Quyết định 153/QĐ-UBND năm 2011 về Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động phòng chống mại dâm giai đoạn 2011-2015 tỉnh Quảng Ngãi
Số hiệu: 153/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ngãi Người ký: Cao Khoa
Ngày ban hành: 09/08/2011 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Trật tự an toàn xã hội, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 153/QĐ-UBND

Quảng Ngãi, ngày 09 tháng 08 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG PHÒNG CHỐNG MẠI DÂM GIAI ĐOẠN 2011-2015 TỈNH QUẢNG NGÃI

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Pháp Lệnh phòng, chống mại dâm ngày 17 tháng 3 năm 2003;

Căn cứ Quyết định số 679/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình hành động phòng, chng mại dâm giai đoạn 2011-2015;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 59/TTr-SLĐTBXH ngày 07 tháng 7 năm 2011 về việc đề nghị phê duyệt Kế hoạch thực hiện chương trình hành động phòng, chống tệ nạn mại dâm giai đoạn 2011 - 2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện chương trình hành động phòng, chống mại dâm giai đoạn 2011- 2015 tỉnh Quảng Ngãi.

Điều 2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các sở, ban, ngành và địa phương liên quan căn cứ vào Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định này, tổ chức thực hiện có hiệu quả, đúng theo quy định hiện hành của Nhà nước.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài chính, Y tế, Thông tin và Truyền thông, Công Thương, Văn hóa-Thể thao và Du lịch, Tư pháp, Kế hoạch và Đầu tư, Giáo dục và Đào tạo; Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh; Giám đốc Công an tỉnh; Giám đốc Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Chủ tịch các Hội: Liên hiệp phụ nữ tỉnh, Nông dân tỉnh, Cựu chiến binh tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh; Bí thư Tỉnh đoàn và Thủ trưởng các các đơn vị liên quan thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Văn phòng Chính phủ;
- UBQG phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, tệ nạn mại dâm;
- Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội;
- TT Tỉnh ủy; TT HĐND tỉnh;
- CT, PCT UBND tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh;
- Viện kiểm sát nhân dân tỉnh;
- VPUB: PVP, TH, NC, CBTH.
- Lưu VT, Vxthuy283.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Cao Khoa

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG MẠI DÂM GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 TỈNH QUẢNG NGÃI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 153/QĐ-UBND ngày 09 tháng 8 năm 2011 của UBND tỉnh Quảng Ngãi)

Căn cứ Quyết định số 679/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động phòng, chống mại dâm giai đoạn 2011 - 2015; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện chương trình hành động phòng, chng mại dâm giai đoạn 2011 - 2015 trên địa bàn tỉnh như sau:

I. Mục tiêu:

1. Mục tiêu chung:

Nâng cao nhận thức và hành động của các cơ quan, tổ chức, đoàn thở các cấp, các ngành và toàn xã hội về phòng, chống tệ nạn mại dâm; phòng ngừa và tiến tới đẩy lùi tệ nạn mi dâm dưới mọi hình thức, phòng, chống mua bán người mục đích mại dâm, bóc lột tình dục góp phần bảo vệ truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, danh dự, nhân phẩm của con người, hạnh phúc gia đình, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ sức khỏe nhân dân, phòng ngừa lây nhim HIV và các bệnh lây truyền qua đưng tình dục nhằm giảm thiu tác hại của tệ nạn mại dâm đi với đời sống xã hội.

2. Các mục tiêu cụ thể:

- 100% xã, phường, thị trấn tổ chức tuyên truyền bằng các hình thức phù hợp về tệ nạn mại dâm, tác hại của tệ nạn mại dâm, hành vi tình dục lành mạnh, an toàn, phòng ngừa lây nhiễm HIV và các bệnh lây qua đường tình dục nhằm nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận trong công tác phòng, chống mại dâm.

- Đấu tranh, triệt phá các đưng dây, nhóm hoạt động mại dâm và xử lý nghiêm minh 100% các đường dây hoạt động mại dâm được phát hiện; hoạt động mại dâm trá hình dưới mọi hình thức trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ (khách sạn, nhà hàng, nhà nghỉ, vũ trường, cơ sở karaoke...)

- 90% các huyện, thành phố trọng điểm về tệ nạn mại dâm xây dựng được mô hình truyền thông về phòng, chống mại dâm; nếp sống văn minh, hành vi tình dục lành mạnh, an toàn tại một số địa bàn trọng điểm.

