Quyết định 156/2003/QĐ-UB quy định về công tác phòng cháy và chữa cháy tại các chợ, Trung tâm thương mại - siêu thị trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Số hiệu: | 156/2003/QĐ-UB | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thành phố Đà Nẵng | Người ký: | Huỳnh Năm |
Ngày ban hành: | 13/11/2003 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Trật tự an toàn xã hội, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 156/2003/QĐ-UB |
Đà Nẵng, ngày 13 tháng 11 năm 2003 |
QUYẾT ĐỊNH CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NÀNG
ỦY BAN NHÂN DÂN
- Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân các cấp ( sửa đổi) ngày 21 tháng 6 năm 1994;
- Căn cứ Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 29 tháng 6 năm 2001.
- Căn cứ Luật Thương mại ngày 10 tháng 5 năm 1997
- Căn cứ Nghị định số35/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một sô' điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy ;
- Căn cứ Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ
- Xét đề nghị của Sở Thương mại,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về công tác phòng cháy chữa cháy tại các chợ, trung tâm thương mại — siêu thị trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Điều 2. Giao Sở Thương mại chủ trì phối hợp với Công an thành phố hướng dẫn, kiểm tra việc triển khai thực hiện Quyết định này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngàv ký. Những văn bản trước đây của UBND thành phố có nội dung trái với Quyết định này đều không còn hiệu lực thi hành.
Điều 4. Chánh Văn phòng HĐND và UBND thành phố, Giám đốc Sở Thương mại, Giám đốc Cống an thành phố , Chủ tịch UBND các quận, huyện, phường, xã, Giám đốc Công ty Quản lý các chợ Đà Nẵng, Giám đốc Trung tâm Thương mại — Siêu thị Đà Nẵng, Trưởng ban Ban quản lý các chợ, Thủ trưởng các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành.
Nơi nhận: |
TM. UBND THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG |
VỀ CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY TẠI CÁC CHỢ, TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI - SIÊU THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 156I2003IQĐ-UB ngày 13 tháng 11 năm2003 của UBND thành phố Đà Nắng)
Điều 1. Quy định này được áp dụng:
1. Đối với tất cả các chợ, các Trung tâm thương mại - siêu thị trên địa bàn thành phố (viết tắt là các chợ);
2. Đối với UBND các cấp ; các Sở ban ngành, cơ quan liên quan ; các Ban quản lý chợ ; các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh, tổ chức hoạt động dịch vụ tại chợ ; các tổ chức, cá nhân đến mua bán, tham quan tại chợ.
2. Thẩm quyền quyết định thành lập Đội hoặc Tổ chữa cháy :
a- Chợ do cấp phường, xã quản lý : Chủ tịch UBND phường, xã quyết định;
b- Chợ do cấp quận, huyện quản lý : Chủ tịch UBND quận, huyện quyết định;
c- Chợ cấp thành phố do Công ty Quản lý các chợ Đà Nẵng quản lý: Giám đốc Công ty Quản lý các chợ Đà Nẵng quyết định;
d- Trung tâm thương mại - siêu thị do thành phố quản lý : Giám đốc Trung tâm quyết định.
