Quyết định 157/QĐ-UBND năm 2018 về Đề án "Triển khai Chương trình Sữa học đường cho học sinh mầm non và tiểu học trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2018-2020"
Số hiệu: 157/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Nghệ An Người ký: Lê Minh Thông
Ngày ban hành: 12/01/2018 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Y tế - dược, Giáo dục, đào tạo, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 157/QĐ-UBND

Nghệ An, ngày 12 tháng 01 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH ĐỀ ÁN "TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH SỮA HỌC ĐƯỜNG CHO HỌC SINH MẦM NON VÀ TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2018 - 2020"

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Quyết định số 641/QĐ-TTg , ngày 28/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 - 2030;

Căn cứ Quyết định số 226/QĐ-TTg , ngày 22/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn 2030;

Căn cứ Quyết định số 1340/QĐ-TTg , ngày 08/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 5438/QĐ-BYT ngày 30/12/2014 của Bộ Y tế về ban hành Chương trình hành động của Ngành Y tế triển khai thực hiện Nghị quyết số 05/NQ-CP về đẩy mạnh thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên hợp quốc trong lĩnh vực Y tế;

Căn cứ Nghị quyết số 10 - NQ/TU ngày 04/4/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đẩy mạnh phát triển sự nghiệp y tế tỉnh Nghệ An đến năm 2020;

Căn cứ Nghị quyết số 23/2017/NQ-HĐND ngày 20/12/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh về cơ chế thực hiện Chương trình Sữa học đường cho học sinh mầm non và tiểu học trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2017 - 2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Y tế Nghệ An tại Tờ trình số 47/TTr-SYT ngày 10/01/2018,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành Đề án "Triển khai Chương trình Sữa học đường cho học sinh mầm non và tiểu học trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2018 - 2020" (Có Đề án kèm theo).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Y tế, Giáo dục và Đào tạo; Lao động, Thương binh và Xã hội; Thủ trưởng các sở, ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố Vinh và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- VP Chính phủ (b/c);
- TT Tỉnh ủy tỉnh (b/c);
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- UBMTTQ tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các PVP UBND tỉnh;
- Ban VHXH-HĐND tỉnh;
- CV: VX (c. Hương);
- TT Công báo và Tin học;
- Lưu: VT.

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Minh Thông

 

ĐỀ ÁN

TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH SỮA HỌC ĐƯỜNG CHO HỌC SINH MẦM NON VÀ TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN, GIAI ĐOẠN 2018 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 157/QĐ-UBND ngày 12/01/2018 của UBND tỉnh Nghệ An)

Phần I

SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ BAN HÀNH ĐỀ ÁN

I. Sự cần thiết ban hành Đề án

1. Thực trạng dinh dưỡng của trẻ em

a) Tình hình suy dinh dưỡng

Trẻ em tuổi học đường của Việt Nam chiếm 1/3 dân số, trong đó lứa tuổi vàng là mầm non và tiểu học có hơn 12 triệu em (riêng Nghệ An có hơn 420 ngàn em đang học tại 1.093 trường). Giai đoạn học đường là giai đoạn quyết định sự phát triển tối đa các tiềm năng di truyền liên quan đến tầm vóc, thể lực và trí tuệ, là giai đoạn trẻ tích lũy chất dinh dưỡng cần thiết chuẩn bị cho giai đoạn dậy thì tiếp theo, đây là giai đoạn có sự biến đổi nhanh cả về thể chất và tâm lý, nhưng cũng là giai đoạn rất dễ bị suy dinh dưỡng (SDD) ảnh hưởng đến tầm vóc sau này. Vì vậy cần phải đảm bảo sự phát triển toàn diện về thể lực và trí tuệ - cơ sở để tiếp nhận và phát triển khoa học kỹ thuật, cho trẻ em trong giai đoạn này.

Về thể lực, theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khoảng 54% chiều cao tối đa của trẻ đã đạt được khi tròn 3 tuổi, 32% chiều cao tối đa vào tuổi 12 và 14% còn lại vào tuổi 18. Như vậy, giai đoạn từ khi sinh ra đến 12 tuổi là giai đoạn phát triển chiều cao chủ yếu của trẻ, đây là giai đoạn cần sự đáp ứng dinh dưỡng tối đa. Tuy nhiên, tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em vẫn còn cao, theo thống kê của Viện Dinh dưỡng năm 2015, tỷ lệ trẻ em Việt Nam dưới 5 tuổi bị suy dưỡng thể nhẹ cân là 14,1%, thể thấp còi là 23,9% (riêng Nghệ An là 17,7% và 28,7%). Chiều cao nam thanh niên Việt Nam hiện nay trung bình chỉ đạt 163,7cm, thấp hơn 13,1 cm so với chuẩn của WHO và chiều cao trung bình của nữ Việt Nam là 153cm, thấp hơn 10,7cm so với chuẩn của WHO. So với tầm vóc của thanh niên các nước trong khu vực thì tầm vóc của thanh niên nước ta kém hơn. Đây là một vấn đề ảnh hưởng sâu sắc tới nguồn nhân lực tương lai của đất nước, trong đó có thanh niên Nghệ An.

Tại Nghệ An, trong những năm qua, công tác phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả nhất định. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi theo cân nặng giảm từ 21,7% (năm 2010) xuống 17,5% (năm 2016), theo chiều cao giảm từ 32,9% (năm 2010) xuống 28,6% (năm 2016). Tuy nhiên, so với mức trung bình toàn quốc thì tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi ở tỉnh ta vẫn còn cao và có sự chênh lệch giữa các vùng, miền. Đặc biệt tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng ở các gia đình nghèo, cận nghèo vùng nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số vẫn còn ở mức rất cao (tỷ lệ suy dinh dưỡng theo chiều cao vùng nông thôn từ 20 - 30%, miền núi từ 28 - 44%; theo cân nặng vùng nông thôn trên 15%, miền núi trên 20%).

b) Tình hình thiếu vi chất dinh dưỡng

Các vi chất dinh dưỡng có vai trò hết sức quan trọng đối với phát triển toàn vẹn về thể lực và trí tuệ của trẻ lứa tuổi học đường, đặc biệt trẻ vị thành niên. Các thiếu hụt vi chất dinh dưỡng phổ biến nhất và gây ảnh hưởng rõ rệt lên năng lực và thành tích học tập của trẻ lứa tuổi học đường bao gồm: sắt, kẽm, vitamin A, vitamin D và I ốt. Trong những năm gần đây, tuy được thế giới ghi nhận Việt Nam có nhiều thành tựu trong việc giảm tỷ lệ thiếu vitamin A, vitamin D, Fe, I ốt nhưng đây vẫn còn là vấn đề có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là đối với trẻ em.

Theo điều tra của Viện Dinh dưỡng năm 2014 - 2015, tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em dưới 5 tuổi ở Việt Nam là 27,8%, tỷ lệ này cao hơn ở miền núi (31,2%), nông thôn (28,4) và thấp hơn ở thành thị (22,2%). Tỷ lệ thiếu vitamin A tiền lâm sàng ở trẻ em dưới 5 tuổi là 13%, tỷ lệ này cũng cao hơn ở miền núi (16,1%), nông thôn (13,1%) và thấp hơn ở thành thị (8,2%). Tỷ lệ thiếu kẽm ở trẻ em dưới 5 tuổi rất cao tới 69,4%, đặc biệt rất cao ở miền núi (80,8%), nông thôn (71,6%) và ở thành thị có thấp hơn nhưng vẫn khá cao (49,7%). Các số liệu trên cho thấy ở trẻ em dưới 5 tuổi hiện nay có gần 1/3 bị thiếu máu và hơn 2/3 bị thiếu kẽm. Thiếu vi chất dinh dưỡng được gọi là “nạn đói tiềm ẩn” do khó phát hiện, khi các triệu chứng biểu hiện rầm rộ thành bệnh đặc trưng như bệnh thiếu máu, khô mắt do thiếu vitamin A thì phát hiện được nhưng sự tăng trưởng và phát triển cả về thể chất và trí tuệ đã bị ảnh hưởng trong thời gian dài và đôi khi thiếu vi chất dinh dưỡng để lại những hậu quả nghiêm trọng, không thể hồi phục được. Thanh toán được thiếu vi chất dinh dưỡng sẽ góp phần làm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi.

Tại Nghệ An, tuy chưa có các nghiên cứu sâu về tình hình thiếu vi chất dinh dưỡng, nhưng từ những kết quả điều tra trên đây có thể nhận định tình hình thiếu vi chất dinh dưỡng của trẻ em trong tỉnh vẫn còn ở mức cao và cần sớm quan tâm cải thiện.

2. Chỉ đạo Chương trình Sữa học đường của Chính phủ

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1340/QĐ-TTg ngày 08/7/2016 phê duyệt Chương trình Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ giao Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào khả năng ngân sách của địa phương bố trí kinh phí để thực hiện các hoạt động của Chương trình Sữa học đường; huy động các nguồn lực khác tại địa phương (doanh nghiệp, gia đình, quỹ từ thiện...) để thực hiện có hiệu quả Chương trình Sữa học đường.

3. Kết quả thực hiện thí điểm Chương trình Sữa học đường trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2015 - 2017

a) Chương trình Sữa học đường năm học 2015 - 2016

Năm học 2015 - 2016 là năm đầu tiên tỉnh Nghệ An triển khai Chương trình Sữa học đường. Theo đó, mục tiêu của chương trình là triển khai thí điểm tại 3 huyện, thị (Quỳnh Lưu, Kỳ Sơn và thành phố Vinh) và khuyến khích các huyện, thị khác tham gia. Chương trình cho học sinh các trường mầm non và tiểu học uống sữa 5 lần/tuần, mỗi lần 1 hộp sữa 180ml. Kết quả sau 01 năm thực hiện đã có 17/21 huyện, thành, thị với 215.851 học sinh các trường mầm non, tiểu học được uống sữa, đạt 50% so với tổng số học sinh toàn tỉnh, đạt 58,2% so với tổng số học sinh các huyện tham gia.

b) Chương trình Sữa học đường năm học 2016 - 2017

Trên cơ sở kết quả thí điểm Chương trình Sữa học đường trong năm học 2015 - 2016, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 4971/QĐ-UBND ngày 12/10/2016 về việc phê duyệt Đề án "Thí điểm mở rộng Chương trình Sữa học đường trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm học 2016 - 2017". Sau một năm học triển khai, Đề án đã thu được kết quả đáng ghi nhận, cụ thể như sau:

- Công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện

+ UBND tỉnh đã ban hành các Công văn chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án. Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo,...đã ban hành các văn bản hướng dẫn tổ chức triển khai thực hiện Đề án. Ngoài ra, Sở Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo triển khai thông qua các hội nghị, cuộc họp.

