Quyết định 1560/QĐ-UBND năm 2017 về công bố thủ tục hành chính lĩnh vực lâm nghiệp thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau
Số hiệu: | 1560/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Cà Mau | Người ký: | Lê Văn Sử |
Ngày ban hành: | 14/09/2017 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Nông nghiệp, nông thôn, Xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1560/QĐ-UBND |
Cà Mau, ngày 14 tháng 9 năm 2017 |
QUYẾT ĐỊNH
CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC LÂM NGHIỆP THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH CÀ MAU
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 05/2014/TT-BTP ngày 07/02/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn công bố, niêm yết thủ tục hành chính và báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số 2257/QĐ-BNN-TCLN ngày 02/6/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố thủ tục hành chính mới ban hành thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 426/TTr-SNN ngày 11/9/2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này 03 thủ tục hành chính lĩnh vực Lâm nghiệp thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau.
Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Tư pháp; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Giám đọc Trung tâm Giải quyết thủ tục hành chính tỉnh và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC LÂM NGHIỆP THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
(Công bố kèm theo Quyết định số /QĐ-UBND ngày 9/2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau)
PHẦN I
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
STT |
Tên thủ tục hành chính |
01 |
Khoán rừng, vườn cây và diện tích mặt nước ổn định lâu dài đối với hộ gia đình, cá nhân |
02 |
Khoán rừng, vườn cây và diện tích mặt nước ổn định lâu dài đối với cộng đồng dân cư thôn |
03 |
Khoán công việc và dịch vụ |
PHẦN II
NỘI DUNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
1. Khoán rừng, vườn cây và diện tích mặt nước ổn định lâu dài đối với hộ gia đình, cá nhân
1.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:
Công bố công khai thông tin về khoán: Bên khoán phối hợp với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi có đối tượng khoán thông tin rộng rãi, niêm yết công khai trong thời gian 10 ngày làm việc về diện tích khoán, đối tượng khoán, thời gian nhận hồ sơ khoán tại trụ sở của bên khoán và Ủy ban nhân dân cấp xã.
- Bước 2: Tiếp nhận và xét duyệt đề nghị nhận khoán:
Hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu nhận khoán rừng, vườn cây và diện tích mặt nước ổn định lâu dài gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp cho bên khoán 01 bộ hồ sơ liên hệ tại Trung tâm Giải quyết thủ tục hành chính tỉnh Cà Mau, địa chỉ: Tầng 1, Tòa nhà Viettel, số 298, đường Trần Hưng Đạo, phường 5, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau, để được hướng dẫn và chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật vào giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày thứ 7, chủ nhật và ngày nghỉ lễ), cụ thể như sau:
+ Buổi sáng: Từ 07 giờ 00 phút đến 11 giờ 00 phút.
+ Buổi chiều: Từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày bên khoán thông báo cho bên nhận khoán để hoàn thiện hồ sơ.
Trong thời gian 5 ngày kể từ ngày hết hạn nhận hồ sơ, bên nhận khoán thực hiện xét duyệt hồ sơ nhận khoán theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 và Khoản 2 Điều 4 Nghị định này và niêm yết công khai danh sách đối tượng được nhận khoán tại trụ sở của bên khoán và Ủy ban nhân dân cấp xã.
- Bước 3: Ký kết hợp đồng: Sau 10 ngày kể từ ngày niêm yết danh sách đối tượng được nhận khoán, bên khoán và bên nhận khoán tổ chức thương thảo và ký kết hợp đồng khoán theo mẫu số 04 quy định tại Phụ lục Nghị định số 168/2016/NĐ-CP ; bàn giao diện tích khoán ngoài thực địa; lập biên bản giao, nhận diện tích và các tài sản trên diện tích khoán theo mẫu số 05 quy định tại Phụ lục Nghị định số 168/2016/NĐ-CP .
