Quyết định 1585/QĐ-UBND năm 2007 ban hành Chương trình hành động triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về phát triển Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
Số hiệu: 1585/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Khánh Hòa Người ký: Nguyễn Chiến Thắng
Ngày ban hành: 31/08/2007 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Tài nguyên, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1585/QĐ-UBND

Nha Trang, ngày 31 tháng 8 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ 4 BCHTƯ ĐẢNG (KHÓA X) VỀ PHÁT TRIỂN CHIẾN LƯỢC BIỂN VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Nghị quyết số 13-NQ/TU ngày 18 tháng 4 năm 2007 của Tỉnh ủy Khánh Hòa về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa X);

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Thủy sản tỉnh Khánh Hòa,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình hành động triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 BCHTƯ Đảng (khóa X) về phát triển Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở; Thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể thuộc tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Giám đốc các doanh nghiệp Nhà nước của tỉnh chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Chiến Thắng

 

CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ 4 BCHTƯ ĐẢNG (KHÓA X) VỀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1585/QĐ-UBND ngày 31 tháng 8 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa)

I. ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC BIỂN ĐẾN NĂM 2020

1. Quan điểm

- Tập trung đầu tư phát triển trên các lĩnh vực: hệ thống vận tải và dịch vụ hàng hải; phát triển du lịch biển, đảo với cơ cấu ngành, nghề phong phú, hiện đại; rà soát và bổ sung quy hoạch xây dựng hệ thống cảng biển, các cơ sở đóng tàu; phát triển kinh tế hải sản, tạo ra tốc độ phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả cao.

- Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với đảm bảo quốc phòng an ninh và bảo vệ môi trường; tăng cường hợp tác quốc tế để vừa phát triển kinh tế, vừa góp phần bảo vệ chủ quyền quốc gia; phát triển kinh tế trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền và quyền tài phán nước ta, đồng thời từng bước khai thác tài nguyên biển ở hải phận quốc tế.

- Xây dựng các trung tâm kinh tế, khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất lớn ở vùng duyên hải gắn với các hoạt động kinh tế biển để làm động lực quan trọng đối với sự nghiệp phát triển đất nước; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển vùng biển, ven biển, hải đảo với phát triển vùng nội địa.

2. Mục tiêu

- Mục tiêu tổng quát: Xây dựng và phát triển toàn diện các lĩnh vực kinh tế, xã hội, khoa học - công nghệ, bảo vệ môi trường biển, tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh. Phấn đấu đến năm 2020 đưa Khánh Hòa trở thành tỉnh mạnh về biển, bảo đảm vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển, đảo, góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm cho đất nước giàu, mạnh.

- Mục tiêu cụ thể: Phấn đấu đến năm 2020 kinh tế trên biển và ven biển chiếm 55 - 60% GDP toàn tỉnh; tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của kinh tế biển chiếm 65 - 70% toàn tỉnh; doanh thu từ du lịch biển đạt 7.000 tỉ đồng; giải quyết tốt các vấn đề xã hội, cải thiện một bước đáng kể đời sống nhân dân vùng biển và ven biển; xây dựng một số khu kinh tế mạnh tại các vùng trọng điểm như Nha Trang, Cam Ranh, Vân Phong; mở rộng hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực về biển.

3. Định hướng

3.1. Định hướng chiến lược phát triển kinh tế, xã hội vùng biển và ven biển

Đến năm 2020, các lĩnh vực kinh tế cơ bản biển và vùng ven biển được xác định thứ tự ưu tiên phát triển như sau: Kinh tế hàng hải (kinh tế vận tải biển, kinh tế cảng biển, đóng và sửa chữa tàu biển), kinh tế du lịch biển và kinh tế hải đảo (du lịch biển và vui chơi giải trí chất lượng cao); phát triển các nhà máy công nghiệp nặng gắn với thế mạnh của biển, kinh tế thủy sản (đánh bắt ngoài khơi xa, nuôi hải đặc sản và chế biến) và thăm dò dầu khí.

3.2. Định hướng chiến lược phát triển các khu kinh tế trọng điểm ven biển

a) Đầu tư phát triển trọng điểm khu kinh tế tổng hợp Vân Phong

- Xây dựng Khu kinh tế tổng hợp Vân Phong thành khu vực kinh tế động lực, với nòng cốt là cảng trung chuyển quốc tế, du lịch biển chất lượng cao, trung tâm giao thương quốc tế lớn và hiện đại của vùng Duyên hải miền Trung có tầm cỡ khu vực và quốc tế. Phát triển khu vực Vân Phong phải đảm bảo phát triển bền vững, lấy phát triển kinh tế cảng làm nhiệm vụ trọng tâm, bảo vệ môi trường sinh thái làm mối quan tâm hàng đầu, bảo đảm hiệu quả trước mắt cũng như hiệu quả lâu dài.

- Đến năm 2010 hoàn thành về cơ bản bộ khung mạng lưới hạ tầng nội vùng; cải tạo và nâng cấp mạng lưới hạ tầng ngoại vùng, chuẩn bị hạ tầng mà trước hết là hoàn thành giai đoạn khởi động cảng trung chuyển container quốc tế Vân Phong; đầu tư phát triển cơ sở vật chất cho hoạt động du lịch, bảo đảm sớm hoàn thành một trung tâm du lịch trong mạng lưới du lịch cả nước; chuẩn bị hạ tầng cho phát triển công nghiệp, khu công nghiệp và thu hút một số ngành công nghiệp theo hướng công nghiệp phục vụ cho xuất khẩu, công nghiệp đóng và sửa chữa tàu biển, công nghiệp dịch vụ cảng, dịch vụ du lịch.

- Đến năm 2020 hoàn thành giai đoạn II cảng trung chuyển quốc tế có khả năng đáp ứng lượng hàng thông qua 4,0 đến 4,5 triệu TEUs/năm, tiếp nhận tàu container sức chở đến 12.000 TEUs.

b) Đầu tư phát triển khu vực thành phố Nha Trang và phụ cận

- Thành phố Nha Trang hiện tại và trong tương lai là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học của tỉnh và là một trong những trung tâm du lịch cả nước. Do vậy, từ nay đến năm 2020 sẽ tập trung đầu tư nâng cấp các khu du lịch cụm đảo phía Bắc - đầm Nha Phu và khu du lịch cụm đảo phía Nam vịnh Nha Trang thành một tổ hợp du lịch sinh thái mạnh bao gồm làng du lịch, khu nghỉ mát; phát triển các dịch vụ vui chơi giải trí trên biển với nhiều hình thức đa dạng phong phú. Hiện đại hóa các khu du lịch biển hiện có như sau: Hòn Tằm, Hồ cá Trí Nguyên, Hòn Tre, khu bảo tồn biển Hòn Mun, khu du lịch đầm Nha Phu,…

- Phát triển các trung tâm thương mại, các dịch vụ thông tin, tư vấn kỹ thuật, thị trường, dịch vụ khách sạn, dịch vụ vận tải, hình thành các siêu thị, trung tâm dịch vụ tổng hợp để phục vụ nhu cầu khách du lịch đến với Nha Trang.

- Hoàn thiện hệ thống giao thông nội thị, hệ thống cấp, thoát nước, dịch vụ bưu chính viễn thông. Từng bước chỉnh trang và xây dựng đô thị để Nha Trang trở thành thành phố du lịch đẹp, sạch, văn minh, tiêu biểu cho khu vực và có vị trí xứng đáng trong cả nước.

c) Đầu tư phát triển khu kinh tế Cam Ranh

Xây dựng Cam Ranh trở thành Trung tâm kinh tế phía Nam cả tỉnh, với mục tiêu phát triển đa ngành, kết hợp kinh tế với quốc phòng, trong đó xây dựng sân gofl và một số cơ sở du lịch đạt tiêu chuẩn quốc tế tại khu vực Cam Lập; xây dựng các khu công nghiệp và các nhà máy công nghiệp lớn như đóng tàu, hóa chất, xi măng… tại khu vực ven vịnh Cam Ranh, kết hợp với phát triển nuôi trồng thủy sản và du lịch trong vịnh Cam Ranh.

