Quyết định 1540/QĐ-UBND năm 2008 ban hành Kế hoạch thực hiện chính sách hỗ trợ ngư dân tỉnh Bạc Liêu theo Quyết định 289/QĐ-TTg do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu ban hành
Số hiệu: 1540/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bạc Liêu Người ký: Phạm Hoàng Bê
Ngày ban hành: 31/07/2008 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Nông nghiệp, nông thôn, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẠC LIÊU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 1540/QĐ-UBND

Bạc Liêu, ngày 31 tháng 7 năm 2008

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NGƯ DÂN TỈNH BẠC LIÊU THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 289/QĐ-TTG NGÀY 18 THÁNG 3 NĂM 2008 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẠC LIÊU

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 289/QĐ-TTg ngày 18 tháng 3 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành một số chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ thuộc diện chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo và ngư dân;
Căn cứ Thông tư số 35/2008/TT-BTC ngày 25 tháng 4 năm 2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 289/QĐ-TTg ngày 18 tháng 3 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành một số chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ thuộc diện chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo và ngư dân;
Căn cứ Quyết định số 1381/QĐ-BNN-KTBVNL ngày 06 tháng 5 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật đối với tàu cá được hỗ trợ theo Quyết định số 289/QĐ-TTg ngày 18 tháng 3 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ;
Qua xem xét Tờ trình số 125/TTr-SNN ngày 18 tháng 7 năm 2008 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (kèm theo ý kiến của Sở Tài chính tại Tờ trình số 307/TTr-TC ngày 14 tháng 7 năm 2008)
,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện chính sách hỗ trợ ngư dân tỉnh Bạc Liêu theo Quyết định số 289/QĐ-TTg ngày 18 tháng 3 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ (có kế hoạch kèm theo).

Điều 2. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Tài chính phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị tổ chức triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ cho ngư dân tỉnh Bạc Liêu theo Quyết định số 289/QĐ-TTg ngày 18 tháng 3 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Tài chính, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể, Ủy ban nhân dân các huyện, thị, các đơn vị có liên quan căn cứ quyết định thi hành.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phạm Hoàng Bê

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NGƯ DÂN TỈNH BẠC LIÊU GIAI ĐOẠN 2008 - 2010 THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 289/QĐ-TTG NGÀY 18 THÁNG 3 NĂM 2008 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
(Kèm theo Quyết định số 1540/QĐ-UBND ngày 31 tháng 7 năm 2008 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu)

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ:

Căn cứ Quyết định số 289/QĐ-TTg ngày 18 tháng 3 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành một số chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ thuộc diện chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo và ngư dân;

Căn cứ Thông tư số 35/2008/TT-BTC ngày 25 tháng 4 năm 2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 289/QĐ-TTg ngày 18 tháng 3 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ;

Căn cứ Quyết định số 1381/QĐ-BNN-KTBVNL về việc ban hành tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật đối với tàu cá được hỗ trợ theo Quyết định số 289/QĐ-TTg ngày 18 tháng 3 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ;

Căn cứ Quyết định số 377/QĐ-UBND ngày 29 tháng 5 năm 2006 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản tỉnh Bạc Liêu đến năm 2010.

Để thực hiện các chính sách hỗ trợ cho ngư dân tỉnh Bạc Liêu, Ủy ban nhân dân tỉnh đã giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch thực hiện Quyết định số 289/QĐ-TTg ngày 18 tháng 3 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ.

Nay ban hành Kế hoạch thực hiện một số chính sách hỗ trợ ngư dân tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2008 - 2010 theo Quyết định số 289/QĐ-TTg ngày 18 tháng 3 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ, với các nội dung cụ thể sau đây:

II. THỰC TRẠNG NGÀNH KHAI THÁC THỦY SẢN CỦA TỈNH:

1. Số lượng tàu đánh bắt hải sản:

- Dựa trên các kết quả thống kê đăng ký, đăng kiểm tàu đánh bắt hải sản đến tháng 3 năm 2008 của Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Bạc Liêu, toàn tỉnh hiện có 802 phương tiện hoạt động khai thác thủy sản, tổng công suất 99.512 CV, tổng số lao động 4.667, công suất bình quân 124,52 CV/phương tiện;

- Phân loại số lượng tàu đánh bắt hải sản theo công suất máy tàu:

+ Tàu có công suất từ 90CV trở lên có 316 chiếc, tổng công suất 87.193CV, chiếm 39,40% tổng số tàu toàn tỉnh;

+ Tàu có công suất từ 40CV đến dưới 90CV có 53 chiếc, tổng công suất 3.001CV, chiếm 6,61% tổng số tàu toàn tỉnh;

+ Tàu có công suất máy dưới 40CV có 433 chiếc, tổng công suất 9.318 CV, chiếm 53,99% tổng số tàu toàn tỉnh.

- Về mua mới, đóng mới và thay thế máy mới các tàu đánh bắt hải sản: Ngư dân trong tỉnh thường sử dụng máy HINO và một số loại máy khác đã qua sử dụng (do giá rẻ, phụ tùng thay thế dễ kiếm, đội ngũ thợ máy lành nghề, phù hợp với khả năng tài chính của ngư dân…).