QUY ĐỈNH TRÁCH NHIỆM CỤ THỂ TRONG CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY VẰ CHỮA CHÁY CHỢ
Điều 3. Trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy chợ của người đứng đầu các cấp chính quyền, cơ quan ban ngành, tổ chức liên quan :
1. Giám đốc Sở Thương mại là cơ quan chủ trì, phối hợp với Công an thành phố, các Sở ban ngành liên quan, UBND các cấp để chỉ đạo, tổ chức việc tuyên truyển, phổ biến các quy định về phòng cháy, chữa cháy tại các chợ ; tham mưu, đề xuất chủ trương, cơ chế chính sách trong công tác phòng cháy và chữa cháy chợ; phối hợp với Công an thành phố (Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy) để xây dựng các quy định, nội quy về công tác phòng cháy và chữa cháy theo đúng pháp luật; phối hợp kiểm tra thường xuyên, đột xuất các chợ có nguy cơ cháy, nổ cao ; chỉ đạo các đơn vị, tổ chức thực hiện công tác phòng cháy và chữa cháy chợ theo thẩm quyền;
2. Giám đốc Công an thành phố (Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy) có trách nhiệm phối hợp với các cấp chính quyền, cơ quan ban ngành, tổ chức liên quan hướng dẫn, tập huấn nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy; kiểm tra, xử lý vi phạm theo thẩm quyền ;
3. Giám đốc Sở Tài chính thành phố có trách nhiệm tham mưu đề xuất UBND thành phố cấp nguồn kinh phí trang bị thiết bị, dụng cụ phục vụ cho công tác phòng cháy và chữa cháy theo định kỳ hoặc đột xuất;
4. Chủ tịch UBND các quận, huyện phối hợp với Giám đốc Sở Thương mại, Giám đốc Công an thành phố và Thủ trưởng các ngành liên quan để chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc phòng cháy, chữa cháy và xử lý các hành vi vi phạm về PCCC tại các chợ trên địa bàn.
5. Chủ tịch UBND các phường, xã phối hợp với các cơ quan , tổ chức liên quan để chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc phòng cháy, chữa cháy và xử lý các hành vi vi phạm về PCCC tại các chợ trên địa bàn do mình quản lý.
Điều 4. Trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị
1. Giám đốc Công ty Quản lý các chợ Đà Nẵng, Giám đốc Trung tâm Thương mại - Siêu thị Đà Nẵng có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, ban ngành liên quan chịu trách nhiệm chỉ đạo hướng dẫn, kiểm tra, phê duyệt nội qui và phương án phòng cháy và chữa cháy tại các chợ do Công ty, Trung tâm quản lý ; chịu trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy theo đúng quy định của pháp luật.
2. Chủ tịch UBND quận, huyện duyệt nội qui và phương án phòng cháy và chữa cháy tại các chợ do quận, huyện quản lý trên cơ sở đề nghị của Trưởng phòng phòng Kinh tế các quận, phòng Kế hoạch - Đầu tư huyện Hòa Vang ;
3. Chủ tịch UBND phường, xã duyệt nội qui và phương án phòng cháy và chữa cháy tại các chợ do phường, xã quản lý trên cơ sở đề nghị của Trưởng ban các Ban Quản lý chợ;
4. Trách nhiệm của Trưởng ban Ban quản lý chợ :
a- Thường xuyên tuyên truyền, hướng dẫn hộ kinh doanh tại chợ chấp hành nghiêm Luật phòng cháy và chữa cháy và Quy định này; xây dựng phong trào quần chúng tham gia phòng cháy và chữa cháy; bố trí, sắp xếp hộ kinh doanh theo ngành hàng, mặt hàng đảm bảo thuận tiện cho công tác phòng cháy và chữa cháy khi có sự cố cháy xảy ra. Riêng ngành hàng ăn uống, sửa chữa, gia cồng vàng bạc và các ngành hàng khác thường sử dụng lửa, các thiết bị phát nhiệt để đun nấu, chế biến thì cần bố trí cách biệt với các ngành hàng dễ bắt lửa, dễ gây cháy ;
b- Xây dựng nội qui và lập phương án phòng cháy và chữa cháy tại chợ trình cấp thẩm quyền phê duyệt. Trong phương án phải thể hiện rõ khu vực nguy hiểm dễ cháy, nổ để có biện pháp bảo đảm an toàn ;