3.3. Định hướng chiến lược phát triển kết cấu hạ tầng biển và vùng ven biển

- Phát triển mạnh hệ thống cảng biển quốc gia, đặc biệt chú trọng các cảng nước sâu, tạo những cửa mở lớn thông với quốc tế. Trước mắt, đầu tư cải tạo và mở rộng các cảng biển hiện có. Tăng cường đầu tư chiều sâu, cải tiến đồng bộ và hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm sớm khắc phục tình trạng lạc hậu về trình độ kỹ thuật - công nghệ của các cảng, tăng nhanh năng lực bốc xếp hàng hóa.

- Sớm hình thành các tuyến đường ven biển.

- Xây dựng hệ thống cung cấp nước ngọt bảo đảm cho quá trình phát triển kinh tế biển và phục vụ sinh hoạt của dân cư ven biển và trên các đảo.

- Xây dựng hệ thống thông tin, quan sát biển, hình thành hệ thống nghiên cứu và dự báo về biển (có trọng tâm, trọng điểm theo lĩnh vực và theo vùng).

- Hình thành và phát triển các khu kinh tế tổng hợp, cụm công nghiệp ven biển, kết hợp phát triển các khu thương mại gắn với phát triển các đô thị.

- Xây dựng hệ thống các cảng biển, trong đó lấy cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong là hạt nhân, gắn với kinh tế hàng hải, du lịch và hình thành chuỗi đô thị ven biển.

3.4. Định hướng chiến lược quốc phòng, an ninh, đối ngoại vùng biển và ven biển

- Phát huy sức mạnh tổng hợp, giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và quyền chủ quyền, quyền tài sản thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa nước ta.

- Phát triển kinh tế biển phải gắn liền với quản lý, bảo vệ biển, đảo và xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững chắc trên biển.

- Xây dựng lực lượng vũ trang, nòng cốt là Hải quân, Không quân, Cảnh sát biển, Biên phòng, Dân quân tự vệ biển mạnh, làm chỗ dựa vững chắc cho các lực lượng đấu tranh quốc phòng bảo vệ biển, đảo.

- Các dự án quy hoạch vừa phải đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.

- Tổ chức đưa ngư dân hoạt động đánh bắt thủy sản tại ngư trường Đá Tây - Trường Sa nhằm khai thác tiềm năng thủy sản khu vực Trường Sa. Đồng thời khẳng định chủ quyền lãnh thổ Việt Nam.

- Tổ chức và tăng cường hoạt động của lực lượng Cảnh sát biển.

3.5. Định hướng bảo vệ môi trường biển và ven biển, phòng chống thiên tai và nâng cao đời sống văn hóa cho ngư dân ven biển

- Hạn chế, ngăn chặn ô nhiễm và suy thoái môi trường biển; bảo vệ và phát triển các hệ sinh thái biển và ven biển.

- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng, chống, cảnh báo và thông tin cảnh báo thiên tai, cứu nạn, cứu hộ. Đặc biệt chú ý đời sống và đảm bảo an toàn tính mạng của người dân lao động trên biển đảo và vùng thường bị thiên tai.

- Tăng cường công tác quản lý, trước hết là kiểm soát và ứng cứu kịp thời sự cố môi trường ở các khu dân cư tập trung và do thiên tai, lũ lụt gây ra.

- Tăng cường bảo vệ đa dạng sinh học như rừng ngập mặn, rạn san hô, các vùng bãi đẻ, bãi giống của cá, tôm hùm, nghêu, sò…

- Có giải pháp mạnh để giải quyết tốt nhất vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở các xã ven biển, vùng bãi ngang như tổ chức lại sản xuất, quy hoạch lại khu dân cư, xây dựng kết cấu hạ tầng và cải thiện đời sống nhân dân.

II. NHỮNG NHIỆM VỤ CỤ THỂ

Để góp phần thúc đẩy thành công Chiến lược biển Việt Nam với nhiệm vụ trọng tâm đến năm 2020, nước ta nói chung và tỉnh Khánh Hòa nói riêng phải phát triển thành công và có bước đột phá về kinh tế biển và ven biển trên các lĩnh vực: kinh tế hàng hải, kinh tế du lịch biển và kinh tế hải đảo; phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp và các cụm công nghiệp gắn với các khu đô thị; kinh tế thủy sản và thăm dò, khai thác dầu khí, khoáng sản. Cần phải có sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động, sự đổi mới trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và đặc biệt trong tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 trong Đảng bộ và nhân dân toàn tỉnh. Các nhiệm vụ cụ thể như sau:

1. Phát triển kinh tế, xã hội vùng biển và ven biển

1.1. Phát triển kinh tế hàng hải

a) Kinh tế cảng biển

- Xây dựng cảng trung chuyển container quốc tế Vân Phong.

+ Giai đoạn khởi động: Xây dựng 02 bến với tổng chiều dài 600 - 800m, diện tích cảng là 52 ha, có khả năng tiếp nhận tàu container sức chở 6.000 đến 9.000 TEUs, đáp ứng lượng hàng thông qua là 0,5 đến 0,71 triệu TEUs/năm.

+ Giai đoạn 2010 - 2015: Đáp ứng hàng thông qua là 1,05 - 2,1 triệu TEUs/năm, cảng được xây dựng tại bờ phía Đông vũng Cổ Cò và về phía Bắc Hòn Ông, có khả năng tiếp nhận tàu container sức chở đến 9.000 TUEs, tổng diện tích toàn cảng là 118ha - 125ha, tổng chiều dài bến là 1.680m - 2.260m.

+ Giai đoạn 2020: Đáp ứng lượng hàng thông qua cảng là 4,0 - 4,5 triệu TEUs/năm, xây dựng tại bờ phía Bắc vũng Đầm Môn, có khả năng tiếp nhận tàu container sức chở đến 12.000 TEUs, tổng diện tích toàn cảng là 405ha, tổng chiều dài bến 4.450m - 5.710m

+ Giai đoạn tiềm năng: Khả năng thông qua toàn cảng khoảng 14,5 - 17,0 triệu TEUs/năm, cảng được xây dựng hoàn chỉnh trong vũng Đầm Môn, có khả năng tiếp nhận tàu container sức chở đến 15.000 TEUs, tổng diện tích toàn cảng là 750 ha, tổng chiều dài bến là 11.880m - 12.590m.

- Xây dựng cảng chuyển tải dầu tại khu vực Hòn Mỹ Giang (nơi đây đảm bảo những điều kiện cả về vị trí, các điều kiện tự nhiên cũng như các điều kiện về bảo vệ môi trường) gắn liền với việc hình thành hệ thống Tổng kho xăng dầu. Quy mô diện tích (cảng, kho dầu ngoại quan) khoảng 70 - 80 ha.

- Xây dựng khu cảng Hòn Khói: Thành cảng tổng hợp, cảng tàu khách du lịch ở Tây - Bắc Dốc Lết, công suất 0,3 - 0,5 triệu tấn/năm.

- Cảng tàu khách du lịch: Dự kiến xây dựng tại Nam đảo Hòn Ông (Đầm Môn). Công suất trung bình khoảng 1,1 triệu hành khách/năm.

- Nâng cấp, mở rộng cảng Ba Ngòi: Trong quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển khu vực Nam Trung Bộ, cảng Ba Ngòi được xác định là cảng đa năng, phục vụ trực tiếp cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Khánh Hòa và vùng phụ cận gồm: Ninh Thuận, Bình Thuận, Đắc Lắc, Lâm Đồng… Dự báo đến năm 2010 khối lượng hàng hóa thông qua cảng khoảng 3,4 triệu tấn, (trong đó hàng tổng hợp là 1,5 triệu tấn; hàng xăng dầu là 0,74 triệu tấn và hàng rời (Clinke) là 1,2 triệu tấn). Để đáp ứng yêu cầu trên, đồng thời thực hiện tốt vai trò, chức năng của cảng Ba Ngòi trong khu vực, thời gian tới cần đầu tư nâng cấp cảng Ba Ngòi.

