂN, THU HÚT TRÍ THỨC TRẺ, CÁN BỘ KHUYẾN NÔNG, KHUYẾN LÂM VỀ CÔNG TÁC TẠI 14 XÃ TRỌNG ĐIỂM ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM
Căn cứ luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, ngày 26 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Nghị quyết số 22/2008/NQ-HĐND , ngày 16 tháng 12 năm 2008 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thông qua Đề án hỗ trợ cán bộ tăng cường, luân chuyển, thu hút trí thức trẻ, cán bộ khuyến nông, khuyến lâm về công tác tại 14 xã trọng điểm đặc biệt khó khăn tại kỳ họp thứ 11, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa IX;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Công văn số 79/SNV-XDCQ, ngày 15 tháng 01 năm 2009,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Triển khai thực hiện Đề án hỗ trợ cán bộ tăng cường, luân chuyển, thu hút trí thức trẻ, cán bộ khuyến nông, khuyến lâm về công tác tại 14 xã trọng điểm đặc biệt khó khăn, gồm:
- Các xã: Ngọc Tem, Đắk Nên, Đắk Ring, Măng Bút, Đắk Tăng của huyện Kon Plông.
- Các xã Đắk Kôi, Đắk Pne của huyện Kon Rẫy.
- Các xã Ngọc Yêu, Ngọc Lây, Đắk Na của huyện Tu Mơ Rông.
- Các xã Mường Hoong, Ngọc Linh, Xốp, Đắk Blô của huyện Đắk Glei.
Với những nội dung chủ yếu sau:
1. Đối với cán bộ luân chuyển, tăng cường về giữ các chức danh chủ chốt tại 14 xã trọng điểm đặc biệt khó khăn:
a. Đối tượng, số lượng, thời gian luân chuyển, tăng cường:
- Đối tượng: Là cán bộ thuộc các phòng, ban của huyện; có trình độ đại học, có năng lực công tác, am hiểu cơ sở, là cán bộ đương chức hoặc quy hoạch các chức danh từ Phó Trưởng phòng cấp huyện trở lên; tuổi đời không quá 45.
- Số lượng: Mỗi xã tăng cường 01 cán bộ. Trường hợp các huyện do yêu cầu nhiệm vụ, phải tăng cường thêm cán bộ về xã thì cân đối từ nguồn ngân sách huyện để hỗ trợ theo Đề án này nhưng không quá 02 người /xã.
- Thời gian thực hiện: 5 năm
b. Chế độ, chính sách:
- Hỗ trợ ban đầu 5 triệu đồng/người để mua sắm vật dụng cần thiết.
- Ngoài tiền lương, phụ cấp chức vụ hiện hưởng, phụ cấp khu vực và phụ cấp biên giới (nếu có) tại xã, cán bộ luân chuyển, tăng cường được hỗ trợ thêm hàng tháng bằng 2 lần mức lương tối thiểu.
- Cán bộ hiện nay đang tăng cường tại 14 xã trọng điểm đặc biệt khó khăn, nếu có đủ điều kiện thì được hỗ trợ theo Quyết định này.
- Sau thời gian tăng cường về xã, nếu được cơ quan có thẩm quyền nhận xét, đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ở xã trong thời gian tăng cường thì được xem xét, đề nghị cơ quan có thẩm quyền quyết định:
+ Nâng bậc lương trước thời hạn theo quy định;
+ Bổ nhiệm ở chức vụ cao hơn trước khi tăng cường.
2. Thu hút trí thức trẻ khuyến nông, khuyến lâm về công tác tại 14 xã trọng điểm đặc biệt khó khăn:
a. Đối tượng, số lượng, thời gian thực hiện:
- Bổ sung thêm cho mỗi xã 01 biên chế cán bộ hợp đồng 253 (ngoài 01 biên chế 253 hiện nay đã thực hiện ở xã) để thu hút trí thức trẻ có trình độ tốt nghiệp đại học chính quy chuyên ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, kinh tế nông lâm hoặc các khối: kinh tế, luật, hành chính. Tuổi đời không quá 30.
Trên cơ sở đội ngũ cán bộ Giao thông-Thủy lợi-Nông lâm nghiệp ở xã và cán bộ 253, trí thức trẻ để thành lập Tổ khuyến nông, khuyến lâm theo tinh thần của Chương trình số 37-CTr/TU.