- Bước 4: Sau khi nhận bàn giao diện tích khoán tại thực địa, bên nhận khoán có trách nhiệm tiếp nhận ranh giới, mốc giới, diện tích nhận khoán và các tài sản trên diện tích khoán. Thời gian thực hiện tối đa không quá 10 ngày làm việc.
1.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.
1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
1.3.1. Thành phần hồ sơ:
+ Đề nghị nhận khoán.
+ Bản sao chụp sổ hộ khẩu; giấy chứng nhận hộ nghèo.
1.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
1.4. Thời hạn giải quyết: 25 ngày làm việc.
1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Hộ gia đình, cá nhân.
1.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ban quản lý rừng đặc dụng; Ban quản lý rừng phòng hộ.
1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Hợp đồng khoán ổn định lâu dài đối với hộ gia đình, cá nhân.
1.8. Lệ phí: Không.
1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Đề nghị nhận khoán theo Mẫu 02 Nghị định số 168/2016/NĐ-CP ngày 27/12/2016.
1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Cá nhân nhận khoán có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và trong độ tuổi lao động đảm bảo thực hiện được hợp đồng khoán và không là thành viên trong hộ gia đình hoặc ấp, khóm (cộng đồng dân cư thôn) đã nhận khoán theo quy định tại điểm b, c của khoản này;
- Hộ gia đình nhận khoán có thành viên có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và trong độ tuổi lao động, đảm bảo thực hiện hợp đồng khoán và không là thành viên của ấp, khóm đã nhận khoán theo quy định tại điểm a, c của khoản này;
- Trường hợp số cá nhân, hộ gia đình đề nghị nhận khoán lớn hơn nhu cầu khoán, thì bên khoán ưu tiên khoán cho cá nhân, hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số; cá nhân, hộ gia đình người Kinh nghèo.
1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định số 168/2016/NĐ-CP ngày 27/12/2016 của Chính phủ Quy định về khoán rừng, vườn cây và diện tích mặt nước trong các Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông, lâm nghiệp Nhà nước.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
ĐỀ NGHỊ NHẬN KHOÁN
(dùng cho hộ gia đình, cá nhân)
Kính gửi:......................................................
1. Họ và tên người đề nghị nhận khoán...................................................................
năm sinh: …………...................................................................................................
CMND: ..................................... Ngày cấp ............................... Nơi cấp…………..
Hoặc mã số định danh cá nhân: ...................... Ngày cấp ..........................Nơi cấp
2. Địa chỉ thường trú: .................................................................................................
3. Dân tộc:
4. Phân loại hộ (1):
5. Số nhân khẩu: Số lao động:
6. Đối tượng nhận khoán (2): ...................................................................................................................................
7. Địa điểm đề nghị được nhận khoán (3): ...................................................................................................................................
....................................................................................................................................
8. Diện tích đề nghị nhận khoán (ha): ....................................................................................................................................
9. Hình thức nhận khoán (4): ....................................................................................................................................
Để sử dụng vào mục đích (5): ....................................................................................................................................
10. Cam kết thực hiện đúng các quy định về khoán.
|
……….., ngày.... tháng... năm... |
_____________
(1) Phân loại hộ theo tiêu chí phân loại của Nhà nước.
(2) Rừng, vườn cây, mặt nước.
(3) Địa điểm đề nghị nhận khoán: Ghi rõ thửa đất, lô, khoảnh, tiểu khu, xã, huyện, tỉnh, có thể ghi cả địa danh địa phương theo phương án khoán đã được công bố.
(4) Khoán ngắn hạn, khoán ổn định lâu dài.
(5) Bảo vệ rừng, trồng rừng, chăm sóc rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, sản xuất kinh doanh mặt nước…
2. Khoán rừng, vườn cây và diện tích mặt nước ổn định lâu dài đối với cộng đồng dân cư thôn
2.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:
Công bố công khai thông tin về khoán: Bên khoán phối hợp với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi có đối tượng khoán thông tin rộng rãi, niêm yết công khai trong thời gian 10 ngày làm việc về diện tích khoán, đối tượng khoán, thời gian nhận hồ sơ khoán tại trụ sở của bên khoán và Ủy ban nhân dân cấp xã.