Khẩn trương hoàn thành việc nối dài thêm 80m bến về phía Tây của cầu cảng hiện có và mở rộng cầu dẫn. Xây dựng mới 1 bến tổng hợp cho tàu 30.000 tấn, cùng hệ thống các kho chứa, đường bãi nối tiếp về phía Đông cầu cảng Ba Ngòi hiện nay. Xây dựng mới 1 bến chuyên dùng nhập xăng dầu cho tàu 5.000 tấn tại khu Ba Ngòi cùng hệ thống bồn chứa và một bến hàng rời tiếp nhận tàu từ 5.000 - 10.000 tấn gắn liền với nhà máy xi măng Ba Ngòi để nhập Clinke cho nhà máy. Đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng, trang thiết bị bốc xếp tương xứng với tiến độ phát triển cảng. Tăng cường áp dụng các công nghệ bốc xếp hiện đại, có tính chuyên môn hóa cao trong khai thác cảng.

Đến năm 2010 toàn khu cảng Ba Ngòi có công suất khoảng 3,0 - 3,4 triệu tấn. Giai đoạn sau năm 2010, khi có nhu cầu sẽ phát triển mở rộng cảng về phía Nam, tại khu vực Cam Thịnh Đông.

- Cảng Nha Trang: Chuyển đổi chức năng từ bốc xếp hàng hóa thành cảng hành khách, đón khách du lịch quốc tế, trong nước đến tham quan, du lịch. Đồng thời kết hợp bốc xếp hàng bách hóa, thiết bị, container. Các tàu hàng khác sẽ chuyển vào cảng Ba Ngòi bốc dỡ.

b) Phát triển đội tàu vận tải biển và du lịch biển

- Đội tàu biển: Khuyến khích các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tham gia đầu tư phát triển đội tàu biển vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu tuyến cận hải Đông Nam Á, Đông Bắc Á và tuyến nội địa; xây dựng đội tàu khách và tàu cánh ngầm chạy tuyến nội tỉnh và liên tỉnh; phát triển tàu đáy có kính thủy tinh phục vụ cho du lịch sinh thái.

- Đội thuyền đò đường thủy nội địa: Các huyện, thị xã, thành phố sẽ quy hoạch quản lý tàu thuyền, đò chở khách theo hình thức Hợp tác xã hoặc tập đoàn, chủ yếu ở thành phố Nha Trang. Các phòng Hạ tầng kinh tế, phòng Quản lý đô thị sẽ quản lý Nhà nước về phát triển phương tiện, an toàn đường thủy nội địa và giá vận chuyển.

- Đồng bộ hóa và hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật quản lý điều hành ngành hàng hải bao gồm hệ thống rađa, đèn biển, phao tiêu, cứu hộ… Phát triển thông tin hàng hải trên bờ, trên biển và trên tuyến đảo phục vụ kinh tế quốc phòng.

c) Phát triển loại hình dịch vụ vận tải biển

Trong giai đoạn từ nay đến năm 2010 và 2020 cần tập trung phát triển các loại hình dịch vụ hàng hải như các công ty cung ứng tàu biển, các đại lý đã có ở Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Cần Thơ…, cụ thể:

Dịch vụ cung cấp dầu DO, FO, nước ngọt, lương thực, thực phẩm; tổ chức câu lạc bộ thủy thủ; dịch vụ cạo rĩ sơn tàu; dịch vụ sửa chữa thiết bị máy móc, cần cẩu, rađa, hầm hàng…; dịch vụ văn hóa, thể thao, y tế; đại lý tàu biển; đại lý vận tải hàng hóa; cho thuê kho ngoại quan; dịch vụ thuê tàu và môi giới hàng hải; dịch vụ lặn, trục vớt, cứu hộ; dịch vụ pháp lý hàng hải và dịch thuật; dịch vụ cung cấp vật tư, thiết bị hàng hải; dịch vụ ôtô du lịch và tổ chức tour cho thủy thủ tham quan các danh lam thắng cảnh của Khánh Hòa và các tỉnh lân cận.

d) Phát triển cơ sở đóng mới tàu biển

- Khuyến khích Hyundai - Vinashin phát triển công nghiệp đóng mới tàu biển.

- Tiếp tục triển khai xây dựng nhà máy đóng tàu Cam Ranh của Vinashin và nhà máy đóng tàu STX của Hàn Quốc.

- Từ nòng cốt các nhà máy này sẽ là tiền đề phát triển các ngành công nghiệp sản xuất và sửa chữa cơ khí, lắp ráp điện tử, cơ khí chính xác, các loại hình sản xuất sơn và pha chế dầu mỡ… và các ngành công nghiệp, dịch vụ phục vụ ngành công nghiệp tàu thủy.

1.2. Phát triển du lịch biển và kinh tế hải đảo

- Trong những năm tới cần chú trọng phát triển mạnh du lịch quốc tế, lấy du lịch quốc tế làm động lực thúc đẩy du lịch nội địa và các ngành dịch vụ phát triển. Từng bước xây dựng ngành du lịch thành ngành công nghiệp “sạch” về môi trường vật chất kỹ thuật, về môi trường văn hóa tinh thần, hiện đại, dân tộc và độc đáo Khánh Hòa.

- Đẩy mạnh xúc tiến du lịch, tìm kiếm thị trường mới. Coi trọng thị trường Châu Âu, Nga và SNG cũ, duy trì thị trường Nhật, Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc và các nước ASEAN. Tích cực khai thác khách từ Trung Quốc, Thái Lan, Mỹ, Úc, Canada, Newzealand, Việt kiều về thăm quê hương và các nguồn khách khác. Chú trọng khai thác khách du lịch tàu biển. Chú trọng thị trường nội địa, liên kết khai thác các tour trong và ngoài nước, có kế hoạch khai thác nguồn môi giới du lịch Việt kiều ở các nước.

- Đẩy mạnh hợp tác liên doanh với nước ngoài, từng bước hình thành một số quần thể du lịch biển lớn, hiện đại tầm cỡ quốc tế và có khả năng cạnh tranh với một số trung tâm du lịch biển lớn của các nước lân cận, tại khu vực thuận lợi như Nha Trang, Vân Phong và Cam Ranh.

Cụ thể như sau:

a) Đối với khu vực Vân Phong

- Phát triển trở thành một trong những trung tâm du lịch chất lượng cao với những loại hình du lịch như du lịch nghỉ dưỡng biển; du lịch thể thao biển; lặn biển; tham quan hệ sinh thái biển…

- Dự kiến đến 2020, có thể thu hút khoảng 780.000 lượt khách quốc tế với tổng số ngày lưu trú khoảng 1,95 triệu lượt khách/ngày và khoảng 850.000 lượt khách nội địa với tổng số ngày lưu trú khoảng 1,7 triệu lượt khách/ngày mang lại doanh thu từ du lịch khoảng 285 triệu USD, tương đương với khoảng 4.300 tỉ đồng theo thời giá hiện nay. Để đảm bảo phục vụ lượng khách như vậy cần đầu tư tập trung vào:

+ Tại khu vực đảo Hòn Gốm sẽ xây dựng các khu du lịch nghỉ mát: Tuần Lễ - Hòn Ngang có quy mô diện tích 350 ha từ phía Bắc mũi Hòn Ngang đến Tuần Lễ với tính chất du lịch nghỉ mát sinh thái biển, đầm vịnh, giải trí đặc thù vùng cát và khu du lịch với diện tích 200 ha tại khu trung tâm bán đảo Hòn Gốm; khu Bãi Cát Thắm có quy mô diện tích 210 ha từ núi Cá Ông đến Nam mũi Hòn Ngang với tính chất du lịch nghỉ mát biển, du lịch sinh thái núi, vui chơi giải trí biển, núi;

+ Xây dựng khu du lịch nghỉ mát biển và nghỉ dưỡng nước khoáng Đại Lãnh có quy mô diện tích 40 ha thuộc thôn Đông, thôn Tây;

+ Khu du lịch nghỉ mát, vui chơi giải trí biển tại Dốc Lết - Mũi Du có quy mô diện tích 150 ha;

+ Ngoài ra sẽ phát triển các điểm du lịch để khai thác các yếu tố sinh thái đa dạng, tạo sản phẩm du lịch và các tour du lịch phong phú. Hệ thống khách sạn trong khu vực được đầu tư đạt công suất khoảng 6.400 phòng.

