Quyết định 1540/QĐ-UBND năm 2018 về Kế hoạch tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2018-2020
Số hiệu: 1540/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Hòa Bình Người ký: Bùi Văn Cửu
Ngày ban hành: 02/07/2018 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Y tế - dược, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÒA BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1540/QĐ-UBND

Hòa Bình, ngày 02 tháng 07 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT KÊ ĐƠN THUỐC VÀ BÁN THUỐC KÊ ĐƠN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH GIAI ĐOẠN 2018 - 2020

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÒA BÌNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Khám chữa bệnh năm 2009;

Căn cứ Luật Dược năm 2016;

Căn cứ Nghị định số 87/2011/NĐ-CP ngày 27/9/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khám chữa bệnh;

Căn cứ Nghị định số 109/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

Căn cứ Nghị định số 54/NĐ-CP ngày 8/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Dược;

Căn cứ Quyết định số 2174/QĐ-BYT ngày 21/6/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về chống kháng thuốc;

Căn cứ Thông tư số 52/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về đơn thuốc và việc kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú; Thông tư số 21/2013/TT-BYT ngày 08/8/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị trong bệnh; Thông tư số 31/2012/TT-BYT ngày 20/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn hoạt động dược lâm sàng trong bệnh viện;

Thực hiện Quyết định số 4041/QĐ-BYT ngày 07/9/2017 của Bộ Y tế phê duyệt Đề án tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn giai đoạn 2017-2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Y tế tại Tờ trình số 130/TTr-SYT ngày 12/6/2018,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2018 - 2020.

(Có Kế hoạch chi tiết kèm theo)

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thông tin và Truyền thông, Tài chính; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Y tế;
- Chủ tịch, các PCT UBND t
nh;
- Chánh, Phó Chánh VPUBND tỉnh;
- Lưu: VT, KGVX (Vu.20b).

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Bùi Văn Cửu

 

KẾ HOẠCH

TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT KÊ ĐƠN THUỐC VÀ BÁN THUỐC KÊ ĐƠN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH GIAI ĐOẠN 2018 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số:
1540/QĐ-UBND ngày 02/7/2018 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình)

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Nâng cao nhận thức của cộng đồng về việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và nâng cao trách nhiệm của cán bộ y tế đặc biệt là người kê đơn thuốc và bán lẻ thuốc trong việc thực hiện quy định của pháp luật về kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn trọng tâm là kháng sinh.

- Kiểm soát kê đơn thuốc, quản lý tuân thủ phác đồ điều trị và kiểm soát bán thuốc kê đơn.

2. Yêu cầu

2.1. Rà soát, cập nhật các quy định của pháp luật liên quan về kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn.

2.2. Tăng tỷ lệ tuân thủ việc thực hiện đúng quy định của pháp luật về kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú:

- Đến năm 2020, đạt 100 % kê đơn thuốc đủ nội dung theo quy định của Bộ Y tế về kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú đối với cơ sở khám, chữa bệnh công lập, bệnh viện tư nhân và đạt 80 % đối với cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân khác.

- Đến năm 2020, kê đơn thuốc tuân thủ hướng dẫn của Bộ Y tế về quản lý và sử dụng kháng sinh trong các bệnh lý nhiễm trùng đạt 90% đối với cơ sở khám, chữa bệnh công lập, bệnh viện tư nhân và 70 % đối với cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân khác.

2.3. Tăng tỷ lệ thực hiện bán thuốc kháng sinh phải có đơn thuốc:

Đến năm 2020, đạt 100% bán thuốc kháng sinh phải có đơn thuốc tại quầy thuốc, nhà thuốc.

II. NỘI DUNG

1. Nhiệm vụ: Tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú và bán thuốc kê đơn, trong đó tập trung kiểm soát kê đơn kháng sinh và bán thuốc kháng sinh.

2. Thời gian thực hiện

- Năm 2018: Khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn trên địa bàn tỉnh; triển khai các hoạt động truyền thông; tổ chức tập huấn, đào tạo.

- Năm 2019: Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn sau khi có giải pháp can thiệp; các hoạt động truyền thông; đánh giá hiệu quả của kế hoạch.

- Năm 2020: Triển khai áp dụng công nghệ thông tin để quản lý hoạt động kê đơn và bán thuốc kê đơn trên địa bàn tỉnh và duy trì các mục tiêu của Kế hoạch.

3. Đối tượng khảo sát và mẫu khảo sát

3.1. Đối tượng khảo sát

- Nhà thuốc, quầy thuốc: Nhà thuốc, quầy thuốc trong khuôn viên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; nhà thuốc, quầy thuốc ngoài khuôn viên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

- Cơ sở khám, chữa bệnh: Bệnh viện, Trung tâm y tế, Phòng khám đa khoa tư nhân; phòng khám tư nhân chuyên khoa nội tng hợp, chuyên khoa nhi, chuyên khoa tai mũi họng.

- Người bán lẻ thuốc và người kê đơn thuốc.

- Người mua thuốc tại nhà thuốc, quầy thuốc.

- Người bệnh khám bệnh tại cơ sở khám, chữa bệnh.

3.2. Tiêu chí lựa chọn mẫu khảo sát

- Nhà thuốc/quầy thuốc: Cơ sở được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược còn hiệu lực, đạt GPP.

- Người bán thuốc: Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở hoặc nhân viên bán thuốc trực tiếp giao dịch với khách hàng.

- Người mua thuốc tại nhà thuốc/quầy thuốc: Người vừa mua thuốc tại nhà thuốc/quầy thuốc, độ tuổi từ 18 tui trở lên, tâm lý bình thường, đồng ý tham gia phỏng vấn.

- Cơ sở khám, chữa bệnh:

+ Các bệnh viện thực hiện khám chữa bệnh trên địa bàn.

+ Các phòng khám tư nhân đóng trên địa bàn.

- Đơn thuốc: Đơn thuốc cho bệnh nhân điều trị ngoại trú có kê kháng sinh

3.3. Số lưng mẫu khảo sát

- 320 nhà thuốc/quầy thuốc trên địa bàn tỉnh, nhà thuốc/quầy thuốc trong khuôn viên các cơ sở khám, bệnh chữa bệnh được khảo sát.

- 14 Bnh viện, Trung tâm Y tế.

- 50 Phòng khám đa khoa, chuyên khoa.

- Toàn bộ người bán thuốc của các cơ sở bán lẻ thuốc tại thời điểm được khảo sát (tối thiểu 01 người/01 cơ sở bán lẻ thuốc).

- 30 người mua thuốc tại nhà thuốc/quầy thuốc ngoài khuôn viên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

- 30 người kê đơn thuốc/cơ sở khám, chữa bệnh:

- 15 người kê đơn thuốc/cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân khác (tối thiểu 05 người

- Đánh giá 200 đơn thuốc tại các bệnh viện, phòng khám đa khoa tư nhân và 30 đơn thuốc tại các phòng khám chuyên khoa tư nhân có kê thuốc kháng sinh về việc tuân thủ hướng dẫn của Bộ Y tế về sử dụng kháng sinh trong các bệnh lý nhiễm trùng.

III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật về kê đơn và bán thuốc kê đơn

- Cán bộ phụ trách cập nhật các tài liệu về hướng dẫn kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn của Bộ Y tế và các ngành có liên quan.

- Hướng dẫn quy định về thực hành tốt kê đơn thuốc và thực hành tốt bán thuốc kê đơn cho bác sỹ kê đơn và dược sỹ bán lẻ thuốc.

2. Đánh giá thực trng về hot đng kê đơn và bán thuốc kê đơn

2.1. Xây dựng bộ công cụ khảo sát, kiểm tra về kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn

- Phiếu khảo sát nhận thức của người kê đơn thuốc về các quy định của pháp luật liên quan đến kê đơn thuốc.

- Phiếu khảo sát nhận thức của người bán lẻ thuốc về quy định của pháp luật liên quan đến bán thuốc kê đơn.

- Phiếu khảo sát nhận thức của người mua thuốc tại các nhà thuốc/quầy thuốc ngoài khuôn viên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh về việc khám bệnh, mua và sử dụng thuốc.

- Biên bản kiểm tra đánh giá hoạt động kê đơn thuốc ngoại trú tại cơ sở khám, chữa bệnh.

- Biên bản kiểm tra đánh giá hoạt động bán thuốc kê đơn tại các cơ sở bán lẻ thuốc.

2.2. Khảo sát, kiểm tra đánh giá về hoạt động kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn

a) Đối với cơ sở khám, chữa bệnh

- Khảo sát nhận thức của người kê đơn thuốc về các quy định của pháp luật liên quan đến kê đơn thuốc.

- Kiểm tra đánh giá hoạt động kê đơn thuốc ngoại trú tại cơ sở khám, chữa bệnh.

b) Đối với nhà thuốc/quầy thuốc

- Khảo sát nhận thức của người mua thuốc về việc mua thuốc và sử dụng thuốc.

- Khảo sát nhận thức của người bán lẻ thuốc về quy định của pháp luật liên quan đến bán thuốc kê đơn.

- Kiểm tra đánh giá hoạt động bán thuốc kê đơn tại các nhà thuốc.

3. Thông tin truyền thông

- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức của cán bộ y tế về kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn; việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý; hậu quả của kháng kháng sinh cũng như sự cn thiết phải kê đơn thuốc.

- Truyền thông cho cộng đồng về sử dụng thuốc an toàn, hợp lý; tác hại của việc tự ý sử dụng thuốc, hậu quả của việc kháng kháng sinh.

- Hình thức truyền thông: Truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, phóng sự, tin tức, trang thông tin điện tử của ngành…….

4. Tập huấn, đào tạo

a) Người kê đơn thuốc

- Tập huấn cho người kê đơn các văn bản quy phạm pháp luật và các quy định liên quan đến việc kê đơn thuốc.

- Tập huấn cho người kê đơn về hướng dẫn sử dụng kháng sinh.

b) Người bán lẻ thuốc

Tập huấn cho người bán lẻ thuốc các văn bản quy phạm pháp luật và các quy định liên quan đến việc bán thuốc kê đơn; việc cần thiết thuyết phục bệnh nhân khi mua thuốc phải mua đủ đơn thuốc, dùng thuốc đủ liều và tuân thủ dùng đủ liều điều trị đặc biệt là kháng sinh. Việc niêm yết công khai bảng giá các loại thuốc theo quy định.

5. Kim tra đánh giá hoạt động kê đơn và bán thuốc kê đơn sau khi có giải pháp can thiệp

a) Đối với cơ sở khám, chữa bệnh

- Khảo sát nhận thức của người kê đơn thuốc về các quy định của pháp luật liên quan đến kê đơn thuốc.

- Kiểm tra đánh giá hoạt động kê đơn thuốc ngoại trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

b) Đối với nhà thuc/quầy thuốc

- Khảo sát nhận thức của người mua thuốc về việc mua thuốc và sử dụng thuốc.

- Khảo sát nhận thức của người bán lẻ thuốc về quy định của pháp luật liên quan đến bán thuốc kê đơn.

- Kiểm tra đánh giá hoạt động bán thuốc kê đơn tại các nhà thuốc;

* Nguyên tắc chung xử lý sau kiểm tra:

- Đối với các trường hợp vi phạm quy định về kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn của các cơ sở trước khi có giải pháp can thiệp, áp dụng hình thức nhắc nhở.

- Đối với các trường hợp vi phạm quy định về kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn của các cơ sở sau khi có giải pháp can thiệp kiểm tra lần 1, áp dụng hình thức phạt tiền ở mức phạt tiền cao nhất theo quy định tại văn bản quy phạm pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.

- Đối với các trường hợp vi phạm quy định về kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn của các cơ sở sau khi có giải pháp can thiệp kiểm tra từ lần 2 trở đi, ngoài việc áp dụng hình thức phạt tiền ở mức phạt tiền cao nhất, cơ sở có các vi phạm khác trong việc thực hiện quy định của pháp luật trong hoạt động kê đơn thuốc và bán lẻ thuốc sẽ bị áp dụng mức phạt cao nhất đối với các hành vi vi phạm khác.

6. Tăng cường phối hợp với sở nông nghiệp và phát triển nông thôn về quản lý kháng kháng sinh

- Chia sẻ dữ liệu về kháng kháng sinh, kháng sinh với Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Hoạt động giám sát chung cho các mảng có thể được phát triển cho loại kháng sinh nhập khẩu để sử dụng cả cho người và động vật.

- Chia sẻ kết quả quản lý sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh thông qua các báo cáo chung giữa ngành y tế và và ngành chăn nuôi, trồng trọt, hướng dẫn và xử lý các vi phạm về kháng sinh trong chăn nuôi trồng trọt khi có vi phạm.

7. Nghiên cứu và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch

- Triển khai nghiên cứu đánh giá hiệu quả thực hiện Đề án tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn.

- Đề xuất mô hình/phương thức phù hợp đối với hoạt động kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn triển khai trên toàn tỉnh.

IV. KINH PHÍ

1. Kinh phí đào tạo, tập huấn.

2. Kinh phí hoạt động khảo sát, kiểm tra hoạt động kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn trước và sau khi có giải pháp can thiệp.