- Bước 2: Tiếp nhận và xét duyệt đề nghị nhận khoán:
Cộng đồng dân cư thôn có nhu cầu nhận khoán rừng, vườn cây và diện tích mặt nước ổn định lâu dài đối với cộng đồng dân cư thôn gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp cho bên khoán 01 bộ hồ sơ liên hệ tại Trung tâm Giải quyết thủ tục hành chính tỉnh Cà Mau, địa chỉ: Tầng 1, Tòa nhà Viettel, số 298, đường Trần Hưng Đạo, phường 5, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau, để được hướng dẫn trình tự, thủ tục, điều kiện và cung cấp mẫu đơn vào các ngày làm việc trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6 (trừ ngày thứ 7, chủ nhật và ngày nghỉ lễ), cụ thể như sau:
+ Buổi sáng từ: 7 giờ đến 11 giờ
+ Buổi chiều từ: 13 giờ đến 17 giờ
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày bên khoán thông báo cho bên nhận khoán để hoàn thiện hồ sơ.
Trong thời gian 5 ngày kể từ ngày hết hạn nhận hồ sơ, bên nhận khoán thực hiện xét duyệt hồ sơ nhận khoán theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 và Khoản 2 Điều 4 Nghị định này và niêm yết công khai danh sách đối tượng được nhận khoán tại trụ sở của bên khoán và Ủy ban nhân dân cấp xã.
- Bước 3: Ký kết hợp đồng: Sau 10 ngày kể từ ngày niêm yết danh sách đối tượng được nhận khoán, bên khoán và bên nhận khoán tổ chức thương thảo và ký kết hợp đồng khoán theo mẫu số 04 quy định tại Phụ lục Nghị định số 168/2016/NĐ-CP ; bàn giao diện tích khoán ngoài thực địa; lập biên bản giao, nhận diện tích và các tài sản trên diện tích khoán theo mẫu số 05 quy định tại Phụ lục Nghị định số 168/2016/NĐ-CP .
- Bước 4: Trả kết quả
Sau khi nhận bàn giao diện tích khoán tại thực địa, bên nhận khoán có trách nhiệm tiếp nhận ranh giới, mốc giới, diện tích nhận khoán và các tài sản trên diện tích khoán. Thời gian thực hiện tối đa không quá 10 ngày làm việc.
2.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.
2.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
2.3.1. Thành phần hồ sơ:
+ Đề nghị nhận khoán.
+ Biên bản họp thôn gồm nội dung thống nhất đề nghị nhận khoán; cử người đại diện giao kết hợp đồng.
+ Danh sách các thành viên và bản sao chụp sổ hộ khẩu của các cá nhân và hộ gia đình trong cộng đồng.
2.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
2.4. Thời hạn giải quyết: 25 ngày làm việc.
2.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cộng đồng dân cư ấp, khóm.
2.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ban quản lý rừng đặc dụng; Ban quản lý rừng phòng hộ;
2.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Hợp đồng khoán ổn định lâu dài đối với cộng đồng dân cư ấp, khóm.
2.8. Lệ phí: Không.
2.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Đề nghị nhận khoán theo Mẫu 03 Nghị định số 168/2016/NĐ-CP ngày 27/12/2016.
2.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Cộng đồng dân cư ấp, khóm nhận khoán đảm bảo đủ điều kiện về tổ chức, nhân lực, vật lực để thực hiện hợp đồng khoán.
2.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định số 168/2016/NĐ-CP ngày 27/12/2016 của Chính phủ Quy định về khoán rừng, vườn cây và diện tích mặt nước trong các Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông, lâm nghiệp Nhà nước.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
ĐỀ NGHỊ NHẬN KHOÁN
(dùng cho cộng đồng dân cư ấp, khóm)
Kính gửi:......................................................