Cùng với hệ thống khách sạn là một loạt các công trình hạ tầng khác cần phải được đầu tư như cảng du lịch, hệ thống giao thông nội bộ khu vực, các cơ sở vui chơi, giải trí, các khu đô thị và dân cư. Ước tính nhu cầu đầu tư cho phát triển các cơ sở du lịch nói chung (bao gồm cả hạ tầng du lịch) khoảng 800 triệu USD cho cả giai đoạn đến năm 2020.

b) Đối với khu vực Nha Trang và phụ cận

Đầu tư nâng cấp các khu du lịch cụm đảo phía Bắc - đầm Nha Phu và khu du lịch cụm đảo phía Nam vịnh Nha Trang thành một tổ hợp du lịch sinh thái mạnh bao gồm làng du lịch, khu nghỉ mát; phát triển các dịch vụ vui chơi giải trí trên biển với nhiều hình thức đa dạng phong phú. Hiện đại hóa các khu du lịch biển hiện có như sau: Hòn Tằm, Hồ cá Trí Nguyên, Hòn Tre, khu bảo tồn biển Hòn Mun, khu du lịch đầm Nha Phu…

c) Đối với khu vực Cam Ranh và phụ cận

- Kết hợp chặt chẽ với các Trung tâm du lịch lớn trong vùng như: Vân Phong - Đại lãnh, Nha Trang, Đà Lạt, Ninh Thuận, Phan Thiết - Mũi Né… để hình thành các tour du lịch qua Cam Ranh, tạo nguồn khách lớn và ổn định. Tập trung xây dựng một số khu du lịch chính như: Khu du lịch biển Bãi Dài (Cam Hải Đông); khu du lịch sinh thái biển (Cam Nghĩa); khu du lịch sinh thái nông nghiệp (Cam Phúc Nam); trung tâm du lịch - dịch vụ Ba Ngòi; khu du lịch sinh thái cửa sông (Cam Linh); khu du lịch sinh thái biển (Cam Thịnh Đông); khu du lịch sinh thái biển - núi (Cam Lập); đồng thời xây dựng công viên biển tại đầm Thủy Triều.

- Trước mắt đầu tư cải tạo, nâng cấp khu vực bãi tắm kết hợp với du lịch sinh thái nông nghiệp tại phường Cam Phúc Nam. Xây dựng đồng bộ Trung tâm du lịch - dịch vụ khách sạn, nhà hàng kết hợp với tắm nước nóng tại Ba Ngòi. Xây dựng cụm dịch vụ du lịch sinh thái biển - núi tại Cam Lộc.

- Xúc tiến đầu tư xây dựng khu du lịch biển Bắc bán đảo Cam Ranh (khu vực Bãi Dài) thành khu du lịch lớn và hiện đại, có tính hấp dẫn cao đối với các du khách quốc tế. Ưu tiên phát triển các loại hình có ưu thế như: tắm biển, bơi lặn, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, nghiên cứu khoa học, tổ chức hội nghị, hội thảo và các hoạt động thể thao vui chơi giải trí cả ở ven bờ và trên biển… Xây dựng Khu bảo tồn biển ở vịnh Thủy Triều, kết hợp nghiên cứu khoa học và tham quan du lịch.

d) Tuyến du lịch sinh thái trên đất liền gồm: vùng ven biển Nha Trang - Diên Khánh - Ninh Hòa - Khánh Vĩnh - Cam Ranh

Tập trung đầu tư nâng cấp các cơ sở khách sạn hiện có, ưu tiên phát triển các dự án xây dựng khách sạn cao cấp trên trục đường Trần Phú và các loại hình lưu trú khác như nhà Rông, nhà tranh tre, nhà thấp tầng… xây dựng kết hợp trong các khu du lịch sinh thái, vui chơi giải trí và nghỉ dưỡng.

1.3. Phát triển các khu công nghiệp, nhà máy công nghiệp nặng gắn với thế mạnh của biển

Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 phấn đấu xây dựng xong và đưa vào sử dụng một số khu công nghiệp có vốn đầu tư lớn như: nhiệt điện, sản xuất thép, xi măng Nghi Sơn và Cam Ranh, hóa dầu, sản xuất động cơ, sơn, hóa chất… tại vùng ven biển khu kinh tế Vân Phong và Cam Ranh.

1.4. Phát triển kinh tế thủy sản

Trong những năm tới lĩnh vực thủy sản vẫn có vị trí rất quan trọng, tạo kim ngạch xuất khẩu lớn, có sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế, đặc biệt thị trường EU và Mỹ, đồng thời đáp ứng đủ nhu cầu thực phẩm của nhân dân và một phần cho nhu cầu nuôi biển. Bởi vậy, lĩnh vực thủy sản cần được tiếp tục đầu tư phát triển với tốc độ nhanh, dự kiến 10 - 12%, trong đó tập trung vào các hướng: đẩy mạnh xuất khẩu, mở rộng nuôi trồng và tiến ra khai thác biển khơi, cụ thể là:

a) Khai thác thủy sản

- Phát triển khai thác xa bờ là hướng rất quan trọng. Tiếp tục triển khai và tổ chức lại sản xuất khai thác xa bờ, hàng năm huy động khoảng 150 tỷ đồng từ các nguồn vốn khác nhau để đầu tư cho đóng mới tàu khai thác xa bờ, thực hiện mục tiêu khai thác 80.687 tấn vào năm 2010 và 120.000 tấn vào năm 2020, hạn chế khai thác thủy sản ven bờ, duy trì mức sản xuất của nghề cá ven bờ đạt sản lượng ổn định ở mức 38.000 - 40.000 tấn. Phối hợp Tổng Công ty khai thác biển Đông (Bộ Thủy sản) để lập đề án Tổ chức khai thác ở ngư trường Trường Sa - DK1, gắn khai thác với bảo quản sau thu hoạch để tiết kiệm nguồn lợi, nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, giảm chi phí sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm, gắn sản xuất với tiêu thụ ổn định, đạt hiệu quả kinh tế cao. Đồng thời góp phần tăng cường khả năng bảo vệ chủ quyền và an ninh trên biển.

- Tạo ra nhiều cơ hội và tăng cường đầu tư để có nhiều việc làm cho ngư dân nghề cá ven bờ bằng cách phát triển thêm nghề nuôi trồng thủy sản, tăng cường lực lượng dân quân tự vệ biển trên các tàu thuyền đánh cá, đặc biệt cho khối tàu khai thác xa bờ.

- Thực hiện nghiêm chỉnh Luật Thủy sản, Hiệp định hợp tác nghề cá Vịnh Bắc Bộ, chủ động và hợp tác hỗ trợ giúp đỡ nhau phòng chống thiên tai, đảm bảo an toàn về người và phương tiện hành nghề.

- Phát triển mạnh công nghiệp cơ khí đóng mới, sửa chữa tàu cá các loại. Bảo vệ ổn định sản lượng yến sào hàng năm, nghiên cứu các biện pháp chống thất thoát.

b) Nuôi trồng thủy sản

- Trong giai đoạn 2006 - 2010, diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn toàn tỉnh so với giai đoạn 2001 - 2005 thay đổi không đáng kể, thậm chí có thể giảm vì đất đai tập trung phát triển đô thị hóa và du lịch.

Do vậy để đảm bảo nghề nuôi trồng thủy sản phát triển bền vững, ngành thủy sản Khánh Hòa cần tổ chức triển khai nuôi mặt nước lớn và nuôi khơi, khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư các mô hình nuôi biển tại các vùng ven biển và hải đảo. Khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất giống thủy sản có chất lượng cao tại khu sản xuất và kiểm định giống tập trung Ninh Vân. Có như vậy mới đảm bảo tổng diện tích nuôi dự kiến đến năm 2020 là 7.560 ha, trong đó:

+ Diện tích nuôi nước ngọt là: 1.124 ha.

+ Diện tích nuôi mặn lợ là: 6.436 ha (kể cả nuôi mặt nước lớn), đưa diện tích nuôi tôm công nghiệp lên 1.800 ha.

+ Sản lượng khai thác và nuôi trồng nội địa đến năm 2010 là 26.476 tấn và 31.000 tấn vào năm 2020.

c) Chế biến và xuất khẩu thủy sản

Tiếp tục nâng cao trình độ công nghệ chế biến và đa dạng hóa các sản phẩm có giá trị gia tăng, đồng thời mở rộng các thị trường mới EU và Bắc Mỹ, để đến năm 2010 đạt 310 triệu USD với tổng sản phẩm xuất khẩu khoảng 57.443 tấn, trong đó tỉ lệ hàng siêu thị chiếm 50%. Đến năm 2020 đạt 1.015 triệu USD với tổng sản phẩm hàng xuất khẩu khoảng 137.000 tấn các loại.

d) Quan hệ hợp tác quốc tế

Đẩy mạnh hợp tác quốc tế và hội nhập, phát triển thị trường, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh hàng thủy sản, tăng cường quan hệ hợp tác trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học công nghệ, đào tạo nhân lực, đảm bảo đáp ứng được quá trình hội nhập kinh tế trong giai đoạn 2006 - 2010 và đến năm 2020.

