Quyết định 1588/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Dự án “Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2017-2020” do tỉnh Lào Cai ban hành
Số hiệu: 1588/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Lào Cai Người ký: Nguyễn Hữu Thể
Ngày ban hành: 09/05/2017 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Văn hóa , thể thao, du lịch, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1588/QĐ-UBND

Lào Cai, ngày 09 tháng 05 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT DỰ ÁN “BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ QUỐC GIA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI GIAI ĐOẠN 2017 - 2020”

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Di sản văn hóa ngày 29/6/2001;

Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa ngày 18/6/2009;

Căn cứ Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa;

Căn cứ Quyết định số 1270/QĐ-TTg ngày 27/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020”;

Căn cứ Thông tư số 04/2010/TT-BVHTTDL ngày 30/6/2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quy định việc kim kê di sản văn hóa phi vật thể và lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia;

Căn cứ Văn bản số 2189/BVHTTDL-DSVH ngày 02/6/2015 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc xây dựng và phê duyệt Dự án bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong Danh mục Quốc gia trên địa bàn tỉnh/thành phố;

Căn cứ Đề án số 08-ĐA/TU ngày 27/11/2015 của Tỉnh ủy Lào Cai về phát triển văn hóa, thể thao tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016 - 2020;

Xét đề nghị của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 37/TTr-SVHTTDL ngày 31/03/2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Dự án “Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2017 - 2020”.

(Có Dự án chi tiết kèm theo)

Điều 2. Giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện, đảm bảo tiến độ, hiệu quả Dự án.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở: Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tài chính, Giáo dục và Đào tạo, Thông tin và Truyền thông; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- Cục Di sản Văn hóa - Bộ VHTTDL;
- TT: TU, HĐND, UBND tỉnh;
- Như Điều 3 QĐ;
- Các sở: Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tài chính, Giáo dục và Đào tạo, Thông tin và Truyền thông;
- Ủy ban MTTQ tỉnh, các Đoàn thể tỉnh, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Báo Lào Cai, Đài PT-TH tỉnh, Cổng TTĐT tỉnh;
- CVP, PCVP2;
- Lưu: VT, TH1,2,4, VX.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Nguyễn Hữu Thể

 

DỰ ÁN

BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ QUỐC GIA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI GIAI ĐOẠN 2017 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1588/QĐ-UBND ngày 09/5/2017 của UBND tỉnh Lào Cai)

Phần I:

CĂN CỨ VÀ SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG DỰ ÁN

I. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT TH QUỐC GIA

Di sản văn hóa phi vật thể các dân tộc tỉnh Lào Cai là một bộ phận quan trọng cấu thành kho tàng di sản văn hóa Việt Nam. Đến hết năm 2016, tỉnh Lào Cai có 19 di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; thuộc các loại hình tập quán xã hội, tín ngưỡng, lễ hội truyền thống, nghề thủ công truyền thống, nghệ thuật trình diễn dân gian, tri thức dân gian... của đồng bào các dân tộc.

Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tỉnh Lào Cai

TT

Tên di sản

Năm công nhn

Quyết định

Loại hình

1

Lễ hội Gầu Tào

2012

Quyết định số 5079/QĐ-BVHTTDL ngày 27/12/2012

Lễ hội truyền thống

2

Nghi lễ Cấp sắc của người Dao

2012

Quyết định số 5079/QĐ-BVHTTDL ngày 27/12/2012

Tập quán xã hội và tín ngưỡng

3

Nghi lễ Then của người Tày

2012

Quyết định số 5079/QĐ-BVHTTDL ngày 27/12/2012

Tập quán xã hội và tín ngưỡng

4

Lhội Roóng Poọc của người Giáy

2013

Quyết định số 3820/QĐ-BVHTTDL ngày 31/10/2013

Lễ hội truyền thống

5

Lễ hội Pút tồng của người Dao đỏ

2013

Quyết định số 3820/QĐ-BVHTTDL ngày 31/10/2013

Tập quán xã hội và tín ngưỡng

6

Nghề chạm khắc bạc của người Mông

2013

Quyết định số 3820/QĐ-BVHTTDL ngày 31/10/2013

Nghề thủ công truyền thống

7

Nghề Chàng slaw của người Nùng Dín

2013

Quyết định số 3820/QĐ-BVHTTDL ngày 31/10/2013

Nghề thủ công truyền thống

8

Kéo co của người Tày, người Giáy

2014

Quyết định số 2684/QĐ-BVHTTDL ngày 25/8/2014

Tập quán xã hội và tín ngưỡng

9

Tết Sử giề pà của người Bố Y

2014

Quyết định số 4205/QĐ-BVHTTDL ngày 19/12/2014

Tập quán xã hội và tín ngưỡng

10

Lễ hội Khô già già của người Hà Nhì đen

2014

Quyết định số 4205/QĐ-BVHTTDL ngày 19/12/2014

Lễ hội truyền thống

11

Nghệ thuật trang trí trên trang phục của người Xá Phó

2014

Quyết định số 4205/QĐ-BVHTTDL ngày 19/12/2014

Tri thức dân gian

12

Nghệ thuật the (múa) của người Tày

2014

Quyết định số 4205/QĐ-BVHTTDL ngày 19/12/2014

Nghệ thuật trình diễn dân gian

13

Chữ Nôm của người Dao

2015

Quyết định số 3465/QĐ-BVHTTDL ngày 13/10/2015

Tiếng nói, chữ viết

14

Nghệ thuật Khèn của người Mông

2015

Quyết định số 3465/QĐ-BVHTTDL ngày 13/10/2015

Nghệ thuật trình diễn dân gian

15

Lễ Khoi Kìm (Cúng rừng) của người Dao

2015

Quyết định số 3465/QĐ-BVHTTDL ngày 13/10/2015

Tập quán xã hội và tín ngưỡng

16

Lễ Gạ ma do (cúng rừng) của người Hà Nhì

2015

Quyết định số 3465/QĐ-BVHTTDL ngày 13/10/2015

Tập quán xã hội và tín ngưỡng

17

Lễ cúng rừng (Mủ đẳng mai) của người Thu Lao

2016

Quyết định số 2067/QĐ-BVHTTDL ngày 13/6/2016

Tập quán xã hội và tín ngưỡng

18

Lễ hội Đền Bảo Hà

2016

Quyết định số 2067/QĐ-BVHTTDL ngày 13/6/2016

Lễ hội truyền thống

19

Lễ hội Đền Thượng

2016

Quyết định số 3247/QĐ-BVHTTDL ngày 16/9/2016

Lễ hội truyền thng

Những năm qua, công tác bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh về cơ bản đã được triển khai đồng bộ từ cấp tỉnh đến cơ sở. Hệ thống các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện tốt công tác bảo vệ và phát huy giá trị các di sản được các ngành, địa phương quan tâm, thực hiện. Công tác tôn vinh nghệ nhân lĩnh vực văn hóa phi vật thđược nghiên cứu, triển khai nghiêm túc, đúng quy trình. Công tác tuyên truyền về bảo vệ và phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thđược chú trọng... Nhiều di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia đã được khai thác trở thành nguồn lực/sản phẩm du lịch, phục vụ phát triển du lịch của địa phương như: Lhội Gu tào của người Mông; Nghề chạm khắc bạc của người Mông; Nghi lCấp sc của người Dao; Lễ Pút tồng của người Dao đỏ ở Sa Pa; Lễ hội Roóng Poọc của người Giáy ở Sa Pa; Nghệ thuật The (múa) của người Tày xã Tà Chải, huyện Bắc Hà...