1. Tên cộng đồng dân cư ấp, khóm đề nghị khoán (1): ....................................................................................................................................
2. Địa chỉ ...................................................................................................................
3. Số hộ: ........................... trong đó số hộ nghèo:
4. Họ và tên người đại diện cộng đồng dân cư ấp, khóm (viết chữ in hoa) ...................................................................................................................................
Tuổi: ...................................................... chức vụ .....................................................
CMND: ....................................... Ngày cấp ............................... Nơi cấp…………
Hoặc mã số định danh cá nhân: .............. Ngày cấp ................... Nơi cấp…………
Sau khi được nghiên cứu Nghị định số 168/2016/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định về khoán rừng, vườn cây và diện tích mặt nước trong các Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông, lâm nghiệp Nhà nước và kế hoạch tổ chức sản xuất kinh doanh, cộng đồng dân cư ấp, khóm đã họp trao đổi thống nhất trong ấp, khóm (có biên bản cuộc họp của cộng đồng dân cư ấp, khóm kèm theo) đề nghị khoán………………… cho cộng đồng như sau:
5. Đối tượng nhận khoán (2): ....................................................................................
6. Địa điểm đề nghị được nhận khoán (3): ................................................................
7. Diện tích đề nghị nhận khoán (ha): .......................................................................
8. Hình thức nhận khoán (4): ....................................................................................
Để sử dụng vào mục đích (5): ..................................................................................
9. Cam kết thực hiện đúng các quy định về khoán.
|
………….., ngày.... tháng... năm... |
_____________
(1) Ghi “Cộng đồng dân cư ấp, khóm”, sau đó là tên của thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc hoặc tên của đơn vị tương đương.
(2) Rừng, vườn cây, mặt nước.
(3) Địa điểm đề nghị nhận khoán: Ghi rõ thửa đất, lô, khoảnh, tiểu khu, xã, huyện, tỉnh, có thể ghi cả địa danh địa phương theo phương án khoán đã được công bố.
(4) Khoán công việc, dịch vụ; khoán ổn định lâu dài.
(5) Bảo vệ rừng, trồng rừng, chăm sóc rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, sản xuất kinh doanh trên mặt nước...
3. Khoán công việc và dịch vụ
3.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:
Công bố công khai thông tin về khoán công việc và dịch vụ: Bên khoán phối hợp với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi có đối tượng khoán thông tin rộng rãi, niêm yết công khai trong thời gian 05 ngày làm việc về khoán công việc và dịch vụ, đối tượng khoán, thời gian nhận hồ sơ khoán tại trụ sở của bên khoán và Ủy ban nhân dân cấp xã.
- Bước 2: Tiếp nhận và xét duyệt đề nghị nhận khoán:
Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư ấp, khóm có nhu cầu nhận khoán công việc và dịch vụ gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp cho bên khoán 01 bộ hồ sơ liên hệ tại Trung tâm Giải quyết thủ tục hành chính tỉnh Cà Mau, địa chỉ: Tầng 1, Tòa nhà Viettel, số 298, đường Trần Hưng Đạo, phường 5, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau, để được hướng dẫn và chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật vào giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày thứ 7, chủ nhật và ngày nghỉ lễ), cụ thể như sau:
+ Buổi sáng: Từ 07 giờ 00 phút đến 11 giờ 00 phút.
+ Buổi chiều: Từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút.
Trong thời gian 05 ngày kể từ ngày hết hạn nhận hồ sơ, bên nhận khoán công việc và dịch vụ thực hiện xét duyệt hồ sơ nhận khoán theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 và Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 168/2016/NĐ-CP và niêm yết công khai danh sách đối tượng được nhận khoán công việc và dịch vụ tại trụ sở của bên khoán và Ủy ban nhân dân cấp xã.