c- Tổ chức lực lượng, thực hiện nội qui và thao diễn công tác chữa cháy theo định kỳ; đề xuất trang bị thiết bị, phương tiện, dụng cụ phục vụ cho công tác phòng cháy và chữa cháy tại chợ ; có chế độ thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng thiết bị, phương tiện, dụng cụ đảm bảo sử dụng tốt, kịp thòi, hiệu quả khi có sự cố cháy xảy ra ;
d- Phối họp với Công an phòng cháy và chữa cháy kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo định kỳ ; bố trí lực lượng tại chợ thường xuyên kiểm tra phát hiện các hành vi vi phạm Nội quy chợ, quy định về phòng cháy và chữa cháy, có biện pháp xử lý ngăn chặn kịp thời theo quy định của pháp luật;
e- Khi xảy ra cháy, phải thông báo khẩn cấp cho Công an phòng cháy và chữa cháy và lãnh đạo cấp có thẩm quyền ; quy định hiệu lệnh báo cháy ; tổ chức lực lượng chữa cháy, sơ tán kịp thời người, tài sản, hàng hóa, bảo vệ hiện trường và đề xuất biện pháp khắc phục sự cố sau khi cháy, báo cáo trung thực nguyên nhân xảy ra cháy với cơ quan cấp trên và cơ quan điều tra ;
g- Khi xảy ra cháy, trong trường hợp Cảnh sát phòng cháy và chưa cháy chưa đến kịp, Trưởng ban Ban quản ly chợ là người chỉ huy và chịu trách nhiệm về quyết định của mình về công tác chữa cháy. Khi Trưởng ban Ban quản lý chợ đi váng phải bàn giao công tác phòng cháy và chữa cháy cho Phó Trưởng ban Ban quản lý chợ;
h- Tham gia phối hợp các hoạt động phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Điều 5. Trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy của Đội trưởng, Tổ trưởng Đội chữa cháy tại chợ :
1. Đội, Tổ chữa cháy chợ phải tuân theo mệnh lệnh và sự chỉ huy của Công an phòng cháy, chữa cháy hoặc Trưởng ban Ban quản lý chợ (trong trường hợp Công an PCCC chưa đến kịp). Đội trưởng, Tổ trưởng Đội/ Tổ chữa cháy chịu trách nhiệm chỉ huy công tác chữa cháy và phối họp chặt chẽ với lực lượng Công an phòng cháy chữa cháy khi có cháy xảy ra;
2. Thường xuyên luyện tập, thao diễn công tác chữa cháy theo phương án phòng cháy và chữa cháy của mỗi chợ. Khi có sự cố cháy xảy ra phải thực hiện khẩn cấp các biện pháp nhằm bảo đảm an ninh trật tự, an toàn, phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường tại chợ, góp phần bảo đảm thiệt hại ít nhất về người và tài sản của Nhà nước và nhân dân ;
3. Phân công nhiệm vụ cụ thể và tổ chức lực lượng thường trực 24/24 giờ/ngày; tổ chức tuần tra thường xuyên các khu vực nguy hiểm cháy, nổ; kiểm tra theo định kỳ và đột xuất các thiết bị, phương tiện, dụng cụ phòng cháy và chữa cháy để đề xuất kịp thời việc sửa chữa hoặc trang bị thêm. Tuyệt đối không để các tổ chức, cá nhân kinh doanh cơi nới che chắn, để hàng hóa cản trở lối thoát nạn, nơi để phương tiện, dụng cụ chữa cháy ;
4. Khi kiểm tra phát hiện có hành vi vi phạm nội quy phòng cháy và chữa cháy, phải có biện pháp ngăn chặn và xử lý kịp thời theo thẩm quyền. Nếu vượt quá thẩm quyền phải báo cáo ngay cấp có thám quyền xử lý ;
5. Tham mưu cho Trưởng ban Ban Quản lý chợ quy định việc đặt các biển cấm, tiêu lệnh, biển báo, sơ đồ chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, lối thoát nạn phù hợp với đặc điểm và tính chất hoạt động của mỗi chợ ;
6. Tham gia phối hợp với các lực lượng chữa cháy địa phương, hộ gia đình, tổ chức cơ quan xung quanh chợ trong việc bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy; không gây nguy hiểm cháy, nổ đối với hộ gia đình, tổ chức, cơ quan xung quanh chợ.