Tuy nhiên công tác bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể trong những năm qua mới dừng ở mức quy mô nhỏ lẻ, chưa tạo được tính đột biến, sức lan tỏa, lôi cuốn cả cộng đồng các dân tộc cùng tham gia. Các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được công nhận mới triển khai đánh giá hiện trạng sơ bộ, tổ chức quay phim, chụp ảnh bảo tồn tại một địa điểm cụ thể, trong khi mỗi nhóm ngành dân tộc ở các địa phương khác nhau có những đặc trưng văn hóa riêng. Một số di sản sau khi được công nhận chưa được quan tâm, tuyên truyền, quảng bá, đầu tư để bảo tồn và phát huy một cách hiệu quả, nhiều di sản có nguy cơ mai một, thất truyền... Bên cạnh đó, công tác lưu trữ, số hóa các tư liệu về di sản văn hóa phi vật thể quốc gia trên địa bàn tỉnh chưa đáp ứng yêu cầu, dẫn đến việc khai thác và phát huy giá trị các di sản còn hạn chế.

Tỉnh Lào Cai hiện có 9 nghệ nhân được phong tặng danh hiệu “nghệ nhân ưu tú” thuộc các lĩnh vực: Tập quán xã hội và tín ngưỡng, nghệ thuật trình diễn dân gian, tiếng nói, chữ viết, tri thức dân gian. Các “nghệ nhân ưu tú” này đã có nhiều cống hiến trong giữ gìn và phát huy di sản văn hóa của dân tộc trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, các hoạt động trao truyền, phổ biến tại cộng đồng hiện nay trên địa bàn tỉnh chủ yếu là hoạt động tự phát, số lượng nghệ nhân hiểu biết và nm giữ tri thức, kỹ năng thực hành ở các địa phương còn rt ít và có nguy cơ bị thất truyền bởi khi các “nghệ nhân ưu tú” này mất đi họ sẽ đem theo các giá trị di sản như: Nghệ thuật The (múa) của người Tày xã Tà Chải (huyện Bắc Hà); Tết Sử giề pà (tạ ơn Trâu) của người Bố Y; Lễ Pút Tồng của người Dao đỏ xã Tả Phìn (huyện Sa Pa)... Một bộ phận nghệ nhân nắm giữ vn di sản văn hóa dân tộc chưa sn sàng hoặc không có phương pháp và các điều kiện cần thiết khác để truyền dạy cho con cháu trong cộng đồng.

II. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG DỰ ÁN

Lào Cai là một tỉnh vùng cao biên giới, toàn tỉnh có 25 nhóm ngành dân tộc vi những loại hình di sản văn hóa đặc sắc, đa dạng và phong phú. Tại các kỳ Đại hội, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh luôn xác định vn đbảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là một nhiệm vụ quan trọng, cấp bách hàng đu, chú trọng huy động đầu tư nguồn lực để thực hiện.

…………………

có di sản. Qua đó giúp cho nhiệm vụ của Dự án thực hiện hiệu quả hơn, phát huy vai trò của các chủ thể văn hóa trong phát triển văn hóa truyền thng của các dân tộc, vừa bảo tồn sống tại cộng đồng, thôn, bản, vừa tạo được nguồn lợi về kinh tế tcông việc bảo tồn, gìn giữ bản sắc văn hóa của cộng đồng dân tộc, góp phần tôn vinh giá trị đặc sắc các di sản văn hóa phi vật thể của các dân tộc Lào Cai.

2. Nguyên tắc thực hiện:

Các di sản văn hóa phi vật thể cần được tổ chức bảo vệ và phát huy một cách hiu quả, đảm bảo vừa bảo tồn, vừa tạo ra các loại hình sản phẩm du lịch văn hóa, tâm linh... đặc thù mà nơi khác ít có được. Bảo tn các di sản văn hóa phi vật thể theo nguyên tắc “bảo tồn sống” ngay tại cộng đồng, do cộng đồng làm chủ và thực hiện. Bên cạnh đó, việc bảo tồn phải được gắn với việc phát triển du lịch tại mỗi địa phương.

II. PHẠM VI, ĐI TƯỢNG ÁP DỤNG

1. Phạm vi:

Toàn bộ không gian tồn tại, không gian văn hóa, đời sống sinh hoạt của cộng đồng các dân tộc là chủ thể của di sản văn hóa đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, các hoạt động liên quan đến di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của các dân tộc trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

2. Đối tượng áp dụng:

- Dự án chủ yếu hướng đến đối tượng là cộng đồng các dân tộc tỉnh Lào Cai trong quá trình bảo vệ và phát huy giá trị của các loại hình di sản văn hóa phi vật thể đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

- Nhng di sản đang trong quá trình nghiên cứu, xây dựng hồ sơ khoa học đề nghị Bộ Văn hóa, Ththao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

III. MC TIÊU DỰ ÁN

1. Mục tiêu chung:

- Bảo vệ và lưu truyền cho thế hệ sau những giá trị đặc sắc của các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

- Nâng cao nhận thức, lòng tự hào dân tộc và sự tham gia của người dân trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể.

- Phát huy giá trị các di sản, đưa các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia trở thành nội lực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo hướng bn vững.

2. Mc tiêu cthể:

- Giai đoạn 1 (2017 - 2018): Rà soát, đánh giá hiện trạng và tiếp tục nghiên cứu, sưu tầm, bổ sung tư liệu đối với các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được công nhận giai đoạn 2011 - 2016 (ưu tiên các di sản có nguy cơ bị mai một, biến dạng và các di sản văn hóa có tiềm năng phát triển thành sản phẩm phục vụ du lịch).

- Giai đoạn 2 (2019 - 2020): Tiếp tục rà soát, đánh giá hiện trạng và nghiên cứu, sưu tm, bổ sung tư liệu đối với di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được công nhận giai đoạn 2011 - 2016 và các di sản được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia giai đoạn 2017 - 2020.

- Xuất bản cuốn sách “Di sản văn hóa phi vật thể các dân tộc Lào Cai”; xây dựng 07 video quảng bá, giới thiệu đối với 07 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, phục vụ phát triển du lịch.

- Lựa chọn 15 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tiêu biểu, hỗ trợ phục dựng, bảo tồn, xây dựng thành sản phẩm phục vụ phát triển du lịch.

IV. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Rà soát, đánh giá tổng thể hiện trạng các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia trên địa bàn tỉnh Lào Cai được công nhận giai đoạn 2011 - 2016 và giai đoạn 2017 - 2020, kết hợp nghiên cứu, sưu tm bổ sung hoàn thiện tư liệu

1.1. Lập đề cương và xây dựng bộ công cụ kiểm kê, đánh giá hiện trạng các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia trên địa bàn tỉnh đã được công nhận trong giai đoạn 2011 - 2020 theo 07 loại hình di sản văn hóa phi vật thể (quy định tại Thông tư số 04/2010/TT-BVHTTDL ngày 30/6/2010 của Bộ Văn hóa, Ththao và Du lịch).