2. Thực trạng khai thác hải sản:

- Hiện tại, do vào mùa khai thác cá vụ Nam, thời tiết thuận lợi nên có trên 90% phương tiện ra khơi hoạt động, hiện có 16 tàu cá nằm bờ do không có vốn tái sản xuất, tàu mục nát không có kinh phí sửa chữa và có một số tàu chờ thi hành án;

- Do ảnh hưởng của giá dầu tăng cao, trong khi giá tôm, cá không tăng, nên dù sản lượng khai thác cao, nhưng chỉ 50% số tàu tham gia khai thác có lãi (nhưng lãi không nhiều), còn lại 50% số tàu cá hòa hoặc lỗ chi phí, hoạt động chủ yếu để duy trì tàu, máy được vận hành thường xuyên, giữ được lao động và chỉ có khai thác thường xuyên thì mới được chủ vựa đầu tư chi phí;

- Về cơ cấu nghề khai thác hải sản:

TT

Danh mục

Toàn tỉnh

Vĩnh Lợi

Hòa Bình

Giá Rai

Phước Long

Đông Hải

Bạc Liêu

1

Số lượng tàu (chiếc)

802

17

167

45

3

392

178

 

Tổng công suất (CV)

99.512

3.392

3.750

7.725

225

56.985

27.435

Công suất (CV) bình quân/tàu

124,52

119,53

22,06

171,67

75,00

146,49

154,13

2

Phân loại theo nghề khai thác

802

17

167

45

3

392

178

 

Lưới kéo (chiếc)

267

0

0

6

2

242

17

Lưới rê (chiếc)

465

16

161

34

1

98

155

Nghề khác (chiếc): Te, xiệp, vận chuyển, thu mua

70

1

6

5

0

52

6

3. Công tác đăng ký, đăng kiểm tàu đánh bắt hải sản:

- Số tàu đánh bắt hải sản đã đăng ký, đăng kiểm 702 chiếc, đạt 87,53% tổng số tàu thuyền toàn tỉnh;

- Số tàu đánh bắt hải sản chưa đăng ký, đăng kiểm 100 chiếc, chiếm 12,47% tổng số tàu thuyền toàn tỉnh (số tàu này đã được điều tra thống kê đưa vào danh sách quản lý nhưng chưa cấp đăng ký).

4. Về thực hiện bảo hiểm thân tàu:

Theo Luật Thủy sản và Nghị định số 66/2005/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ về đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản quy định không bắt buộc chủ tàu tham gia bảo hiểm thân tàu. Song, trên thực tế những chủ tàu có khả năng về tài chính đều tham gia bảo hiểm thân tàu với nhiều hình thức khác nhau, số tiền, thời gian, Công ty Bảo hiểm khác nhau. Vì vậy, việc nắm bắt thông tin về bảo hiểm thân tàu của tất cả các tàu khai thác hải sản của tỉnh còn hạn chế.

5. Tình hình sử dụng lao động và bảo hiểm thuyền viên:

- Số lao động tham gia hoạt động khai thác hải sản toàn tỉnh có 4.667 người, nhưng hầu hết số lao động này không thực hiện việc ký kết hợp đồng lao động với chủ tàu theo quy định của pháp luật, mà nguyên nhân chủ yếu là do lao động trên tàu không cố định, thường biến động theo từng chuyến biển, theo thu nhập của từng tàu khai thác hải sản;

- Theo Luật Thủy sản và Nghị định số 66/2005/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ về đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản quy định bắt buộc tham gia bảo hiểm thuyền viên đối với tàu khai thác xa bờ. Ngoài ra, trong quá trình đăng ký, đăng kiểm phương tiện, việc bắt buộc tham gia bảo hiểm thuyền viên đối với tàu khai thác xa bờ, ngành và địa phương cũng đã vận động các chủ tàu đánh bắt gần bờ tham gia bảo hiểm cho tất cả thuyền viên trên tàu;

- Tuy nhiên, trước những biến động liên tục của thuyền viên trên các tàu đánh bắt hải sản nên các chủ tàu thực hiện mua bảo hiểm tai nạn thuyền viên theo kiểu hợp đồng bao (tính số lượng thuyền viên có trên tàu, không tính theo tên chính xác của thuyền viên).

- Đối với các tàu chưa thực hiện đăng ký, đăng kiểm thì không thể tham gia bảo hiểm đối với thuyền viên.

III. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CÁC CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NGƯ DÂN:

1. Các chính sách hỗ trợ ngư dân:

1.1. Hỗ trợ ngư dân mua mới, đóng mới tàu đánh bắt hải sản có công suất máy từ 90CV trở lên hoặc tàu cung ứng dịch vụ cho hoạt động khai thác hải sản;

1.2. Hỗ trợ ngư dân để thay máy tàu sang loại máy tiêu hao ít nhiên liệu hơn đối với tàu đánh bắt hải sản có công suất máy từ 40CV trở lên hoặc tàu cung ứng dịch vụ cho hoạt động khai thác hải sản;

1.3 Hỗ trợ ngư dân kinh phí bảo hiểm thân tàu cho tàu khai thác thủy sản, tàu dịch vụ cho hoạt động khai thác hải sản và bảo hiểm tai nạn cho thuyền viên làm việc theo hợp đồng lao động trên các tàu cá, tàu dịch vụ;

1.4. Hỗ trợ về dầu cho ngư dân là chủ sở hữu tàu khai thác hải sản hoặc tàu cung ứng dịch vụ cho hoạt động khai thác hải sản.