- Tổ chức chữa trị, giáo dục, dạy nghề, hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho 100% số người bán dâm được đưa vào Trung tâm bằng các hình thức phù hợp.

- 100% cán bộ làm công tác phòng, chống tệ nạn xã hội được tập huấn, nâng cao năng lực về tổ chức điều hành, phối hợp liên ngành và giám sát, đánh giá trong công tác phòng, chng mại dâm.

- Giảm 30% xã, phường, thtrấn trọng điểm về tệ nạn mại dâm; duy trì xã, phường, thị trn đạt tiêu chuẩn lành mạnh không có tệ nạn mại dâm giai đoạn 2011 - 2015.

II. Các nội dung chủ yếu của Chương trình:

1. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức;

- Tổ chức các chiến dịch thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phòng, chống mại dâm. Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp chính quyền, các cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội, gia đình, cộng đồng dân cư và mọi người dân thực hiện phòng chống tệ nạn mại dâm.

- Thông qua các quan thông tin đi chúng (báo, đài) đăng tải những bản tin, phóng sự về tác hại của tệ nạn mại dâm và các biện pháp phòng ngừa về lây nhiễm HIV/AIDS.

- Phát hành tờ rơi, tờ bướm, áp phích, tranh ảnh tuyên truyền tại một số vùng có nguy cơ về tệ nạn mại dâm; xây dựng hệ thống panô tuyên truyền ở những nơi công cộng.

- Thiết lập mạng lưới cộng tác viên truyền thông về phòng, chống mại dâm.

- Xây dựng mô hình truyền thông về phòng, chống mại dâm; nếp sống văn minh, hành vi tình dục lành mạnh, an toàn tại một số địa bàn trọng điểm.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát nhằm phòng ngừa việc sử dụng các phương tiện thông tin trong hoạt động tổ chức mại dâm.

- Kinh phí thực hiện:

+ Kinh phí thực hiện 01 năm: 150 triệu đồng.

+ Kinh phí cả giai đoạn 2011 - 2015 (05 năm): 750 triệu đồng.

2. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, triệt phá ổ nhóm hoạt động mại dâm:

- Tổ chức khảo sát, điều tra cơ bn về địa bàn, đối tượng tổ chức hoạt động mại dâm; tổ chức đấu tranh các chuyên án vhoạt động mại dâm, đặc biệt đối với các vụ án liên quan đến mại dâm trẻ em.

- Đẩy mạnh công tác truy quét, triệt phá nhóm; xóa bỏ các đường dây tổ chức, nhóm, tụ điểm mại dâm làm trong sạch địa bàn.

- Nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ thực thi pháp luật trong phòng ngừa, đấu tranh chuyên án và điều tra, truy tố, xét xử các vụ án liên quan đến mại dâm của lực lượng công an, Viện kim sát nhân dân, Tòa án nhân dân các cấp.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra của Đội kiểm tra liên ngành về phòng, chống tệ nạn mại dâm theo Nghị định 178/2004/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2004 và Thông tư 05/2006/TT-BLĐTBXH ngày 22 tháng 6 năm 2006 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Kinh phí thực hiện:

+ Kinh phí thực hiện 01 năm: 200 triệu đng.

+ Kinh phí cả giai đoạn 2011 - 2015 (05 năm): 1 tỷ đồng.

3. Xây dựng các mô hình tại cộng đồng nhằm hỗ trợ giúp đỡ người bán dâm trong phòng, chng HIV/AIDS và tái hòa nhập cộng đng:

- Thí điểm xây dựng mô hình phòng ngừa, trgiúp làm tn thương, phòng chống lây nhiễm HIV tại cộng đồng.

- Nghiên cu xây dựng thí điểm các mô hình cơ sở hỗ trợ người bán dâm tái hòa nhập cộng đồng. Các cơ sở này có chức năng cung cấp các dịch vụ tư vấn tâm lý, pháp lý, hỗ trợ khám chữa bệnh lây truyền qua đường tình dục và bệnh AIDS, giáo dục kỹ năng sống, trợ giúp tái hòa nhập cộng đồng.

- Kinh phí thực hiện:

+ Kinh phí thực hiện 01 năm: 30 triệu đồng.

+ Kinh phí cả giai đon 2011 - 2015 (05 năm): 150 triệu đồng.