- Bước 3: Ký kết hợp đồng:
Sau 10 ngày kể từ ngày niêm yết danh sách đối tượng được nhận khoán công việc và dịch vụ, bên khoán và bên nhận khoán tổ chức thương thảo và ký kết hợp đồng khoán theo mẫu số 01 quy định tại Phụ lục Nghị định số 168/2016/NĐ-CP ; bàn giao diện tích khoán ngoài thực địa; lập biên bản giao, nhận diện tích và các tài sản trên diện tích khoán
- Bước 4: Sau khi nhận bàn giao diện tích khoán tại thực địa, bên nhận khoán công việc và dịch vụ có trách nhiệm tiếp nhận ranh giới, mốc giới, diện tích nhận khoán và các tài sản trên diện tích khoán. Thời gian thực hiện tối đa không quá 10 ngày làm việc.
3.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.
3.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
3.3.1. Thành phần hồ sơ: Đề nghị nhận khoán công việc và dịch vụ.
3.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
3.4. Thời hạn giải quyết: 20 ngày.
3.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư ấp, khóm.
3.6. Cơ quan thực hiện TTHC: Ban quản lý rừng đặc dụng; Ban quản lý rừng phòng hộ.
3.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Hợp đồng khoán công việc và dịch vụ.
3.8. Lệ phí: Không.
3.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Đề nghị nhận khoán theo Mẫu 01 (đối với hộ gia đình, cá nhân) và Mẫu 02 (đối với cộng đồng dân cư ấp, khóm) Nghị định số 168/2016/NĐ-CP ngày 27/12/2016.
3.10. Điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Cá nhân nhận khoán có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và trong độ tuổi lao động, đảm bảo thực hiện được hợp đồng khoán và không là thành viên trong hộ gia đình hoặc cộng đồng dân cư ấp, khóm đã nhận khoán theo quy định tại điểm b, c của khoản này;
- Hộ gia đình nhận khoán có thành viên có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và trong độ tuổi lao động, đảm bảo thực hiện hợp đồng khoán và không là thành viên của cộng đồng dân cư ấp, khóm đã nhận khoán theo quy định tại điểm a, c của khoản này;
- Cộng đồng dân cư ấp, khóm nhận khoán đảm bảo đủ điều kiện về tổ chức, nhân lực, vật lực để thực hiện hợp đồng khoán;
- Trường hợp số cá nhân, hộ gia đình đề nghị nhận khoán lớn hơn nhu cầu khoán, thì bên khoán ưu tiên khoán cho cá nhân, hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số; cá nhân, hộ gia đình người Kinh nghèo.
3.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định số 168/2016/NĐ-CP ngày 27/12/2016 của Chính phủ Quy định về khoán rừng, vườn cây và diện tích mặt nước trong các Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông, lâm nghiệp Nhà nước.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
ĐỀ NGHỊ NHẬN KHOÁN
(dùng cho hộ gia đình, cá nhân)
Kính gửi:......................................................
1. Họ và tên người đề nghị nhận khoán ....................................................................
năm sinh: …………...................................................................................................
CMND: ..................................... Ngày cấp ............................... Nơi cấp…………..
Hoặc mã số định danh cá nhân: ...................... Ngày cấp ..........................Nơi cấp
2. Địa chỉ thường trú: ...................................................................................................................................
3. Dân tộc:
4. Phân loại hộ (1):
5. Số nhân khẩu: Số lao động:
6. Đối tượng nhận khoán (2): ...................................................................................................................................
7. Địa điểm đề nghị được nhận khoán (3): ...................................................................................................................................
....................................................................................................................................
8. Diện tích đề nghị nhận khoán (ha): ....................................................................................................................................
9. Hình thức nhận khoán (4): ....................................................................................................................................
Để sử dụng vào mục đích (5): ....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
10. Cam kết thực hiện đúng các quy định về khoán.
|
……….., ngày.... tháng... năm... |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
ĐỀ NGHỊ NHẬN KHOÁN
(dùng cho cộng đồng dân cư ấp, khóm)
Kính gửi:......................................................