Tiếp tục triển khai các dự án trong lĩnh vực hợp tác quốc tế như: Khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang, thành phố Nha Trang; khu bảo tồn biển Rạn Trào, huyện Vạn Ninh; triển khai dự án Suma về lĩnh vực nuôi trồng thủy sản.

1.5. Thăm dò dầu khí, khoáng sản

Trong giai đoạn từ nay đến 2010, sẽ tập trung phát triển mạnh ở lĩnh vực khai thác cát vàng Đầm Môn ở huyện Vạn Ninh, đây là lĩnh vực đầy tiềm năng và dự kiến đem lại lợi nhuận cao cho tỉnh. Bên cạnh đó, giai đoạn này tỉnh sẽ tập trung phối hợp với các cơ quan Trung ương tiến hành khảo sát, thăm dò mỏ dầu, khí tại vùng biển thuộc địa bàn tỉnh quản lý, tạo động lực thúc đẩy lĩnh vực khai thác chế biến dầu, khí phát triển bền vững trong tương lai.

2. Phát triển các khu kinh tế trọng điểm ven biển

2.1. Phát triển trọng điểm khu kinh tế tổng hợp Vân Phong

- Xây dựng khu kinh tế Vân Phong thành khu kinh tế tổng hợp, trong đó cảng trung chuyển container quốc tế giữ vai trò chủ đạo, với nòng cốt là cảng trung chuyển quốc tế, du lịch biển chất lượng cao, trung tâm giao thương quốc tế lớn và hiện đại của vùng Duyên hải miền Trung có tầm cỡ khu vực và quốc tế. Phát triển khu vực Vân Phong phải đảm bảo phát triển bền vững, lấy phát triển kinh tế cảng làm nhiệm vụ trọng tâm, bảo vệ môi trường sinh thái làm mối quan tâm hàng đầu, bảo đảm hiệu quả trước mắt cũng như hiệu quả lâu dài.

- Phát triển công nghiệp gắn với hoạt động cảng biển và thủ công nghiệp, công nghiệp quy mô vừa và nhỏ phục vụ cho du lịch trên địa bàn. Phát triển nông lâm nghiệp theo hướng đa dạng sinh học, tạo cảnh quan cho du lịch, sản xuất sản phẩm nông nghiệp sạch phục vụ nhu cầu tại chỗ. Có quy hoạch để sử dụng một phần diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy sản mà không ảnh hưởng đến du lịch.

- Đến năm 2010, hoàn thành về cơ bản bộ khung mạng lưới hạ tầng nội vùng; cải tạo và nâng cấp mạng lưới hạ tầng ngoại vùng; chuẩn bị hạ tầng mà trước hết là giai đoạn đầu của tổ hợp cảng trung chuyển quốc tế; đầu tư phát triển cơ sở vật chất cho hoạt động du lịch, đảm bảo sớm hình thành một trung tâm du lịch trong mạng lưới du lịch cả nước; chuẩn bị hạ tầng cho phát triển công nghiệp, khu công nghiệp và thu hút một số ngành công nghiệp theo hướng công nghiệp phục vụ cho xuất khẩu và công nghiệp dịch vụ cảng, dịch vụ du lịch. Có phương án hợp lý để phát triển thủy sản tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương, tạo tiền đề cho phát triển tổng hợp khu vực trong các giai đoạn tiếp theo.

- Đến năm 2020, về cơ bản hình thành giai đoạn I cảng trung chuyển quốc tế hiện đại; một trung tâm phát triển du lịch chất lượng cao; một trung tâm thương mại quốc tế và khu vực; phát triển các ngành công nghiệp dịch vụ cho hoạt động cảng biển và du lịch.

Giải pháp cụ thể đối với khu vực Vân Phong như sau:

- Phát triển hệ thống cảng biển:

+ Cảng trung chuyển quốc tế dự kiến xây dựng tại khu vực Đầm Môn thuộc bán đảo Hòn Gốm.

+ Khu cảng Hòn Mỹ Giang, bao gồm cảng nhà máy đóng tàu Hyundai Vinashin, Hòn Mỹ Giang, vùng nước phía Tây - Nam Hòn Lớn đến Bắc Hòn Mỹ Giang: làm khu vực cảng chuyên dùng và cảng chuyển tải dầu.

+ Khu cảng Hòn Khói vùng phía Tây - Bắc khu Dốc Lết: Cảng tổng hợp, cảng tàu khách du lịch.

+ Cảng chuyên phục vụ du lịch: Xem xét bố trí tại khu vực phía Nam cảng trung chuyển quốc tế và nhiều bến có quy mô nhỏ phục vụ cho tàu du lịch loại nhỏ tham quan trên vịnh.

+ Khu dịch vụ hậu cần cảng tại bán đảo Hòn Gốm, tiếp giáp với khu cảng trung chuyển quốc tế.

- Phát triển khu du lịch:

+ Khu du lịch Tuần Lễ - Hòn Ngang: du lịch, nghỉ mát biển.

+ Khu du lịch bãi Cát Thắm, từ Hòn Ngang đến mũi Cả Ông: du lịch nghỉ mát, sinh thái biển, núi.

+ Khu du lịch Đại Lãnh: du lịch sinh thái biển

+ Khu du lịch Dốc Lết - Mũi Du: du lịch nghỉ mát, vui chơi giải trí.

+ Khu du lịch trung tâm bán đảo Hòn Gốm.

+ Các khu, điểm du lịch khác. Vị trí: núi Cá Ông, đảo Hòn Đôi, núi Khải Lương, mũi Hòn Chờ, Hòn Khô, mũi Cột Buồm, Hòn Đen, Hòn Trâu Nằm…: du lịch, nghỉ mát biển.

- Khu trung tâm thương mại - tài chính quốc tế

Trung tâm đa chức năng, trọng tâm là dịch vụ - thương mại - tài chính - ngân hàng, dịch vụ giải trí.

- Phát triển khu công nghiệp:

+ Khu công nghiệp Ninh Thủy đã và đang hình thành khu công nghiệp tập trung Ninh Thủy. Ngoài ra còn có một số cơ sở công nghiệp dịch vụ gắn liền với cảng trung chuyển và các cơ sở sản xuất cung cấp nước ngọt phục vụ cho sinh hoạt và các hoạt động kinh tế trong vùng.

+ Khu công nghiệp Vạn Ninh ở xã Vạn Thắng và Vạn Khánh.

+ Hình thành nhà máy đóng tàu cỡ lớn khoảng 360 ha và nhà máy chế tạo động cơ thủy tại xã Ninh Hải, huyện Ninh Hòa.

+ Hình thành nhà máy nhiệt điện 2640 MW và khu nhà máy sản xuất thiết bị phục vụ ngành đóng tàu tại các xã Ninh Thủy và Ninh Phước huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.

+ Xây dựng trạm nghiền xi măng Nghi Sơn tại Ninh Hòa với diện tích khoảng 50 ha do tập đoàn kinh tế Nhật Bản đầu tư.

+ Dành 600 ha đến 800 ha tại khu vực quy hoạch cảng tiềm năng Đầm Môn cho tập đoàn thép POSCO (Hàn Quốc) thực hiện đầu tư xây dựng nhà máy luyện thép.

- Khu nuôi trồng thủy sản:

Vị trí: khu vực Bến Gội (nuôi trồng phục vụ tham quan, du lịch); vùng bờ và mặt nước từ Nam thôn Xuân Hòa, xã Vạn Hưng huyện Vạn Ninh đến Bắc thôn Xuân Mỹ, xã Ninh Thọ huyện Ninh Hòa; bờ Đông - Nam bán đảo Hòn Gốm (bảo vệ các khu vực tổ yến, nuôi trồng san hô phục vụ du lịch): nuôi tôm, cá lồng, bảo vệ và phát triển các khu vực tổ yến, vùng san hô.