2. Về đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ, điều kiện được hỗ trợ, mức hỗ trợ, thời gian thực hiện hỗ trợ, tiêu chuẩn định mức kinh tế - kỹ thuật đối với tàu cá được hỗ trợ và hồ sơ hỗ trợ cho ngư dân:

Được thực hiện theo đúng nội dung Thông tư số 35/2008/TT-BTC ngày 25 tháng 4 năm 2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 289/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 1381/QĐ-BNN-KTBVNL ngày 06 tháng 5 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật đối với tàu cá được hỗ trợ theo Quyết định số 289/QĐ-TTg ngày 18 tháng 3 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ.

3. Về trình tự, thủ tục hỗ trợ ngư dân:

- Ngư dân sau khi hoàn thành việc đóng mới, mua tàu mới, thay máy mới, mua bảo hiểm thân tàu, mua bảo hiểm thuyền viên hoặc sau khi kết thúc chuyến đi biển đánh bắt hải sản, lập hồ sơ theo hướng dẫn tại Thông tư số 35/2008/TT-BTC ngày 25 tháng 4 năm 2008 của Bộ Tài chính gửi Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú;

- Căn cứ vào hồ sơ do ngư dân lập, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn tổng hợp danh sách và gửi toàn bộ hồ sơ cho Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện và Phòng Kinh tế thị xã. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện và Phòng Kinh tế thị xã phối hợp với Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện, thị thẩm định hồ sơ đề nghị hỗ trợ của ngư dân. Kết quả thẩm định phải được lập thành văn bản và được lưu giữ tại cơ quan chủ trì thẩm định cùng với hồ sơ xin hỗ trợ của ngư dân. Trường hợp hồ sơ xin hỗ trợ của ngư dân không đủ điều kiện theo quy định thì cơ quan thẩm định phải có văn bản thông báo cho ngư dân để tiếp tục bổ sung hoàn thiện hồ sơ;

- Căn cứ kết quả thẩm định, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện và Phòng Kinh tế thị xã lập báo cáo Ủy ban nhân dân huyện, thị quyết định danh sách và mức hỗ trợ cho ngư dân, thuyền viên:

+ Đối với chính sách hỗ trợ ngư dân mua mới, đóng mới tàu, thay thế máy tàu, bảo hiểm thân tàu và thuyền viên thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị lập quyết định danh sách và mức hỗ trợ cho ngư dân hàng năm (2008 - 2010);

+ Đối với chính sách hỗ trợ dầu cho ngư dân thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị lập quyết định danh sách và mức hỗ trợ cho ngư dân theo đợt trong năm 2008, tối thiểu một quý một lần (trường hợp trong năm có sự thay đổi chủ sở hữu thì vẫn được hỗ trợ theo quy định).

- Quyết định về danh sách và mức hỗ trợ cho ngư dân gửi cho các cơ quan:

+ Cấp tỉnh: Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính;

+ Cấp huyện, thị: Ủy ban nhân dân huyện, thị, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, Phòng Kinh tế thị xã, Phòng Tài chính - Kế hoạch và Kho bạc Nhà nước thuộc huyện, thị;

+ Cấp xã: Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có ngư dân, thuyền viên cư trú.

- Căn cứ quyết định hỗ trợ ngư dân của Ủy ban nhân dân huyện, thị, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn niêm yết và công bố công khai tại trụ sở về danh sách và mức hỗ trợ cho ngư dân;

- Căn cứ vào quyết định hỗ trợ của Ủy ban nhân dân huyện, thị, Kho bạc Nhà nước thuộc huyện, thị phối hợp với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn thông báo công khai lịch cấp tiền hỗ trợ cho ngư dân, thuyền viên để ngư dân tới Kho bạc Nhà nước thuộc huyện, thị làm thủ tục nhận tiền hỗ trợ;

- Về thủ tục nhận tiền hỗ trợ tại Kho bạc Nhà nước: Ngư dân căn cứ quyết định hỗ trợ của Ủy ban nhân dân huyện, thị và lịch cấp tiền hỗ trợ do Kho bạc Nhà nước thông báo để đến Kho bạc Nhà nước làm thủ tục nhận tiền hỗ trợ; để nhận được tiền hỗ trợ ngư dân phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực để đối chiếu.