1.2. Triển khai công tác rà soát, đánh giá hiện trạng, kết hợp nghiên cứu, sưu tm bổ sung tư liệu đối với 19 di sản văn hóa phi vật thể đã được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia giai đoạn 2011 - 2016 và 4 di sản văn hóa phi vật thể đề nghị Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận giai đoạn 2017 - 2020, chia làm 02 giai đoạn, cụ thể:

a) Giai đoạn 2017 - 2018 gồm 13 di sản:

- Năm 2017, thực hiện 06 di sản, gồm có:

+ Lễ hội Roóng Poọc của người Giáy.

+ Lễ Pút tồng của người Dao đỏ.

+ Nghề chạm khắc bạc của người Mông.

+ Nghệ thuật The (múa) của người Tày.

+ Nghi lễ Then của người Tày.

+ Tết Sử giề pà của người Bố Y.

- Năm 2018, thực hiện 07 di sản, gồm có:

+ Kéo co của người Tày, người Giáy.

+ Nghề chàng slaw của người Nùng Dín.

+ Nghệ thuật trang trí trên trang phục của người Xá Phó.

+ Nghệ thuật Khèn của người Mông.

+ Chữ Nôm của người Dao.

+ Lễ hội Gầu Tào của người Mông.

+ Lễ hội Khô già già của người Hà Nhì đen.

b) Giai đoạn 2019 - 2020 gồm 10 di sản:

- Năm 2019, thực hiện 06 di sản, gồm có:

+ Nghi lễ cấp sắc của người Dao.

+ Lễ Mủ Đẳng Mai (cúng rừng) của người Thu Lao.

+ Nghề chạm khắc bạc của người Dao đỏ (di sản lập hồ sơ đề nghị đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia giai đoạn 2017 - 2020).

+ Nghề làm trống truyền thống dân tộc Mông (di sản lập hồ sơ đề nghị đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia giai đoạn 2017 - 2020).

+ Lễ Gạ ma do (cúng rừng) của dân tộc Hà Nhì.

+ Lễ Khoi kìm (cúng rừng) của người Dao đỏ.

- Năm 2020, thực hiện 04 di sản, gồm có:

+ Khắp Nôm dân tộc Tày huyện Văn bản (di sản lập hồ sơ đề nghị đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia giai đoạn 2017 - 2020).

+ Mo dân tộc Giáy (di sản lập hồ sơ đề nghị đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia giai đoạn 2017 - 2020).

+ Lễ hội Đền Bảo Hà.

+ Lễ hội Đền Thượng.

1.3. Tổ chức Hội thảo đánh giá hiện trạng và thống nhất các giải pháp bảo tn, phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Dự kiến tổ chức thực hiện: Năm 2018.

1.4. Lựa chọn 15 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tiêu biểu, hỗ trợ phục dựng, bảo tồn, xây dựng thành sản phẩm phục vụ phát triển du lịch, cụ thể:

a) Năm 2017: Hỗ trợ bảo tồn, phục dựng, xây dựng thành sản phẩm phục vụ du lịch đối với các 05 di sản văn hóa phi vật thquốc gia, cụ thể:

- Nghệ thuật Khèn của người Mông tại xã San Sả Hồ (huyện Sa Pa) và xã Bản Phố (huyện Bắc Hà).

- Lễ hội Đền Bảo Hà (huyện Bảo Yên).

- Nghi lễ Cấp sắc của người Dao đỏ tại xã Tả Phìn (huyện Sa Pa).

- Nghệ thuật The (múa) của người Tày ở xã Tà Chải (huyện Bắc Hà).

- Lễ hội Roóng Poọc dân tộc Giáy xã Tả Van (huyện Sa Pa).

b) Năm 2018: Hỗ trợ bảo tồn, phục dựng, xây dựng thành sản phẩm phục vụ du lịch đối với 06 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, cụ thể:

- Kéo co dân tộc Tày, Giáy tại xã Bảo Nhai (huyện Bắc Hà) và xã Tả Van (huyện Sa Pa).

- Lễ Pút tồng của người Dao đỏ xã Tả Phìn (huyện Sa Pa).

- Lễ hội Đn Thượng (thành phố Lào Cai).

- Nghi lễ Then dân tộc Tày tại xã Bản Hồ (huyện Sa Pa) và xã Tà Chải (huyện Bắc Hà).

- Lễ hội Gầu tào dân tộc Mông tỉnh Lào Cai tại các xã San Sả Hồ (huyện Sa Pa), xã Pha Long (huyện Mường Khương) và xã Sín Chéng (huyện Si Ma Cai).

- Lễ hội Khô già già của người Hà Nhì đen xã Y Tý, xã Trịnh Tường (huyện Bát Xát).

c) Năm 2019: Hỗ trợ bảo tồn, phục dựng, xây dựng thành sản phẩm phục vụ du lịch đối với 02 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, cụ thể:

- Nghệ thuật trang trí trên trang phục của người Dao đỏ tại các xã Tả Van, Tả Phìn, huyện Sa Pa (di sản lập hồ sơ khoa học đề nghị đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia giai đoạn 2017 - 2020).

- Nghề chạm khắc bạc của người Mông tại xã San Sả Hồ, xã Tả Phìn (huyện Sa Pa).

d) Năm 2020: Hỗ trợ bảo tồn, phục dựng, xây dựng thành sản phẩm phục vụ du lịch đối với 02 di sản lập hồ sơ khoa học đề nghị đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia giai đoạn 2017 - 2020:

- Nghề chạm khắc bạc của người Dao đỏ tỉnh Lào Cai.

- Nghệ thuật trang trí trên trang phục của người Mông huyện Bắc Hà, Si Ma Cai.

2. Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn về kỹ năng truyền dạy và nội dung công tác bảo vệ và phát huy di sản văn hóa phi vật th

2.1. Đối tượng: Các nghệ nhân dân gian, các trưởng thôn, bản, già làng, người có uy tín trong cộng đồng các dân tộc liên quan đến các di sản phi vật thquốc gia được công nhận, cán bộ làm công tác văn hóa - xã hội cấp huyện, cấp xã, đại biểu cộng đồng nơi có di sản văn hóa phi vật thquốc gia.

2.2. Nội dung: Các văn bản của Trung ương liên quan đến lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; các nội dung, giải pháp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; kỹ năng truyền dạy cho các nghệ nhân, người am hiểu, người có uy tín...

2.3. Địa điểm tập huấn: Tại thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai.

2.4. Thời gian tập huấn: Năm 2018 mở 02 lớp, 150 học viên/lớp, 03 ngày/lớp. Lớp 1 gồm các huyện: Si Ma Cai, Mường Khương, Bảo Thắng, Văn n, thành phố Lào Cai. Lớp 2 gồm các huyện: Bát Xát, Bảo Yên, Bắc Hà, Sa Pa.

2.5. Đơn vị thực hiện:

- Đơn vị chủ trì: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

- Đơn vị phối hợp: Cục Di sản Văn hóa - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Phòng Văn hóa và Thông tin các huyện, thành phố.

3. Tổ chức truyền dạy kỹ năng, kỹ thuật, cách thức tổ chức nghi lễ, nội dung bảo vệ và phát huy các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia trong cng đồng dân tộc, địa phương có di sản (ưu tiên các di sản văn hóa phi vật th có nguy cơ mai một cao), kết hp hướng dẫn bảo tn các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo hưng “bảo tồn sống” di sản trong cộng đồng nhằm phát huy giá trị các di sản phục vụ phát triển du lịch

3.1. Nội dung: Mục đích, ý nghĩa của việc thực hành di sản, các kỹ năng, bí quyết, diễn trình nghi lễ, thực hành nghi lễ...