- Thời gian về xã công tác: 5 năm.
b. Chế độ, chính sách:
- Hỗ trợ ban đầu 5 triệu đồng/người để mua sắm vật dụng cần thiết.
- Được hưởng các chế độ, chính sách như đối với công chức cấp xã (lương, các khoản phụ cấp, công tác phí, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, nghỉ phép...); ngoài ra còn được hỗ trợ thêm hàng tháng bằng 2 lần mức lương tối thiểu.
- Sau thời gian về xã công tác, nếu được nhận xét, đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ở xã trong thời gian công tác thì được:
+ Bố trí công tác lâu dài tại xã nếu có nguyện vọng;
+ Thời gian công tác theo Đề án được tính vào thời gian tập sự và nâng bậc lương thường xuyên;
+ Ưu tiên tuyển dụng vào các cơ quan cấp tỉnh, huyện;
- Trong thời gian công tác: Nếu được xã đề nghị tuyển dụng bố trí vào các chức danh công chức cấp xã hoặc được cơ cấu và trúng cử vào các chức vụ chủ chốt tại xã thì vẫn tiếp tục thực hiện nhiệm vụ và hưởng chế độ, chính sách trí thức trẻ cho đến khi kết thúc Đề án (không nhận cán bộ khác thay thế).
- Số cán bộ 253 ở mỗi xã hiện nay có trình độ đại học và đủ điều kiện như trên cũng được hưởng các chính sách như trí thức trẻ theo Đề án này.
3. Tổ chức thực hiện:
a. UBND các huyện Đắk Glei, Tu Mơ Rông, Kon Rẫy, Kon Plông:
- Xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai Đề án này đảm bảo hoàn thành các mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp tại Chương trình 37-CTr/TU ngày 17/9/2007 của Tỉnh ủy; trên cơ sở đó để phân công cụ thể nhiệm vụ cho cấp ủy Đảng, chính quyền các xã và cán bộ luân chuyển, tăng cường, cán bộ 253, trí thức trẻ triển khai thực hiện tại các xã.
- Đề xuất Huyện ủy lựa chọn cán bộ luân chuyển, tăng cường đảm bảo trình độ, năng lực và vị trí công tác để quyết định tăng cường về xã. Trong trường hợp địa phương không lựa chọn được cán bộ đảm bảo tiêu chuẩn để tăng cường về xã thì có thể đề nghị Ban chỉ đạo 04 của tỉnh làm việc với các cơ quan, đơn vị kết nghĩa giúp xã ở tỉnh tăng cường về giữ các chức danh chủ chốt của xã.
- Thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ luân chuyển, tăng cường, trí thức trẻ theo Đề án và các quy định hiện hành.
- Trực tiếp quản lý, theo dõi, định kỳ hằng năm nhận xét, đánh giá chất lượng hoạt động của cán bộ luân chuyển, tăng cường, cán bộ 253, trí thức trẻ và thực hiện xếp loại cán bộ như đối với cán bộ của Đảng và cán bộ, công chức Nhà nước để làm cơ sở thực hiện chế độ, chính sách sau khi hoàn thành Đề án.
b. Sở Nội vụ:
- Phối hợp với Sở Tài chính hướng dẫn việc triển khai thực hiện các nội dung của Đề án, chú ý các nội dung như: Những cam kết để cán bộ đảm bảo thời gian thực hiện Đề án, thực hiện chế độ đối với trường hợp phải thay thế cán bộ.
- Tiếp nhận hồ sơ sinh viên tốt nghiệp đại học (hồ sơ do UBND các huyện đề nghị, nếu không đủ thì nhận hồ sơ trực tiếp tại Sở) xem xét đảm bảo yêu cầu về trình độ chuyên môn và phân bổ về UBND các huyện để bố trí về xã công tác.
- Trên cơ sở trí thức trẻ được tiếp nhận, đề nghị Sở Tài chính chuyển kinh phí để UBND các huyện thực hiện.