+ UBND các huyện, thành, thị đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn phụ trách, giao Phòng GD&ĐT chủ trì, phối hợp với các phòng, ban liên quan và UBND cấp xã tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch đề ra, giám sát, giải quyết những vướng mắc trong quá trình thực hiện.

+ Một số huyện, thành, thị tiếp tục tổ chức tập huấn triển khai Chương trình Sữa học đường cho cán bộ, quản lý và giáo viên nhà trường.

+ Công tác truyền thông đã được quan tâm hơn. Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức sự kiện cầu truyền hình trực tiếp "Sữa học đường - Vì tầm vóc Việt" phát sóng trên VTV1; phát sóng hàng ngày chuyên mục "Vì tầm vóc Việt" trên VTV1. Các trường phối hợp với Hội phụ huynh, chính quyền địa phương và các ban, ngành, đoàn thể liên quan tổ chức các hoạt động truyền thông với nhiều hình thức như: trao đổi trực tiếp qua giờ đón trả trẻ, qua các cuộc họp phụ huynh, phát thanh trên loa vào thời điểm đón, trả trẻ,...

+ Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức 02 đợt giám sát, kiểm tra tại các huyện; các Phòng Giáo dục và Đào tạo, Phòng y tế, trung tâm y tế huyện đã tổ chức kiểm tra việc thực hiện tại các trường mầm non và tiểu học trên địa bàn phụ trách; Hội cha mẹ học sinh phân công nhau tham gia hỗ trợ giáo viên cho các cháu uống sữa, đồng thời giám sát quá trình thực hiện Chương trình.

- Kết quả triển khai cho học sinh uống sữa (Phụ lục 1)

+ Số huyện, thành, thị đã triển khai thực hiện: 21/21 (năm học 2015 - 2016 là 17/21 huyện, thành, thị).

+ Số học sinh đăng ký tham gia: Có 311.733 học sinh tại các trường mầm non, tiểu học trên địa bàn 21 huyện, thành, thị đã đăng ký uống sữa, đạt 69% so với tổng số học sinh toàn tỉnh, tăng 19% so với đề án của năm học 2015 - 2016, cụ thể:

* Huyện có tỷ lệ học sinh tham gia cao nhất là Quỳ Châu (94% - bằng năm học trước), kế tiếp là TX Hoàng Mai (92% - năm học trước dưới 40%), Quỳnh Lưu (90% - năm học trước là 78%);

* Các huyện có tỷ lệ học sinh tham gia từ 80 - 89% bao gồm: Quỳ Hợp, Nam Đàn, Diễn Châu, Đô Lương, Nghĩa Đàn, Thanh Chương, Quế Phong, Yên Thành.

* Một số huyện triển khai năm đầu tiên nhưng tỷ lệ học sinh tham gia tương đối cao, như: Quế Phong (81%), Tương Dương (73%), Kỳ Sơn (70%).

* Số trường mầm non và tiểu học tham gia là 973/1.094 trường (đạt 89%), tính riêng hệ mầm non là 469/533 trường (đạt 88%), tính riêng hệ tiểu học là 504/561 trường (đạt 90%).

* Có 09 huyện, thị đạt 100% số trường tham gia là: Quỳ Châu, Thanh Chương, Nam Đàn, Đô Lương, Tương Dương, Kỳ Sơn, Quế Phong, Con Cuông, Hưng Nguyên.

- Đánh giá thể lực học sinh (Phụ lục 2)

Tổng hợp kết quả cân, đo thể lực học sinh của 17 huyện đã báo cáo cho thấy:

+ Suy dinh dưỡng thể cân nặng/tuổi ở các trường mầm non đã triển khai chương trình giảm từ 0,76% đến 4,4% tùy từng huyện; mức giảm trung bình là 2,85%, cao hơn mức giảm trung bình hàng năm từ 2010 đến nay (0,7%/năm) và cao hơn mức giảm trung bình ở các trường mầm non chưa triển khai chương trình (1,98%).

+ Suy dinh dưỡng chiều cao/tuổi ở các trường mầm non đã triển khai giảm từ 1,75% đến 4,15% tùy từng huyện; mức giảm trung bình là 2,75%, cao hơn mức giảm trung bình hàng năm từ 2010 đến nay (1,0%/năm) và cao hơn mức giảm trung bình ở các trường mầm non chưa triển khai chương trình (1,48%).

+ Suy dinh dưỡng thể cân nặng/tuổi ở các trường tiểu học đã triển khai chương trình giảm từ 0,82% đến 7,98% tùy từng huyện; mức giảm trung bình là 2,78%, cao hơn mức giảm trung bình ở các trường tiểu học chưa triển khai chương trình (1,15%).

+ Suy dinh dưỡng chiều cao/tuổi ở các trường tiểu học đã triển khai giảm từ 0,39% đến 7,28% tùy từng huyện; mức giảm trung bình là 2,39%, cao hơn mức giảm trung bình ở các trường tiểu học chưa triển khai chương trình (1,1%).

- Huy động nguồn lực

Tổng kinh phí triển khai Đề án "Thí điểm mở rộng Chương trình Sữa học đường trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm học 2016 - 2017" là: 317.443.865.472 đồng.

Trong đó:

+ Phụ huynh đóng góp mua sữa: 164.325.668.656 đồng.

+ Hỗ trợ của UBND tỉnh và Doanh nghiệp cung ứng: 153.118.196.816 đồng.

Phần hỗ trợ này bao gồm:

* Chi phí hỗ trợ mua sữa ngoài phần phụ huynh đóng góp là 140.293.696.816 đồng (Chi tiết tại Phụ lục 3);

* Chi phí hỗ trợ vận hành đề án: 12.824.500.000 đồng.

Cơ cấu hỗ tr

* Ủy ban Nhân dân tỉnh hỗ trợ: 15.000.000.000 đồng (theo Quyết định số 4971/QĐ-UBND ngày 12/10/2016).

* Doanh nghiệp cung ứng sữa hỗ trợ: 138.118.196.816 đồng.

Ngoài khoản hỗ trợ trực tiếp cho chi phí uống sữa, Doanh nghiệp cung ứng sữa hỗ trợ thêm các khoản chi vận chuyển, bốc xếp, mua kệ để sữa với số tiền là: 5.381.237.000 đồng.

c) Thuận li, khó khăn

- Thuận lợi:

+ Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1340/QĐ-TTg ngày 08/7/2016 phê duyệt Chương trình Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020.

+ Quá trình triển khai Đề án có sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời và tích cực của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, UBND các huyện, thành, thị.

+ Chương trình Sữa học đường được triển khai theo hình thức thí điểm tăng dần về phạm vi và quy mô nên đề án năm học sau đã khắc phục được nhiều tồn tại của đề án năm học trước.

+ Đề án Sữa học đường có tính nhân văn sâu sắc nên nhận được sự ủng hộ, đồng thuận cao của các bên tham gia. Tỷ lệ học sinh tham gia cao. Phụ huynh học sinh khi hiểu đúng mục đích, ý nghĩa và lợi ích của Đề án thường tự nguyện tham gia Chương trình để con em được uống sữa.

+ Sự tham gia chỉ đạo tích cực và kịp thời của một số sở, ngành,...như: Sở GD&ĐT, Sở Y tế, Phòng GD&ĐT, Phòng Y tế các huyện, thành, thị.

+ Sự vào cuộc tích cực của Ban Giám hiệu, các thầy, cô giáo của các trường mầm non và tiểu học.

+ Sự hỗ trợ đắc lực của Doanh nghiệp cung ứng sữa.

- Khó khăn:

+ Sự tham gia của UBND và các phòng chức năng cấp huyện, UBND cấp xã tại một số địa phương còn hạn chế.

+ Công tác tuyên truyền còn hạn chế nên một số cán bộ, giáo viên, phụ huynh chưa nhận thức đầy đủ về mục đích, ý nghĩa của chương trình.

+ Cơ sở vật chất ở một số trường còn thiếu, đặc biệt là trường mầm non nên chưa bố trí được kho, kệ để sữa đạt chuẩn, chủ yếu còn vận dụng các phòng chức năng.

+ Tăng thêm công việc cho giáo viên khi vừa phải hoàn thành Chương trình giảng dạy vừa phải tham gia các hoạt động của Chương trình (thống kê đăng ký, thu tiền, cho học sinh uống sữa...), nhất là tại các trường mầm non.

+ Một số trường có số học sinh/lớp quá đông, tỷ lệ giáo viên/ lớp còn thiếu vì vậy gặp khó khăn trong việc cho các cháu uống sữa.

+ Việc huy động tham gia từ những gia đình có 2 - 3 con đi học thuộc diện B, C còn gặp khó khăn do điều kiện kinh tế.

d) Đánh giá chung

- Các Đề án thí điểm triển khai Chương trình Sữa học đường trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2015 - 2017 thể hiện tính nhân văn sâu sắc nên nhận được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự vào cuộc tích cực và có hiệu quả của các ngành, đoàn thể xã hội, sự hưởng ứng của phụ huynh, các nhà trường và các em học sinh.

- Sau 02 năm triển khai Đề án đã đạt kết quả tích cực, toàn tỉnh đã có hơn 311.000 học sinh mầm non và tiểu học trên địa bàn tỉnh được uống sữa 5 lần/tuần, đạt tỷ lệ 69%, bám sát mục tiêu 70% cho đến năm 2020 theo Quyết định số 1340/QĐ-TTg ngày 08/7/2016 của TTCP về ban hành Chương trình Sữa học đường.