3. Nguồn kinh phí: Ngân sách tỉnh và các nguồn kinh phí hp pháp khác.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Y tế

- Chủ trì, tham mưu thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Kế hoạch.

- Xây dựng dự toán kinh phí, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.

- Làm đầu mối, phối hợp với các Sở, Ban, ngành, địa phương, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ của Kế hoạch.

- Xây dựng bộ công cụ khảo sát, kiểm tra, đánh giá về kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn; phiếu đánh giá nhận thức của nhân dân về mua, bán, sử dụng thuốc theo đúng quy định, hướng dẫn của Bộ Y tế.

- Tuyên truyền, tập huấn, đào tạo; đánh giá nhận thức của nhân dân về mua, sử dụng thuốc; đánh giá hoạt động kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn.

- Kiểm tra, đánh giá công tác kê đơn và bán thuốc kê đơn; đánh giá nhận thức của nhân dân về mua, bán, sử dụng thuốc sau khi có giải pháp can thiệp.

- Tổng hợp kết quả đánh giá thực trạng nhận thức của người hành nghề về các quy định của pháp luật liên quan đến kê đơn thuốc, bán thuốc kê đơn, kháng kháng sinh và nhận thức của người dân về mua thuốc, sử dụng thuốc khi chưa có can thiệp.

- Tổng hợp kết quả đánh giá thực trạng nhận thức của người hành nghề về các quy định của pháp luật liên quan đến kê đơn thuốc, bán thuốc kê đơn, kháng kháng sinh và nhận thức của người dân về mua thuốc, sử dụng thuốc sau khi có giải pháp can thiệp.

- Phối hợp với Sở Tài chính hoàn thiện dự toán kinh phí đảm bảo triển khai hiệu quả kế hoạch.

- Chủ trì tổ chức, kiểm tra, đánh giá tiến độ thực hiện Kế hoạch, định kỳ 6 tháng, hằng năm và đột xuất báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Y tế tình hình, kết quả thực hiện.

2. Sở Tài chính

Thẩm định dự toán kinh phí, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định. Hướng dẫn Sở Y tế thực hiện và thanh quyết toán kinh phí theo quy định.

3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

Phối hợp với Sở Y tế chia sẻ dữ liệu về quản lý, sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh trong chăn nuôi thông qua các báo cáo chung giữa hai ngành để tham mưu cho cấp có thẩm quyền trong công tác chỉ đạo về kháng kháng sinh hiện nay.

4. Sở Thông tin và Truyền thông

Hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng trong tỉnh bố trí thời lượng, nâng cao chất lượng tin, bài tuyên truyền pháp luật về kê đơn thuốc, bán thuốc kê đơn; tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và nâng cao trách nhiệm của cán bộ y tế, đặc biệt là người kê đơn thuốc, bán thuốc kê đơn....

5. Các cơ skhám bệnh, chữa bệnh

- Giám đốc Bệnh viện, Trung tâm Y tế:

+ Có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định của pháp luật về kê đơn thuốc điều trị ngoại trú và bán thuốc kê đơn tại đơn vị.

+ Phối hợp với Sở Y tế trong việc thực hiện Kế hoạch triển khai Đề án tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn giai đoạn 2017-2020 tỉnh Hòa Bình theo Quyết định 4041/QĐ-BYT ngày 07/9/2017 của Bộ trưởng - Bộ Y tế thông qua chương trình phối hợp hành động trong phạm vi, chức năng nhiệm vụ phù hợp.

- Người kê đơn thuốc:

+ Thực hiện quy định của pháp luật về kê đơn thuốc và chịu trách nhiệm về đơn thuốc do mình kê cho người bệnh.

+ Tích cực tham gia thực hiện Đề án “Tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn” của Sở Y tế.

6. Các cơ sbán lẻ thuốc

Người bán lẻ thuốc phải tuân thủ việc thực hiện quy định về bán thuốc kê đơn đặc biệt là bán thuốc kháng sinh phải có đơn thuốc.

7. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

Theo chức năng nhiệm vụ, chỉ đạo kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về kê đơn thuốc, bán thuốc kê đơn trên địa bàn quản lý; phối hợp với ngành Y tế thực hiện có hiệu quả Kế hoạch.

Trong quá trình thực hiện Kế hoạch, nếu có phát sinh vướng mắc, kịp thời phản ánh về Sở Y tế để tổng hợp, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, chỉ đạo giải quyết./.





Nghị định 87/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật Khám, chữa bệnh Ban hành: 27/09/2011 | Cập nhật: 29/09/2011