1. Tên cộng đồng dân cư ấp, khóm đề nghị khoán (1): ....................................................................................................................................
2. Địa chỉ .........................................................................................................
3. Số hộ: ........................... trong đó số hộ nghèo:
4. Họ và tên người đại diện cộng đồng dân cư ấp, khóm (viết chữ in hoa) ...................................................................................................................................
Tuổi: ...................................................... chức vụ .....................................................
CMND: ....................................... Ngày cấp ............................... Nơi cấp…………
Hoặc mã số định danh cá nhân: .............. Ngày cấp ................... Nơi cấp…………
Sau khi được nghiên cứu Nghị định số 168/2016/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định về khoán rừng, vườn cây và diện tích mặt nước trong các Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông, lâm nghiệp Nhà nước và kế hoạch tổ chức sản xuất kinh doanh, cộng đồng dân cư ấp, khóm đã họp trao đổi thống nhất trong ấp, khóm (có biên bản cuộc họp của cộng đồng dân cư ấp, khóm kèm theo) đề nghị khoán………………… cho cộng đồng như sau:
5. Đối tượng nhận khoán (2): .........................................................................
6. Địa điểm đề nghị được nhận khoán (3): .....................................................
7. Diện tích đề nghị nhận khoán (ha): ............................................................
8. Hình thức nhận khoán (4): .........................................................................
Để sử dụng vào mục đích (5): ..................................................................................
9. Cam kết thực hiện đúng các quy định về khoán.
|
………….., ngày.... tháng... năm... |
____________
(1) Ghi “Cộng đồng dân cư ấp, khóm”, sau đó là tên của thôn, làng, ấp, khóm, bản, buôn, phum, sóc hoặc tên của đơn vị tương đương.
(2) Rừng, vườn cây, mặt nước.
(3) Địa điểm đề nghị nhận khoán: Ghi rõ thửa đất, lô, khoảnh, tiểu khu, xã, huyện, tỉnh, có thể ghi cả địa danh địa phương theo phương án khoán đã được công bố.
(4) Khoán công việc, dịch vụ; khoán ổn định lâu dài.
(5) Bảo vệ rừng, trồng rừng, chăm sóc rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, sản xuất kinh doanh trên mặt nước...
Mẫu số 01
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
|
……….., ngày.... tháng... năm... |
HỢP ĐỒNG KHOÁN
Số: …./HĐ-…….
Căn cứ Luật bảo vệ và phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật đất đai năm ngày 29 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Bộ Luật dân sự ngày 24 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 168/2016/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định về khoán rừng, vườn cây và diện tích mặt nước trong các Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông, lâm nghiệp nhà nước;
Căn cứ Kế hoạch quản lý bảo vệ và phát triển rừng/kế hoạch sản xuất kinh doanh …………… phê duyệt ngày ... tháng.... năm ……………………………..
Hôm nay, ngày ………. tháng ……. năm………, tại ...........................................
Chúng tôi gồm:
I. Bên khoán (Bên A)
Do ông (bà) .............................................chức vụ ............................. làm đại diện
Địa chỉ: ................................................; Số điện thoại ……………; Fax ………..
Tài khoản số:............................................; Mã số thuế: .........................................
II. Bên nhận khoán (Bên B)
Do ông (bà): .......................................................................................làm đại diện
(nếu là hộ gia đình nhận khoán ghi đầy đủ các thành viên trong gia đình gồm: (1) Họ và tên ……………………… quan hệ với chủ nhận khoán,
(2) Họ và tên ……………………… quan hệ với chủ nhận khoán,
(3) Họ và tên ……………………… quan hệ với chủ nhận khoán,
(4) Họ và tên ……………………… quan hệ với chủ nhận khoán..........)
Địachỉ:........................................................................CMND:........................Ngày cấp ............................... Nơi cấp ..................................