3.2. Đối tượng: Cộng đồng dân tộc tại địa phương có di sản, những người thích tìm hiểu, học hỏi, những người hàng năm tham gia vào thực hành di sản tại cộng đồng...

3.3. Địa điểm tổ chức: Nhà văn hóa thôn bản, hội trường UBND xã hoặc địa điểm phù hợp tại cộng đồng.

3.4. Tổ chức thực hiện: Tổ chức truyền dạy 12 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia có nguy cơ mai một cao và tổ chức truyền dạy, phát huy 08 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia phục vụ khai thác, phát triển du lịch, cụ thể:

a) Năm 2017:

- Tổ chức truyền dạy, phát huy 01 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia có nguy cơ mai một cao: Nghề chạm khắc bạc của người Mông tại các xã: San Sả Hồ, Lao Chải, Tả Phìn (huyện Sa Pa).

- Tổ chức truyền dạy, phát huy 02 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia phục vụ khai thác di sản, phát triển du lịch gồm:

+ Lễ Pút tồng của người Dao đỏ ở xã Tả Phìn (huyện Sa Pa).

+ Lễ hội Gầu tào dân tộc Mông tại xã San Sả Hồ (huyện Sa Pa) và xã Pha Long (huyện Mường Khương).

b) Năm 2018:

- Tổ chức truyền dạy, phát huy 04 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia có nguy cơ mai một cao, gồm:

+ Nghi lễ Then dân tộc Tày tại xã Hòa Mạc, Võ Lao, Minh Lương (huyện Văn Bàn), xã Bản H(huyện Sa Pa), xã Nghĩa Đô, Lương Sơn (huyện Bảo Yên), xã Phú Nhuận, Gia Phú (huyện Bảo Thắng)

+ Nghệ thuật trang trí trên trang phục của người Xá Phó tại xã Nậm Sài (huyện Sa Pa), xã Hợp Thành (thành phố Lào Cai).

+ Tết Sử giề pà của người Bố Y tại xã Thanh Bình và thị trấn Mường Khương (huyện Mường Khương).

+ Nghệ thuật The (múa) của người Tày ở xã Tà Chải (huyện Bắc Hà).

- Tổ chức truyền dạy, phát huy 03 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia phục vụ khai thác, phát triển du lịch gồm:

+ Kéo co của người Tày, người Giáy tại xã Bảo Nhai (huyện Bắc Hà), xã Bản H, Tả Van (huyện Sa Pa), xã Hòa Mạc (huyện Văn Bàn), xã Cốc San (huyện Bát Xát).

+ Lễ hội Roóng Poọc dân tộc Giáy tại xã Tả Van (huyện Sa Pa).

+ Lễ hội Khô già già dân tộc Hà Nhì đen tại xã Y Tý (huyện Bát Xát).

c) Năm 2019:

- Tổ chức truyền dạy, phát huy 03 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia có nguy cơ mai một, gm:

+ Lễ Gạ ma do (cúng rừng) của người Hà Nhì tại các xã: Nậm Pung, Y Tý (huyện Bát Xát).

+ Nghi lễ Mo Tham Tháp người Tày xã Hòa Mạc, Minh Lương (huyện Văn Bàn) - di sản lập hồ sơ khoa học đề nghị đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia giai đoạn 2017 - 2020.

+ Mo dân tộc Giáy tại xã Tả Van (huyện Sa Pa), xã Quang Kim, Bản Qua, Mường Hum (huyện Bát Xát) - di sản lập hồ sơ khoa học đề nghị đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia giai đoạn 2017 - 2020.

- Tổ chức truyền dạy, phát huy 02 di sản phục vụ khai thác, phát triển du lịch, cụ thể:

+ Nghệ thuật Khèn của người Mông tại xã San Sả Hồ, Sa Pa (huyện Sa Pa), xã Bản Phố (huyện Bắc Hà), xã Pha Long (huyện Mường Khương).

+ Nghề chạm khắc bạc của người Dao đỏ tại xã Nậm Cang (huyện Sa Pa) - di sản lập hồ sơ khoa học đề nghị đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thquốc gia giai đoạn 2017 - 2020.

d) Năm 2020:

- Tổ chức truyền dạy, phát huy 04 di sản có nguy cơ mai một, gồm:

+ Nghi lễ Cấp sắc của người Dao đỏ các xã Bản Hồ, huyện Sa Pa (người Dao đỏ); xã Xuân Quang, huyện Bảo Thắng (người Dao Tuyên); xã Tân An, huyện Văn Bàn (người Dao họ); xã Phin Ngan, huyện Bát Xát (người Dao đỏ).

+ Lễ Khoi kìm (cúng rừng) của người Dao đỏ tại xã Nậm Pung, Dền Sáng (huyện Bát Xát), xã Xuân Giao (huyện Bảo Thắng).

+ Nghề Chàng slaw của người Nùng Dín tại các xã Bản Xen, xã Tung Chung Phố, thị trấn Mường Khương (huyện Mường Khương).

+ Nghề làm tranh thờ dân tộc Dao tại xã Trung Chải (huyện Sa Pa), xã Xuân Quang, xã Bản Phiệt (huyện Bảo Thắng) - di sản lập hồ sơ khoa học đề nghị đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thquốc gia giai đoạn 2017 - 2020.

- Tổ chức truyền dạy, phát huy 01 di sản phục vụ phát triển du lịch: Khắp Nôm dân tộc Tày tại xã Hòa Mạc, thị trấn Khánh Yên (huyện Văn Bàn) - di sản lập hồ sơ khoa học đề nghị đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thquốc gia giai đoạn 2017 - 2020.

4. Tổ chức phục dựng quay phim, chụp ảnh bảo tồn, bổ sung tư liệu, hình ảnh đối với các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đã được công nhận giai đoạn 2011 - 2016 (chưa tiến hành quay phim, chụp ảnh), phục vụ lưu trữ, giới thiệu và quảng bá di sản

4.1. Năm 2018:

- Tổ chức phục dựng quay phim, chụp ảnh bảo tồn đối với 04 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia có nguy cơ mai một, gồm:

+ Chữ Nôm của người Dao tại xã Tả Phìn, huyện Sa Pa (người Dao đỏ), xã Bản Phiệt, huyện Bảo Thắng (người Dao tuyển), xã Tân An, huyện Văn Bàn (người Dao họ).

+ Nghi lễ Then dân tộc Tày tại xã Hòa Mạc (huyện Văn Bàn).

+ Nghệ thuật trang trí trên trang phục của người Xá Phó tại xã Nậm Sài (huyện Sa Pa).

+ Quay phim bổ sung thêm tư liệu về di sản Nghề chạm khắc bạc của người Mông tại xã Hầu Thào (huyện Sa Pa).

- Tiến hành quay phim, chụp ảnh bổ sung tư liệu và xây dựng thành các sản phẩm nhằm quảng bá, giới thiệu di sản phục vụ phát triển du lịch đối với 03 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, gồm:

+ Lễ hội Gầu tào dân tộc Mông tại xã Pha Long (huyện Mường Khương), xã San Sả Hồ (huyện Sa Pa).