- Khu đô thị cao cấp:

+ Khu đô thị phía Bắc: có chức năng đô thị du lịch, dịch vụ, thương mại, cảng trung chuyển quốc tế, bao gồm khu vực Đại Lãnh, bán đảo Hòn Gốm, Tu Bông và thị trấn Vạn Giã.

+ Khu đô thị phía Nam: có chức năng đô thị công nghiệp, du lịch và các dịch vụ, bao gồm khu vực Ninh Thủy, Ninh Phước, thị trấn Ninh Hòa.

2.2. Phát triển trọng điểm khu vực thành phố Nha Trang và vùng phụ cận

Thành phố Nha Trang và nội thành của đô thị Khánh Hòa trong tương lai là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học của tỉnh và là một trong những trung tâm du lịch cả nước; có vị trí quốc phòng đặc biệt quan trọng.

a) Về phương hướng phát triển

- Đối với công nghiệp ưu tiên phát triển các ngành tạo sản phẩm có hàm lượng chất xám và công nghệ cao, cải tạo và hoàn thiện hơn cụm công nghiệp hiện có. Tập trung phát triển theo công nghệ hiện đại các ngành chế biến thực phẩm, quần áo may sẵn, đồ tiêu dùng cao cấp .v..v.

- Đối với dịch vụ, du lịch, phát triển các trung tâm thương mại, ngân hàng tín dụng, dịch vụ thông tin - tư vấn kỹ thuật - thị trường, dịch vụ khách sạn, dịch vụ vận tải. Hình thành một vài siêu thị, trung tâm dịch vụ tổng hợp.

- Phát triển các trung tâm về đào tạo, nghiên cứu khoa học và y tế của vùng. Đi đầu trong việc phổ cập và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, phát triển khoa học - công nghệ cũng như toàn bộ sự nghiệp phát triển văn hóa hướng tới văn minh hiện đại.

- Hoàn thiện hệ thống giao thông nội thị, hệ thống cấp, thoát nước, cung cấp bưu điện và thiết bị viễn thông. Từng bước chỉnh trang và xây dựng đô thị trở thành thành phố du lịch đẹp, sạch, văn minh tiêu biểu cho khu vực và có vị trí xứng đáng trong cả nước.

b) Định hướng phát triển không gian

- Về không gian phát triển, Nha Trang mở rộng và phát triển về phía Tây Bắc (đến khu đất Bắc Hòn Sạn và ven trục Đắc Lộc - Hòn Dung - Ba Làng); phía Nam mở rộng xuống khu Bình Tân - Phước Đồng; về phía Tây - là trọng tâm phát triển mở rộng chủ yếu trên các vùng đất ngập mặn với 20.000 ha giáp trung tâm thành phố và dọc trục đường 23/10. Tại khu đô thị phía Tây này sẽ được thiết kế kiến trúc hiện đại. Trên cơ sở của 2 trục giao thông dọc là trục giao thông đối ngoại phía Tây và trục giao thông cảnh quan bờ biển phía Đông nối tới sân bay Cam Ranh, khu vực Nha Trang sẽ hình thành một số khu dân cư, khu phân bố du lịch, công nghiệp và các công trình hạ tầng kỹ thuật.

- Khu công nghiệp và kho tàng tập trung chủ yếu ở phía Bắc (Đắc Lộc) và khu phía Nam (Bình Tân, Hòn Rớ).

- Khu du lịch và khu trung tâm: Từ Bắc đến Nam thành phố sẽ hình thành khu du lịch nghỉ ngơi phía Bắc, khu trung tâm du lịch thương mại và khu trung tâm tài chính miền Trung (tại khu vực các phường hiện nay và khu sân bay Nha Trang), khu du lịch chuyên đề phía Nam; về phía Tây sẽ có khu dân cư và khu du lịch văn hóa và sinh thái phía Tây.

2.3. Phát triển khu kinh tế Cam Ranh và Cam Lâm

Xây dựng Cam Ranh trở thành trung tâm kinh tế phía Nam của tỉnh, với mục tiêu phát triển đa ngành, kết hợp kinh tế với quốc phòng, trong đó tập trung xây dựng khu vực Bắc bán đảo Cam Ranh được xác định dành ưu tiên cho phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển du lịch. Hướng phát triển chủ yếu đến năm 2020 là: du lịch, dịch vụ vận tải hàng không, trung tâm thương mại, hội nghị cấp quốc gia và quốc tế. Cụ thể:

- Phát triển du lịch: bao gồm du lịch sinh thái biển, sinh thái đầm vịnh, rõ nhất là công viên sinh thái biển Bắc vịnh Thủy Triều. Phát triển các loại hình vui chơi giải trí như thể thao trên cát, thưởng ngoạn cảnh sa mạc, hệ thống gofl và một số cơ sở du lịch đạt chuẩn quốc tế tại Cam Lập và khu Bãi Dài… đây là loại hình du lịch mới, đầy sức hấp dẫn đối với khách du lịch trong và ngoài nước. Xây dựng các trung tâm dịch vụ du lịch, trung tâm vui chơi giải trí, trung tâm thương mại;

- Khu vực sân bay: đường băng chính, nhà ga, các khu quản lý, điều hành và các công trình dịch vụ mặt đất khác... ;

- Khu dân cư và các không gian đặc dụng: các điểm dân cư, mỏ cát, giao thông đối ngoại, đầu mối hạ tầng kỹ thuật…

3. Phát triển kết cấu hạ tầng biển và vùng ven biển

- Trong thời gian tới cần tập trung xây dựng cảng trung chuyển Vân Phong và các cơ sở hạ tầng cho du lịch kèm theo là hạt nhân gắn với kinh tế hàng hải, du lịch và hình thành chuỗi đô thị ven biển.

- Xây dựng kho xăng dầu ngoại quan trên đảo Mỹ Giang.

- Phát triển cảng Ba Ngòi thành cảng biển tổng hợp quốc tế hiện đại để đón đầu nguồn hàng boxit và các mặt hàng khác vào năm 2009.

- Tiếp tục tận dụng nội lực sẵn có của tỉnh và các nguồn đầu tư của Nhà nước để đầu tư cho các công trình đường biển mà Nhà nước đã quy hoạch, xây dựng, cải tạo, nâng cấp một số cảng biển của tỉnh với trang thiết bị hiện đại, phù hợp giữa hệ thống hạ tầng cơ sở với trình độ quản lý cán bộ và nhân công điều hành cả nước.

- Huy động vốn đầu tư (ODA, FDI) để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, từng bước hiện đại hóa các cảng, các trang bị thiết bị hàng hải… ngang tầm với các nước lân cận trong khu vực.

4. Đảm bảo quốc phòng, an ninh, đối ngoại vùng biển và ven biển

- Tăng cường công tác quản lý Nhà nước, giữ vững chủ quyền an ninh biên giới vùng biển đảo, tạo điều kiện phát triển kinh tế cụ thể:

+ Đảm bảo mọi hoạt động phương châm “ngoài bình thường trong chặt chẽ”;

+ Di chuyển một đồn Biên phòng ra vị trí mới phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Bộ đội Biên phòng;

+ Nâng cấp một số đồn Biên phòng thành đồn Biên phòng Cửa khẩu cảng đáp ứng với nhiệm vụ mới (trước mắt đồn Biên phòng 358 thành đồn Biên phòng Cửa khẩu cảng Vân Phong);

+ Xây dựng quy chế tạm thời về quản lý các khu du lịch, dịch vụ trên khu vực biên giới biển, đảo đảm bảo cho hoạt động du lịch, dịch vụ phát triển lành mạnh, ổn định;

+ Phối hợp chặt chẽ giữa Bộ đội Biên phòng, Công an tham mưu cho địa phương quản lý chặt chẽ nhân khẩu nuôi trồng thủy sản trên biển, đảm bảo an ninh trật tự trên các khu nuôi trồng thủy sản như: ngọc trai, cá, tôm… đảm bảo cho nghề nuôi trồng thủy sản cạnh tranh phát triển lành mạnh;

+ Xây dựng và phát triển lực lượng dân quân tự vệ biển trên các tàu thuyền đánh cá, đặc biệt cho đội tàu khai thác xa bờ;

+ Tiếp tục cải tiến công tác quản lý, kiểm soát cửa khẩu theo hướng cải cách hành chính đảm bảo chặt chẽ về an ninh, tạo điều kiện cho người, phương tiện xuất nhập cảnh qua các cảng biển;

- Trong quá trình triển khai xây dựng các dự án trên khu vực biển, đảo đều phải có ý kiến của Bộ đội Biên phòng, Công an và Quân sự tỉnh trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Đẩy mạnh công tác tổ chức đưa ngư dân hoạt động đánh bắt thủy sản tại ngư trường Đá Tây - Trường Sa nhằm khai thác tiềm năng thủy sản khu vực Trường Sa. Đồng thời khẳng định chủ quyền lãnh thổ Việt Nam.