Hoặc mã số định danh cá nhân: ....................Ngày cấp ..........................Nơi cấp ...............................................Điện thoại................................................................
Tài khoản số:.............................................Mã số thuế: ........................................
Hai bên thỏa thuận ký hợp đồng khoán với các Điều, khoản sau đây:
Điều 1. Hình thức, đối tượng, địa điểm khoán
1. Hình thức khoán1:....................................................................................
2. Đối tượng khoán2:.....................................................................................
3. Diện tích khoán ……….ha để sử dụng vào mục đích khoán3 ..................
4. Địa điểm, vị trí ranh giới: Thửa đất:……….., Lô…… khoảnh ………, tiểu khu ...............................tên địa danh (nếu có) thuộc xã ................................... huyện ....................................................tỉnh .........................................................
5. Mô tả hiện trạng: Rừng, vườn cây, mặt nước, tài sản khác gắn liền trên đất………………………………………………………………………………..
Vị trí, ranh giới và đặc điểm khu rừng có sơ đồ kèm theo………………………
Điều 2. Nội dung khoán
1. Về công việc4: Mô tả và nêu rõ nội dung yêu cầu công việc về khối lượng và chất lượng ……………………………………………………………..
2. Bên khoán cung cấp vật tư kỹ thuật:
a) Cây giống: ...............................................................................................
b) Phân bón: ................................................................................................
c)Vật tư khác: .............................................................................................
Điều 3. Thời hạn khoán:
Thời hạn khoán5 ……….tháng, kể từ ngày ………. tháng ……. năm……… đến ngày ………. tháng ……. năm………
Điều 4. Quyền và trách nhiệm của các bên
1. Quyền và trách nhiệm của bên A
a) Bảo đảm việc quản lý và sử dụng đất, sử dụng rừng, vườn cây và mặt nước đúng mục đích, quy hoạch, kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng khoán.
c) Khi phát hiện vi phạm hợp đồng hoặc vi phạm pháp Luật, thì tùy theo mức độ vi phạm áp dụng các biện pháp xử lý theo quy định của pháp Luật hoặc đơn phương hủy bỏ hợp đồng và phải chịu trách nhiệm về quyết định xử lý.
d) Quản lý, chỉ đạo quá trình sản xuất kinh doanh; đảm bảo các Điều kiện cần thiết (vật tư, tiền vốn...) phục vụ cho quá trình sản xuất theo các định mức kinh tế, kỹ thuật và hợp đồng đã ký.
đ) Bồi thường thiệt hại cho bên nhận khoán theo quy định, nếu vi phạm hợp đồng.
2. Quyền và trách nhiệm của bên B
a) Thực hiện đúng các giao kết trong hợp đồng khoán; chịu sự kiểm tra, giám sát của bên khoán theo giao kết hợp đồng.
b) Được nhận bồi thường thiệt hại do bên khoán vi phạm hợp đồng.
c) Bồi thường thiệt hại cho bên khoán, nếu vi phạm hợp đồng. Đồng thời, phải chịu trách nhiệm trước pháp Luật về những vi phạm và gây thiệt hại.
d) Chấp hành các quy định phòng trừ sâu bệnh, dịch bệnh hại cây trồng, vật nuôi, phòng cháy, chữa cháy rừng, khai thác, vận chuyển gỗ và lâm sản.
đ) Được chia sẻ các lợi ích hình thành từ diện tích nhận khoán (nếu có) và thành quả lao động, kết quả đầu tư theo hợp đồng.
e) Trong trường hợp bị thiên tai, rủi ro bất khả kháng bên nhận khoán được xem xét hỗ trợ thiệt hại từ nguồn vốn tự đầu tư theo quy định của pháp Luật.