+ Kéo co của người Tày, người Giáy tại xã Bảo Nhai (huyện Bắc Hà), xã Tả Van (huyện Sa Pa), xã Khánh Yên Hạ (huyện Văn Bàn).

+ Lễ hội Khô già già người Hà Nhì đen tại xã Y Tý (huyện Bát Xát).

4.2. bNăm 2019:

- Tổ chức phục dựng quay phim, chụp ảnh bảo tồn đối với 05 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia có nguy cơ mai một, gồm:

+ Nghệ thuật The (múa) của người Tày ở xã Tà Chải (huyện Bắc Hà).

+ Nghi lễ Cấp sắc của người Dao tại xã Bản Hồ, huyện Sa Pa (người Dao đỏ); xã Xuân Quang, huyện Bảo Thắng (người Dao tuyển); xã Tân An, huyện Văn Bàn (người Dao họ).

+ Lễ Khoi kìm (cúng rừng) của người Dao đỏ tại xã Nậm Pung (huyện Bát Xát).

+ Lễ Gạ ma do (cúng rừng) dân tộc Hà Nhì tại xã Trịnh Tường (huyện Bát Xát).

+ Quay phim bổ sung tư liệu về di sản Tết Sử giề pà của người Bố Y tại thôn Hoáng Thền, thị trấn Mường Khương (huyện Mường Khương).

- Tiến hành quay phim, chụp ảnh bổ sung tư liệu và xây dựng thành các sản phẩm nhằm quảng bá, giới thiệu di sản phục vụ phát triển du lịch đối với 04 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia:

+ Lễ Pút tồng của người Dao đỏ xã Tả Phìn (huyện Sa Pa).

+ Nghệ thuật Khèn của người Mông tại xã San Sả Hồ (huyện Sa Pa), xã Bản Phố (huyện Bắc Hà), xã Pha Long (huyện Mường Khương).

+ Nghề Chàng slaw của người Nùng Dín tại xã Tung Chung Phố, thị trấn Mường Khương (huyện Mường Khương).

+ Lễ hội Roóng Poọc dân tộc Giáy xã Tả Van (huyện Sa Pa).

5. Khai thác, phát huy các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia thành sản phẩm văn hóa phục vụ phát triển du lịch

5.1. Nghiên cứu, xây dựng Kế hoạch chi tiết về việc phát huy các di sản văn hóa phi vật thquốc gia thành sản phẩm văn hóa phục vụ nhu cầu nghiên cứu, trải nghiệm, tham quan, mua sắm của khách du lịch. Thời gian thực hiện: Năm 2017 - 2018.

5.2. Nghiên cứu, khai thác các tư liệu văn bản, phim, ảnh để tiến hành xây dựng và sản xuất các video, phim tư liệu, sách, tờ rơi, tập gấp... nhằm lưu giữ, in ấn, cấp phát cho cộng đồng liên quan đến di sản và giới thiệu, quảng bá di sản văn hóa phục vụ thu hút, phát triển du lịch:

- Tiếp tục hoàn thiện bản đồ phân bố di sản đối với 3/7 loại hình văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh (năm 2016 đã thực hiện 4/7 loại hình). Dự kiến thực hiện trong năm 2018.

- Xây dựng 7 video quảng bá, giới thiệu đối với các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia:

+ Lễ hội Gầu tào dân tộc Mông.

+ Kéo co của người Tày, người Giáy.

+ Lễ hội Khô già già người Hà Nhì đen tại xã Y Tý (huyện Bát Xát).

+ Lễ hội Đền Bảo Hà, xã Bảo Hà (huyện Bảo Yên).

+ Nghệ thuật Khèn của người Mông.

+ Khắp Nôm dân tộc Tày huyện Văn Bàn (di sản lập hồ sơ khoa học đề nghị đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia giai đoạn 2017 - 2020).

+ Nghề chạm khắc bạc của người Dao đỏ (di sản lập hồ sơ khoa học đề nghị đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia giai đoạn 2017 - 2020).

- Biên tập và xuất bản tờ rơi, tập gấp giới thiệu về các di sản văn hóa phi vật thquốc gia trên địa bàn tỉnh.

- Hỗ trợ nghiên cứu phát huy các di sản thành sản phẩm du lịch phục vụ nhu cầu nghiên cứu, trải nghiệm, tham quan, mua sắm của khách du lịch, gồm có: Nghi lễ Then của người Tày ở xã Tà Chải (huyện Bc Hà); Nghề chạm khắc bạc của người Mông ở xã San Sả Hồ (huyện Sa Pa)... Xây dựng các sản phẩm quà tặng, quà lưu niệm từ việc phát huy các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia như: Các sản phm từ thổ cẩm, đồ trang sức bạc...

- Tổ chức biên soạn, xuất bản cuốn sách “Di sản văn hóa phi vật thể các dân tộc Lào Cai”.

5.3. Xây dựng các dự án kêu gọi doanh nghiệp, các công ty du lịch, lữ hành, khách sạn, nhà nghỉ trên địa bàn tỉnh Lào Cai hỗ trợ đầu tư và bảo tồn các giá trị di sản văn hóa phi vật thể đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thquốc gia.

6. Tổ chức công bố kết quả Dự án “Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tỉnh Lào Cai giai đoạn 2017 - 2020”

6.1. Nội dung: Giới thiệu toàn bộ các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia trên địa bàn tỉnh Lào Cai; danh mục các dự án kêu gọi doanh nghiệp, công ty du lịch, đơn vị lữ hành, khách sạn, nhà nghỉ hỗ trợ đầu tư và bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia...

6.2. Thành phần: Mời các nghệ nhân dân gian, các nhà nghiên cứu khoa học, các báo chuyên ngành, các địa phương có di sản và các cơ quan báo chí trung ương, địa phương, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch, các cơ quan, đơn vị liên quan (số lượng dự kiến: 100 người).

6.3. Thời gian thực hiện: Năm 2020.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Tổng kinh phí thực hiện Dự án giai đoạn 2017 - 2020: 4.889.568.000 đng (Bn tỷ, tám trăm tám mươi chín triệu, năm trăm sáu mươi tám ngàn đng). Cụ thể:

- Năm 2017: 455.640.000 đồng.

- Năm 2018: 2.075.606.000 đồng.

- Năm 2019: 1.574.584.000 đồng.

- Năm 2020: 783.738.000 đồng.

2. Nguồn vốn thực hiện: Ngân sách địa phương.

(Biểu nhu cầu kinh phí thực hiện Dự án kèm theo)

Phần II:

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN DỰ ÁN

1. Giải pháp về chỉ đạo, điều hành

- Tăng cường, nâng cao hiệu quả chỉ đạo và tổ chức thực hiện của chính quyền các cấp, các đoàn th, nhân dân, các tổ chức, cá nhân đối với công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

- Đổi mới, nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với các di sản văn hóa phi vật thquốc gia; tăng cường phối hợp giữa các sở, ban, ngành và chính quyền địa phương - nơi có di sản văn hóa nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể quốc gia hiệu quả, chất lượng.

- Nghiên cu, đề xuất cơ chế, chính sách đãi ngộ đối với các nghệ nhân nắm giữ và truyền dạy vốn di sản văn hóa trong cộng đồng tại các địa phương.

- Kiểm tra, đánh giá định kỳ và cơ chế giám sát thực hiện.