4. Dự toán kinh phí hỗ trợ, phương thức cấp phát, hạch toán và quyết toán kinh phí hỗ trợ ngư dân:

4.1. Dự toán kinh phí hỗ trợ ngư dân:

a) Dự toán chi phí hỗ trợ cho ngư dân tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2008 - 2010:

Đơn vị tính: 1.000 đồng

TT

Hạng mục hỗ trợ kinh phí

Tổng số

Trong đó

2008

2009

2010

 

Tổng nhu cầu kinh phí hỗ trợ ngư dân

23.385.285

18.905.609

2.667.838

1.811.838

1

Hỗ trợ ngư dân mua mới, đóng mới tàu đánh bắt hải sản có công suất máy từ 90CV trở lên hoặc tàu cung ứng dịch vụ cho hoạt động khai thác hải sản

4.410.000

2.310.000

1.400.000

700.000

2

Hỗ trợ ngư dân để thay máy tàu sang loại máy tiêu hao ít nhiên liệu hơn đối với tàu đánh bắt hải sản có công suất máy từ 40CV trở lên hoặc tàu cung ứng dịch vụ cho hoạt động khai thác hải sản

912.000

444.000

312.000

156.000

3

Hỗ trợ ngư dân kinh phí bảo hiểm thân tàu cho tàu khai thác thủy sản, tàu dịch vụ cho hoạt động khai thác hải sản và bảo hiểm tai nạn cho thuyền viên làm việc theo hợp đồng lao động trên các tàu cá, tàu dịch vụ

2.867.514

955.838

955.838

955.838

4

Hỗ trợ về dầu cho ngư dân là chủ sở hữu tàu khai thác hải sản hoặc tàu cung ứng dịch vụ cho hoạt động khai thác hải sản

15.139.000

15.139.000

 

 

5

In ấn biểu mẫu, văn phòng phẩm

56.771

56.771

 

 

b) Dự toán chi phí hỗ trợ về dầu (2008), bảo hiểm thuyền viên và bảo hiểm thân tàu giai đoạn 2008 - 2010:

- Toàn tỉnh Bạc Liêu:

Đơn vị tính: 1.000 đồng 

Phân loại theo công suất

Số phương tiện

Hạng mục hỗ trợ

Tổng kinh phí hỗ trợ

Hỗ trợ về dầu (2008)

BHTN thuyền viên

BH thân tàu (30%)

Lượt thuyền viên

Thành tiền

< 40 CV

Đã đăng ký

333

4.995.000

4.029

201.450

653.589

5.850.039

Chưa đăng ký

100

1.500.000

966

48.300

138.984

1.687.284

Từ 40 CV đến < 90 CV

53

1.060.000

1.299

64.950

236.163

1.361.113

Từ 90 CV trở lên

316

7.584.000

7.707

385.350

1.138.728

9. 108.078

Tổng cộng

802

15.139.000

14.001

700.050

2.167.464

18.006.514

- Phân theo địa bàn huyện, thị:

+ Huyện Đông Hải : 8.884.374.000 đồng;

+ Thị xã Bạc Liêu : 4.411.193.000 đồng;

+ Huyện Hòa Bình : 2.926.027.000 đồng;

+ Huyện Giá Rai : 1.240.425.000 đồng;

+ Huyện Vĩnh Lợi : 482.833.000 đồng;

+ Huyện Phước Long : 61.665.000 đồng.

c) Dự toán chi phí hỗ trợ về dầu, bảo hiểm thuyền viên và bảo hiểm thân tàu năm 2008:

- Toàn tỉnh Bạc Liêu:

 Đơn vị tính: 1.000 đồng

Phân loại theo công suất

Số phương tiện

Hạng mục hỗ trợ

Tổng kinh phí hỗ trợ

Hỗ trợ về dầu

BHTN thuyền viên

BH thân tàu (30%)

Thuyền viên

Thành tiền

< 40 CV

Đã đăng ký

333

4.995.000

1.343

67.150

217.863

5.280.013

Chưa đăng ký

100

1.500.000

322

16.100

46.328

1.562.428

Từ 40 CV đến < 90 CV

53

1.060.000

433

21.650

78.721

1.160.371

Từ 90 CV trở lên

316

7.584.000

2.569

128.450

379.576

8.092.026

Tổng cộng

802

15.139.000

4.667

233.350

722.488

16.094.838

- Phân theo địa bàn huyện, thị:

+ Huyện Đông Hải : 8.021.458.000 đồng;

+ Thị xã Bạc Liêu : 3.857.731.000 đồng;

+ Huyện Hòa Bình : 2.680.009.000 đồng;

+ Huyện Giá Rai : 1.071.475.000 đồng;

+ Huyện Vĩnh Lợi : 407.611.000 đồng;

+ Huyện Phước Long : 56.555.000 đồng.

(Cụ thể chi tiết xem phụ lục 01, 02, 03, 04, 05, 06, 07 và 08).

4.2. Phương thức cấp phát ngân sách:

- Sở Tài chính phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lập kế hoạch phân bổ kinh phí thực hiện chính sách cho từng huyện, thị báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định. Căn cứ dự toán chi hỗ trợ ngư dân được Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định, Ủy ban nhân dân tỉnh giao dự toán chi hỗ trợ ngư dân cho từng huyện, thị cùng với dự toán ngân sách hàng năm;

- Căn cứ dự toán chi hỗ trợ ngư dân được Ủy ban nhân dân tỉnh giao, Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện, thị phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, Phòng Kinh tế thị xã lập phương án phân bổ kinh phí, báo cáo Ủy ban nhân dân huyện, thị trình Hội đồng nhân dân huyện, thị quyết định. Căn cứ dự toán chi được Hội đồng nhân dân huyện, thị quyết định, danh sách các hộ ngư dân được Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, Phòng Kinh tế thị xã trình, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã quyết định danh sách và mức hỗ trợ cho ngư dân, thuyền viên gửi các cơ quan có thẩm quyền theo quy định;

- Trường hợp kết thúc năm, kinh phí hỗ trợ cho ngư dân chưa sử dụng hết (nếu có) được chuyển sang năm sau để tiếp tục hỗ trợ, các huyện, thị không được sử dụng cho mục đích khác. Trường hợp trong năm thiếu kinh phí, các huyện, thị chủ động ứng trước kinh phí để chi hỗ trợ cho ngư dân. Khi kết thúc thời gian thực hiện chính sách, số kinh phí thừa sẽ thu hồi nộp trả lại ngân sách Nhà nước.