4. Xây dựng xã, phường, thị trấn lành mạnh không có tệ nạn mại dâm; phòng ngừa và giảm thiu tác hại của tệ nạn mại dâm đối với đời sống xã hội:

- Tổ chức tuyên truyền, giáo dục, vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện phòng, chống mại dâm ở xã, phường, thị trấn nhằm ngăn chặn, phòng ngừa tệ nạn mại dâm ở xã, phường, thị trn

- Duy trì và xây dựng xã, phường, thị trấn lành mạnh không có tệ nạn ma túy, mại dâm; tổ chức phân loại, đánh giá chuyển hóa tình hình tệ nạn ma túy, mại dâm ở xã, phường, thị trấn theo Nghị quyết liên tịch số 01/2008/NQLT-BLĐTBXH-BCA-BVHTTDL-UBTƯMTTQVN ngày 28 tháng 8 năm 2008 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Công an, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tquốc Việt Nam về việc ban hành “các tiêu chí phân loại, chấm điểm, đánh giá và biểu thống kê báo cáo về công tác xây dựng xã, phường, thị trấn lành mạnh không có tệ nạn ma túy, tệ nạn mại dâm”.

- Lồng ghép việc thực hiện các chương trình, chính sách an sinh xã hội với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; tạo cơ hội tiếp cận với các dịch vụ trợ giúp đối tượng bán dâm đang giáo dục ở xã, phường, thị trấn và người bán dâm hoàn lương nhằm giảm các yếu tố tái phạm.

- Kinh phí thực hiện:

+ Kinh phí thực hiện 01 năm: 100 triệu đồng.

+ Kinh phí cả giai đoạn 2011 - 2015 (05 năm): 500 triệu đồng.

5. Nâng cao năng lực và đánh giá giám sát:

- Tập huấn nghiệp vụ quản lý nhà nước, triển khai các quy định của Nhà nước về phòng, chng mại dâm; trang bị kỹ năng truyền thông, kỹ năng nắm bt thông tin, kỹ năng vận động, tư vn nếp sng văn minh, hành vi tình dục lành mạnh, an toàn, kiến thức về phòng ngừa HIV và các bệnh lây qua đường tình dục, kỹ năng xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện phòng, chống mại dâm cho cán bộ làm công tác phòng, chống tệ nạn xã hội các cấp của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội và các ngành, hội đoàn thcủa tỉnh.

- Xây dựng mạng lưới cộng tác viên phòng, chng tệ nạn xã hội ở một số xã, phường trọng điểm để theo dõi và kịp thời phát hiện cung cấp cho cơ quan thẩm quyền xử lý những đối tượng hoạt động mại dâm.

- Đầu tư sửa chữa, nâng cấp cơ sở chữa bệnh, nhân rộng các mô hình làm tốt công tác quản lý, giáo dục, chữa trị và dạy nghề cho người bán dâm ở cơ sở chữa bệnh cũng như ở cộng đồng; đồng thời tham gia vận động, cảm hóa và hỗ trợ cho người mại m hoàn lương có việc làm để ổn định cuộc sống.

- Tổ chức học tập kinh nghiệm ở một số địa phương làm tốt công tác phòng, chống tệ nạn mại dâm.

- Xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê, chế độ báo cáo định kỳ về công tác phòng, chống tệ nạn mại dâm.

- Tổ chức các hoạt động kiểm tra, giám sát; tổ chức hội nghị sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện hàng năm để rút kinh nghiệm đề ra những giải pháp thực hiện phòng, chng mại dâm trên địa bàn tỉnh.

- Kinh phí thực hiện;

+ Kinh phí 01 năm: 200 triệu đồng.

+ Kinh phí cả giai đoạn 2011 - 2015 (05 năm): 1 tỷ đồng.

III. Các giải pháp thực hiện:

1. Tăng cường vai trò, trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp và trách nhiệm cá nhân của người đng đầu các cơ quan, tổ chức trong phòng, chống tệ nạn mại dâm ở cấp xã, phường, thị trấn. Lấy hiệu quả công tác phòng, chống tệ nạn mại dâm nói riêng và phòng, chống tệ nạn xã hội nói chung tại địa bàn quản lý làm chỉ tiêu thi đua, đánh giá hàng năm.

2. Tăng cường nguồn lực về con người và kinh phí cho công tác phòng, chống mại dâm, ưu tiên cho các huyện, thành phố trọng điểm.

3. Huy động sự tham gia của các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội, cộng đồng và các cá nhân, gia đình, các tổ chức xã hội khác tham gia phòng, chống mại dâm; thực hiện tốt công tác vận động, phòng ngừa, giảm hại, giảm phân biệt đối xử, nhằm hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho người bán dâm.

4. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra của Đội kiểm tra liên ngành các cấp trong việc tổ chức kiểm tra các cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa, thương mại dễ phát sinh tệ nạn mại dâm; nhằm xử lý nghiêm minh các vi phạm pháp luật liên quan đến tệ nạn mại dâm.

5. Đào tạo, tập hun nâng cao năng lực cán bộ làm công tác phòng chng tệ nạn xã hội ở các cp. Nht là cán bộ cấp xã, phường, thị trn, cộng tác viên cơ sở trong việc nắm bắt thông tin, kiểm tra, giám sát, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện phòng chống mại dâm. Tham mưu UBND cùng cấp giúp đỡ, hỗ trợ người bán dâm hoàn lương được vay vốn, tạo việc làm để ổn định cuộc sng, phòng chng tái phạm.

6. Thực hiện tốt công tác phối hợp liên ngành trong việc tổ chức triển khai thực hiện các mục tiêu kế hoạch; kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện phòng, chng mại dâm.

7. Tổ chức học tập kinh nghiệm ở một số địa phương làm tốt công tác phòng, chống tệ nạn mại dâm.

IV. Kinh phí và thời gian thực hiện chương trình:

1. Dự kiến kinh phí:

- Tổng kinh phí thực hiện hàng năm: 680 triệu đồng. Kinh phí thực hiện cả giai đoạn 2011 -2015 (05 năm): 3.400 triệu đồng.

- Kinh phí thực hiện Kế hoạch thực hiện chương trình hành động phòng, chống mại dâm giai đoạn 2011 - 2015 từ nguồn đảm bảo xã hội của tỉnh. Hàng năm Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng dự toán theo từng nội dung công việc gửi Sở Tài chính thẩm định và đề xuất UBND tỉnh phân b có mục tiêu cho các nhiệm vụ trọng tâm của chương trình; UBND các huyện, thành phố cân đối, btrí kinh phí từ ngân sách địa phương; huy động các nguồn tài trợ hợp pháp đphục vụ cho công tác phòng, chống mại dâm đạt các mục tiêu đã đề ra.

2. Thời gian thực hiện:

Trong quý III năm 2011, các sở, ban, ngành, hội đoàn thể tỉnh và UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch thực hiện chương trình hành động phòng, chống mại dâm giai đoạn 2011 - 2015; đồng thời xây dựng kế hoạch thực hiện phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của ngành, đơn vị và địa phương.

V. Tổ chức thực hiện:

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, hội đoàn thể tỉnh xây dựng và tổ chức triển khai Kế hoạch thực hiện chương trình hành động phòng, chng mại dâm giai đoạn 2011 - 2015 và hàng năm trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát và tổ chức sơ kết, đánh giá kết quả hàng năm về hoạt động phòng, chống mại dâm cho UBND tỉnh.

- Tổ chức tốt công tác giáo dục, chữa bệnh, dạy nghề cho người bán dâm ở cơ sở chữa bệnh và phối hợp với chính quyền địa phương tạo điều kiện cho người bán m hoàn lương có việc làm ổn định.

2. Công an tnh:

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức đấu tranh phòng ngừa tội phạm mại dâm; chỉ đạo lực lượng công an các cấp, phối hp hoạt động phòng, chng mại dâm với phòng, chống tội phạm ma túy và buôn bán phụ nữ, trẻ em; quản lý địa bàn; kiểm tra, hướng dẫn các cơ sở kinh doanh dịch vụ đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội và xử lý vi phạm liên quan đến phòng, chng mại dâm.

- Lập hồ sơ đề nghị đưa người bán dâm vào cơ sở chữa bệnh, quản lý giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa người mại dâm không có nơi cư trú ổn định vào tạm thời lưu trú tại cơ sở chữa bệnh.

- Bố trí cán bộ, chiến sĩ hỗ trợ, giúp đỡ Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội bảo vệ, quản lý đối tượng trong những đt cao điểm.

5. Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh:

Chủ trì, phối hợp vi các cơ quan chức năng phối hợp hoạt động phòng chống mại dâm với phòng chng ma túy và buôn bán người. Tăng cường tuần tra, kiểm soát, quản lý vùng bin, đảo. Kịp thời phát hiện hoạt động mại dâm, tội phạm buôn bán người qua biên giới nhm mục đích mại dâm để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

4. Sở Thông tin và Truyền thông:

Chủ trì, phi hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Y tế và các ở, ngành liên quan đẩy mạnh việc thông tin tuyên truyền về nếp sống văn minh, hành vi tình dục lành mạnh, an toàn bao gồm cả việc phòng, chng lây nhiễm HIV, các bệnh lây qua đưng tình dục; chính sách, pháp luật vệ phòng, chống mại dâm tạo sự đồng thuận của xã hội trong công tác này. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nhằm phòng ngừa việc lợi dụng các phương tiện thông tin trong hoạt đng mại dâm.

5. Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch:

Chủ trì, phối hợp vi các sở, ngành liên quan quản lý chặt chẽ đi vi các cơ sở kinh doanh văn hóa, du lịch, ngăn chặn và xử lý các hành vi khiêu dâm, kích dục, lưu hành văn hóa phẩm độc hại, đồi trụy và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa - du lịch liên quan đến phòng, chống mại dâm.

6. SY tế:

- Chỉ đạo việc tổ chức thanh tra, kiểm tra điều kiện về y tế ca các cơ sở kinh doanh dịch vụ massage dễ bị lợi dụng hoạt động mại dâm.

- Phi hợp với các sở, ngành liên quan và các địa phương triển khai các nội dung về phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS; chỉ đạo việc điều trị các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục cho các cơ sở chữa bệnh, tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động ở các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ bị lợi dụng hoạt động mại dâm; cử y, bác sĩ giúp Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội công tác chữa trị trong những đợt cao điểm.

7. Sở Tư pháp:

Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và hội đoàn thể liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật về phòng, chống mại dâm.

8. SKế hoạch và Đầu tư:

Phối hp các Sở Tài chính, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội căn cứ khả năng ngân sách và các nguồn thu hợp pháp khác; đồng thời xem xét thực trạng các cơ sở quản lý, cải tạo các đi tượng mại dâm, có kế hoạch tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí đầu tư, nâng cấp cho phù hợp, đảm bảo phục vụ công tác phòng, chống tệ nạn mại dâm.

9. Sở Tài chính:

Cùng vi thi điểm lập dự toán hàng năm, trên cơ sở dự toán do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh lập, căn cứ khả năng cân đối ngân sách, Sở Tài chính có trách nhiệm tổng hợp trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định kinh phí; đồng thời phối hợp với các cơ quan có liên quan kiểm tra việc sử dụng kinh phí phòng, chống mại dâm theo chế độ quy định hiện hành của Nhà nước.

10. Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Công Thương:

Chỉ đạo ngành dọc lng ghép trong các hoạt động, quản lý phòng, chống mại dâm và các hoạt động chuyên môn thường xuyên của đơn vị.

11. Đài Phát thanh - Truyền hình tnh, Báo Quảng Ngãi:

Thưng xuyên tuyên truyền công tác phòng, chng tệ nạn mại dâm trên các phương tiện thông tin đại chúng đmọi tầng lớp nhân dân cùng tham gia công tác đấu tranh phòng, chống tệ nạn mại dâm.

12. UBND các huyện, thành phố:

- Trên cơ sở Kế hoạch này, xây dựng phê duyệt và tổ chức thực hiện Kế hoạch 5 năm, hàng năm về phòng, chống mại dâm giai đoạn 2011 - 2015 tại địa phương.

- B trí ngân sách và huy động các nguồn đóng góp hp pháp khác để bảo đảm kinh phí thực hiện kế hoạch phòng, chng mại dâm; tăng cường nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác phòng, chng tệ nạn xã hội.

- Lồng ghép công tác phòng, chống mại dâm vào các chương trình an sinh xã hội của địa phương như xóa đói giảm nghèo; dạy nghề, tạo việc làm, phòng, chống ma túy, HIV/AIDS và phòng, chng buôn bán người.

13. Đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân các cấp;

Nâng cao năng lực thực thi pháp luật truy tố, xét xử các vụ án liên quan đến mại dâm cho lực lượng kiểm sát viên, thẩm phán các cấp.

14. Đề nghị Ủy ban Mặt trận T quc Việt Nam tỉnh và các Hội đoàn thể (Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên Cộng sn H Chí Minh, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Liên đoàn lao động):

Phối hợp chặt chẽ với các s, ngành liên quan tăng cường thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”; phát động phong trào toàn dân cùng tham gia đấu tranh; tố giác tội phạm mại dâm; giáo dục đối tượng mại dâm tại cộng đồng dân cư, ở các thôn, tdân phố.

Định kỳ hàng quý, 6 tháng và hàng năm, các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố báo cáo kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch phòng, chống mại dâm cho UBND tỉnh qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp./.