- Quá trình triển khai đề án đảm bảo an toàn, hiệu quả và có tác động tích cực đối với sự phát triển thể chất của trẻ. Số trẻ suy dinh dưỡng được giảm rõ rệt so với trước khi thực hiện đề án.

- Quá trình triển khai các đề án thí điểm Chương trình Sữa học đường, nhiều tồn tại đã từng bước được khắc phục, giải quyết.

Trên cơ sở thực trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em, công tác chỉ đạo Chương trình Sữa học đường từ Trung ương đến địa phương và kết quả triển khai các đề án thí điểm trên địa bàn tỉnh, Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An Khóa XVII, kỳ họp thứ 5 đã ban hành Nghị quyết số 23/2017/NQ-HĐND ngày 20/12/2017 về cơ chế thực hiện Chương trình Sữa học đường cho học sinh mầm non và tiểu học trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2017 - 2020. Theo đó, tại Khoản 1, Điều 6 Hội đồng nhân dân tỉnh giao Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Đề án triển khai Nghị quyết này.

II. Căn cứ ban hành Đề án

- Căn cứ Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.

- Nghị quyết số 05/NQ-CP ngày 13/01/2014 của Chính phủ về đẩy mạnh thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên hợp quốc trong lĩnh vực Y tế;

- Quyết định số 1340/QĐ-TTg ngày 08/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020.

- Quyết định 641/QĐ-TTg ngày 28/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 - 2030

- Quyết định số 226/QĐ-TTg ngày 22/02/2012 về việc phê duyệt Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn 2030.

- Thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25/7/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình Giáo dục mầm non;

- Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 04/4/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đẩy mạnh phát triển sự nghiệp y tế tỉnh Nghệ An đến năm 2020;

- Nghị quyết số 23/2017/NQ-HĐND ngày 20/12/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh về cơ chế thực hiện Chương trình Sữa học đường cho học sinh mầm non và tiểu học trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2017 - 2020;

- Chỉ thị số 10/CT-UBND ngày 08/8/2014 của UBND tỉnh Nghệ An về việc tăng cường công tác phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi trong tình hình mới;

- Báo cáo kết quả thực hiện các Đề án thí điểm Chương trình Sữa học đường trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2015 - 2017.

Phần II

MỤC TIÊU - NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

I. Mục tiêu

1. Mục tiêu chung

Thực hiện Chương trình Sữa học đường nhằm bổ sung dinh dưỡng và các vi chất cần thiết góp phần phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em lứa tuổi mầm non và tiểu học, thông qua đó góp phần cải thiện tầm vóc thế hệ tương lai của thanh thiếu niên tỉnh Nghệ An.

2. Mục tiêu c thể, đến năm 2020

- 100% số trường mầm non và tiểu học tổ chức triển khai Chương trình Sữa học đường; 95% số học sinh mầm non và tiểu học trên địa bàn tỉnh được uống sữa theo Chương trình Sữa học đường: uống sữa 5 lần/tuần, mỗi ngày đi học uống 01 lần 01 hộp 180 ml/học sinh, trừ học sinh thuộc lứa tuổi nhà trẻ có thể uống 2 lần/ngày, mỗi lần 90ml.

- 90% bố, mẹ, người chăm sóc trẻ lứa tuổi mầm non và tiểu học trên địa bàn tỉnh được truyền thông, giáo dục và tư vấn về dinh dưỡng.

- Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ em lứa tuổi mầm non và tiểu học trên địa bàn tỉnh trung bình từ 0,6 - 0,8% mỗi năm.

- Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em lứa tuổi mầm non và tiểu học trên địa bàn tỉnh trung bình từ 0,7 - 0,8% mỗi năm.

- Đến năm 2020, chiều cao trung bình của trẻ ở mỗi độ tuổi từ 6-11 tuổi tăng từ 1,5 cm - 2 cm ở cả trẻ trai và gái so với năm 2010.

- 100% cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên y tế học đường, cộng tác viên chương trình được tham gia các lớp tập huấn, có kiến thức và kỹ năng thực hành chăm sóc dinh dưỡng (đặc biệt là về sữa học đường) cho trẻ em trong trường học.

- 100% các trường tham gia thực hiện tốt công tác quản lý Chương trình sữa học đường và tổ chức cho trẻ uống sữa tại trường; có cách thức vận hành, ghi chép sổ sách, lưu mẫu sữa theo quy định về an toàn thực phẩm.

II. Nguyên tắc thực hiện

- Chương trình sữa học đường thực hiện tại tất cả các trường mầm non, tiểu học trong và ngoài công lập trên địa bàn tỉnh và khuyến khích tất cả các bậc phụ huynh học sinh tự giác, tự nguyện đăng ký tham gia.

- Sữa cung ứng cho Chương trình phải đảm bảo tiêu chuẩn Sữa học đường theo quy định của Bộ Y tế và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Giá sản phẩm sữa triển khai trong Chương trình sữa học đường không cao hơn giá sản phẩm cùng loại của các nhà cung cấp sữa khác trên thị trường (Sản phẩm cùng loại là sản phẩm đáp ứng được tối thiểu các tiêu chí nêu tại khoản 2, mục III, phần II của Đề án này về lựa chọn nguồn sữa thích hợp cho Chương trình Sữa học đường).

- Doanh nghiệp cung ứng sữa được lựa chọn theo đúng quy định của pháp luật và phải đồng hành với UBND tỉnh trong việc triển khai Đề án; Thực hiện đúng các cam kết với UBND tỉnh trong việc triển khai thực hiện Đề án; Có phương án khắc phục khó khăn để đảm bảo vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn đều được cung ứng sữa cho học sinh kịp thời, đúng mục tiêu; có kinh nghiệm triển khai Chương trình Sữa học đường.

III. Nhiệm vụ và giải pháp

1. Về công tác tổ chức, chỉ đạo thực hiện Chương trình

Ban Chỉ đạo thực hiện Chiến lược quốc gia dinh dưỡng ở các cấp:

- Chịu trách nhiệm chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án Sữa học đường; hàng năm rà soát, kiện toàn và ban hành các văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án.

- Thường xuyên tổ chức kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn thực hiện Đề án ở cơ sở theo chuyên đề hoặc kết hợp với nhiệm vụ chuyên môn của các ngành liên quan.

- Tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá, thi đua và khen thưởng kịp thời.

2. Về lựa chọn nguồn sữa thích hợp

Sữa phục vụ cho Chương trình phải đáp ứng các tiêu chí sau:

- Đáp ứng tiêu chuẩn quy định theo Quyết định số 5450/QĐ-BYT ngày 28/9/2016 của Bộ Y tế về việc quy định tạm thời đối với sản phẩm sữa tươi phục vụ Chương trình Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020.

- Được chế biến từ sữa bò tươi sạch lấy từ các trang trại chăn nuôi bò tập trung, thành phần có đường hoặc không đường, đa dạng về hương vị phù hợp với trẻ, được bổ sung vi chất dinh dưỡng với hàm lượng như sau:

STT

Tên chỉ tiêu

Đơn vị tính

Hàm lượng

1

Vitamin A

IU/100ml

190 - 220

2

Vitamin D

IU/100ml

55 - 70

3

Axit folic

mg/100ml

28 - 34

4

Sắt

mg/100ml

1,4 - 1,8

5

Canxi

mg/100ml

110 - 145

6

Kẽm

mg/100ml

1,1 - 1,4

- Có ghi nhãn đối với sữa cho Chương trình Sữa học đường (“Sữa phục vụ Chương trình Sữa học đường) theo quy định tại Thông tư liên tịch số 34/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 27/10/2014 của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương hướng dẫn ghi nhãn hàng hóa đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến thực phẩm bao gói sẵn; Thông tư số 43/2014/TT-BYT ngày 24 tháng 11 năm 2014 của Bộ Y tế hướng dẫn quản lý thực phẩm chức năng và các quy định khác có liên quan.

- Có nghiên cứu lâm sàng về Sữa học đường, có kết quả đối chứng về hiệu quả sử dụng sản phẩm sữa học đường trên học sinh mầm non và tiểu học; sản phẩm đã được Bộ Y tế xác nhận hiệu quả trong nghiên cứu cải thiện tình trạng dinh dưỡng và vi chất dinh dưỡng của trẻ em.

- Sản phẩm sữa được đóng gói trong hộp giấy, quy cách 180ml/hộp; hoặc loại có dung tích 90ml/hộp để phù hợp cho trẻ nhỏ khi đơn vị cung ứng đủ điều kiện sản xuất.

- Giá thành của sản phẩm sữa được cung ứng để thực hiện Chương trình Sữa học đường đảm bảo không cao hơn giá sản phẩm cùng loại của các nhà cung cấp sữa khác trên thị trường (như đã nêu tại phần nguyên tắc thực hiện).

- Thời hạn sử dụng của sản phẩm sữa: cung ứng sản phẩm sữa (vận chuyển, lưu kho, dự tính thời gian sử dụng lô hàng) đảm bảo học sinh sử dụng sữa trong khoảng thời gian quy định về thời hạn sử dụng để tuyệt đối đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

3. Về công tác khảo sát thực trạng suy dinh dưỡng trẻ em lứa tuổi mầm non và tiểu học (để thu thập số liệu thực hiện việc nghiên cứu, đánh giá hiệu quả của Chương trình)

- Tất cả trẻ em tại các trường mầm non và tiểu học được khảo sát thể lực thông qua đo chiều cao và cân nặng trước thời điểm thực hiện Chương trình và ngay sau khi Chương trình kết thúc. Kết quả khảo sát được lập thành sổ theo dõi, lưu, đối chiếu và so sánh để đánh giá hiệu quả sử dụng sữa học đường cho từng đối tượng.

- Nhân viên y tế trường học (hoặc giáo viên dạy giáo dục thể chất đối với trường học chưa có nhân viên y tế) phối hợp với giáo viên Chủ nhiệm để thực hiện việc cân đo thể lực học sinh. Việc cân đo thể lực học sinh yêu cầu thực hiện ngay trước và sau thời điểm thực hiện Chương trình, đảm bảo chính xác. Trạm Y tế xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm giám sát và hướng dẫn quy trình thực hiện.