4.3. Về hạch toán và quyết toán ngân sách hỗ trợ ngư dân: Được hạch toán và tổng hợp vào quyết toán chi ngân sách địa phương theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.

5. Về chế độ báo cáo:

- Định kỳ hàng quý, hàng năm, Ủy ban nhân dân huyện, thị có trách nhiệm lập báo cáo chi tiết về tình hình chi hỗ trợ cho ngư dân theo từng loại chính sách và từng đối tượng trên từng địa bàn theo Quyết định số 289/QĐ-TTg ngày 18 tháng 3 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ gửi Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Sở Tài chính chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo về Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định;

- Nội dung báo cáo bao gồm: Tổng số tiền hỗ trợ trong kỳ, trong đó: Hỗ trợ để mua mới, đóng mới tàu cá; hỗ trợ để thay máy mới; hỗ trợ kinh phí bảo hiểm thân tàu, bảo hiểm tai nạn thuyền viên và hỗ trợ về dầu;

- Thời gian huyện, thị gửi báo cáo quý về tỉnh chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày kết thúc quý; báo cáo năm sau 30 ngày kể từ ngày kết thúc năm.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HỖ TRỢ CHO NGƯ DÂN:

1. Thành lập Ban chỉ đạo 03 cấp (tỉnh, huyện, xã) thực hiện Quyết định số 289/QĐ-TTg ngày 18 tháng 3 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ:

- Thực hiện chính sách hỗ trợ cho ngư dân trên địa bàn tỉnh, huyện, thị và cơ sở;

- Trong quá trình hoạt động, các thành viên ban chỉ đạo có thể trưng dụng thêm các chuyên viên giúp việc thuộc đơn vị mình và có thể mời thêm lãnh đạo một số đơn vị, địa phương có liên quan cùng phối hợp thực hiện;

- Định kỳ báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và các Bộ, ngành Trung ương về kết quả thực hiện Quyết định số 289/QĐ-TTg ngày 18 tháng 3 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ cho ngư dân để điều chỉnh hoặc xử lý các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện trên địa bàn.

2. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản):

- Tiếp tục phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị và cơ sở thực hiện rà soát, thống kê số lượng tàu đánh bắt hải sản, tàu dịch vụ cho hoạt động khai thác hải sản đang hoạt động và được quản lý trên địa bàn (kết thúc trong tháng 8 năm 2008);

- Xác định cụ thể số đối tượng được hưởng chính sách theo quy định của Quyết định số 289/QĐ-TTg ngày 18 tháng 3 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ. Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho ngư dân trong việc đăng ký, đăng kiểm tàu cá và cấp giấy phép khai thác thủy sản (kết thúc trong tháng 8 năm 2008).

- Tổ chức hội nghị triển khai quán triệt các văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ cho ngư dân của Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mở các lớp tập huấn cho ngư dân để phổ biến chính sách hỗ trợ, hướng dẫn định mức kinh tế - kỹ thuật đóng mới, thay máy mới theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; hướng dẫn lập các hồ sơ, thủ tục đúng các quy định của Nhà nước (đã kết thúc trong tháng 7 năm 2008);

- Ban hành các mẫu biên bản thẩm định và xét duyệt hồ sơ, mẫu hợp đồng lao động giữa chủ tàu và thuyền viên, mẫu báo cáo thời gian hoạt động chuyến biển cho các huyện, thị trong tỉnh triển khai thực hiện (kết thúc trong tháng 7 năm 2008);

- Chủ động phối hợp với Sở Tài chính trong việc xác định nhu cầu kinh phí hỗ trợ cho ngư dân hàng năm.

2. Giao Sở Tài chính:

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định nhu cầu kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ cho ngư dân, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh trình Bộ Tài chính trong quý III năm 2008; lập kế hoạch phân bổ kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ cho ngư dân năm 2008 cho từng huyện, thị trình Ủy ban nhân dân quyết định;

- Tổng hợp vào dự toán chi ngân sách của tỉnh hàng năm theo hướng dẫn của Luật Ngân sách Nhà nước (đối với các năm còn lại vào quý III năm trước liền kề);

- Trong khi chờ Trung ương bổ sung kinh phí hỗ trợ có mục tiêu cho tỉnh, chủ động đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh tạm ứng nguồn vốn để triển khai ngay việc thực hiện chính sách hỗ trợ cho ngư dân theo kế hoạch được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

3. Giao Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh: Có trách nhiệm xác nhận vào mẫu báo cáo thời gian hoạt động chuyến biển của ngư dân đối với tàu có công suất từ 40CV trở lên.