2. Giải pháp về tuyên truyền và quảng bá

- Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và của người dân về công tác bảo vệ và phát huy giá trị các di sản trên địa bàn tỉnh.

- Đa dạng hóa công tác thông tin, tuyên truyền; phát huy sức mạnh tổng hợp của các cơ quan tuyên truyền, các loại hình tuyên truyền. Các cơ quan báo chí tỉnh, cơ quan báo chí trung ương thường trú trên địa bàn tỉnh, cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền các địa phương, các sở, ban, ngành, đoàn thể có bản tin, trang thông tin điện tử chủ động tham gia vào việc tuyên truyền, quảng bá các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và triển khai thực hiện Dự án.

- Khuyến khích xây dựng các mô hình bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; thành lập các câu lạc bộ sinh hoạt và trình diễn các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại cộng đồng và các khu, điểm du lịch; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, hội thi, hội diễn, sáng tác liên quan đến các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

- Lồng ghép nội dung bảo vệ và phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào các môn học, hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông (nội khóa hoặc ngoại khóa). Xây dựng kế hoạch và tổ chức giảng dạy các môn học có chủ đề liên quan đến các di sản văn hóa địa phương; hướng dẫn học sinh tự tìm hiểu về các di sản văn hóa thông qua tư liệu, hiện vật. Tổ chức các hoạt động bảo vệ, giáo dục ngay tại địa điểm có di sản; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về di sản văn hóa trong trường học.

3. Giải pháp về chế, chính sách

Nghiên cứu, tham mưu, đề xuất ban hành Quy định quản lý và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh.

4. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực

- Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác văn hóa; đặc biệt là cán bộ ở cơ s, thôn, bản, phục vụ công tác quản lý, phát huy di sản tại cộng đồng, địa phương.

- Củng cố và phát triển các chi hội Văn nghệ dân gian, chi hội Văn học Nghệ thuật dân tộc thiểu số, chi hội Nhiếp ảnh, các ban quản lý di tích ở địa phương... nhằm tập hợp lực lượng, đẩy mạnh công tác nghiên cứu, sưu tầm, phổ biến di sản văn hóa các dân tộc trên địa bàn tỉnh.

5. Giải pháp về đầu tư nguồn lực

Cân đối, bố trí ngân sách nhà nước để triển khai thực hiện đảm bảo tiến độ các nhiệm vụ Dự án như: Công tác rà soát, đánh giá, phục dựng, truyền dạy, quảng bá... đối với các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia trên địa bàn tỉnh; hỗ trợ xây dựng các sản phẩm nhằm quảng bá, giới thiệu về giá trị các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nhằm thu hút các dự án đầu tư, phục vụ phát triển du lịch địa phương.

II. TCHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

- Chủ trì thực hiện Dự án; phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch của Dự án giai đoạn và hằng năm.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương được giao nhiệm vụ xây dựng dự toán kinh phí, tổng hợp chung vào dự toán kinh phí chi thường xuyên hằng năm gửi sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt.

- Định kỳ tổng hợp, đánh giá tình hình triển khai Dự án báo cáo UBND tỉnh và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

2. Sở Tài chính

Cân đối, bố trí ngân sách để triển khai thực hiện Dự án giai đoạn và hằng năm; đảm bảo theo mục tiêu và tiến độ Dự án đã được duyệt.

3. Sở Giáo dục và Đào tạo

Chủ trì triển khai việc lồng ghép nội dung bảo vệ và phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào các môn học, hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông. Xây dựng kế hoạch và tổ chức giảng dạy các môn học có chủ đề liên quan đến các di sản văn hóa địa phương, hướng dẫn học sinh tự tìm hiểu về các di sản văn hóa thông qua tư liệu, hiện vật. Tổ chức các hoạt động bảo vệ, giáo dục ngay tại địa điểm có di sản; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về di sản văn hóa trong trường học.

4. SThông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Lào Cai, Cổng thông tin điện tử tỉnh Lào Cai

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về mục đích, ý nghĩa, mục tiêu, nhiệm vụ và kết quả của việc triển khai thực hiện Dự án bảo vệ và phát huy giá trị di sản phi vật thể quốc gia trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2017 - 2020. Qua đó tạo sự quan tâm, ủng hộ rộng rãi của cộng đồng đối với công tác bảo vệ và phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể của các dân tộc tỉnh Lào Cai.

5. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các Đoàn thể tỉnh, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp tỉnh

Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

6. UBND các huyện, thành phố

- Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và UBND các xã, phường, thị trấn xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể quốc gia trên địa bàn phù hợp với yêu cầu thực tiễn của địa phương và mục tiêu, nhiệm vụ của Dự án.

- Chủ động phối hợp với cơ quan chủ trì Dự án (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) triển khai các nhiệm vụ liên quan theo kế hoạch năm và giai đoạn trên địa bàn.

Trong quá trình thực hiện Dự án, nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh để xem xét, điều chỉnh cho phù hợp./.

 

BIỂU NHU CẦU KINH PHÍ THỰC HIỆN DỰ ÁN “BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ TỈNH LÀO CAI GIAI ĐOẠN 2017 - 2020”

(Kèm theo Quyết định số: 1588/QĐ-UBND ngày 09/5/2017 của UBND tỉnh Lào Cai)

ĐVT: Nghìn đồng

TT

Ni dung

Phân kỳ đầu tư

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Tổng số

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

 

TNG CỘNG

4.889.568

455.640

2.075.606

1.574.584

783.738

 

 

1

Rà soát, đánh giá tổng thể hiện trạng các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia trên địa bàn tỉnh Lào Cai được công nhận giai đoạn 2011 - 2016 và giai đoạn 2017 - 2020, kết hợp nghiên cứu, sưu tầm bổ sung hoàn thiện tư liệu

877.912

225.100

355.404

164.584

132.824

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

UBND các huyện, thành phố

1.1

Lập đề cương, xây dựng bộ công cụ kiểm kê, đánh giá hiện trạng các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia trên địa bàn tỉnh tnăm 2011 - 2020 theo 07 loại hình di sản văn hóa phi vật thể

27.500

27.500

 

 

 

 

 

1.2

Thực hiện rà soát, đánh giá hiện trạng, kết hợp nghiên cứu, sưu tầm bổ sung tư liệu đối với 19 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia giai đoạn 2011 - 2016 và 4 di sản văn hóa phi vật thể đề nghị công nhận giai đoạn 2017 - 2020

474.112

118.400

171.504

107.984

76.224

 

 

 

Đợt 1: Lhội Roóng Poọc của người Giáy xã Tả Van, huyện Sa Pa (1 xã); Lễ Pút tồng của người Dao đỏ xã Tả Phìn, huyện Sa Pa (1 xã); Nghề chạm khắc bạc của người Mông (5 xã); Nghệ thuật the (múa) của người Tày xã Tà Chải, huyện Bắc Hà (1 xã); Nghi lễ Then của người Tày (28 xã); Tết Sử giề pà của người Bố Y, huyện Mường Khương (4 xã, thị trấn)

118.400

118.400

 

 

 

 

 

 

