Quyết định 16/2000/QĐ-UB phê duyệt quy hoạch chi tiết quận Hai Bà Trưng - Hà Nội, tỷ lệ 1/2000 phần quy hoạch kiến trúc và quy hoạch giao thông do Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành
Số hiệu: 16/2000/QĐ-UB Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội Người ký: Hoàng Văn Nghiên
Ngày ban hành: 14/02/2000 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Xây dựng nhà ở, đô thị, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 16/2000/QĐ-UB

Hà Nội, ngày 14 tháng 02 năm 2000 

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH CHI TIẾT QUẬN HAI BÀ TRƯNG - HÀ NỘI, TỶ LỆ 1/2000 ( PHẦN QUY HOẠCH KIẾN TRÚC VÀ QUY HOẠCH GIAO THÔNG)

UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân;
Căn cứ Nghị định số 91/CP ngày 17/8/1994 của Chính phủ ban hành Điều lệ quản lý quy hoạch đô thị;
Căn cứ Quyết định số 108/1998/QĐ-TTg ngày 20/6/1998 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2000;
Căn cứ Quyết định 322/BXD-ĐT ngày 28/12/1993 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc ban hành quy định lập các đồ án quy hoạch xây dựng đô thị;
Xét đề nghị của Kiến trúc sư trưởng Thành phố tại tờ trình số 1080/TTr
KTST ngày 31/12/1998 và công văn số 628/KTST-DA ngày 25/9/1999,

QUYẾT ĐỊNH

Điều1: Phê duyệt Quy hoạch chi tiết quận Hai Bà Trưng-Hà Nội, tỷ lệ 1/5000 ( phần quy hoạch kiến trúc và quy hoạch giao thông) do Viện Quy hoạch đô thị nông thôn - Bộ xây dựng lập với những nội dung chủ yếu sau :

1. Phạm vi và quy mô lập quy hoạch chi tiết:

1.1 Phạm vi nghiên cứu:

 Quận Hai Bà Trưng nằm ở phía Đông Nam thành phố Hà Nội.

 - Phía Bắc giáp Quận Hoàn Kiếm (đường Nguyễn Du - Hoà Mã- Hàn Thuyên - Trần Hưng Đạo đến dốc Vạn Kiếp.)

 - Phía Đông giáp sông Hồng (đoạn từ dốc Vạn Kiếp đến Thanh Trì.)

 - Phía Tây giáp Quận Đống Đa, huyện Thanh Trì (đường Lê Duẩn - Giải Phóng đến Đuôi cá.)

 - Phía Nam giáp huyện Thanh Trì.

1.2 Quy mô :

 - Tổng diện tích trên phạm vi nghiên cứu :1464,46 ha, gồm 25 phường.

 - Dân số năm 1998 : 347.400 người (đến 31/12/1998).

2. Mục tiêu :

 - Khai thác và sử dụng hợp lý quỹ đất hiện có phù hợp với Quy hoạch chung thành phố và yêu cầu đầu tư cải tạo,

xây dựng của Quận.

3. Nội dung quy hoạch chi tiết:

3.1 Qui hoạch sử dụng đất.

QUI HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT TOÀN QUẬN

TT

Hạng mục đất

Diện

Tỷ lệ %

Ghi chú

 

 

 tích (ha)

 

 

 

TỔNG ĐẤT TỰ NHIÊN

1464,5

 

 

A

Đất xây dựng đô thị

1351,4

100

 

I

1.1

1.2

1.3

1.4

1.5

1.6

 

1.7

II

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đất dân dụng

Đất đơn vị ở

CTCC quận

CTCC thành phố, ngành

Cây xanh quận

Cây xanh thành phố

Giao thông đô thị

trong đó giao thông tĩnh

Cơ quan, trưòng chuyên nghiệp

Đất ngoài dân dụng

Trong đó :

-Đất công nghiệp, kho tàng

 

 

 

 

-Giao thông đối ngoại

-Đất thuỷ lợi, hạ tầng KT, cây xanh cách ly

-Đất khác (tôn giáo, quốc phòng)

1133,7

713,1

51

22,5

58,7

70,9

151,1

7,2

66,4

217,8

 

134,4

 

 

 

 

3,0

65,6

 

14,8

 

83,9

52,8

3,8

1,7

4,3

5,2

11,2

0,5

4,9

16,1

 

9,9

 

 

 

 

0,2

4,9

 

1,0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Công nghiệp hiện trạng 128,9 ha

CN mới 5,5 ha

B

Đất khác

Sông mương

 

113,1

 

 

3.1.1 Đất đơn vị ở :

-Tổng diện tích : 713,1 ha

-Quy mô dân số dự kiến đến năm 2020 : 30,5 vạn dân (toàn quận).