4. Giao Ủy ban nhân dân thị xã Bạc Liêu, huyện Hòa Bình, Đông Hải và Giá Rai:

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính tổ chức triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ cho ngư dân trên địa bàn huyện, thị;

- Chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, Phòng Kinh tế thị xã phối hợp với Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện, thị thẩm định các hồ sơ thực hiện chính sách hỗ trợ của ngư dân trên địa bàn huyện, thị báo cáo Ủy ban nhân dân huyện, thị ra quyết định danh sách và mức hỗ trợ cho ngư dân.

5. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn:

- Phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh và huyện, thị tổ chức cấp phát biểu mẫu, hướng dẫn ngư dân lập hồ sơ, tổng hợp danh sách và gửi toàn bộ hồ sơ cho Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, Phòng Kinh tế thị xã thẩm định;

- Xác nhận vào mẫu báo cáo thời gian hoạt động chuyến biển của ngư dân đối với tàu có công suất từ 40CV trở xuống.

6. Đối với một số sở, ban, ngành có liên quan:

- Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân trong việc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, bổ sung ngành nghề kinh doanh, hướng dẫn ký kết hợp đồng lao động;

- Các cơ quan thông tin đại chúng tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các quy định của Trung ương và của tỉnh Bạc Liêu về thực hiện các chính sách hỗ trợ cho ngư dân.

V. ĐỀ XUẤT - KIẾN NGHỊ:

- Đề nghị Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương có thể cho ngư dân mua mới, đóng mới, thay máy tàu khai thác hải sản, tàu cung ứng dịch vụ hải sản được sử dụng máy HINO, các loại máy đã qua sử dụng (chất lượng còn trên 80%);

- Đề nghị các Bộ, ngành Trung ương thực hiện chính sách hỗ trợ bảo hiểm tai nạn thuyền viên với điều kiện chỉ cần có hợp đồng bảo hiểm tai nạn thuyền viên giữa chủ tàu với cơ quan bảo hiểm, kể cả hợp đồng bao (theo số lượng thuyền viên trên tàu) trong trường hợp chủ tàu không có hợp đồng lao động với thuyền viên theo quy định./.

 

PHỤ LỤC 01

TỔNG DỰ TOÁN CHI TIẾT KINH PHÍ HỖ TRỢ NGƯ DÂN GIAI ĐOẠN 2008 - 2010, TỈNH BẠC LIÊU
(Kèm theo Quyết định số 1540/QĐ-UBND ngày 31 tháng 7 năm 2008 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu)

Đơn vị tính: 1.000 đồng

TT

Nội dung

Số tiền

A

Tổng dự toán kinh phí hỗ trợ cho ngư dân từ năm 2008 - 2010

23.385.285

1

Hỗ trợ về dầu cho ngư dân là chủ sở hữu tàu khai thác hải sản hoặc tàu cung ứng dịch vụ cho hoạt động khai thác hải sản (chỉ hỗ trợ năm 2008)

15.139.000

1.1

Tàu có công suất nhỏ hơn 40CV

6.495.000

 

Tàu đã đăng ký: 333 chiếc x 3 triệu x 5 lần

4.995.000

Tàu chưa đăng ký: 100 chiếc x 3 triệu x 5 lần

1.500.000

1.2

Tàu có công suất từ 40CV đến dưới 90CV: 53 chiếc x 5 triệu x 4 lần

1.060.000

1.3

Tàu có công suất từ 90CV trở lên: 316 chiếc x 8 triệu x 3 lần

7.584.000

2

Hỗ trợ ngư dân mua mới, đóng mới tàu đánh bắt hải sản có công suất máy từ 90CV trở lên hoặc tàu cung ứng dịch vụ cho hoạt động khai thác hải sản

4.410.000

2.1

Dự kiến năm 2008: 11 chiếc x 70 triệu x 03 năm

2.310.000

2.2

Dự kiến năm 2009: 10 chiếc x 70 triệu x 02 năm

1.400.000

2.3

Dự kiến năm 2010: 10 chiếc x 70 triệu x 01 năm

700.000

3

Hỗ trợ ngư dân để thay máy tàu sang loại máy tiêu hao ít nhiên liệu hơn đối với tàu đánh bắt hải sản có công suất máy từ 40CV trở lên hoặc tàu cung ứng dịch vụ cho hoạt động khai thác hải sản

912.000

3.1

Dự kiến năm 2008

444.000

 

Máy có công suất từ 40CV đến dưới 90CV: 4 cái x 10 triệu x 3 năm

120.000

Máy có công suất từ 90CV trở lên: 6 cái x 18 triệu x 3 năm

324.000

3.2

Dự kiến năm 2009

312.000

 

Máy có công suất từ 40CV đến dưới 90CV: 3 cái x 10 triệu x 2 năm

60.000

Máy có công suất từ 90CV trở lên: 7 cái x 18 triệu x 2 năm

252.000

3.3

Dự kiến năm 2010

156.000

 

Máy có công suất từ 40CV đến dưới 90CV: 3 cái x 10 triệu x 1 năm

30.000

 

Máy có công suất từ 90CV trở lên: 7 cái x 18 triệu x 1 năm

126.000

4

Hỗ trợ về kinh phí bảo hiểm thân tàu cho tàu khai thác thủy sản, tàu dịch vụ cho hoạt động khai thác hải sản và bảo hiểm tai nạn cho thuyền viên làm việc theo hợp đồng lao động trên các tàu cá, tàu dịch vụ

2.867.514

4.1

Dự kiến năm 2008

955.838

4.1.1

- 30% bảo hiểm tàu được tính dựa trên công suất của tàu = (giá trị vỏ tàu x % bảo hiểm vỏ tàu + giá trị máy tàu x % bảo hiểm máy tàu) x 30%

- Hàng năm căn cứ vào số tàu tăng thực tế sẽ có phương án hỗ trợ bổ sung cụ thể

722.488

4.1.2

Bảo hiểm tai nạn thuyền viên = tổng số thuyền viên x 50.000 đồng

233.350

4.2

Dự kiến năm 2009

955.838

4.2.1

- 30% bảo hiểm tàu được tính dựa trên công suất của tàu = (giá trị vỏ tàu x % bảo hiểm vỏ tàu + giá trị máy tàu x % bảo hiểm máy tàu) x 30%

- Hàng năm căn cứ vào số tàu tăng thực tế sẽ có phương án hỗ trợ bổ sung cụ thể

722.488

4.2.2

Bảo hiểm tai nạn thuyền viên = tổng số thuyền viên x 50.000 đồng

233.350

4.3

Dự kiến năm 2010

955.838

4.3.1

- 30% bảo hiểm tàu được tính dựa trên công suất của tàu = (giá trị vỏ tàu x % bảo hiểm vỏ tàu + giá trị máy tàu x % bảo hiểm máy tàu) x 30%

- Hàng năm căn cứ vào số tàu tăng thực tế sẽ có phương án hỗ trợ bổ sung cụ thể

722.488

4.3.2

Bảo hiểm tai nạn thyền viên = tổng số thuyền viên x 50.000 đồng

233.350

B

Kinh phí in ấn biểu mẫu, văn phòng phẩm

56.771

1

In ấn biểu mẫu: 915 mẫu đề nghị mua mới, đóng mới, thay máy mới; 2.406 mẫu đề nghị hỗ trợ dầu; 5.535 mẫu đề nghị hỗ trợ kinh phí mua bảo hiểm: 8.856 tờ x 200 đồng

1.771

2

Văn phòng phẩm: 5 triệu đồng/03 năm x 11 đơn vị

55.000

 

PHỤ LỤC 02

BẢNG TÍNH HỖ TRỢ VỀ DẦU, BẢO HIỂM THUYỀN VIÊN VÀ THÂN TÀU TỈNH BẠC LIÊU NĂM 2008
(Đối với tàu đã đăng ký và chưa đăng ký)
(Kèm theo Quyết định số 1540/QĐ-UBND ngày 31 tháng 7 năm 2008)

Đơn vị tính: 1.000 đồng

 

Phân loại theo công suất

Số phương tiện

Kinh phí hỗ trợ

Tổng tiền hỗ trợ năm 2008

Dầu (hỗ trợ năm 2008)

Bảo hiểm người

Bảo hiểm thân tàu (30%)

Số thuyền viên

Thành tiền

Nhỏ hơn 40CV

Đã đăng ký

333

4.995.000

1.343

67.150

217.863

5.280.013

Chưa đăng ký

100

1.500.000

322

16.100

46.328

1.562.428

Từ 40CV đến dưới 90CV

53

1.060.000

433

21.650

78.721

1.160.371

Từ 90CV trở lên

316

7.584.000

2.569

128.450

379.576

8.092.026

Tổng cộng

802

15.139.000

4.667

233.350

722.488

16.094.838

 

PHỤ LỤC 03

BẢNG TÍNH HỖ TRỢ VỀ DẦU, BẢO HIỂM THUYỀN VIÊN VÀ THÂN TÀU HUYỆN ĐÔNG HẢI NĂM 2008 (ĐỐI VỚI TÀU ĐÃ ĐĂNG KÝ VÀ CHƯA ĐĂNG KÝ)
(Kèm theo Quyết định số 1540/QĐ-UBND ngày 31 tháng 7 năm 2008)

Đơn vị tính: 1.000 đồng

Phân loại theo công suất

Số phương tiện

Kinh phí hỗ trợ

Tổng tiền hỗ trợ năm 2008

Dầu (hỗ trợ năm 2008)

Bảo hiểm người

Bảo hiểm thân tàu (30%)

Số thuyền viên

Thành tiền

Nhỏ hơn 40CV

Đã đăng ký

145

2.175.000

560

28.000

100.367

2.303.367

Chưa đăng ký

53

795.000

158

7.900

27.990

830.890

Từ 40CV đến dưới 90CV

9

180.000

51

2.550

11.235

193.785

Từ 90CV trở lên

185

4.440.000

980

49.000

204.416

4.693.416

Tổng cộng

392

7.590.000

1.749

87.450

344.008

8.021.458

 

PHỤ LỤC 04

BẢNG TÍNH HỖ TRỢ VỀ DẦU, BẢO HIỂM THUYỀN VIÊN VÀ THÂN TÀU THỊ XÃ BẠC LIÊU NĂM 2008 (ĐỐI VỚI TÀU ĐÃ ĐĂNG KÝ)
(Kèm theo Quyết định số 1540/QĐ-UBND ngày 31 tháng 7 năm 2008)