Đợt 2: Kéo co của người Tày, người Giáy (10 xã); Nghề Chàng slaw của người Nùng Dín (4 xã); Nghệ thuật trang trí trên trang phục của người Xá Phó (7 xã); Nghệ thuật Khèn của người Mông (5 xã); Chữ Nôm của người Dao (12 xã); Lễ hội Gầu Tào của người Mông (11 xã); Lễ hội Khô già già của người Hà Nhì đen huyện Bát Xát (5 xã)

171.504

 

171.504

 

 

 

 

 

Đợt 3: Nghi lễ cấp sắc của người Dao (11 xã); Lễ cúng Mủ Đẳng Mai (cúng rừng) của người Thu Lao, xã Tả Gia Khâu, Mường Khương (1 xã); Nghề Chạm Khắc bạc của người Dao, Sa Pa (5 xã); Nghề làm trng truyền thống dân tộc Mông (4 xã); Lễ Gạ ma do (cúng rừng) của dân tộc Hà Nhì huyện Bát Xát (5 xã); Lễ Khoi m (cúng rừng) người Dao đỏ (8 xã)

107.984

 

 

107.984

 

 

 

 

Đợt 4: Khắp Nôm dân tộc Tày huyện Văn Bàn (11 xã); Mo dân tộc Giáy (11 xã); Lễ hội Đền Bảo Hà, Bảo Yên, Lễ hội Đền Thượng, thành phố Lào Cai.

76.224

 

 

 

76.224

 

 

1.3

Tổ chức hội thảo đánh, giá hiện trạng, thống nhất các giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia trên địa bàn tỉnh Lào Cai

42.000

 

42.000

 

 

 

 

1.4

Lựa chọn 15 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tiêu biểu, hỗ trợ phục dựng, bảo tồn, xây dựng thành sản phẩm phục vụ phát triển du lịch

334.300

79.200

141.900

56.600

56.600

 

 

 

Đợt 1: Nghệ thuật Khèn của người Mông tại xã San Sả Hồ, huyện Sa Pa và xã Bản Ph, huyện Bắc Hà; Lễ hội Đn Bảo Hà, huyện Bảo Yên; Nghi lễ Cấp sắc của người Dao đỏ tại xã Tả Phìn, huyện Sa Pa; Nghệ thuật The (múa) của người Tày ở xã Tà Chải, huyện Bắc Hà; Lhội Roóng Poọc dân tộc Giáy xã Tả Van, huyện Sa Pa

79.200

79.200

 

 

 

 

 

 

Đợt 2: Kéo co dân tộc Tày, Giáy tại xã Bảo Nhai, huyện Bắc Hà và xã Tả Van, huyện Sa Pa; Lễ Pút tng của người Dao đỏ xã Tả Phìn, huyện Sa Pa; Lễ hội Đn Thượng, thành phố Lào Cai; Nghi lễ Then dân tộc Tày tại xã Bản Hồ, huyện Sa Pa và xã Tà Chải, huyện Bắc Hà; Lễ hội Gầu tào dân tộc Mông tại các xã San Sả Hồ (huyện Sa Pa), xã Pha Long (huyện Mường Khương) và xã Sín Chéng (huyện Si Ma Cai); Lễ hội Khô già già của người Hà Nhì đen xã Y Tý và xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát.

141.900

 

141.900

 

 

 

 

 

Đợt 3: Nghệ thuật trang trí trên trang phục của người Dao đỏ tại các xã Tả Van, Tả Phìn, huyện Sa Pa; Nghề chạm khắc bạc của người Mông các xã: San Sả Hồ, Tả Phìn, huyện Sa Pa

56.600

 

 

56.600

 

 

 

 

Đợt 4: Nghề chạm khắc bạc của người Dao đỏ tỉnh Lào Cai; Nghệ thuật trang trí trên trang phục của người Mông huyện Bắc Hà, Si Ma Cai

56.600

 

 

 

56.600

 

 

2

Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn về kỹ năng truyền dạy và nội dung công tác bảo vệ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể cho các nghệ nhân, trưởng thôn bản, người có uy tín trong cộng đồng, cán bộ văn hóa - xã hội cấp huyện, cấp xã... Số lượng: 2 lớp; 150 học viên/lớp; 3 ngày/lớp

282.610

 

282.610

 

 

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

UBND các huyện, thành phố

 

- Lớp 1: Gồm các huyện Si Ma Cai, Bảo Thắng, Văn Bàn, Mường Khương và phố Lào Cai

 

 

129.710

 

 

 

 

 

- Lớp 2: Gồm các huyện Bát Xát, Bảo Yên, Bắc Hà, Sa Pa

 

 

152.900

 

 

 

 

3

Tổ chức truyền dạy kỹ năng, kỹ thuật, cách thức tổ chức nghi lễ, nội dung bảo vệ và phát huy các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia trong cộng đồng dân tộc, địa phương có di sản, kết hợp hướng dẫn “bảo tồn sống” di sản trong cộng đồng nhằm phát huy giá trị các di sản phục vụ phát triển du lịch

1.393.160

146.040

510.440

328.240

408.440

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

UBND các huyện, thành phố

3.1

Tổ chức truyền dạy 12 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia có nguy cơ mai một cao: số lượng: 34 lớp/xã; thời gian: 7 ngày/lớp/xã

1.046.360

84.840

367.640

226.240

367.640

 

 

 

- Nghề chạm khắc bạc của người Mông (3 xã)

84.840

84.840

 

 

 

 

 

 

- Nghi lễ Then dân tộc Tày (8 xã)

226.240

 

226.240

 

 

 

 

 

- Nghệ thuật trang trí trên trang phục của người Xá Phó (2 xã)

56.560

 

56.560

 

 

 

 

 

- Tết Sử giề pà của người Bố Y huyện Mường Khương (2 xã)

56.560

 

56.560

 

 

 

 

 

- Nghệ thuật The (múa) của người Tày ở xã Tà Chải, huyện Bắc Hà (1 xã)

28.280

 

28.280

 

 

 

 

 

- Lễ Gạ ma do (cúng rừng) người Hà Nhì huyện Bát Xát (02 xã).

56.560

 

 

56.560

 

 

 

 

- Nghi lễ Mo Tham Tháp người Tày xã Hòa Mạc, Minh Lương, huyện Văn Bàn (2 xã)

56.560

 

 

56.560

 

 

 

 

- Mo dân tộc Giáy (4 xã)

113.120

 

 

113.120

 

 

 

 

- Nghi lễ Cấp sắc của người Dao (4 xã)

113.120

 

 

 

113.120

 

 

 

- L Khoi kìm (cúng rừng) của người Dao đỏ tỉnh Lào Cai (3 xã)

84.840

 

 

 

84.840

 

 

 

- Nghề Chàng slaw của người Nùng Dín huyện Mường Khương (3 xã)

84.840

 

 

 

84.840

 

 

 

- Nghề làm tranh thờ dân tộc Dao (3 xã)

84.840

 

 

 

84.840

 

 

3.2

Tổ chức truyền dạy, phát huy 8 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia phục vụ khai thác, phát triển du lịch

346.800

61.200

142.800

102.000

40.800

 

 

 

- Lễ Pút tồng của người Dao đỏ ở xã Tả Phìn, huyện Sa Pa (1 xã)

20.400

20.400

 

 

 

 

 

 

- Lễ hội Gầu tào dân tộc Mông tại xã San Sả Hồ, huyện Sa Pa và xã Pha Long, huyện Mường Khương (2 xã)

40.800

40.800

 

 

 

 

 

 