- Phối hợp UBND các huyện theo dõi tình hình thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ trí thức trẻ tại các xã và việc thực hiện các chế độ, chính sách.
c. Sở Tài chính:
Cân đối nguồn kinh phí, cấp phát và theo dõi, kiểm tra triển khai thực hiện đảm bảo theo quy định tài chính hiện hành.
d. Sở Nông nghiệp và PTNT:
Hướng dẫn UBND các huyện thành lập tổ khuyến nông - khuyến lâm trên cơ sở trí thức trẻ, cán bộ 253 ở xã và cán bộ, công chức cấp xã; hướng dẫn nội dung chương trình hoạt động, tổ chức tập huấn kỹ năng và những kiến thức chuyên ngành; ưu tiên bố trí các chương trình, dự án về phát triển nông thôn cho 14 xã trọng điểm đặc biệt khó khăn và tổ chức tập huấn cho tổ khuyến nông - khuyến lâm để triển khai thực hiện có hiệu quả ở xã.
e. Đề nghị Ban Tổ chức Tỉnh uỷ, Ban chỉ đạo 04 của tỉnh quan tâm chỉ đạo các Huyện ủy:
- Công tác quản lý cán bộ, việc cử cán bộ (luân chuyển, tăng cường) đi học theo quy định của Đảng ...
- Kiểm tra và đôn đốc việc triển khai thực hiện Đề án.
- Các sở, ban, ngành kết nghĩa với 14 xã thuộc phạm vi Đề án phối hợp tốt với huyện trong công tác tăng cường, luân chuyển cán bộ về xã; đồng thời phân công cán bộ về xã để hướng dẫn trí thức trẻ, cán bộ 253 thực hiện có hiệu quả nội dung Đề án.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Các ông (bà): Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở: Nội vụ, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Thủ trưởng các cơ quan liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện: Đắk Glei, Tu Mơ Rông, Kon Rẫy, Kon Plông chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
Nghị quyết 22/2008/NQ-HĐND về quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020 Ban hành: 12/12/2008 | Cập nhật: 27/07/2013
Nghị quyết 22/2008/NQ-HĐND chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã có đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên; sức khỏe yếu, năng lực công tác yếu; chưa đạt chuẩn về chuyên môn được nghỉ việc Ban hành: 12/12/2008 | Cập nhật: 17/07/2013
Nghị quyết 22/2008/NQ-HĐND về Chương trình đẩy mạnh công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đến năm 2010 Ban hành: 09/12/2008 | Cập nhật: 24/09/2015
Nghị quyết 22/2008/NQ-HĐND thông qua Đề án hỗ trợ cán bộ tăng cường, luân chuyển, thu hút trí thức trẻ, cán bộ khuyến nông, khuyến lâm về công tác tại 14 xã trọng điểm đặc biệt khó khăn do tỉnh Kon Tum ban hành Ban hành: 16/12/2008 | Cập nhật: 08/04/2013
Nghị quyết 22/2008/NQ-HĐND về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2009 Ban hành: 09/12/2008 | Cập nhật: 17/07/2013
Nghị quyết 22/2008/NQ-HĐND về các biện pháp chủ yếu đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 Ban hành: 27/11/2008 | Cập nhật: 18/07/2013
Nghị quyết 22/2008/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ chuyển đổi cây trồng và di chuyển nhà ở trên đất thuộc vùng quy hoạch để phát triển cây cao su giai đoạn 2008-2015 Ban hành: 10/12/2008 | Cập nhật: 23/12/2019
Nghị quyết 22/2008/NQ-HĐND quy định mức thu phí và lệ phí theo phân cấp của Chính phủ và sửa đổi Nghị quyết 94/2006/NQ-HĐND do Hội đồng nhân dân tỉnh Tuyên Quang khóa XVI, kỳ họp thứ 11 ban hành Ban hành: 27/11/2008 | Cập nhật: 16/06/2012
Nghị quyết 22/2008/NQ-HĐND về phát triển cà phê bền vững đến năm 2015 và định hướng đến 2020 do Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Lắk khóa VII, kỳ họp chuyên đề ban hành Ban hành: 08/10/2008 | Cập nhật: 19/06/2012
Nghị quyết 22/2008/NQ-HĐND về trích ngân sách tỉnh cấp vốn cho Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã tỉnh Vĩnh Phúc Ban hành: 25/07/2008 | Cập nhật: 26/05/2015
Nghị quyết số 22/2008/NQ-HĐND về việc ban hành quy chế tổ chức thực hiện và quản lý các dự án đầu tư mở rộng, nâng cấp hẻm trên địa bàn quận Gò Vấp theo phương thức “nhà nước và nhân dân cùng làm" do Hội đồng nhân dân quận Gò Vấp ban hành Ban hành: 11/07/2008 | Cập nhật: 06/08/2008