- Kết quả khảo sát được tổng hợp báo cáo cho Trạm Y tế xã, Trung tâm Y tế cấp huyện để tổng hợp, đánh giá.

4. Công tác truyền thông và tập huấn

a) Công tác truyền thông, vận động

Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức các cấp ủy Đảng, chính quyền, giáo viên, phụ huynh và học sinh về tầm quan trọng của Sữa học đường trong việc phòng, chống suy dinh dưỡng, cải thiện tầm vóc, phát triển trí tuệ thế hệ tương lai nói chung và của thanh thiếu niên Nghệ An nói riêng; tuyên truyền, vận động các nhà tài trợ, phụ huynh học sinh tham gia đóng góp kinh phí cho việc triển khai Đề án bằng hình thức phù hợp.

- Phối hợp với nhà trường lồng ghép tuyên truyền trong các cuộc họp phụ huynh đầu năm, giữa năm. Thông qua cuộc họp, vận động phụ huynh tự nguyện đăng ký và ký cam kết tham gia Đề án. Tránh tình trạng không giải thích thấu đáo, đầy đủ và ép buộc phụ huynh tham gia thực hiện.

- Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh xây dựng và đưa tin, bài, phóng sự về tình trạng suy dinh dưỡng, thấp còi của trẻ em Nghệ An, đặc biệt là tại các vùng khó khăn; ý nghĩa của việc triển khai Đề án Sữa học đường trong các trường mầm non, tiểu học; hiệu quả của việc triển khai đề án thí điểm:

+ Phát Video tuyên truyền thông điệp về Sữa học đường trên Đài Phát thanh và Truyền hình Nghệ An.

+ Xây dựng và phát tin, phóng sự tuyên truyền về Sữa học đường trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Nghệ An.

- Phối hợp với Báo Nghệ An, các Báo có địa chỉ thường trú tại địa bàn thực hiện các bài viết tuyên truyền về các nội dung liên quan đến Sữa học đường.

- Phối hợp với chính quyền địa phương tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, quyền lợi và nghĩa vụ của phụ huynh và học sinh khi tham gia Đề án Sữa học đường trên tất cả các hệ thống phát thanh phường, xã.

- In và phát tờ rơi về Sữa học đường tới tận tay phụ huynh học sinh.

- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của Sữa học đường thu hút phụ huynh và học sinh tham gia tại 21 huyện, thành, thị. Tổ chức thi chung kết và truyền hình trực tiếp trên sóng truyền hình tỉnh Nghệ An.

b) Công tác tập huấn, nâng cao năng lực

- Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực quản lý, thực hiện Đề án; nâng cao kỹ năng truyền thông, vận động; nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của Sữa học đường cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, cán bộ y tế phụ trách triển khai Đề án tại các trường mầm non, tiểu học.

- Tổ chức các lớp tập huấn cho giáo viên tại các trường mầm non và tiểu học về các nội dung liên quan đến Sữa học đường.

5. Vận chuyển và bảo quản Sữa học đường

- Vận chuyển sữa bằng các phương tiện chuyên dùng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo định kỳ 2 tuần/lần hoặc 1 tháng/ lần (tùy vào điều kiện triển khai thực tế). Đối với vùng thành thị và đồng bằng, sữa được vận chuyển tới từng trường. Đối với các huyện miền núi, sữa được vận chuyển tới từng điểm trường lẻ (nếu có đường ô tô vào được), trong trường hợp ô tô không vào được điểm trường lẻ thì sữa được vận chuyển tới điểm trường chính, sau đó các trường cử người ra nhận.

- Nhà trường bố trí tiếp nhận, bảo quản sữa tại nơi sạch sẽ, thoáng mát, an toàn.

- Doanh nghiệp cung ứng sữa đảm bảo nhân lực bốc vác, vận chuyển sữa đến nơi bảo quản an toàn. Trường hợp ô tô không vào được, sẽ thanh toán chi phí vận chuyển cho cán bộ đến nhận; cung cấp kệ để sữa hoặc tủ bảo quản sữa cho các trường; cung ứng sữa có hạn sử dụng còn dài để sử dụng.

6. Về công tác thực hành cho học sinh uống sữa

- Mỗi học sinh mầm non và tiểu học được uống sữa 5 lần/tuần, mỗi lần 180 ml, vào giờ nhất định (ngay sau giờ ra chơi giữa buổi học), trừ các học sinh thuộc lứa tuổi nhà trẻ có thể uống 2 lần/ngày, mỗi lần 90ml (trước mắt 01 hộp 180ml chia cho 2 cháu uống/lần; Doanh nghiệp cung ứng sữa sản xuất loại hộp sữa dung tích 90ml khi đủ điều kiện).

- Hiệu trưởng phân công giáo viên chịu trách nhiệm cho học sinh uống sữa đảm bảo số lượng, số lần, đúng giờ và an toàn thực phẩm trong quá trình uống, đồng thời theo dõi, ghi chép kết quả thực hiện của từng ngày để tổng hợp báo cáo.

7. Chính sách hỗ trợ

a) Cơ chế hỗ trợ học sinh

Từ nguồn xã hội hóa, các hỗ trợ được tính toán để tất cả trẻ mầm non và tiểu học trên địa bàn tỉnh đều được uống sữa:

- Miễn phí 100% chi phí sản phẩm sữa đối với học sinh mầm non và tiểu học thuộc diện hộ nghèo theo chuẩn nghèo hiện hành (hiện tại theo Thông tư số 17/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/6/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020; Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020); con thương binh, con liệt sỹ (có xác nhận của địa phương); trẻ khuyết tật, trẻ mồ côi. Đối tượng này gọi là Diện A.

- Hỗ trợ 50% chi phí sản phẩm sữa đối với trẻ mầm non và tiểu học thuộc các gia đình thuộc hộ cận nghèo (theo Thông tư số 17/2016/TT-BLĐTBXH và Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg). Đối tượng này gọi là Diện B.

- Hỗ trợ 30% chi phí sản phẩm sữa đối với trẻ mầm non và tiểu học thuộc diện còn lại để khuyến khích phụ huynh cho trẻ uống sữa tại trường. Đối tượng này gọi là Diện C.

b) Cơ chế hỗ trợ các đối tượng vận hành Đề án

- Kinh phí từ nguồn ngân sách tỉnh: Hỗ trợ cho giáo viên, nhà trường, Phòng Giáo dục và Đào tạo tham gia thực hiện Đề án (Phụ lục 4).

- Kinh phí hỗ trợ của Doanh nghiệp cung ứng sữa: Hỗ trợ kệ để sữa, tủ bảo quản sữa; kinh phí vận chuyển sữa; kinh phí bốc dỡ tại các điểm giao nhận sữa.

8. Huy động nguồn lực thực hiện Đề án

a) Nguồn ngân sách tỉnh

Ngoài phần đóng góp của phụ huynh học sinh, ngân sách tỉnh đảm bảo hỗ trợ 10% số kinh phí thực hiện đề án còn lại, nhưng không quá 15 tỷ đồng. Kinh phí hỗ trợ của tỉnh được chi cho các nội dung quản lý, vận hành đề án.

b) Nguồn xã hội hóa từ các nhà tài trợ (Phụ lục 5)

- Huy động nguồn lực xã hội từ các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân hỗ trợ triển khai Chương trình Sữa học đường.

- Doanh nghiệp cung ứng sữa phối hợp với Ban Chỉ đạo thực hiện Chiến lược Quốc gia dinh dưỡng tỉnh và các sở, ban, ngành liên quan thực hiện công tác tuyên truyền, vận động sự ủng hộ nguồn lực từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân để triển khai chương trình.

- Ngoài phần đóng góp của phụ huynh học sinh, Doanh nghiệp cung ứng sữa tài trợ 10% số kinh phí còn lại thực hiện chương trình.

- Trong trường hợp không vận động đủ nguồn kinh phí để thực hiện chương trình thì Doanh nghiệp cung ứng sữa chịu trách nhiệm hỗ trợ phần kinh phí còn thiếu để triển khai chương trình. Việc hỗ trợ được thực hiện thanh toán ngay sau khi Đề án kết thúc.

c) Nguồn đóng góp từ phụ huynh theo các diện như Mục 7 (Phụ lục 6)

- Diện A: Miễn phí hoàn toàn.

- Diện B: Đóng góp 50% chi phí sản phẩm sữa.

- Diện C: Đóng góp 70% chi phí sản phẩm sữa.

9. Xử lý rác thải

Vỏ hộp được xếp lại và thu gom ngay sau khi sử dụng để tránh thu hút ruồi, kiến và côn trùng khác gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm; xử lý vỏ hộp như các rác thải hữu cơ thông thường.

10. Thanh toán kinh phí mua sữa t nguồn đóng góp của phụ huynh

- Phòng Giáo dục và Đào tạo cùng với Ban Giám hiệu các trường tích cực đôn đốc công tác thu nộp tiền sữa hàng tháng để thanh toán cho đối tác theo hợp đồng (hoặc thỏa thuận) ký giữa các bên.

- Việc thanh toán tiền sữa cho Doanh nghiệp cung ứng: Giao UBND các huyện, thành thị phân công một đồng chí Phó chủ tịch trực tiếp chỉ đạo Phòng giáo dục và đào tạo hoặc các trường học (tùy vào thực tế của địa phương) để thanh toán cho doanh nghiệp cung ứng sữa, đảm bảo tính kịp thời và thực hiện thanh toán theo đúng nội dung Đề án và hợp đồng (hoặc thỏa thuận) ký giữa các bên.

11. Công tác giám sát, đánh giá và báo cáo kết quả thực hiện Chương trình

- Nhà trường tổ chức bộ phận giám sát, đánh giá việc triển khai thực hành cho học sinh uống sữa tại các lớp học.

- UBND huyện, thành, thị chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức giám sát định kỳ hàng tháng, hoặc đột xuất (nếu cần) tại các trường học, lớp học.

- Ban chỉ đạo Chương trình Sữa học đường cấp tỉnh tổ chức giám sát hàng quý và đột xuất việc triển khai Đề án tại các huyện, thành, thị và các trường học.

- Các trường học báo cáo kết quả thực hiện cho Phòng Giáo dục và Đào tạo định kỳ 02 tuần/lần; Phòng Giáo dục và Đào tạo tổng hợp, báo cáo Sở Giáo dục và Đào tạo, Ban chỉ đạo Chương trình Sữa học đường cấp tỉnh (qua Sở Y tế) hàng tháng vào trước ngày 10 của tháng tiếp theo. Ban chỉ đạo Chương trình Sữa học đường cấp tỉnh báo cáo kết quả cho Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh theo học kỳ và năm học.

Phần III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. Dự kiến kinh phí thực hiện (Phụ lục 7):

1. Kinh phí cho cả giai đoạn 2018 - 2020 (3 năm học): 2.269.241.100.000 đồng

(Hai ngàn hai trăm sáu chín tỷ hai trăm bn mốt triệu một trăm ngàn đồng chn)

2. Kinh phí cho mỗi năm học: 756.413.700.000 đồng

a) Hạng mục kinh phí

- Chi phí mua sữa: 739.132.800.000 đồng (Chi tiết Phụ lục 5, 6, 7)

- Chi phí hỗ trợ quản lý, thực hiện: 17.280.900.000 đồng (Chi tiết Phụ lục 4)

b) Nguồn kinh phí

- Nguồn đóng góp của phụ huynh học sinh: 432.358.240.000 đồng.

- Các nguồn hỗ trợ: 324.055.460.000 đồng, trong đó:

+ UBND tỉnh cấp 10%, tương đương: 32.405.546.000 đồng (thực tế triển khai UBND tỉnh hỗ trợ tối đa là 15 tỷ đồng, phần còn lại Doanh nghiệp cung ứng sữa hỗ trợ ngân sách tỉnh).

+ Doanh nghiệp cung ứng sữa tài trợ 10%, tương đương: 32.405.546.000 đồng.

+ Huy động Doanh nghiệp và các nhà tài trợ khác: 259.244.368.000 đồng (trong trường hợp khoản huy động này không đủ thì Doanh nghiệp cung ứng sữa hỗ trợ phần còn lại để triển khai Chương trình).

II. Phân công thực hiện

1. Trách nhiệm chính quyền các cấp; các Sở, ban, ngành chức năng

a) Ban chỉ đạo thực hiện Chiến lược quốc gia dinh dưỡng tỉnh:

- Chịu trách nhiệm trước Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh về việc chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành, thị thực hiện Đề án triển khai Chương trình Sữa học đường cho học sinh mầm non và tiểu học trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2018 - 2020.

- Có trách nhiệm cùng với Doanh nghiệp cung ứng sữa huy động các nguồn lực xã hội, vận động các Doanh nghiệp, các nhà tài trợ hỗ trợ kinh phí chi mua sản phẩm sữa cho các cháu.

b) Sở Y tế

- Là Cơ quan thường trực và chủ trì tham mưu Ban chỉ đạo Chương trình Sữa đường cấp tỉnh chỉ đạo triển khai Đề án;

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị liên quan liên quan tổ chức triển khai thực hiện Đề án;

- Chịu trách nhiệm giám sát, đánh giá hiệu quả Đề án; giám sát việc triển khai thực hiện Đề án từ khâu kiểm soát chất lượng sữa, tiếp nhận và thực hành cho học sinh uống sữa nhằm đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm;

- Chỉ đạo các đơn vị trong ngành phối hợp với các đơn vị cùng cấp thuộc ngành Giáo dục để triển khai Đề án đạt hiệu quả và đúng tiến độ.

c) Sở Giáo dục và Đào tạo

- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và Doanh nghiệp cung ứng sữa triển khai tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, giáo viên, y tế trường học tham gia Đề án.

- Chỉ đạo các Phòng Giáo dục và Đào tạo tham mưu UBND huyện, thành, thị xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện.

- Phối hợp với UBND các huyện, thành, thị chỉ đạo các Phòng Giáo dục và Đào tạo, các trường mầm non và tiểu học triển khai thực hiện các hoạt động của Đề án.

- Phối hợp với các Sở, ngành có liên quan hướng dẫn hồ sơ, thủ tục thanh quyết toán phần kinh phí ngân sách tỉnh hỗ trợ và các nội dung khác của Đề án.

- Tổng hợp phần kinh phí thực hiện Đề án, xác định nhu cầu phần ngân sách tỉnh hỗ trợ để đảm bảo thực hiện Đề án, gửi Sở Tài chính thẩm định, tham mưu UBND tỉnh cấp kinh phí cho các huyện; Theo dõi, giám sát quá trình thanh quyết toán phần kinh phí ngân sách cấp để thực hiện Đề án.

d) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:

- Cung cấp số liệu chính xác về các đối tượng thuộc hộ nghèo, cận nghèo, chính sách, trẻ tàn tật, mồ côi được đề cập đến trong Đề án;

- Phối hợp với Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai các hoạt động liên quan thuộc phạm vi Đề án.

e) Sở Thông tin và Truyền thông: Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo và chỉ đạo các đơn vị liên quan triển khai công tác tuyên truyền về các nội dung liên quan của Đề án trên các phương tiện thông tin đại chúng như; Đài Phát thanh và Truyền hình, Báo Nghệ An...vv.

g) Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách để triển khai Đề án.

h) Sở Khoa học và Công nghệ: Có trách nhiệm ưu tiên tổ chức triển khai các nghiên cứu đánh giá hiệu quả cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng, thiếu vi chất sau các giai đoạn triển khai Chương trình Sữa học đường.

k) Các Sở, Ban, Ngành cấp tỉnh khác tùy theo chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm tham gia các hoạt động có liên quan trong quá trình triển khai thực hiện Đề án.

l) Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh: Chỉ đạo Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp tuyên truyền, vận động để các bà mẹ hiểu biết sâu sắc về tầm quan trọng của việc sử dụng sữa học đường đối với trẻ mầm non và tiểu học và tự giác tham gia Đề án.

m) Ủy ban nhân dân các huyện, thành, thị

- Chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện Đề án tại địa phương; chủ động và tích cực huy động các nguồn lực để thực hiện Đề án có hiệu quả; vận động các nguồn lực xã hội để mở rộng đối tượng khó khăn được hỗ trợ uống sữa học đường; đóng vai trò là cầu nối giữa doanh nghiệp, các tổ chức tài trợ (để vận động hỗ trợ đóng góp một phần kinh phí) với phụ huynh học sinh nhằm thực hiện thành công Chương trình;

- Chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo, các trường mầm non, tiểu học triển khai thực hiện các hoạt động của Đề án:

+ Hàng năm thông báo cho phụ huynh học sinh thuộc diện A và diện B phô tô xác nhận tương ứng nộp cho nhà trường vào đầu năm học để thống kê chính xác danh sách thụ hưởng thuộc các diện này.

+ Tổ chức tuyên truyền vận động trực tiếp tại trường học, tại các cuộc họp phụ huynh học sinh;

+ Tiếp nhận, bảo quản và thực hành cho học sinh uống sữa;

+ Chỉ đạo thực hiện việc thu kinh phí mua sữa (phần đóng góp theo đăng ký của phụ huynh học sinh);

+ Thống kê, báo cáo kết quả triển khai Đề án.

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện Đề án; phối hợp với các sở, ngành để triển khai thực hiện Đề án có hiệu quả; thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.

- Tiếp nhận, triển khai và thanh quyết toán phần kinh phí cấp từ ngân sách tỉnh cho thực hiện đề án.

- Chỉ đạo các đơn vị liên quan, UBND các xã, phường, thị trấn tổ chức thu gom và xử lý vỏ hộp sữa theo đúng quy định của xử lý rác thải hữu cơ thông thường.

2. Doanh nghiệp cung ứng sữa

a) Tài trợ 10% số kinh phí thực hiện đề án ngoài phần đóng góp của phụ huynh học sinh; tài trợ phần kinh phí còn thiếu trong khoản kinh phí được xác định là UBND tỉnh Nghệ An hỗ trợ để thực hiện Đề án trong trường hợp mức chi kinh phí hỗ trợ của UBND tỉnh vượt quá 15 tỷ đồng; tài trợ phần kinh phí còn thiếu trong khoản kinh phí được xác định chi trả từ nguồn xã hội hóa để thực hiện Đề án (trong trường hợp không vận động đủ nguồn kinh phí để thực hiện Đề án).

b) Tham gia, phối hợp và đồng hành cùng UBND tỉnh Nghệ An để vận động các tổ chức, cá nhân đóng góp ủng hộ triển khai Chương trình Sữa học đường trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

c) Tham gia, phối hợp và đồng hành cùng các Sở, ngành kiểm tra, rà soát trong quá trình triển khai vận hành đề án.

d) Tham gia triển khai đề án đạt hiệu quả; trong đó chú trọng việc cung ứng kịp thời sữa cho học sinh tham gia Chương trình thuộc địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn để phát huy tối đa tính nhân văn của Đề án; sản xuất hộp sữa học đường loại nhỏ 90ml để phù hợp với thể lực của một số cháu tuổi nhà trẻ (khi có đủ điều kiện).

Trên đây là Đề án triển khai Chương trình Sữa học đường cho học sinh mầm non và tiểu học trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2018 - 2020. Trong quá trình triển khai nếu gặp các vấn đề phát sinh, khó khăn, vướng mắc giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội và Doanh nghiệp cung ứng sữa tổng hợp báo cáo, tham mưu trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, giải quyết kịp thời./.


PHỤ LỤC 1:

TÌNH HÌNH HỌC SINH THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH SỮA HỌC ĐƯỜNG NĂM HỌC 2016 - 2017

Đơn vị

Tổng học sinh mầm non

Số học sinh mm non đã đăng ký

T lệ % đăng ký

Tổng hc sinh tiu học

Số học sinh tiu học đã đăng ký

Tỷ lệ % đăng ký

Tổng hc sinh

Tổng cộng HS toàn huyện đã đăng ký

Tỷ lệ % đăng ký

So với năm học cũ

A

B

C

Tổng

A

B

C

Tổng

A

B

C

Tổng

Quỳ Châu

3,444

1,786

467

1,010

3,263

95%

5,044

3,082

657

994

4,733

94%

8,488

4,868

1,124

2,004

7,996

94%

94%

TX Hoàng Mai

7,387

259

467

6,510

7,236

98%

9,644

479

784

7,183

8,446

88%

17,031

738

1,251

13,693

15,682

92%

37%

Quỳnh Lưu

17,493

612

953

15,687

17,252

99%

22,768

854

1,333

16,960

19,147

84%

40,261

1,466

2,286

32,647

36,399

90%

78%

Quỳ Hợp

7,698

1,847

1,458

3,753

7,058

92%

10,218

2,643

2,431

3,782

8,856

87%

17,916

4,490

3,889

7,535

15,914

89%

64%

Nam Đàn

9,590

301

1,175

7,294

8,770

91%

11,347

575

1,728

6,870

9,173

81%

20,937

876

2,903

14,164

17,943

86%

84%

Diễn Châu

19,465

683

2,034

15,768

18,485

95%

22,528

1,169

2,931

12,910

17,010

76%

41,993

1,852

4,965

28,678

35,495

85%

75%

Đô Lương

12,256

437

1,169

9,621

11,227

92%

14,664

755

1,647

9,250

11,652

79%

26,920

1,192

2,816

18,871

22,879

85%

74%

Nghĩa Đàn

8,411

1,348

1,405

4,257

7,010

83%

10,019

1,401

1,891

5,095

8,387

84%

18,430

2,749

3,296

9,352

15,397

84%

70%

Thanh Chương

12,801

2,016

2,363

6,607

10,986

86%

16,464

2,966

3,719

6,456

13,141

80%

29,265

4,982

6,082

13,063

24,127

82%

78%

Quế Phong

4,465

2,083

514

931

3,528

79%

6,736

4,008

836

721

5,565

83%

11,201

6,091

1,350

1,652

9,093

81%

chưa

Yên Thành

17,228

1,239

2,576

11,787

15,602

91%

21,894

1,548

3,369

10,596

15,513

71%

39,122

2,787

5,945

22,383

31,115

80%

64%

Tương Dương

4,532

2,124

301

487

2,912

64%

6,694

3,823

667

829

5,319

79%

11,226

5,947

968

1,316

8,231

73%

chưa

Kỳ Sơn

6,257

3,633

136

202

3,971

63%

8,940

6,130

201

357

6,688

75%

15,197

9,763

337

559

10,659

70%

chưa

TX Thái Hòa

4,436

91

96

3,105

3,292

74%

4,738

165

169

2,624

2,958

62%

9,174

256

265

5,729

6,250

68%

28%

Con Cuông

4,493

1,397

896

362

2,655

59%

5,902

2,006

1,151

1,045

4,202

71%

10,395

3,403

2,047

1,407

6,857

66%

10%

Tân Kỳ

8,928

1,605

1,588

4,545

7,738

87%

9,704

1,107

1,408

2,110

4,625

48%

18,632

2,712

2,996

6,655

12,363

66%

26%

Hưng Nguyên

6,747

247

416

3,237

3,900

58%

8,000

327

627

1,716

2,670

33%

14,747

574

1,043

4,953

6,570

45%

29%

TX Cửa Lò

3,236

67

76

1,085

1,228

38%

4,317

196

191

1,324

1,711

40%

7,553

263

267

2,409

2,939

39%

48%

Nghi Lộc

13,715

244

339

6,169

6,752

49%

14,732

207

268

2,946

3,421

23%

28,447

451

607

9,115

10,173

36%

chưa

Anh Sơn

7,046

754

680

1,046

2,480

35%

8,173

675

791

1,200

2,666

33%

15,219

1,429

1,471

2,246

5,146

34%

30%

TP Vinh

26,689

58

55

2,958

3,071

12%

26,221

223

98

7,113

7,434

28%

52,910

281

153

10,071

10,505

20%

34%

Tổng cộng

206,317

22,831

19,164

106,421

148,416

72%

248,747

34,339

26,897

102,081

163,317

66%

455,064

57,170

46,061

208,502

311,733

69%

50%

 

PHỤ LỤC 2:

KẾT QUẢ ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG SUY DINH DƯỠNG HỌC SINH

2.1. Đối với học sinh các trường mầm non đã triển khai chương trình sa học đường

TT

Các trường

Thời gian bắt đầu uống Sữa học đường

Số học sinh

Đầu năm học 2016-2017

Cuối năm học 2016-2017

Mức giảm SDD cân nặng/tuổi (%)

Mức giảm SDD chiều cao/tuổi (%)

SDD cân nặng/tuổi

SDD chiều cao/tuổi

SDD cân nặng/tuổi

SDD chiều cao/tuổi

Số SDD cân nặng/tuổi

Tỷ lệ %

Số SDD chiều cao/tuổi

Tỷ lệ %

Số SDD cân nặng/tuổi

Tỷ lệ %

Số SDD chiều cao/tuổi

Tỷ lệ %

1

Mầm non Cửa Lò

T 9,10,11/2016

2770

148

5.34

150

5.42

127

4.58

96

3.47

0.76

1.95

2

Mầm non Nam Đàn

Đầu tháng 10/2016

9457

688

7.28

741

7.84

426

4.50

474

5.01

2.77

2.82

3

Mầm non Quỳ Hợp

Tháng 11/2016

6351

731

11.51

723

11.38

607

9.56

604

9.51

1.95

1.87

4

Mầm non Thanh Chương

Tháng 11/2016

12855

1143

8.89

1204

9.37

754

5.87

859

6.68

3.03

2.68

5

Mầm non tp Vinh

Tháng 11/2016

9875

451

4.57

572

5.79

166

1.68

335

3.39

2.89

2.40

6

Mầm non Con Cuông

Tháng 12/2016

4432

423

9.54

424

9.57

292

6.59

297

6.70

2.96

2.87

7

Mầm non Anh Sơn

Tháng 9,12/2016

2916

265

9.09

376

12.89

219

7.51

325

11.15

1.58

1.75

8

Mầm non Đô Lương

Tháng 10,11/2016

12707

1136

8.94

1281

10.08

716

5.63

979

7.70

3.31

2.38

9

Mầm non Hưng Nguyên

Tháng 10,11/2016

4511

278

6.16

394

8.73

199

4.41

287

6.36

1.75

2.37

10

Mầm non Yên Thành

Tháng 10,11/2016

17112

1529

8.94

1762

10.30

1019

5.95

1257

7.35

2.98

2.95

11

Mầm non Quỳnh Lưu

Tháng 11/2016

16269

1646

10.12

2158

13.26

1356

8.33

1870

11.49

1.78

1.77

12

Mầm non Hoàng Mai

Tháng 10,11/2016

7450

723

9.70

757

10.16

410

5.50

488

6.55

4.20

3.61

13

Mầm non Diễn Châu

Tháng 10,11/2016

18837

1492

7.92

2200

11.68

763

4.05

1428

7.58

3.87

4.10

14

Mầm non Kỳ Sơn

Tháng 11,12/2016

4088

682

16.68

815

19.94

573

14.02

720

17.61

2.67

2.32

15

Mầm non Nghi Lộc

T 12/2016-3/2017

9845

640

6.50

738

7.50

457

4.64

522

5.30

1.86

2.19

16

Mầm non TX Thái Hòa

Tháng 10/2016

3701

155

4.19

199

5.38

78

2.11

113

3.05

2.08

2.32

17

Mầm non Nghĩa Đàn

Tháng 10/2016

7052

524

7.43

606

8.59

214

3.03

313

4.44

4.40

4.15

 

Tổng cộng:

 

150228

12654

8.42

15100

10.05

8376

5.58

10967

7.30

2.85

2.75

SDD cân nặng/tuổi ở các trường mầm non đã triển khai giảm từ 0,76% đến 4,40% tùy từng huyện; mức giảm trung bình là 2,85%

SDD chiều cao/tuổi ở các trường mầm non đã triển khai giảm từ 1,75% đến 4,15% tùy từng huyện; mức giảm trung bình là 2,75%

2.2. Đối với học sinh các trường tiu học đã triển khai chương trình sữa hc đường

TT

Các trường

Thời gian bắt đầu uống Sữa học đường

Số học sinh

Đầu năm học 2016-2017

Cuối năm học 2016-2017

Mức giảm SDD cân nặng/tuổi (%)

Mức giảm SDD chiều cao/tuổi (%)

SDD cân nặng/tuổi

SDD chiều cao/tuổi

SDD cân nặng/tuổi

SDD chiều cao/tuổi

Số SDD cân nặng/tuổi

Tỷ lệ %

Số SDD chiều cao/tuổi

Tỷ lệ %

Số SDD cân nặng/tuổi

Tỷ lệ %

Số SDD chiều cao/tuổi

Tỷ lệ %

1

Tiểu học Cửa Lò

Tháng 9, 11/2016

4265

105

2.4619

99

2.32122

70

1.64127

69

1.6178

0.82

0.70

2

Tiểu học Nam Đàn

Đầu tháng 10/2016

8772

506

5.77

531

6.05

362

4.13

397

4.53

1.64

1.53

3

Tiểu học Quỳ Hợp

Tháng 11/2016

7954

925

11.63

845

10.62

748

9.40

814

10.23

2.23

0.39

4

Tiểu học Thanh Chương

Tháng 11/2016

13004

1459

11.22

1362

10.47

1026

7.89

949

7.30

3.33

3.18

5

Tiểu học tp Vinh

Tháng 11/2016

9955

285

2.86

182

1.83

172

1.73

113

1.14

1.14

0.69

6

Tiểu học Con Cuông

Tháng 12/2016

5264

491

9.33

594

11.28

408

7.75

489

9.29

1.58

1.99

7

Tiểu học Đô Lương

Tháng 10,11/2016

14584

2155

14.78

2043

14.01

1599

10.96

1676

11.49

3.81

2.52

8

Tiểu học Hưng Nguyên

Tháng 10,11/2016

3771

168

4.46

227

6.02

136

3.61

197

5.22

0.85

0.80

9

Tiểu học Yên Thành

Tháng 10,11/2016

22425

2596

11.58

2589

11.55

1752

7.81

2207

9.84

3.76

1.70

10

Tiểu học Quỳnh Lưu

Tháng 11/2016

20666

2275

11.01

2810

13.60

1913

9.26

2359

1 1.41

1.75

2.18

11

Tiểu học Hoàng Mai

Tháng 10,11/2016

8421

834

9.90

751

8.92

512

6.08

466

5.53

3.82

3.38

12

Tiểu học Diễn Châu

Tháng 10,11/2016

20582

1796

8.73

2542

12.35

1276

6.20

1852

9.00

2.53

3.35

13

Tiểu học Kỳ Sơn

Tháng 11,12/2016

6500

1127

17.34

1188

18.28

952

14.65

952

14.65

2.69

3.63

14

Tiểu học Nghi Lộc

T12/2016-3/2017

6524

463

7.10

535

8.20

360

5.52

437

6.70

1.58

1.50

15

Tiểu học TX Thái Hòa

Tháng 10/2016

3568

132

3.70

106

2.97

92

2.58

80

2.24

1.12

0.73

16

Tiểu học Nghĩa Đàn

Tháng 10/2016

7855

1537

19.57

1578

20.09

910

11.58

1006

12.81

7.98

7.28

 

Tổng cộng:

 

164110

16854

10.27

17982

10.96

12288

7.49

14063

8.57

2.78

2.39

SDD cân nặng/tuổi ở các trường tiểu học đã triển khai giảm từ 0,82% đến 7,98% tùy từng huyện; mức giảm trung bình là 2,78%

SDD chiều cao/tuổi ở các trường tiểu học đã triển khai giảm từ 0,39% đến 7,28% tùy từng huyện; mức giảm trung bình là 2,39%

2.3. Đối với học sinh các trường mầm non chưa triển khai chương trình sa học đường

TT

Các trường

Số học sinh

Đầu năm học 2016-2017

Cuối năm học 2016-2017

Mức giảm SDD cân nặng/tuổi (%)

Mức giảm SDD chiều cao/tuổi (%)

SDD cân nặng/tuổi

SDD chiều cao/tuổi

SDD cân nặng/tuổi

SDD chiều

Số SDD cân nặng/tuổi

Tỷ lệ %

Số SDD chiều cao/tuổi

Tỷ lệ %

Số SDD cân nặng/tuổi

Tỷ lệ %

Số SDD chiều cao/tuổi

Tỷ lệ %

1

Mầm non Quỳ Hợp

1303

183

14.04

174

13.35

177

13.58

163

12.51

0.46

0.84

2

Mầm non Anh Sơn

4199

388

9.24

439

10.45

311

7.41

450

10.72

1.83

-0.26

3

Mầm non Kỳ Sơn

563

75

13.32

82

14.56

43

7.64

47

8.35

5.68

6.22

4

Mầm non Nghi Lộc

3846

252

6.55

289

7.51

188

4.89

223

5.80

1.66

1.72

5

Mầm non TX Thái Hòa

4074

184

4.52

225

5.52

86

2.11

119

2.92

2.41

2.60

 

Tổng cộng:

13985

1082

7.74

1209

8.64

805

5.76

1002

7.16

1.98

1.48

SDD cân nặng/tuổi ở các trường mầm non chưa triển khai giảm từ 0,46% đến 5,68% tùy từng huyện; mức giảm trung bình là 1,98%

SDD chiều cao/tuổi ở các trường mầm non chưa triển khai giảm từ -0,26% đến 6,22% tùy từng huyện; mức giảm trung bình là 1,48%

2.4. Đối với học sinh các trường tiểu học chưa triển khai chương trình sữa học đường

TT

Các trường

Số học sinh

Đầu năm học 2016-2017

Cuối năm học 2016-2017

Mức giảm SDD cân nặng/tuổi (%)

Mức giảm SDD chiều cao/tuổi

SDD cân/tuổi

SDD chiều cao/tuổi

SDD cân/tuổi

SDD chiều

Số SDD cân nặng/tuổi

Tỷ lệ %

Số SDD chiều cao/tuổi

Tỷ lệ %

Số SDD cân nặng/tuổi

Tỷ lệ %

Số SDD chiều cao/tuổi

Tỷ lệ %

1

Tiểu học Quỳ Hợp

2606

227

8.71

261

10.02

218

8.37

248

9.52

0.35

0.50

2

Tiểu học Con Cuông

358

27

7.54

40

11.17

24

6.70

33

9.22

0.84

1.96

3

Tiểu học Quỳnh Lưu

490

76

15.51

121

24.69

71

14.49

118

24.08

1.02

0.61

4

Tiểu học Hoàng Mai

866

77

8.89

59

6.81

47

5.43

44

5.08

3.46

1.73

5

Tiểu học Diễn Châu

398

21

5.28

25

6.28

13

3.27

18

4.52

2.01

1.76

6

Tiểu học Kỳ Sơn

947

60

6.34

66

6.97

43

4.54

46

4.86

1.80

2.11

7

Tiểu học Nghi Lộc

7801

562

7.20

647

8.29

475

6.09

548

7.02

1.12

1.27

8

Tiểu học TX Thái Hòa

3809

137

3.60

111

2.91

97

2.55

85

2.23

1.05

0.68

 

Tổng cộng:

17275

1187

6.87

1330

7.70

988

5.72

1140

6.60

1.15

1.10

SDD cân nặng/tuổi ở các trường tiểu học chưa triển khai giảm từ 0,35% đến 3,46% tùy từng huyện; mức giảm trung bình là 1,15%

SDD chiều cao/tuổi ở các trường tiểu học chưa triển khai giảm từ 0,5% đến 2,11 % tùy từng huyện; mức giảm trung bình là 1,1%

 

PHỤ LỤC 3:

CHI PHÍ HỖ TRỢ CHO TRẺ UỐNG SỮA TRONG NĂM HỌC 2016 - 2017

(NGOÀI PHẦN ĐÓNG GÓP CỦA PHỤ HUYNH)

TT

Huyện, thị

T 10/2016

T 11/2016

T 12/2016

T 1/2017

T 2/2017

T 3/2017

T 4/2017

T 5/2017

Tổng

1

Quỳ Châu

-

978,020,674

2,063,984,597

-

825,401,351

2,028,584,069

28,142,655

887,106,065

6,811,239,412

2

Thanh Chương

2,056,149.103

15,877,395

3,547,790,637

250,472,592

3,734,368,034

1,753,359,349

1,160,930,733

-

12,518,947,843

3

Diễn Châu

1,821,812,315

1,065,881,569

4,152,282,105

183,202,870

1,418,789,203

3,998,013,120

1,606,557,044

25,704,964

14,272,243,189

4

Nam Đàn

918,530,444

1,038,998,961

1,884,718,674

-

1,978,462,990

1,086,619,947

1,009,485,854

42,825,606

7,959,642,475

5

Quỳ Hợp

-

2,652,848,278

1,443,078,113

18,797,505

2,225,901,868

1,494,788,052

823,953,297

395,816,443

9,055,183,557

6

Quỳnh Lưu

1,451,598,433

1.867,007,610

2,174,242,331

344,999,337

1,353,806,766

3,485,075,485

1,506,858,105

182,419,640

12,366,007,708

7

Đô Lương

1,101,305,297

1,455,740,988

1,107,358,324

520,507,518

1,640,891,131

1,358,788,553

1,174,752,852

14,918,959

8,374,263,623

8

Tương Dương

 

 

1,104,025,399

732,988,286

1,425,784,665

1,563,186,617

50,161,881

871,824,692

5,747,971,541

9

Kỳ Sơn

 

 

1,485,783,715

1,039,600,584

1,113,857,768

2,994,415,486

-

1,292,746,076

7,926,403,629

10

Yên Thành

1,625,324,947

2,993,813,864

2,152,059,099

59,182,219

1,965,520,904

3,093,938,418

1,522,491,491

-

13,412,330,944

11

Quế Phong

 

 

1,225,938,771

1,131,818,442

622,500,143

2,392,074,499

-

929,519,656

6,301,851,511

12

Thái Hòa

265,033,938

321,884,070

455,181,869

151,656,887

195,895,346

626,909,908

303,718,589

-

2,320,280,607

13

Nghĩa Đàn

729,195,344

920,914,533

976,532,619

989,109,090

898,649,698

1,148,159,054

1,177,488,154

236,021,650

7,076,070,143

14

Con Cuông

-

 

1,234,898,307

-

1,449,276,746

736,133,204

-

581,853,819

4,002,162,075

15

Tân Kỳ

-

1,472,567,219

623,652,186

158,297,936

1,404,022,249

981,139,191

894,730,351

-

5,534,409,133

16

Hoàng Mai

430,816,155

575,765,590

994,000,474

-

1,238,591,245

936,375,913

721,047,838

172,539,270

5,069,136,485

17

Cửa Lò

-

165,942,223

379,995,849

-

373,320,399

163,740,540

170,124,779

-

1,253,123,790

18

Hưng Nguyên

330,300,386

426,083,178

292,270,960

-

752,393,014

-

745,351,950

-

2,546399,486

19

TP Vinh

-

639,134,367

1,019,873,444

154,464,992

531,320,724

564,325,961

508,371,063

366,517,744

3,784,008,295

20

Anh Sơn

-

 

574,709,551

-

309,191,594

862,632,348

386,023,275

-

2,132,556,768

21

Nghi Lộc

 

 

174,088,128

98,475,693

601,228,145

447,231,971

497,532,257

10,908,409

1,829,464,602

Tổng cộng

10,730,066,362

16,590,480,520

29,066,465,152

5,833,573,951

26,059,173,982

31,715,491,686

14,287,722,169

6,010,722,994

140,293,696,816

(Một trăm bốn mươi tỷ hai trăm chín mươi ba triệu sáu trăm chín sáu ngàn tám trăm mười sáu đng)

 

PHỤ LỤC 4:

KINH PHÍ HỖ TRỢ VẬN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH SỮA HỌC ĐƯỜNG TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2018 - 2020

ĐVT: đng

TT

Nội dung hỗ trợ

Đơn vị tính

Số lượng

Số tiền/tháng

Số tháng

Kinh phí/năm học

Tổng kinh phí

1

Chi phí hỗ trợ giáo viên tham gia (1 giáo viên/lớp)