Điều 6. Trách nhiệm đối với công chức, nhân viên trong Ban Quản lý chợ
Công chức, nhân viên làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ tại các chợ phải gương mẫu chấp hành nghiêm Luật phòng cháy và chữa cháy và Quy định này ; thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục, hướng dẫn cá nhân, tổ chức hoạt động kinh doanh, khách mua bán, tham quan tại chợ thực hiện công tác phòng cháy và chữa cháy ; kiểm tra phát hiện, lập biên bản, ngãn chặn kịp thời các hành vi vi phạm qui định phòng cháy và chữa cháy của tổ chức, cá nhân tại chợ ; khi có cháy phải tuân thủ nghiêm ngặt theo mệnh lệnh của Trưởng ban Ban Quản lý chợ, người chỉ huy chữa cháy.
Điều 7. Trách nhiệm của cá nhân, tổ chức hoạt động kinh doanh, khách mua bán, tham quan tại chợ :
1. Đối với cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh, tổ chức hoạt động dịch vụ tại chợ:
a- Phải cam kết thực hiện nghiêm Luật phòng cháy và chữa cháy và Quy định này;
b- Đầu tư các trang, thiết bị phòng chống cháy đối với các ngành hàng dễ bắt lửa, nguy hiểm gây cháy ;
c- Tuyệt đối không mua bán, cất giữ các loại hàng hóa, hóa chất dễ cháy, nổ đã có quy định cấm đưa vào chợ ;
d- Không thắp hương, đèn thờ cúng ; chỉ được phép dùng đèn ắc qui hoặc đèn pin để thắp sáng khi mất điện. Không hút thuốc lá trong khu vực chợ ;
e- Không cơi nới che chắn, để hàng hóa cản trở lối thoát nạn, nơi để phương tiện dụng cụ chữa cháy; không tự ý sử dụng thiết bị điện, câu móc điện khi chưa được sự đồng ý của Ban quản lý chợ;
f- Tham gia phối hợp và hỗ trợ Ban quản lý chợ và Đội/rổ chữa cháy trong việc phát hiện, ngăn chặn kịp thời những sự cố cháy, nổ ;
2. Đối với khách đến mua bán, tham quan tại chợ : Phải chấp hành Nội quy chợ, chấp hành theo sự hướng dẫn của nhân viên bảo vệ chợ ; tuyệt đối không mang chất cháy, chất nổ vào chợ; phải dập tắt thuốc lá trước khi vào chợ. Nếu không chấp hành nghiêm các quy định về phòng cháy, chữa cháy và Nội quy chợ thì Đội kiểm tra xử lý vi phạm Nội quy chợ và nhân viên bảo vệ được quyền xử lý theo thẩm quyền được giao.
Điều 8. Khi lập dự án khả thi, thiết kế đối với công trình xây dựng mới hoặc nâng cấp chợ từ loại III trở lên phải có ý kiến thỏa thuận của cơ quan Công an phòng cháy và chữa cháy thành phố trước khi trình cấp thẩm quyền phê duyệt.