- Kéo co của người Tày, người Giáy (5 xã)

102.000

 

102.000

 

 

 

 

 

- Lhội Roóng Poọc dân tộc Giáy xã Tả Van, huyện Sa Pa (1 xã)

20.400

 

20.400

 

 

 

 

 

- Lễ hội Khô già già dân tộc Hà Nhì đen tại, xã Y Tý, huyện Bát Xát (1 xã)

20.400

 

20.400

 

 

 

 

 

- Nghệ thuật Khèn của người Mông (4 xã)

81.600

 

 

81.600

 

 

 

 

- Nghề chạm khắc bạc của người Dao đỏ xã Nậm Cang, huyện Sa Pa (1 xã)

20.400

 

 

20.400

 

 

 

 

- Khắp Nôm dân tộc Tày huyện Văn Bàn (2 xã)

40.800

 

 

 

40.800

 

 

4

Tổ chức phục dụng quay phim, chụp ảnh bảo tồn, bổ sung tư liệu, hình ảnh đối với các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đã được công nhận giai đoạn 2011 - 2016 (chưa tiến hành quay phim, chụp ảnh), phục vụ lưu trữ, giới thiệu và quảng bá di sản

873.340

 

403.080

470.260

 

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

UBND các huyện, thành phố

4.1

Tổ chức phục dựng quay phim, chụp ảnh bảo tồn đối với 9 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia có nguy cơ mai một cao

436.670

 

201.540

235.130

 

 

 

 

- Chữ Nôm của người Dao tại xã Tả Phìn (người Dao đỏ huyện Sa Pa), xã Bản Phiệt (người Dao tuyển huyện Bảo Thắng), xã Tân An (người Dao họ huyện Văn Bàn)

100.770

 

100.770

 

 

 

 

 

- Nghề chạm khắc bạc của người Mông tại xã Hầu Thào, huyện Sa Pa

33.590

 

33.590

 

 

 

 

 

- Nghi lễ Then dân tộc Tày tại xã Hòa Mạc, huyện Văn Bàn

33.590

 

33.590

 

 

 

 

 

- Nghệ thuật trang trí trên trang phục của người Xá Phó tại xã Nậm Sài, huyện Sa Pa

33.590

 

33.590

 

 

 

 

 

- Tết Sử giề pà của người Bố Y tại thôn Hoáng Thn, thị trấn Mường Khương, huyện Mường Khương

33.590

 

 

33.590

 

 

 

 

- Nghệ thuật The (múa) của người Tày ở xã Tà Chải, huyện Bắc Hà

33.590

 

 

33.590

 

 

 

 

- Nghi lễ Cấp sắc của người Dao tại các xã: Bản Hồ, huyện Sa Pa (người Dao đỏ); xã Xuân Quang, huyện Bảo Thắng (người Dao tuyển); xã Tân An, huyện Văn Bàn (người Dao họ)

100.770

 

 

100.770

 

 

 

 

- Lễ Khoi kìm (cúng rừng) của người Dao đỏ tại xã Nậm Pung, huyện Bát Xát

33.590

 

 

33.590

 

 

 

 

- Lễ Gạ ma do (cúng rừng) dân tộc Hà Nhì tại xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát

33.590

 

 

33.590

 

 

 

4.2

Tiến hành quay phim, chụp ảnh bổ sung tư liệu và xây dựng thành các sản phẩm nhằm quảng bá, giới thiệu di sản phục vụ phát triển du lịch đối với 7 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

436.670

 

201.540

235.130

 

 

 

 

- Lễ hội Gầu tào dân tộc Mông tại xã Pha Long, huyện Mường Khương và xã San Sả Hồ, huyện Sa Pa

67.180

 

67.180

 

 

 

 

 

- Kéo co của người Tày, người Giáy ở Lào Cai tại xã Bảo Nhai (huyện Bắc Hà), xã Tả Van huyện Sa Pa); xã Khánh Yên Hạ huyện Văn n)

100.770

 

100.770

 

 

 

 

 

- Lễ hội Khô già già dân tộc Hà Nhì đen tại xã Y Tý, huyện Bát Xát

33.590

 

33.590

 

 

 

 

 

- Lễ Pút tồng của người Dao đỏ xã Tả Phìn, huyện Sa Pa

33.590

 

 

33.590

 

 

 

 

- Lễ hội Roóng Poọc dân tộc Giáy xã Tả Van, huyện Sa Pa

33.590

 

 

33.590

 

 

 

 

- Nghệ thuật Khèn của người Mông tại xã San Sả Hồ (huyện Sa Pa), xã Bản Phố (huyện Bắc Hà), xã Pha Long (huyện Mường Khương)

100.770

 

 

100.770

 

 

 

 

- Nghề Chàng slaw của người Nùng Dín tại xã Tung Chung Ph, thị trấn Mường Khương, huyện Mường Khương

67.180

 

 

67.180

 

 

 

5

Khai thác, phát huy các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia thành sản phẩm văn hóa phục vụ phát triển du lịch

1.308.572

84.500

524.072

611.500

88.500

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

UBND các huyện, thành phố

5.1

Tiếp tục hoàn thiện bản đồ phân bố di sản đối với 3/7 loại hình văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh (năm 2016 đã thực hiện 4/7 loại hình)

200.000

 

200.000

 

 

 

 

5.2

Xây dựng 7 video quảng bá, giới thiệu đối với các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

436.572

 

229.572

207.000

 

 

 

 

- Lễ hội Gầu tào dân tộc Mông

22.572

 

22.572

 

 

 

 

 

- Kéo co của người Tày, người Giáy

69.000

 

69.000

 

 

 

 

 

- Lễ hội Khô già già dân tộc Hà Nhì đen tại xã Y Tý, huyện Bát Xát

69.000

 

69.000

 

 

 

 

 

- Lễ hội Đền Bảo Hà, xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên

69.000

 

69.000

 

 

 

 

 

- Nghệ thuật Khèn của người Mông

69.000

 

 

69.000

 

 

 

 

- Khắp Nôm dân tộc Tày huyện Văn Bàn

69.000

 

 

69.000

 

 

 

 

- Nghề chạm khắc bạc của người Dao đỏ

69.000

 

 

69.000

 

 

 

5.3

Biên tập và xuất bản tờ rơi, tập gấp giới thiệu về các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia trên địa bàn tỉnh

214.000

45.000

55.000

65.000

49.000

 

 

5.4

Hỗ trợ nghiên cứu phát huy các di sản thành sản phẩm du lịch phục vụ nhu cầu nghiên cứu, trải nghiệm, tham quan, mua sắm của khách du lịch gồm có: Nghi lễ Then của người Tày ở xã Tà Chải (huyện Bắc Hà); Nghề chạm khắc bạc của người Mông, xã San Sả Hồ (huyện Sa Pa)... Xây dựng các sản phẩm quà tặng, quà lưu niệm từ việc phát huy các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia như: Các sản phm tthổ cẩm, đồ trang sức bạc...

158.000

39.500

39.500

39.500

39.500

 

 

5.5

Tổ chức biên soạn, xuất bản sách “Di sản văn hóa phi vật thể các dân tộc Lào Cai”

300.000

 

 

300.000

 

 

 

6

Tổ chức công bố kết quả Dự án “Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của tỉnh Lào Cai giai đoạn 2017 - 2020”

153.974

 

 

 

153.974

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố