Quyết định 1565/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Quy hoạch phát triển làng nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
Số hiệu: | 1565/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bắc Giang | Người ký: | Lại Thanh Sơn |
Ngày ban hành: | 11/10/2013 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Nông nghiệp, nông thôn, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1565/QĐ-UBND |
Bắc Giang, ngày 11 tháng 10 năm 2013 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ;
Căn cứ Thông tư số 03/2008/TT-BKH ngày 01 tháng 7 năm 2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Quyết định số 444/2013/QĐ-UBND ngày 18/7/2013 của UBND tỉnh ban hành Quy định về quản lý quy hoạch trên địa bàn tỉnh Bắc Giang;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 190/TTr-SCT ngày 01 tháng 10 năm 2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển làng nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, với một số nội dung cơ bản sau:
I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG
1. Quan điểm phát triển
- Quy hoạch phát triển làng nghề phải phù hợp với Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Quy hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) trên địa bàn tỉnh.
- Phát triển làng nghề gắn với bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc trong các sản phẩm, gắn phát triển làng nghề với phát triển du lịch.
- Phát triển làng nghề gắn với quá trình xây dựng nông thôn mới, phát triển làng nghề gắn với thu hút lao động, giải quyết việc làm, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho dân cư nông thôn.
- Quy hoạch làng nghề phải gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo sự phát triển hiệu quả, bền vững.
- Ưu tiên phát triển các làng nghề truyền thống có tiềm năng phát triển, các làng nghề mới sử dụng nhiều lao động, sử dụng nguyên liệu tại chỗ và những ngành nghề ít gây ô nhiễm môi trường.
2. Mục tiêu quy hoạch
2.1. Mục tiêu chung
Phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Giang nhằm tạo thêm việc làm và tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động khu vực nông thôn; hướng tới phát triển làng nghề theo quy hoạch, bền vững, bảo vệ môi trường cảnh quan và an sinh xã hội; xoá đói, giảm nghèo cho vùng sâu, vùng xa; tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn; xoá dần sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị, góp phần thực hiện mục tiêu được xác định tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ XVII.
2.2. Mục tiêu cụ thể
* Giai đoạn đến 2015:
- Phát triển thêm 8 làng nghề mới đạt tiêu chí công nhận, đưa số làng nghề đạt tiêu chí công nhận 41 làng nghề (có danh sách làng nghề cụ thể theo Biểu 8 đính kèm).
- Tạo việc làm mới 4.160 người, nâng số lao động trong làng nghề là 21.335 người.
- Thu nhập bình quân 3,5 triệu đồng/người/tháng.
- Giá trị sản xuất công nghiệp làng nghề đạt 1.240 tỷ đồng (giá hiện hành) tăng 50,5% so với năm 2012 và bằng 2,9% giá trị SXCN toàn tỉnh.
- Nộp ngân sách đạt 1.200 triệu đồng.
* Giai đoạn 2016 - 2020:
- Đầu tư mở rộng và phát triển hình thành thêm từ 24 làng nghề đạt tiêu chí, nâng số làng nghề đạt tiêu chí là 65 làng nghề (có danh sách làng nghề cụ thể theo Biểu 8 đính kèm).
- Tạo việc làm mới 11.935 người, nâng số lao động trong làng nghề là 33.270 người.
- Thu nhập bình quân 6 triệu đồng/lao động/tháng.
- Giá trị SXCN làng nghề đạt 2.184 tỷ đồng (giá hiện hành), tăng 2,6 lần so với năm 2012 và bằng 2,8% giá trị SXCN toàn tỉnh.
- Nộp ngân sách đạt 1.850 triệu đồng.
- Tiến tới nâng sản lượng, giá trị các sản phẩm đã xuất khẩu và xuất khẩu thêm một số sản phẩm mới như mỳ gạo, rượu, hương, đồ gỗ, đồ nhựa, dát vàng…
3. Định hướng phát triển làng nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
- Đầu tư phát triển các nghề, làng nghề có điều kiện phát triển, chú trọng phát triển làng nghề, làng nghề truyền thống, làng nghề mới ở những nơi bị thu hồi đất nông nghiệp, khu vực dân tộc thiểu số.
- Phát triển làng nghề dựa vào lợi thế cạnh tranh về nguồn nguyên liệu tại chỗ như ngành chế biến nông, lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng và lợi thế cạnh tranh về lao động, mặt bằng.
- Tạo điều kiện cho phát triển làng nghề, phát huy sự tham gia của cộng đồng gắn liền với quá trình CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn, phát triển làng nghề gắn với xây dựng nông thôn mới, gắn với du lịch.
- Phát triển làng nghề theo hướng hình thành các cụm công nghiệp làng nghề.
- Sản xuất của làng nghề dần nâng cấp, đổi mới công nghệ phù hợp ở một số làng nghề để nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm nguyên vật liệu, năng lượng và giảm ô nhiễm môi trường.
- Đa dạng hóa hình thức sở hữu và các loại hình tổ chức, tạo ra sự liên kết hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển, tổ chức sản xuất kết hợp giữa công nghệ hiện đại và công nghệ truyền thống đi đôi với đảm bảo vệ sinh môi trường.
- Làng nghề mới đưa vào quy hoạch mang tính khả thi dựa trên cơ sở số liệu điều tra, khảo sát, đánh giá và đề xuất của các huyện, thành phố. Tuỳ thuộc vào mức độ phát triển nghề của mỗi làng có sự phân kỳ quy hoạch phù hợp.
- Những làng có nghề đưa vào quy hoạch giai đoạn đến năm 2015, là những làng đã có nghề hình thành và đạt được một số tiêu chí cơ bản để công nhận làng nghề, như: làng có 30% số hộ trong làng tham gia làm nghề, tình hình hoạt động của nghề khá ổn định trong 2 năm trở lại đây và có xu hướng phát triển tốt trong thời gian tới.
- Quy hoạch làng nghề mới giai đoạn 2016-2020, dựa trên cơ sở các làng đã hình thành nghề, số hộ làm nghề trong làng gần đạt 30% số hộ của làng và trong số đó chủ yếu là các nhóm nghề đã phát triển mạnh thành làng nghề nay nhân rộng ra các làng khác, có nghề là nghề mới du nhập được nhân dân địa phương đón nhận, đang phát triển tốt do có những yếu tố phù hợp với khả năng, điều kiện, tập quán sản xuất của các làng; sản phẩm làm ra có thị trường tiêu thụ rộng lớn; nguồn nguyên liệu có đủ khả năng cung cấp phục vụ cho phát triển làng nghề…
1. Quy hoạch phát triển các làng nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp truyền thống
1.1. Phát triển làng nghề truyền thống: Duy trì, nâng cao hiệu của hoạt động của 33 làng nghề hiện có, trong đó 14 làng nghề truyền thống. Tiếp tục quan tâm công nhận làng nghề truyền thống cho những làng nghề đã được công nhận là làng nghề, khi các làng nghề hội tụ đủ các điều kiện công nhận làng nghề truyền thống theo tiêu chí.
1.2. Bảo tồn, khôi phục làng nghề truyền thống:
Làng nghề truyền thống là những làng nghề đã tồn tại rất lâu đời, có làng nghề đã tồn tại hàng trăm năm và gắn với tên tuổi, bản sắc văn hóa của dân tộc tỉnh Bắc Giang, cho đến nay, một số làng nghề truyền thống đã bị mai một cần được khôi phục, một số làng nghề bị suy giảm cần được hỗ trợ duy trì, bảo tồn, cụ thể:
- Khôi phục nghề sản xuất gốm tại làng Thổ Hà, xã Vân Hà, huyện Việt Yên.
- Duy trì, bảo tồn nghề làm bánh đa ở xã Dĩnh Kế, nghề sản xuất bún ở xã Đa Mai, thành phố Bắc Giang; nghề ươm tơ ở làng Mai Thượng, xã Mai Đình, huyện Hiệp Hoà; nghề dệt thổ cẩm ở thôn Khe Nghè, nghề làm giấy dó ở thôn Trại Cao xã Lục Sơn, huyện Lục Nam.
1.3. Phát triển một số làng nghề truyền thống có điều kiện gắn với du lịch:
Phát triển một số làng nghề truyền thống gắn với du lịch nhằm góp phần tạo thêm những điểm du lịch mới làm phong phú các tuyến du lịch của tỉnh, đồng thời quảng bá giới thiệu một số các làng nghề truyền thống gắn với di tích lịch sử trên cơ sở thuận lợi về giao thông.
- Làng nghề sản xuất mộc ở làng Đông Thượng xã Lãng Sơn, huyện Yên Dũng gắn với du lịch chùa Vĩnh Nghiêm huyện Yên Dũng.
- Làng nghề dệt thổ cẩm ở làng Khe Nghè, làm giấy dó ở làng Trại Cao xã Lục Sơn, huyện Lục Nam gắn với du lịch sinh thái văn hóa tâm linh Suối Mỡ huyện Lục Nam.
- Làng nghề sản xuất mỳ gạo ở làng Thủ Dương, xã Nam Dương, huyện Lục Ngạn gắn với du lịch sinh thái nghỉ dưỡng hồ Cấm Sơn, hồ Khuôn Thần, chùa Am Vãi, huyện Lục Ngạn.
- Làng nghề mây tre đan, chẻ tăm lụa ở xã Tăng Tiến, huyện Việt Yên, ở xã Tân Mỹ, thành phố Bắc Giang gắn với Khu du lịch Nham Biền, huyện Yên Dũng.
- Làng nghề sản xuất bún ở xã Đa Mai, sản xuất mỳ gạo, làm bánh đa ở xã Dĩnh Kế gắn với du lịch mua sắm tại các trung tâm thương mại, dịch vụ ở thành phố Bắc Giang.
- Làng nghề sản xuất bánh khảo ở thôn Đồng Nhân, xã Phồn Xương, huyện Yên Thế gắn với du lịch những điểm khởi nghĩa Yên Thế huyện Yên Thế.
- Làng nghề nấu rượu gạo ở thôn Yên Viên, sản xuất bánh đa nem ở làng Thổ Hà, xã Vân Hà, huyện Việt Yên gắn với du lịch làng cổ Thổ Hà, chùa Bổ Đà, xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên.
2. Quy hoạch phát triển các làng nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp mới
2.1. Quy hoạch phát triển làng nghề mây tre đan
- Chỉ tiêu: Hình thành 05 làng nghề, thu hút tạo việc làm mới cho 3.395 lao động, thu nhập bình quân từ làm nghề đạt từ 3,5-5,5 triệu đồng/người/tháng, giá trị sản xuất công nghiệp 69,0 tỷ đồng.
- Làng nghề dự kiến hình thành:
* Giai đoạn đến 2015: 02 làng
Làng nghề sản xuất các sản phẩm từ mây tre đan thôn Sỏi, xã Bố Hạ huyện Yên Thế.
Làng nghề sản xuất các sản phẩm từ tre đan thôn Hiệp Đồng, xã Thương Thắng, huyện Hiệp Hòa.
* Giai đoạn 2016-2020: 03 làng
Làng nghề chẻ tăm lụa thôn Nội xã Nội Hoàng, huyện Yên Dũng.
Làng nghề chẻ tăm lụa thôn Trung xã Nội Hoàng, huyện Yên Dũng.
Làng nghề sản xuất các sản phẩm mây tre đan, nhựa giả mây thôn Cầu Trấn, xã Quang Tiến, huyện Tân Yên.
2.2. Quy hoạch phát triển làng nghề chế biến nông sản thực phẩm
- Chỉ tiêu: Hình thành 16 làng, thu hút tạo việc làm mới cho 9.000 lao động, thu nhập bình quân từ làm nghề đạt từ 5-7 triệu đồng/người/tháng, giá trị sản xuất công nghiệp 1.163,7 tỷ đồng.
- Làng nghề dự kiến hình thành:
* Giai đoạn đến 2015: 04 làng
Làng nghề sản xuất rượu thôn Hà Mỹ, xã Chu Điện, huyện Lục Nam.
Làng nghề sản xuất rượu thôn Gai Đông, xã Kiên Thành, huyện Lục Ngạn.
Làng nghề sản xuất mỳ gạo làng Chũ ,thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn.
Làng nghề sản xuất mỳ gạo thôn Châu Sơn, xã Ngọc Châu, huyện Tân Yên.
* Giai đoạn 2016-2020: 12 làng
Làng nghề làm Bún bánh thôn Nguyễn, xã Mai Đình, huyện Hiệp Hòa.
Làng nghề sản xuất rượu thôn Gai Tây, xã Kiên Thành, huyện Lục Ngạn.
Làng nghề sản xuất rượu thôn Cẩm Hoàng Tây, xã Kiên Thành, huyện Lục Ngạn.
Làng nghề sản xuất mỳ gạo thôn Lâm, xã Nam Dương, huyện Lục Ngạn.
Làng nghề sản xuất mỳ gạo thôn Bến Huyện, xã Nam Dương, huyện Lục Ngạn.
Làng nghề sản xuất mỳ gạo thôn Cầu Meo, xã Nam Dương, huyện Lục Ngạn.
Làng nghề sản xuất mỳ gạo thôn Cảnh, xã Nam Dương, huyện Lục Ngạn.
Làng nghề sản xuất mỳ gạo thôn Hạc, xã Dĩnh Kế, thành phố Bắc Giang.
Làng nghề sản xuất mỳ gạo thôn Ngươi, xã Dĩnh Kế, thành phố Bắc Giang.
Làng nghề sản xuất mỳ gạo thôn Nợm, Xã Dĩnh Kế, thành phố Bắc Giang.
Làng nghề chế biến thực phẩm gia súc, gia cầm làng Phúc Lâm, xã Hoàng Ninh, huyện Việt Yên.
Làng nghề sản xuất bánh khảo thôn Đồng Nhân, xã Phồn Xương huyện Yên Thế.
2.3. Quy hoạch phát triển làng nghề chế biến gỗ gia dụng, đồ mỹ nghệ
- Chỉ tiêu: Hình thành 03 làng nghề, thu hút tạo việc làm mới cho 1.200 lao động, thu nhập bình quân từ làm nghề đạt từ 6-8 triệu đồng/người/tháng, giá trị sản xuất công nghiệp 71,5 tỷ đồng.
- Làng nghề dự kiến hình thành:
* Giai đoạn đến 2015: 01 làng
Làng nghề mộc sản xuất các sản phẩm gỗ làng An Lập, xã Đoan Bái, huyện Hiệp Hòa.
* Giai đoạn 2016-2020: 02 làng
Làng nghề mộc sản xuất các sản phẩm gỗ thôn Mai Thượng, xã Mai Đình, huyện Hiệp Hòa.
Làng nghề mộc sản xuất sản phẩm gỗ thôn Chủa, xã Tuấn Đạo, huyện Sơn Động.
2.4. Quy hoạch phát triển làng nghề sản xuất hương
- Chỉ tiêu: Hình thành 5 làng, thu hút tạo việc làm mới cho 1.250 lao động, thu nhập bình quân từ làm nghề đạt từ 4-5 triệu đồng/người/tháng, giá trị sản xuất công nghiệp 25.3 tỷ đồng.
- Làng nghề dự kiến thành lập:
* Giai đoạn đến 2015: 01 làng
Làng nghề sản xuất hương nến thôn Tam Hiệp, xã An Lập, huyện Sơn Động.
* Giai đoạn 2016-2020: 04 làng
Làng nghề sản xuất hương đen thôn An Lập, xã Ngọc Lý, huyện Tân Yên.
Làng nghề sản xuất hương thôn Vân An, xã Lương Phong, huyện Hiệp Hòa.
Làng nghề sản xuất hương thôn Nà Ó, xã An Lạc, huyện Sơn Động.
Làng nghề sản xuất hương thôn Thuận, xã Tân Thanh, huyện Lạng Giang.
2.5. Quy hoạch phát triển làng nghề nghề dát vàng, bạc
Đến giai đoạn 2016-2020, công nhận 01 làng nghề làm quỳ vàng, bạc thôn Hương Ninh, xã Hợp Thịnh, huyện Hiệp Hòa. Thu hút tạo việc làm mới cho 470 lao động, thu nhập bình quân từ làm nghề đạt từ 5-6 triệu đồng/người/tháng, giá trị sản xuất công nghiệp 6 tỷ đồng.
2.6. Quy hoạch phát triển làng nghề đan bằng nhựa
Đến giai đoạn 2016-2020, công nhận 01 làng nghề sản xuất các sản phẩm mây nhựa đan cao cấp thôn Quang Châu, xã Ngọc Châu, huyện Tân Yên. Thu hút tạo việc làm mới cho 400 lao động, thu nhập bình quân từ làm nghề đạt từ 3- 5 triệu đồng/người/tháng, giá trị sản xuất công nghiệp 10 tỷ đồng.
2.7. Quy hoạch phát triển làng nghề sản xuất chổi
Đến giai đoạn 2016 - 2020, công nhận 01 làng nghề sản xuất các loại chổi chít, tre, rơm thôn Nội Hạc, xã Việt Lập, huyện Tân Yên. Thu hút tạo việc làm mới 380 lao động, thu nhập bình quân đạt từ 3-6 triệu đồng/người/tháng, giá trị sản xuất công nghiệp 4.8 tỷ đồng.
3. Quy hoạch cụm công nghiệp làng nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Giai đoạn đến năm 2015, tiếp tục đầu tư xây dựng đồng bộ hạ tầng các cụm công nghiệp làng nghề hiện có để di chuyển các cơ sở sản xuất trong làng nghề vào hoạt động trong cụm công nghiệp, lấp đầy diện tích đất của các cụm công nghiệp hiện có.
Giai đoạn 2016-2020, thành lập, mở rộng các cụm công nghiệp làng nghề:
TT |
Tên cụm công nghiệp |
Địa chỉ |
Ngành nghề |
Diện tích (ha) |
|
I. Thành lập mới |
|
|
|
||
|
CCN Dĩnh Trì |
Xã Dĩnh Trì, TP Bắc Giang |
Sản xuất mộc |
5 |
|
|
CCN Dĩnh Kế |
Xã Dĩnh Kế, TP Bắc Giang |
Sản xuất mỳ gạo |
5 |
|
|
CCN Hoàng Ninh |
Xã Hoàng Ninh, huyện Việt Yên |
Giết mổ trâu, bò |
5 |
|
|
CCN Đông Sơn |
Xã Đông Sơn, huyện Yên Thế |
Sản xuất vôi hòn, cay xỉ |
10 |
|
II. Mở rộng |
|
|
Hiện có |
Mở rộng |
|
|
CCN Vân Hà |
Xã Vân Hà, huyện Việt Yên |
Nấu rượu gạo, bánh đa nem, bánh đa |
2,2 |
8,8 |
4. Định hướng quy hoạch làng nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tầm nhìn đến năm 2030
- Tiếp tục bảo tồn làng nghề truyền thống có từ lâu đời, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc và phát triển nhiều các làng nghề mới ở những nới có lợi thế về nguồn nguyên liệu, lao động dồi dào và ở những nơi bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Phấn đấu đến năm 2030 thành lập mới khoảng 25 làng nghề mới, nâng tổng số làng nghề được công nhận trên địa bàn 90 làng nghề.
- Tạo công ăn việc làm mới cho 13.750 lao động nhất là lao động trong thời kỳ nông nhàn, lao động ngoài độ tuổi lao động, nâng tổng số lao động hoạt động trong làng nghề 47.020 lao động.
- Phấn đấu tăng thu nhập 2-4 lần cho người lao động làm trong làng nghề so với lao động thuần nông.
- Giai đoạn 2020-2030 các làng nghề tạo ra giá trị sản xuất công nghiệp đạt 1.500 tỷ đồng, đến năm 2030 giá trị sản xuất làng nghề đạt 3.684 tỷ đồng, nộp ngân sách đạt 2.650 triệu đồng, góp phần tích cực vào phát triển ngành công nghiệp, TTCN và xuất khẩu của tỉnh.
- Du nhập một số nghề mới phù hợp vào địa bàn tỉnh, thành lập cụm công nghiệp làng nghề nhằm hạn chế, giải quyết cơ bản vấn đề ô nhiễm môi trường trong các làng nghề.
III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH
1. Giải pháp thông tin, tuyên truyền
2. Giải pháp cơ chế, chính sách
3. Giải pháp về vốn
4. Giải pháp về khoa học, công nghệ và kỹ thuật
5. Giải pháp về đất đai, hạ tầng
6. Giải pháp về nguồn nhân lực
7. Giải pháp xúc tiến đầu tư, thương mại và khuyến khích phát triển doanh nghiệp trong làng nghề
8. Giải pháp về tổ chức và quản lý
9. Giải pháp tập trung phát triển các nhóm sản phẩm của làng nghề có lợi thế cạnh tranh
10. Giải pháp bảo vệ môi trường
1. Sở Công Thương
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức công bố, triển khai thực hiện quy hoạch, sau khi quy hoạch được phê duyệt.