Điều 9. Thẩm quyền xử lý đối với các hành vi vi phạm quy định về phòng, chống cháy, nổ tại chợ :
1. Đối với các chợ thuộc UBND các quận, huyện, phường, xã quản lý :
a- UBND các quận, huyện có quyền :
- Xử phạt hành chính theo thẩm quyền đối với hành vi vi phạm quy định về phòng, chống cháy, nổ tại chợ ;
- Tạm thời đình chỉ hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh tại chợ có hành vi vi phạm nghiêm trọng, tái phạm hoặc không có biện pháp khắc phục hiệu quả để loại trừ sự cố nguy hiểm về cháy, nổ ;
- Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có thời hạn hoặc không có thời hạn trong trường hợp tổ chức, cá nhân vi phạm nghiêm trọng, tái phạm hoặc không có biện pháp khắc phục hiệu quả để loại trừ sự cố nguy hiểm về cháy nổ ;
b- UBND các phưòng, xã có quyền :
- Xử phạt hành chính theo đúng quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm quy định về phòng, chống cháy, nổ ;
- Tạm thời đình chỉ hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật đối với tổ chức, cá nhân vi phạm nghiêm trọng, tái phạm hoặc không có biện pháp khắc phục hiệu quả để loại trừ sự cố nguy hiểm về cháy, nổ ;
- Đề nghị UBND quận, huyện tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có thời hạn hoặc không có thời hạn trong trường hợp tổ chức, cá nhân vi phạm nghiêm trọng, tái phạm hoặc 1 chông có biện pháp khắc phục hiệu quả để loại trừ sự cố nguy hiểm về cháy nổ ;
2. Đội Kiểm tra việc thực hiện các quy định về an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường tại các chợ do Công ty Quản lý các chợ Đà Nẩng quản lý có quyền :
c- Đề nghị cấp có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm vượt quá thẩm quyền của mình quy định tại điểm a khoản 2 Điều này và đề nghị tưóc quyền sử dụng giấy chứng nhận vi phạm nghiêm trọng, tái phạm hoặc không có biện pháp khắc phục hiệu quả để loại trừ sự cố nguy hiểm về cháy, nổ ;
4. Trong thời gian tạm thời đình chỉ hoạt động kinh doanh, tổ chức, cá nhân bị đình chỉ hoạt động phải thực hiện ngay các biện pháp khắc phục. Khi nguy cơ có thể gây ra cháy nổ đã được loại bỏ, tổ chức, cá nhân được trở lại kinh doanh bình thường sau khi được cơ quan đã quyết định tạm thời đình chỉ hoạt động kinh doanh cho phép.
Điều 10. Kinh phí phục vụ cho công tác phòng cháy và chữa cháy:
1. Chợ thuộc cấp nào quản lý thì cấp đó chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch kinh phí đầu tư, sửa chữa, duy tu, bảo dưỡng, mua sắm phương tiện phòng cháy chữa cháy hàng năm, chuyển Sở Tài chính thẩm định trước khi trình UBND thành phố phê duyệt;
2. Kinh phí hoàn trả và bồi thường thiệt hại phương tiện, tài sản phục vụ công tác chữa cháy : Khi có sự cố cháy chợ, cấp nào huy động phương tiện, tài sản phục vụ công tác chữa cháy thì cấp đó tiến hành lập Hội đồng xác định thiệt hại phương tiện, tài sản để hoàn trả và bồi thường theo đúng quy định của pháp luật.
Điều 11. Chế độ, chính sách đối với tổ chức, cá nhân tham gia công tác phòng cháy và chữa cháy chợ trên địa bàn thành phố được thực hiện theo đúng quy định tại Luật phòng cháy và chữa cháy và các văn bản hướng dẫn liên quan.
Điều 12. Tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc tham gia công tác phòng cháy và chữa cháy chợ được xét khen thượng theo chế độ hiện hành của Nhà nước.
2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh, mua bán, tham quan tại chợ có hành vi vi phạm Quy định này và các văn bản pháp luật liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm và hậu quả gây ra mà bị xử phạt hành chính. Trường hợp vi phạm nghiêm trọng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự ;
3. Nếu do vi phạm mà gây ra thiệt hại về vật chất thì còn phải bồi thường theo đúng quy định của pháp luật.
Điều 14. Giao Giám đốc Sở Thương mại chủ trì phối hợp với Công an thành phố (Công an phòng cháy và chữa cháy) và UBND các quận, huyện, các ngành liên quan tổ chức triển khai thực hiện Quy định này.
Điều 15. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc hoặc phát sinh, các ngành địa phương phản ánh bằng văn bản về Sở Thương mại để tổng hợp, đề xuất UBND thành phố bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu công tác quản lý về phòng cháy, chữa cháy tại các chợ, trung tâm thương mại — siêu thị trên địa bàn thành phố.