Trong đó :

TT

Loại đất

Diện tích

(ha)

Tỷ lệ

%

1

2

3

4

5

6

7

Đất ở hiện có cải tạo theo qui hoạch

Đất làng đô thị hoá

Đất ở xây dựng mới dự kiến

Đất công trình công cộng

Đất nhà trẻ, trường cấp 1,2

Đất cây xanh

Đất đường nhánh

463,6

75

20

4,4

36,5

7,2

106,4

65,0

10,5

2,8

0,6

5,1

1,0

14,9

 

Tổng

713,1

100

3.1.2 Chỉ tiêu áp dụng :

 - Nhà ở xây mới :

 +Tầng cao trung bình : 4 tầng

 +Mật độ xây dựng : 55%

 +Hệ số sử dụng đất : 2,2 lần

 - Khu dân cư được cải tạo xây dựng theo qui hoạch

 +Tầng cao trung bình : 3 tầng

 +Mật độ xây dựng : 60%

 +Hệ số sử dụng đất : 1,8 lần

 - Khu vực làng đô thị hoá :

 +Tầng cao trung bình : 1,5 tầng

 +Mật độ xây dựng : 25%

 +Hệ số sử dụng đất : 0,375 lần

 - Chỉ tiêu diện tích ở khoảng : 20m2 sàn/người

3.2. Tổ chức không gian kiến trúc.

 - Tôn tạo bảo vệ các di tích đã và sẽ được xếp hạng trong khu vực có cảnh quan đẹp, các công trình kiến trúc có giá trị đặc biệt, các biệt thự, công sở có giá trị về kiến trúc.

 - Cải tạo các làng xóm đang đô thị hoá nhưng giữ được phong cách vốn có (làng hoa Vĩnh Tuy, làng nghề đậu phụ Mơ...thuộc Vĩnh Tuy, làng Hoàng Văn Thụ, làng Tương Mai...)

 - Tận dụng triệt để hệ thống cây xanh đường phố, cây xanh công viên, cây xanh cách ly, mặt nước, các cơ sở di chuyển, thay đổi chức năng để tăng thêm cây xanh sân chơi, bãi tập, bãi đỗ xe tạo thành hệ thống cây xanh chung bảo vệ môi trường sinh thái.

 - Ở một số vị trí trên trục đường chính như: đường Đại Cồ Việt-Trần Khát Chân-Nguyễn Khoái; đường Minh Khai-Đại La..., đường Mai Hắc Đế-Đại La kéo dài, đường Giải Phóng xây dựng các công trình cao tầng tạo điểm nhấn về không gian.

 - Các khu nhà ở :

+ Khu phố cũ thuộc 9 phường phía bắc cải tạo khuôn viên từng số nhà,chỉnh trang kiến trúc tạo bộ mặt kiến trúc đường phố.

 + Các khu vực cải tạo và khu ở mới phải đảm bảo chỉ giưoí đương đỏ, hành lang kỹ thuật. Khu vực ngoài đê tuân thủ theo qui định của pháp luật về bảo vệ đê điều.

3.3 Quy hoạch giao thông :

3.3.1 Mạng lưới đường

a) Đối với khu vực phía Bắc của quận gồm 9 phường :

 (Phường Nguyễn Du, Bùi Thị Xuân, Lê Đại Hành, Phố Huế, Phạm Đình Hồ, Đồng Nhân, Đống Mác, Ngô Thì Nhậm, Bạch Đằng,).

 Trên cơ sở mạng lưới đường hiện có nối thông và kéo dài một số tuyến để tạo mạng lưới đường thông suốt và hoàn chỉnh, hoàn thiện hè phố cho đủ chiều rộng theo qui định, mở rộng tại một số điểm giao nhau có hạn chế về tầm nhìn.

 Một số tuyến cần xây dựng hoặc kéo dài để hoàn chỉnh như sau :

 +Nguyễn Đình Chiểu nối với đường Đại Cồ Việt : dài 340m, chiều rộng 17,5m (7,5m + 5m x 2).