5. Bảo vệ môi trường biển và ven biển, phòng, chống thiên tai và nâng cao đời sống văn hóa cho ngư dân vùng ven biển

Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường biển và ven biển đến năm 2020 cần tập trung vào một số nhiệm vụ như sau:

- Tăng cường công tác quản lý, trước hết là kiểm soát và ứng cứu kịp thời sự cố môi trường ở các khu dân cư tập trung và do thiên tai, lũ lụt gây ra nhằm mục tiêu phát triển sản xuất đi đôi với bảo vệ môi trường. Kiên quyết xử lý nghiêm minh những hành vi làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, nhất là môi trường du lịch. Xử lý ô nhiễm môi trường, trước hết là xử lý nước thải ở các cơ sở sản xuất, chất thải rắn ở các đảo du lịch.

- Tăng cường bảo vệ đa dạng sinh học như rừng ngập mặn, rạn san hô, các vùng bãi đẻ, bãi giống của cá, tôm hùm, nghêu, sò... Duy trì kế hoạch hàng năm thả tôm giống, cá giống ra biển để tái tạo nguồn lợi. Có kế hoạch khôi phục rừng ngập mặn để đến năm 2010 trồng được 200 - 300 ha (theo chương trình quốc gia trồng rừng 5 triệu ha rừng).

- Nghiêm cấm khai thác san hô non, đánh bắt thủy sản bằng vật liệu nổ công nghiệp, tổ chức kiểm tra để hạn chế việc các nhà máy sản xuất chất thải rắn và nước ra biển mà chưa được xử lý.

- Ban hành các văn bản pháp quy về công tác bảo vệ môi trường sinh thái biển, bảo vệ nguồn lợi thủy sản đối với nhân dân, khách du lịch và tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh du lịch. Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục bảo vệ nguồn lợi thủy sản, môi trường sinh thái cho các cá nhân và tổ chức tham gia hành nghề kinh tế biển và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Thành lập thanh tra liên nghành về bảo vệ môi trường sinh thái biển và nguồn lợi thủy sản.

- Đẩy mạnh công tác giáo dục, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản vào trong chương trình học ngay từ cấp 1 bằng các hình thức phù hợp.

- Thành lập khu bảo tồn giống đầm Nha Phu.

- Việc mở rộng diện tích nuôi tôm phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế chung của tỉnh, chỉ mở rộng diện tích ở vùng ven biển, vùng bị mặn và chuyển 1 số ruộng 1 vụ hiệu quả kém sang nuôi trồng thủy sản. Kiểm soát và xử lý các loại hóa chất chứa các yếu tố gây ô nhiễm môi trường.

- Phối hợp thực hiện tốt Dự án Hòn Mun - dự án thí điểm khu bảo tồn biển của Việt Nam do Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) điều hành.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Trên cơ sở những nhiệm vụ và nội dung chủ yếu trong Chương trình hành động này, căn cứ chức năng, nhiệm vụ đã được phân công, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo thực hiện nội dung Chương trình hành động triển khai thực hiện Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương về Chiến lược phát triển kinh tế biển Việt Nam đến năm 2020.

2. Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung chỉ đạo, tăng cường, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện Chương trình hành động này; định kỳ hàng năm báo cáo UBND tỉnh, đồng thời gửi Sở Thủy sản Khánh Hòa để tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện trình UBND tỉnh để báo cáo Chính phủ theo quy định.

UBND tỉnh trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra các sở ngành, UBND các huyện, thị xã và thành phố về thực hiện Chương trình này./.

 

PHỤ LỤC

CÁC NỘI DUNG TRỌNG TÂM THỰC HIỆN TRONG GIAI ĐOẠN 2007 - 2010 VÀ ĐẾN 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1585/QĐ-UBND ngày 3/8/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa)

SỐ TT

NỘI DUNG THỰC HIỆN

CƠ QUAN THỰC HIỆN

GIAI ĐOẠN

1

Quy hoạch cảng trung chuyển quốc tế và khu kinh tế tổng hợp Vân Phong bao gồm:

 

 

 

a) Phát triển hệ thống cảng biển

BQL kinh tế Vân Phong

2006 – 2020

 

- Xây dựng cảng trung chuyển quốc tế tại khu vực Đầm Môn thuộc bán đảo Hòn Gốm.

 

 

 

- Xây dựng khu cảng Hòn Mỹ Giang thành khu vực cảng chuyên dùng và cảng chuyển tải dầu.

 

 

 

- Xây dựng khu cảng Hòn Khói vùng phía Tây Bắc khu Dốc Lết thành cảng tổng hợp, cảng tàu khách du lịch.

 

 

 

- Xây dựng cảng chuyên phục vụ du lịch tại khu vực phía Nam cảng trung chuyển quốc tế và nhiều bến có quy mô nhỏ phục vụ cho tàu du lịch loại nhỏ tham quan vịnh.

 

 

 

- Khu dịch vụ hậu cần cảng tại bán đảo Hòn Gốm, tiếp giáp với khu cảng trung chuyển quốc tế.

 

 

 

b) Phát triển các khu du lịch sinh thái cao cấp

BQL kinh tế Vân Phong

2006 – 2020

 

- Khu du lịch Tuần Lễ - Hòn Ngang.

 

 

 

- Khu du lịch bãi Cát Thắm, từ Hòn Ngang đến núi Cá Ông.

 

 

 

- Khu du lịch Đại Lãnh.

 

 

 

- Khu du lịch Dốc Lết - Mũi Du.

 

 

 

- Các khu, điểm du lịch khác: núi Cá Ông, đảo Hòn Đôi, núi Khải Lương, mũi Hòn Chờ, Hòn Khô, mũi Cột Buồm, Hòn Đen, Hòn Trâu Nằm,…

 

 

 

c) Xây dựng khu trung tâm thương mại - tài chính quốc tế

BQL kinh tế Vân Phong

2006 – 2015

 

d) Phát triển các khu công nghiệp

BQL kinh tế Vân Phong

2006 – 2015

 

- Khu công nghiệp Ninh Thủy.

 

 

 

- Khu công nghiệp Vạn Thắng ở xã Vạn Thắng và Vạn Khánh.

 

 

 

đ) Quy hoạch khu nuôi trồng thủy sản

BQL Vân Phong - Sở Thủy sản

2006 – 2015

 

- Khu nuôi trồng phục vụ tham quan, du lịch khu vực Bến Gội.

 

 

 

- Vùng bờ và mặt nước từ Nam thôn Xuân Hòa, xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh đến Bắc thôn Xuân Mỹ, xã Ninh Thọ, huyện Ninh Hòa.

 

 

 

- Vùng bờ Đông - Nam bán đảo Hòn Gốm tổ chức nuôi tôm, cá lồng, bảo vệ và phát triển các khu vực tổ yến, vùng san hô và kết hợp du lịch.

 

 

 

e) Xây dựng các khu đô thị mới

BQL kinh tế Vân Phong

2006 - 2020

 

- Khu đô thị phía Bắc: có chức năng đô thị du lịch, dịch vụ, thương mại, cảng trung chuyển quốc tế, bao gồm khu vực Đại Lãnh, bán đảo Hòn Gốm, Tu Bông và thị trấn Vạn Giã.

 

 

 

- Khu đô thị phía Nam có chức năng đô thị công nghiệp, du lịch và các dịch vụ, bao gồm khu vực Ninh Thủy, Ninh Phước, thị trấn Ninh Hòa.