Điều 5. Giá trị hợp đồng, phương thức thanh toán và đồng tiền thanh toán
1. Giá trị hợp đồng (ghi rõ tổng giá trị và phân theo từng giai đoạn)
2. Phương thức thanh toán: Chuyển khoản hoặc tiền mặt.
3. Thanh toán
a) Tạm ứng giá trị hợp đồng:........................................................................
b) Thanh toán khối lượng hoàn thành:.........................................................
4. Đồng tiền thanh toán: Đồng Việt Nam.
Điều 6. Nghiệm thu, thanh lý hợp đồng
1. Nghiệm thu
a) Thời hạn: .................................................................................................
b) Thành phần: .............................................................................................
c) Nội dung nghiệm thu: ..............................................................................
2. Thanh lý hợp đồng
a) Thanh lý trước thời hạn: ..........................................................................
b) Thanh lý khi kết thúc hợp đồng: ..............................................................
Điều 7. Sửa đổi hợp đồng
1. Bất kỳ sự thay đổi hay Điều chỉnh nào của hợp đồng này đều phải được thỏa thuận và đồng ý của hai bên.
2. Mọi sự thay đổi hoặc Điều chỉnh chỉ có hiệu lực khi cả hai bên ký hợp đồng sửa đổi hoặc biên bản ghi nhớ để đưa vào phụ lục hợp đồng.
Điều 8. Chấm dứt hợp đồng
Hợp đồng được chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
1. Khi hợp đồng hết thời hạn mà bên B không được tiếp tục gia hạn.
2. Khi Bên B hoặc Bên A có nhu cầu chấm dứt hợp đồng trước thời hạn (phải thông báo trước cho bên A hoặc Bên B biết ít nhất 30 ngày).
3. Bên B hoặc Bên A không thực hiện đầy đủ các nội dung theo thỏa thuận hợp đồng.
Điều 9. Giải quyết tranh chấp
1. Bên khoán và bên nhận khoán giải quyết các tranh chấp phát sinh thông qua thương lượng, hòa giải.
2. Nếu tranh chấp không giải quyết được bằng thương lượng, hòa giải, thì sau thời gian 15 ngày kể từ ngày phát sinh tranh chấp, bên khoán và nhận khoán được chủ động đề nghị Tòa án giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp Luật.
Điều 10. Hiệu lực của hợp đồng
Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày ký.
Hai bên cam kết thực hiện đúng quy định tại Hợp đồng này, nếu Bên nào vi phạm Hợp đồng thì phải bồi thường thiệt hại do việc vi phạm hợp đồng gây ra theo quy định của pháp Luật.
Hợp đồng này được lập thành…….. bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ 01 bản, các bản còn lại được gửi đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền./.
ĐẠI DIỆN BÊN B |
ĐẠI DIỆN BÊN A |
______________
1 Khoán công việc, dịch vụ.
2 Rừng, vườn cây, diện tích mặt nước.
3 Bảo vệ rừng, trồng rừng, chăm sóc rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên.
4 Theo thiết kế của bên khoán được duyệt về công việc bảo vệ rừng, trồng rừng, chăm sóc rừng, vườn cây và thu hoạch vườn cây, kinh doanh mặt nước.
5 Thời hạn khoán không quá 12 tháng.
Quyết định 2257/QĐ-BNN-TCLN năm 2017 công bố thủ tục hành chính mới thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ban hành: 02/06/2017 | Cập nhật: 29/06/2017
Nghị định 168/2016/NĐ-CP quy định về khoán rừng, vườn cây và diện tích mặt nước trong Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông, lâm nghiệp Nhà nước Ban hành: 27/12/2016 | Cập nhật: 04/01/2017
Thông tư 05/2014/TT-BTP hướng dẫn công bố, niêm yết thủ tục hành chính và báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính Ban hành: 07/02/2014 | Cập nhật: 13/02/2014
Nghị định 48/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính Ban hành: 14/05/2013 | Cập nhật: 16/05/2013
Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính Ban hành: 08/06/2010 | Cập nhật: 11/06/2010