 +Dốc Thọ Lão - Lê Gia Định : dài 200m, chiều rộng 17,5m

 +Đồng Nhân - Lò Đúc : dài 180m, chiều rộng 13,5m

 +Yên Bái - Trần Khát Chân : dài 80m, chiều rộng 13,5m

 +Lê Gia Định - Trần Khát Chân : dài 200m, rộng 13,5m

 +Phố 332 - Trần Khát Chân : dài 70m, chiều rộng 13,5m

 +Trần Cao Vân - Trần Khát Chân : dài 140m, chiều rộng 13,5m

 Mật độ đường đạt từ 8,97 đến 9,8 km/km2, diện tích đường chiếm từ 16,96 đến 17,9 % của diện tích khu vực 9 phường phía Bắc của Quận.

b) Đối với khu vực phía Nam của quận (từ đường Đại Cồ Việt - Trần Khát Chân đến ranh giới huyện Thanh Trì ):

 - Xây dựng, mở rộng hoàn chỉnh một số đường chính thành phố như sau :

 Đại Cồ Việt - Trần Khát Chân - đê Nguyễn Khoái,

 Trần Khánh Dư - Nguyễn Khoái,

 Đại La - Minh Khai,

 Giải Phóng - Lê Duẩn

- Và các tuyến đường liên khu vực :

Tuyến Bạch Mai mới-Trương Định, Kim Ngưu, Nguyễn Tam Chinh, Giáp Bát, Đền Lừ-Lĩnh Nam. Xây mới, cải tạo, nâng cấp các tuyến đường khu vực, phân khu vực và đường nhánh, đường ngõ. Mật độ đường sẽ đạt 8,2km/km2.

Xây dựng các nút giao thông khác cốt tại các ngã tư ; Kim Liên- Đại Cồ Việt, Ngã Tư Vọng, đầu cầu Vĩnh Tuy. Các nút giao thông khác tổ chức giao nhau cùng cốt. Các nút giao nhau giữa các đường khu vực, đường phân khu vực điều khiển chủ yếu bằng đèn tín hiệu hoặc xây dựng đảo giao thông.

3.3.2. Vận tải khách công cộng

Vận tải khách công cộng chủ yếu bằng xe buýt và tuyến đường sắt đô thị trên cơ sở đường sắt hiện có dọc đường Giải Phóng - Lê Duẩn.

3.3.3- Tổ chức giao thông tĩnh.

Tổng diện tích đát xây dựng bến bãi đỗ xe của toàn quận: 127.060m2 phân bố rộng khắc trên địa bàn quận, bao gồm bến xe liên tỉnh, bến xe buýt, bến xe tải, các bến đỗ xe công cộng. Bến xe liên tỉnh giữ nguyên vị trí bến xe hiện nay tại Giáp Bát.

BẢNG TỔNG HỢP MỘT SỐ TUYẾN ĐƯỜNG DỰ KIẾN XÂY DỰNG MỚI, CẢI TẠO VÀ MỞ RỘNG

TT

Tên đường phố

Chiều dài

đường (m)

Mặt cắt

ngang toàn

bộ (m)

1

 

 

2

 

3

 

4

5

 

6

7

8

9

Đường Mai Hắc Đế - Đại La được kéo dài đến đường Trương Định ( song song cách đường Bạch Mai 80m )

Đường mới sẽ mở từ đườn Võ Thị Sáu giao cắt với đường Thanh Nhàn đến Minh Khai

Mở rộng đường Nguyễn Tam Chinh (địa phận quận Hai Bà Trưng )

Mở rộng đường Giải Phóng (kể cả đường sắt)

Nguyễn Khoái - dốc Vĩnh Tuy đến đường Lĩnh Nam - Tân Mai

Đường trong phường Hoàng VănThụ-Tân Mai

Mở rộng đường Kim Ngưu Đông

Mở rộng đường Kim Ngưu Tây

Tuyến đường dọc 2 bên Sông Sét (Đại Cồ Việt xuống Giáp Bát )

2100

 

 

1520

 

1900

 

3700

2100

 

980

1450

1450

2800

23.25

 

 

23.25

 

40

 

67

30

 

30

22.5

22.5

13.5

10

 

11

 

12

 

 

13

14

15

Hoàn chỉnh tuyến đường Đại Cồ Việt (Xây dựng hoàn chỉnh 8m hè về phía Bắc )