Đơn vị tính: 1.000 đồng

Phân loại theo công suất

Số phương tiện

Kinh phí hỗ trợ

Tổng tiền hỗ trợ năm 2008

Dầu (hỗ trợ năm 2008)

Bảo hiểm người

Bảo hiểm thân tàu (30%)

Số thuyền viên

Thành tiền

Nhỏ hơn 40CV

67

1.005.000

290

14.500

48.978

1.068.478

Từ 40CV đến dưới 90CV

22

440.000

181

9.050

27.277

476.327

Từ 90CV trở lên

89

2.136.000

1.130

56.500

120.426

2.312.926

Tổng cộng

178

3.581.000

1.601

80.050

196.681

3.857.731

 

PHỤ LỤC 05

BẢNG TÍNH HỖ TRỢ VỀ DẦU, BẢO HIỂM THUYỀN VIÊN VÀ THÂN TÀU HUYỆN GIÁ RAI NĂM 2008 (ĐỐI VỚI TÀU ĐÃ ĐĂNG KÝ)
(Kèm theo Quyết định số 1540/QĐ-UBND ngày 31 tháng 7 năm 2008)

Đơn vị tính: 1.000 đồng

Phân loại theo công suất

Số phương tiện

Kinh phí hỗ trợ

Tổng tiền hỗ trợ năm 2008

Dầu (hỗ trợ năm 2008)

Bảo hiểm người

Bảo hiểm thân tàu (30%)

Số thuyền viên

Thành tiền

Nhỏ hơn 40CV

5

75.000

33

1.650

6.085

82.735

Từ 40CV đến dưới 90CV

12

240.000

107

5.350

22.139

267.489

Từ 90CV trở lên

28

672.000

296

14.800

34.451

721.251

Tổng cộng

45

987.000

436

21.800

62.675

1.071.475

 

PHỤ LỤC 06

BẢNG TÍNH HỖ TRỢ VỀ DẦU, BẢO HIỂM THUYỀN VIÊN VÀ THÂN TÀU HUYỆN HÒA BÌNH NĂM 2008 (ĐỐI VỚI TÀU ĐÃ ĐĂNG KÝ VÀ CHƯA ĐĂNG KÝ)
(Kèm theo Quyết định số 1540/QĐ-UBND ngày 31 tháng 7 năm 2008)

Đơn vị tính: 1.000 đồng

Phân loại theo công suất

Số phương tiện

Kinh phí hỗ trợ

Tổng tiền hỗ trợ năm 2008

Dầu (hỗ trợ năm 2008)

Bảo hiểm người

Bảo hiểm thân tàu (30%)

Số thuyền viên

Thành tiền

Nhỏ hơn 40CV

Đã đăng ký

112

1.680.000

446

22.300

59.674

1.761.974

Chưa đăng ký

47

705.000

164

8.200

18.338

731.538

Từ 40CV đến dưới 90CV

5

100.000

34

1.700

6.870

108.570

Từ 90CV trở lên

3

72.000

38

1.900

4.027

77.927

Tổng cộng

167

2.557.000

682

34.100

88.909

2.680.009

 

PHỤ LỤC 07

BẢNG TÍNH HỖ TRỢ VỀ DẦU, BẢO HIỂM THUYỀN VIÊN VÀ THÂN TÀU HUYỆN VĨNH LỢI NĂM 2008 (ĐỐI VỚI TÀU ĐÃ ĐĂNG KÝ)
(Kèm theo Quyết định số 1540/QĐ-UBND ngày 31 tháng 7 năm 2008)

Đơn vị tính: 1.000 đồng

Phân loại theo công suất

Số phương tiện

Kinh phí hỗ trợ

Tổng tiền hỗ trợ năm 2008

Dầu (hỗ trợ năm 2008)

Bảo hiểm người

Bảo hiểm thân tàu (30%)

Số thuyền viên

Thành tiền

Nhỏ hơn 40CV

2

30.000

8

400

1.582

31.982

Từ 40CV đến dưới 90CV

5

100.000

60

3.000

11.200

114.200

Từ 90CV trở lên

10

240.000

120

6.000

15.429

261.429

Tổng cộng

17

370.000

188

9.400

28.211

407.611

 

PHỤ LỤC 08

BẢNG TÍNH HỖ TRỢ VỀ DẦU, BẢO HIỂM THUYỀN VIÊN VÀ THÂN TÀU HUYỆN PHƯỚC LONG NĂM 2008 (ĐỐI VỚI TÀU ĐÃ ĐĂNG KÝ)
(Kèm theo Quyết định số 1540/QĐ-UBND ngày 31 tháng 7 năm 2008)

Đơn vị tính: 1.000 đồng

Phân loại theo công suất

Số phương tiện

Kinh phí hỗ trợ

Tổng tiền hỗ trợ năm 2008

Dầu (hỗ trợ năm 2008)

Bảo hiểm người

Bảo hiểm thân tàu (30%)

Số thuyền viên

Thành tiền

Nhỏ hơn 40CV

2

30.000

6

300

1.178

31.478

Từ 40CV đến dưới 90CV

0

0

0

0

0

0

Từ 90CV trở lên

1

24.000

5

250

827

25.077

Tổng cộng

3

54.000

11

550

2.005

56.555