 

 

2

Quy hoạch phát triển khu kinh tế Cam Ranh - Cam Lâm

 

 

 

a) Phát triển kết cấu hạ tầng

BQL du lịch Bãi Dài

2006 - 2020

 

- Dự án xây dựng nhà máy nước Cam Ranh Thượng và hệ thống cấp nước đô thị.

UBND huyện Cam Lâm và TX Cam Ranh

 

 

- Dự án nâng cấp cải tạo sân bay Cam Ranh.

 

 

 

- Dự án xây dựng hệ thống đường nội bộ khu vực Bắc bán đảo.

 

 

 

- Dự án nâng cấp cảng Ba Ngòi và cảng cá Cam Ranh.

 

 

 

- Dự án cải tạo, nâng cấp hệ thống cấp điện.

 

 

 

- Dự án xây dựng hệ thống thoát nước đô thị.

 

 

 

- Dự án xây dựng tường rào, bảo vệ và di dời các công trình quân sự ở Bắc bán đảo.

 

 

 

b) Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

BQL du lịch Bãi Dài

2006 - 2015

 

- Dự án xây dựng các khu công nghiệp Ba Ngòi và Cam Thịnh Đông.

 

 

 

- Dự án nâng cấp nhà máy chế biến hải sản xuất khẩu Ba Ngòi.

 

 

 

- Dự án xây dựng xí nghiệp đóng sửa tàu thuyền Ba Ngòi.

 

 

 

- Dự án xây dựng nhà máy thủy tinh và kính xây dựng Cam Thuận.

 

 

 

- Dự án xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn tôm, cá Cam Thịnh Đông.

 

 

 

- Dự án xây dựng các nhà máy may mặc và giầy da xuất khẩu.

 

 

 

- Dự án xây dựng nhà máy bê tông thương phẩm Cam Thịnh Đông.

 

 

 

- Dự án xây dựng nhà máy đồ hộp, chế biến nông sản Cam Thịnh Đông.

 

 

 

c) Phát triển du lịch

BQL Bãi Dài - Sở DLTM

2006 - 2020

 

- Xây dựng Trung tâm du lịch - giải trí biển Bãi Dài.

 

 

 

- Xây dựng trung tâm thương mại - hội nghị quốc tế ở Bắc bán đảo.

 

 

 

- Xây dựng các khu công viên vui chơi giải trí và cây xanh cảnh quan.

 

 

 

- Cải tạo khu vực bãi tắm tại cây số 4 Cam Ranh.

 

 

 

- Nâng cấp dịch vụ tắm nước nóng tại Ba Ngòi.

 

 

 

- Xây dựng các trung tâm thương mại - dịch vụ khu vực tại Thị xã.

 

 

 

d) Phát triển khu nuôi trồng thủy sản

BQL Bãi Dài - Sở Thủy sản

2007 – 2020

 

- Dự án nuôi tôm cao triều Cam Hải Đông, quy mô 30 ha.

 

 

 

- Dự án vùng nuôi tôm công nghiệp Cam Thịnh Đông, quy mô 390 ha.

 

 

 

- Dự án nuôi trồng thủy sản Cam Hải Đông, quy mô 40 - 50 ha.

 

 

3

Xây dựng triển khai Chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi và hải đảo năm 2006 - 2010

Ban Dân tộc

2007 – 2010

4

Triển khai Chiến lược phát triển công nghiệp đến năm 2020, ngành công nghiệp mũi nhọn và các chính sách khuyến khích phát triển.

Sở Công nghiệp

2007 – 2010

5

Xây dựng triển khai Chương trình phát triển du lịch 2006 - 2010.

Sở Du lịch - Thương mại

2007 – 2010

6

Triển khai Quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không đến năm 2025.

Sở Giao thông Vận tải

2007 – 2010

7

Triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa 5 năm 2006 - 2010.

Sở Kế hoạch và Đầu tư

2007 – 2010

8

Hướng dẫn triển khai Nghị định về công tác quản lý quy hoạch.

Sở Kế hoạch và Đầu tư

2007

9

Triển khai Chương trình thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài 2006 - 2010.

Sở Kế hoạch và Đầu tư

2007 - 2010

10

Triển khai Đề án Định hướng thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)

Sở Kế hoạch và Đầu tư

2007

11

Hướng dẫn, triển khai Quy chế thăm dò, khai thác khoáng sản (trừ dầu khí).

Sở Kế hoạch và Đầu tư

2007

12

Hướng dẫn, triển khai Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020.

Sở Kế hoạch và Đầu tư

2007 – 2010

13

Xây dựng, triển khai Chương trình huy động vốn đầu tư để xây dựng cơ sở hạ tầng cho 3 vùng kinh tế trọng điểm 2006 - 2010

Sở Kế hoạch và Đầu tư

2007 – 2010

14

Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2010 - 2020

Sở Kế hoạch và Đầu tư

2009 – 2010

15

Triển khai Chương trình Biển Đông - Hải đảo đảm bảo cho lĩnh vực quốc phòng, an ninh, trên biển và hải đảo 2006 - 2010

Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Thủy sản, BCH Quân sự tỉnh

2007 – 2010

16

Triển khai Chương trình đầu tư các khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền cá từ nay đến năm 2020

Sở Thủy sản

2006 – 2020

17

Triển khai Chương trình đầu tư hạ tầng các khu nuôi trồng thủy sản từ nay đến năm 2020

Sở Thủy sản

2006 – 2020

18

Triển khai Chương trình đầu tư hạ tầng các khu nuôi trồng thủy sản tập trung từ nay đến năm 2020

Sở Thủy sản

2006 – 2020

19

Triển khai Chương trình nuôi trồng thủy sản trên biển

Sở Thủy sản

2006 – 2020

20

Triển khai Chương trình phát triển và bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Sở Thủy sản

2006 – 2020

21

Đề án Quy hoạch phát triển ngành Thủy sản Khánh Hòa đến năm 2015, có tính đến năm 2020

Sở Thủy sản

2006 – 2020

22

Kế hoạch triển khai Chương trình kinh tế biển tỉnh Khánh Hòa, giai đoạn 2006 đến 2010

Sở Thủy sản

2006 – 2010

23

Triển khai Quy hoạch tổng thể quốc gia về thu gom, xử lý chất thải rắn

Sở Tài nguyên - Môi trường

2007

24

Triển khai Đề án Tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa, di tích lịch sử cách mạng và kháng chiến, bảo tồn, gìn giữ và phát huy các di sản thiên nhiên và văn hóa được UNESCO công nhận vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung Bộ đến năm 2010.

Sở Văn hóa Thông tin

2007 – 2010

25

Hướng dẫn, triển khai cơ chế, chính sách tôn tạo, bảo tồn và phát huy di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh nhằm phục vụ phát triển kinh tế, xã hội theo hướng mở rộng xã hội hóa.

Sở Văn hóa Thông tin

2007

26

Di chuyển một số đồn Biên phòng ra vị trí mới

BCH Biên phòng tỉnh

2007 - 2010

27

Nâng cấp một số đồn Biên phòng thành đồn Biên phòng Cửa khẩu cảng

BCH Biên phòng tỉnh

2007 – 2015

28

Xây dựng quy chế tạm thời quản lý các khu du lịch và dịch vụ

BCH Biên phòng tỉnh

2007 – 2008

29

Đóng 03 tàu tuần tra cao tốc

BCH Biên phòng tỉnh

2007 – 2008

30

Đóng 03 tàu phục vụ phòng chống lụt bão, tìm kiếm, cứu nạn

BCH Biên phòng tỉnh

2006 – 2010

31

Trang bị khí tài quan sát, quang học cho các đồn, trạm Biên phòng (400 khí tài)

BCH Biên phòng tỉnh

2007 – 2010

32

Trang bị thông tin liên lạc cho các đồn, trạm Biên phòng (40 máy ICOM)

 

2006 – 2010

33

Thực hiện kế hoạch phối hợp với BCH Biên phòng tỉnh và Công an tỉnh

BCH Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh

2006 - 2015

34

Trang bị phương tiện kỹ thuật từng bước hiện đại hóa phục vụ quản lý, kiểm soát cửa khẩu

BCH Biên phòng tỉnh

2006 – 2015

35

Xác lập các khu vực cấm người nước ngoài, khu vực hạn chế người nước ngoài hoạt động

BCH Biên phòng tỉnh

2006 - 2007

 

 





Hiện tại không có văn bản nào liên quan.