Tiếp tục xây dựng đường Trần Khát Chân-Nguyễn Khoái

Đường vành đai 2-

-VĩnhTuy-Minh Khai:(mở chủ yếu về phía Bắc)

-Đoạn Đại La: (mở chủ yếu về phía Bắc )

Mở đường Đồng Tâm - Bạch Mai - Trại Găng

Trương Định - Nhà máy Sợi Hà Nội

Lĩnh Nam - Tân Mai - Định Công (địa phận Quạn Hai Bà Trưng )

1100

 

1560

 

3600

2700

900

1043

2300

3040

54

 

50

 

 

53.5

50

22.5

30

40

3.4.Phân đợt xây dựng.

a- Đợt đầu (đến năm 2005):

 - Hoàn chỉnh công viên tuổi trẻ Thủ đô.

 - Xây dựng mới khu di dân Đền Lừ - khu ở mới thuộc phưòng hoàng Văn Thụ và phường Trương Định.

 - Xây dựng các điểm vui chơi tại các phường và khu ở.

 - Mở rộng và đầu tư xây dựng khu thể dục thể thao văn hoá Tương Mai, Tân Mai, Mai Động.

 - Xây dựng chợ Vĩnh Tuy, cải tạo chợ Mơ - chợ Trưong Định - chợ Mai Động - chợ Nguyễn Công Trứ. Di dời các khu chợ nằm tạm trên các phố như: (chợ Đuổi - phố Cao Đạt, chợ Nguyễn Cao nằm trên phố Nguyễn Cao ).

 -Xây dựng mới và cải tạo một số trường trong quận như: Mở rộng phạm vi trường để đáp ứng nhu cầu tối thiểu về trường lớp, bằng giải pháp chuyển đổi vị trí lẻ và di hộ dân xung quanh như trường tiểu học Bà Triệu, trường tiểu học Tây Sơn, trường mẫu giáo Chim non... Chuyển đổi một số xí nghiệp sản xuất và cơ quan sang xây dựng trường phổ thông : Xí nghiệp 19/5 ngõ 2 Hàng Chuối chuyển thnàh THCS, chuyển nhà máy dệt kim Đông Xuân thành trường học, chuyển xí nghiệp tiểu thủ công nghiệp ngõ Hoà Bình sang trường Mầm non, chuyển xí nghiệp cao su 3-2 thành trưòng PTCS, chuyển kho xí nghiệp đèn thành trường Mầm Non, chuyển nhà máy hoá chất ba nhất thành trường PTCS...

 -Chuẩn bị mặt bằng để xây dựng khu tiểu thủ công nghiệp của Quận tại khu vực phía Đông - Bắc của xí nghiệp Giầy Da (phía Đông Nam Quận ).

 b- Đợt sau (đến năm 2020 ) :

 - Xây dựng hoàn chỉnh theo quy hoạch trong khu vực Quận Hai Bà Trưng...

Điều 2:-Kiến trúc sư trưởng thành phố chịu trách nhiệm kiểm tra, ký, xác nhận hồ sơ thiết kế theo quy hoạch chi tiết được duyệt để thực hiện và quản lý; tổ chức công bố công khai quy hoạch chi tiết được duyệt cho các tổ chức, cơ quan và nhân biết thực hiện.

 - Chủ tịch UBND quận Hai Bà Trưng chịu trách nhiệm quản lý, kiểm tra, giám sát xây dựng theo quy hoạch và xử lý các trường hợp xây dựng sai quy hoạch theo thẩm quyền và quy định của pháp luật.

 - Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3 : Chánh Văn phòng UBND Thành phố, kiến trúc sư trưởng Thành phố, Giám đốc các Sở : Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông Công chính, Xây dựng, Địa Chính-Nhà Đất, Tài chính Vật giá, Chủ tịch UBND quận Hai Bà Trưng, Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành, các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

Nơi nhận:
-Như điều 3
-TT Thành Uỷ
-TT HĐND TP
-Củ tịch và các PCT UBND TP
- Văn phòng Chính phủ
-Bộ Xây dựng
-Bộ Kế hoạch và Đầu tư
-Bộ Giao thông vận tải
-Tổng Cục Địa chính
- PVP-TH, Các tổ CV
- Lưu VT.  
 

 

T.M UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CHỦ TỊCH





Hoàng Văn Nghiên