- Tham mưu thẩm định hồ sơ của UBND huyện, thành phố trình UBND tỉnh quyết định công nhận làng nghề, làng nghề truyền thống cho các địa phương, làm cơ sở để đầu tư phát triển làng nghề.
- Tham mưu xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích hỗ trợ đầu tư phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh, hàng năm đề xuất với UBND tỉnh hỗ trợ vốn đầu tư phát triển làng nghề, đánh giá hiệu quả đầu tư.
- Tham mưu cho UBND tỉnh lập quy hoạch, thành lập, mở rộng, bổ sung cụm công nghiệp làng nghề, xây dựng khu trưng bày, tổ chức xúc tiến tiêu thụ sản phẩm cho làng nghề, hỗ trợ phát triển làng nghề bằng nguồn kinh phí khuyến công.
- Tham mưu triển khai thực hiện Quy chế xét công nhận làng nghề, làng nghề truyền thống và xét tặng danh hiệu nghệ nhân, thợ giỏi, người có công đưa nghề vào phát triển ở nông thôn tỉnh Bắc Giang.
- Tổng kết đánh giá, báo cáo tình hình hoạt động làng nghề theo quy định, kiến nghị UBND tỉnh xử lý tồn tại, vướng mắc; đề xuất các biện pháp tạo điều kiện thuận lợi cho làng nghề phát triển đúng hướng.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương cân đối, bố trí các nguồn vốn của Trung ương về hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, vay tín dụng ưu đãi,…
- Chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thành phố và các cơ quan có liên quan kêu gọi thu hút đầu tư vào làng nghề, thẩm định phê duyệt hoặc trình cấp thẩm quyền phê duyệt các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng phục vụ phát triển làng nghề theo quy định hiện hành.
3. Sở Tài chính
- Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương và các đơn vị liên quan cân đối, bố trí nguồn vốn ngân sách tỉnh hàng năm để hỗ trợ làng nghề.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố thẩm định phê duyệt hoặc trình cấp thẩm quyền phê duyệt các phương án bồi thường giải phóng mặt bằng phục vụ phát triển làng nghề theo quy định hiện hành.
4. Sở Xây dựng
Chủ trì tổ chức lập, thẩm định các đồ án quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp làng nghề trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt; hướng dẫn UBND các huyện, thành phố lập, thẩm định, phê duyệt các đồ án quy hoạch điểm dân cư nông thôn theo phân cấp.
5. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Lập kế hoạch đào tạo nghề, đào tạo lao động kỹ thuật phục vụ quá trình phát triển làng nghề, nhất là các làng nghề theo định hướng của quy hoạch.
- Kết hợp các nguồn kinh phí hỗ trợ dạy nghề của Trung ương và của tỉnh tổ chức dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn nhằm tạo điều kiện cho các làng nghề khôi phục và phát triển theo đúng định hướng.
6. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Quy hoạch phát triển các vùng nguyên liệu phục vụ các làng nghề, nhất là đối với các làng nghề hoạt động chế biến nông, lâm sản; đồng thời hướng dẫn kỹ thuật và hỗ trợ giống, vốn cho các hộ sản xuất trong làng nghề có nhu cầu đầu tư phát triển vùng nguyên liệu.
- Chủ trì, phối hợp các sở, ngành liên quan hướng dẫn, hỗ trợ việc đào tạo, bồi dưỡng, dạy nghề cho lao động và nghiệp vụ quản lý cho các chủ hộ sản xuất trong các làng nghề.
7. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Hướng dẫn UBND các huyện, thành phố lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm trình cấp thẩm quyền thẩm định phê duyệt và các hồ sơ thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định hiện hành để có cơ sở bố trí mặt bằng phục vụ đầu tư mở rộng các làng nghề; tiếp nhận hồ sơ, tổ chức thẩm định, kiểm tra, trình UBND tỉnh phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường chi tiết theo quy định.
- Thường xuyên phối hợp với Sở Công Thương và UBND các huyện, thành phố kiểm tra, xác định mức độ gây ô nhiễm môi trường của các cơ sở sản xuất trong khu dân cư của làng nghề để phân loại, xác định cơ sở gây ô nhiễm môi trường ở cấp độ nhẹ thì hướng dẫn kỹ thuật xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn theo quy định; những cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường ở cấp độ nặng kịp thời kiến nghị cấp thẩm quyền tổ chức di dời vào các cụm công nghiệp làng nghề phù hợp để xử lý.