Lớp

15,590

100,000

9

14,031,000,000

42,093,000,000

2

Chi phí hỗ trợ quản lý tại trường

Trường

1,093

300,000

9

2,951,100,000

8,853,300,000

3

Chi phí hỗ trợ quản lý tại Phòng giáo dục

 

 

 

 

 

 

3.1

Huyện (thành, thị) có dưới 30 trường mầm non và tiểu học (các thị xã: Thái Hòa, Hoàng Mai, Cửa Lò; huyện Quỳ Châu)

Phòng

4

1,000,000

9

36,000,000

108,000,000

3.2

Huyện (thành, thị) có từ 30 - 49 trường mầm non và tiểu học (các huyện: Quỳ Hợp, Tương Dương, Quế Phong, Con Cuông, Hưng Nguyên, Anh Sơn)

Phòng

6

1,500,000

9

81,000,000

243,000,000

3.3

Huyện (thành, thị) có từ 50 - 69 trường mầm non và tiểu học (các huyện: Nam Đàn, Đô Lương, Kỳ Sơn, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Nghi Lộc)

Phòng

6

1,700,000

9

91,800,000

275,400,000

3.4

Huyện (thành, thị) có từ 70 trường mầm non và tiểu học trở lên (các huyện: Quỳnh Lưu, Yên Thành, Thanh Chương, Diễn Châu; thành phố Vinh)

Phòng

5

2,000,000

9

90,000,000

270,000,000

 

Tổng cộng

 

 

 

 

17,280,900,000

51,842,700,000

 

PHỤ LỤC 5:

KINH PHÍ CHI TRẢ SẢN PHẨM SỮA TƯƠI SẠCH HỌC ĐƯỜNG CHO MỖI NĂM HỌC THUỘC GIAI ĐOẠN 2018 - 2020

(200 suất sữa 1 cháu/năm; Trị giá mỗi suất sữa 8000 đồng)

ĐVT: 1000 đng

STT

Huyện/Thành/ Thị

Tổng s lượng học sinh

S học sinh nghèo (gm BTXH)

Số học sinh cận nghèo

Số học sinh bình thường

Tổng chi phí sữa/năm học

Chi phí hỗ trợ sữa học sinh nghèo (100%)

Chi phí hỗ trợ học sinh cận nghèo (50%)

Chi phí hỗ trợ học sinh bình thường (30%)

Tổng chi phí hỗ trợ mua sữa/năm học

1

TP Vinh

54,008

289

232

53,487

86,412,800

462,400

185,600

25,673,760

26,321,760

2

TX Cửa Lò

7,918

225

260

7,433

12,668,800

360,000

208,000

3,567,840

4,135,840

3

H. Nam Đàn

22,020

905

2,813

18,302

35,232,000

1,448,000

2,250,400

8,784,960

12,483,360

4

H. Hưng Nguyên

15,423

538

1,003

13,882

24,676,800

860,800

802,400

6,663,360

8,326,560

5

H. Nghi Lộc

30,092

906

1,264

27,922

48,147,200

1,449,600

1,011,200

13,402,560

15,863,360

6

H. Đô Lương

22,235

1,157

2,636

18,442

35,576,000

1,851,200

2,108,800

8,852,160

12,812,160

7

H. Diễn Châu

41,122

2,064

4,977

34,081

65,795,200

3,302,400

3,981,600

16,358,880

23,642,880

8

H. Yên Thành

41,102

3,352

7,150

30,600

65,763,200

5,363,200

5,720,000

14,688,000

25,771,200

9

H. Quỳnh Lưu

42,168

1,811

2,840

37,517

67,468,800

2,897,600

2,272,000

18,008,160

23,177,760

10

TX. Hoàng Mai

18,125

706

1,099

16,320

29,000,000

1,129,600

879,200

7,833,600

9,842,400

11

TX. Thái Hòa

7,080

221

236

6,623

11,328,000

353,600

188,800

3,179,040

3,721,440

12

H. Thanh Chương

29,921

5,275

6,238

18,408

47,873,600

8,440,000

4,990,400

8,835,840

22,266,240

13

H. Anh Sơn

16,031

2,061

2,318

11,652

25,649,600

3,297,600

1,854,400

5,592,960

10,744,960

14

H. Tân Kỳ

20,138

3,558

4,176

12,404

32,220,800

5,692,800

3,340,800

5,953,920

14,987,520

15

H. Nghĩa Đàn

19,787

2,373

1,681

15,733

31,659,200

3,796,800

1,344,800

7,551,840

12,693,440

16

H. Quỳ Hợp

18,553

4,980

3,881

9,692

29,684,800

7,968,000

3,104,800

4,652,160

15,724,960

17

H. Quỳ Châu

8,299

4,917

1,265

2,117

13,278,400

7,867,200

1,012,000

1,016,160

9,895,360

18

H. Quế Phong

11,576

6,369

2,298

2,909

18,521,600

10,190,400

1,838,400

1,396,320

13,425,120

19

H. Con Cuông

10,020

3,572

2,047

4,401

16,032,000

5,715,200

1,637,600

2,112,480

9,465,280

20

H. Tương Dương

11,017

5,912

1,422

3,683

17,627,200

9,459,200

1,137,600

1,767,840

12,364,640

21

H. Kỳ Sơn

14,879

9,790

910

4,179

23,806,400

15,664,000

728,000

2,005,920

18,397,920

Tổng cộng (chưa tính diện TBLS)

461,514

60,981

50,746

349,787

738,422,400

97,569,600

40,596,800

167,897,760

306,064,160

22

Học sinh con TBLS, trẻ tàn tật, mồ côi tại các Trung tâm bảo trợ xã hội

 

444

 

 

710,400

710,400

 

-

710,400

 

Tổng chung

461,514

61,425

50,746

349,787

739,132,800

98,280,000

40,596,800

167,897,760

306,774,560

 

PHỤ LỤC 6:

KINH PHÍ ĐÓNG GÓP MUA SỮA CỦA PHỤ HUYNH HỌC SINH TRONG MỖI NĂM HỌC THUỘC GIAI ĐOẠN 2018 - 2020

(200 suất sữa 1 cháu/năm; Trị giá mỗi suất sữa 8000 đồng)

ĐVT: 1000 đồng

STT

Huyện/Thành/Thị

Tổng số lượng học sinh

S học sinh cận nghèo

Đóng góp của phụ huynh học sinh cận nghèo (50%)

S học sinh bình thường

Đóng góp của phụ huynh học sinh bình thường (70%)

Tổng kinh phí đóng góp của phụ huynh/năm học

1

TP Vinh

54,008

232

185,600

53,487

59,905,440

60,091,040

2

TX Cửa Lò

7,918

260

208,000

7,433

8,324,960

8,532,960

3

H. Nam Đàn

22,020

2,813

2,250,400

18,302

20,498,240

22,748,640

4

H. Hưng Nguyên

15,423

1,003

802,400

13,882

15,547,840

16,350,240

5

H. Nghi Lộc

30,092

1,264

1,011,200

27,922

31,272,640

32,283,840

6

H. Đô Lương

22,235

2,636

2,108,800

18,442

20,655,040

22,763,840

7

H. Diễn Châu

41,122

4,977

3,981,600

34,081

38,170,720

42,152,320

8

H. Yên Thành

41,102

7,150

5,720,000

30,600

34,272,000

39,992,000

9

H. Quỳnh Lưu

42,168

2,840

2,272,000

37,517

42,019,040

44,291,040

10

TX. Hoàng Mai

18,125

1,099

879,200

16,320

18,278,400

19,157,600

11

TX. Thái Hòa

7,080

236

188,800

6,623

7,417,760

7,606,560

12

H. Thanh Chương

29,921

6,238

4,990,400

18,408

20,616,960

25,607,360

13

H. Anh Sơn

16,031

2,318

1,854,400

11,652

13,050,240

14,904,640

14

H. Tân Kỳ

20,138

4,176

3,340,800

12,404

13,892,480

17,233,280

15

H. Nghĩa Đàn

19,787

1,681

1,344,800

15,733

17,620,960

18,965,760

16

H. Quỳ Hợp

18,553

3,881

3,104,800

9,692

10,855,040

13,959,840

17

H. Quỳ Châu

8,299

1,265

1,012,000

2,117

2,371,040

3,383,040

18

H. Quế Phong

11,576

2,298

1,838,400

2,909

3,258,080

5,096,480

19

H. Con Cuông

10,020

2,047

1,637,600

4,401

4,929,120

6,566,720

20

H. Tương Dương

11,017

1,422

1,137,600

3,683

4,124,960

5,262,560

21

H. Kỳ Sơn

14,879

910

728,000

4,179

4,680,480

5,408,480

 

Tổng chung

461,514

50,746

40,596,800

349,787

391,761,440

432,358,240

 

PHỤ LỤC 7:

DỰ TRÙ KINH PHÍ TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH SỮA HỌC ĐƯỜNG TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2018 - 2020

ĐVT: 1000 đồng

TT

Nội dung chi

Kinh phí hỗ trợ từ các nguồn

Kinh phí do phụ huynh đóng góp

Tổng kinh phí

Cho mỗi năm học

Cho giai đoạn 2018 - 2020
(3 năm học)

Cho mỗi năm học

Cho giai đoạn 2018 - 2020
(3 năm học)

Cho mỗi năm học

Cho giai đoạn 2018 - 2020
(3 năm học)

1

Chi mua sữa

306,774,560

920,323,680

432,358,240

1,297,074,720

739,132,800

2,217,398,400

2

Chi hỗ trợ quản lý và thực hiện

17,280,900

51,842,700

 

 

17,280,900

51,842,700

 

TNG CỘNG

324,055,460

972,166,380

432,358,240

1,297,074,720

756,413,700

2,269,241,100

(Hai ngàn hai trăm sáu chín tỷ hai trăm bốn mươi mốt triệu một trăm ngàn đồng chẵn)

 



Tiêu chí này đã được Viện Dinh dưỡng nghiên cứu, áp dụng thử nghiệm thành công trong chương trình thí điểm Sữa học đường tại huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An





Thông tư 43/2014/TT-BYT về quản lý thực phẩm chức năng Ban hành: 24/11/2014 | Cập nhật: 02/12/2014