8. Sở Khoa học và Công nghệ
- Hướng dẫn, hỗ trợ các cơ sở sản xuất trong làng nghề ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đổi mới thiết bị công nghệ vào sản xuất các sản phẩm, hoặc thông qua đăng ký đề tài nghiên cứu cải tiến kỹ thuật hàng năm, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và hạ giá thành sản phẩm cho các cơ sở sản xuất làng nghề.
- Hướng dẫn, hỗ trợ các cơ sở, các doanh nghiệp trong làng nghề tham gia đăng ký chất lượng sản phẩm, nhãn hiệu hàng hóa, thương hiệu, dịch vụ theo quy định.
9. Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá hình ảnh, du lịch làng nghề; phối hợp với các sở, ngành, địa phương liên quan đầu tư cải tạo cảnh quan môi trường một số làng nghề kết hợp du lịch; hỗ trợ đào tạo, tập huấn phục vụ du lịch, xây dựng kế hoạch phát triển hàng lưu niệm, hợp đồng sản xuất các sản phẩm với các cơ sở làng nghề, tổ chức các điểm trưng bày và bán sản phẩm du lịch.
- Chỉ đạo các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch phối hợp với các địa phương tổ chức các tour du lịch di tích lịch sử, di tích văn hóa và du lịch làng nghề. Khuyến khích mở các cửa hàng giới thiệu sản phẩm CN, TTCN truyền thống ở các điểm dừng chân nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm làng nghề CN, TTCN trong tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương và các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch phát triển văn hóa nghệ thuật gắn với các lễ hội làng nghề, nghệ thuật truyền thống dân gian, góp phần phục vụ phát triển du lịch làng nghề.
10. Sở Giao thông vận tải
Chủ trì thực hiện Đề án xây dựng và phát triển giao thông nông thôn giai đoạn 2011 - 2015 trên địa bàn tỉnh, trong đó quan tâm hỗ trợ đầu tư xây dựng, bảo trì các trục đường giao thông vận tải phát triển làng nghề CN, TTCN.
11. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bắc Giang
Chỉ đạo các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng trong tỉnh tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, HTX, cơ sở làng nghề CN, TTCN tại các làng nghề được tiếp cận các nguồn vốn vay không bảo đảm bằng tài sản theo Nghị định số 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ để phát triển sản xuất kinh doanh.
12. UBND cấp huyện, cấp xã
- UBND các huyện, thành phố là cơ quan trực tiếp quản lý nhà nước về làng nghề, chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn trực thuộc phân công cán bộ phối hợp với UBND các xã, phường, thị trấn tổ chức quản lý hoạt động đầu tư khôi phục sản xuất và phát triển làng nghề, hướng dẫn trình tự, hồ sơ, thủ tục đề nghị công nhận làng nghề, làng nghề truyền thống theo quy định của “Quy chế xét công nhận làng nghề, làng nghề truyền thống và xét tặng danh hiệu nghệ nhân, thợ giỏi, người có công đưa nghề vào phát triển ở nông thôn tỉnh Bắc Giang” tại Quyết định số 70/2010/QĐ- UBND, ngày 29/6/2010 của UBND tỉnh Bắc Giang.
- Huy động các nguồn vốn, cân đối, bố trí nguồn vốn hỗ trợ đầu tư khôi phục và phát triển các làng nghề trên địa bàn theo kế hoạch hàng năm.
- Tuyên truyền giới thiệu và vận động các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng, hỗ trợ phát triển sản xuất kinh doanh và dịch vụ các làng nghề.
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức di dời các cơ sở sản xuất tại các làng nghề gây ô nhiễm môi trường vào các cụm công nghiệp phù hợp trên địa bàn.
Điều 2. Sở Công Thương có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các huyện, thành phố và các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện quy hoạch theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Công Thương, Lao động - Thương binh và Xã hội, Văn hóa - Thể thao và Du lịch; Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bắc Giang, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các cơ quan liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
Nghị định 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn Ban hành: 12/04/2010 | Cập nhật: 14/04/2010
Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Ban hành: 11/01/2008 | Cập nhật: 17/01/2008
Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Ban hành: 07/09/2006 | Cập nhật: 16/09/2006