Quyết định 153/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt Chương trình phát triển giống cây lâm nghiệp tỉnh Nghệ An đến năm 2020
Số hiệu: | 153/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Nghệ An | Người ký: | Nguyễn Đình Chi |
Ngày ban hành: | 14/01/2010 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Nông nghiệp, nông thôn, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
UỶ BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 153/QĐ-UBND |
Vinh, ngày 14 tháng 01 năm 2010 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT “CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN GIỐNG CÂY LÂM NGHIỆP TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020”
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 2194/QĐ-TTg ngày 25/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thuỷ sản đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 89/2005/QĐ-BNN ngày 29/12/2005 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc Ban hành Quy chế quản lý giống cây trồng lâm nghiệp;
Căn cứ Chương trình hành động số 21-CTr/TU của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khoá XVI;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Báo cáo thẩm định số 392/NN-KHTC ngày 29/12/2009,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Chương trình phát triển giống cây lâm nghiệp tỉnh Nghệ An đến năm 2020, với các nội dung chủ yếu như sau:
1. Tên gọi: “Chương trình phát triển giống cây lâm nghiệp tỉnh Nghệ An đến năm 2020”.
2. Quan điểm chỉ đạo:
- Giống là biện pháp quan trọng nhất làm tăng năng suất và hiệu quả của công tác trồng rừng.
- Phát triển giống cây lâm nghiệp phải phù hợp với chiến lược phát triển lâm nghiệp của tỉnh đến năm 2020, trong đó có kế hoạch trồng rừng theo từng mục đích cụ thể.
- Phát triển giống lâm nghiệp phải đồng bộ và toàn diện, hài hoà giữa lĩnh vực nghiên cứu và sản xuất; coi trọng cả cây gỗ nhỏ, cây gỗ lớn, cây lâm sản ngoài gỗ, cây bản địa và cây nhập nội.
- Nghiên cứu và sử dụng giống tốt phải đi đôi với việc áp dụng các biện pháp thâm canh cao.
- Phát triển giống cây lâm nghiệp theo hướng hiện đại hoá với công nghệ cao, phù hợp với xu thế phát triển của các nước trong khu vực và đảm bảo hội nhập, cạnh tranh quốc tế.
3. Mục tiêu:
3.1. Mục tiêu chung:
Xây dựng công tác giống lâm nghiệp Nghệ An hiện đại, bảo đảm cung cấp đủ giống có chất lượng cao về chất lượng di truyền và chất lượng sinh lý, nhằm tạo nên những khu rừng trồng có năng suất cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên tại các vùng sinh thái khác nhau ở Nghệ An. Hình thành hệ thống sản xuất và dịch vụ giống cây lâm nghiệp được quản lý chặt chẽ, phù hợp với cơ chế thị trường, hoà nhập với mạng lưới giống quốc gia.
3.2. Mục tiêu cụ thể
Đến năm 2015, giống cho trồng rừng được đáp ứng đủ số lượng, chất lượng được cải thiện một phần. Đến năm 2020, bảo đảm cung cấp 80% giống được công nhận trong đó 50% giống từ nhân giống sinh dưỡng cho trồng rừng. Sinh khối tăng truởng đạt 20 -25 m3/ha/năm.
- Về cung cấp giống
+ Số lượng: Đảm bảo sản xuất cung ứng đủ giống cây lâm nghiệp phục vụ nhiệm vụ, kế hoạch trồng rừng phòng hộ, trồng rừng sản xuất, trồng cây phân tán hàng năm trên địa bàn toàn tỉnh. Giai đoạn 2009- 2015 bình quân sản xuất, cung ứng 25 -30 triệu cây lâm nghiệp các loại/năm. Giai đoạn 2015-2020 bình quân sản xuất, cung ứng 35 - 40 triệu cây lâm nghiệp các loại/năm.
+ Chất lượng: Cải thiện, nâng cao chất lượng sinh lý, chất lượng di truyền nguồn giống lâm nghiệp. Tất cả các nguồn giống phải đuợc kiểm định chất lượng, xuất xứ. Tuyển chọn được các loài cây trồng cho năng suất cao, ổn định, phục vụ trồng rừng nguyên liệu và trồng rừng sản xuất. Tuyển chọn các loài cây bản địa đa mục đích phục vụ giống trồng rừng phòng hộ. Xây dựng công nghệ sản xuất giống vô tính phục vụ trồng rừng nguyên liệu.
- Về quản lý: Xây dựng, bổ sung đầy đủ, kịp thời các văn bản về quản lý giống cây lâm nghiệp. Nâng cao năng lực quản lý, điều phối của mạng lưới sản xuất cung ứng giống trong phạm vi toàn tỉnh. Thực thi vai trò quản lý nhà nước của cơ quan chuyên trách, kiểm soát chất lượng giống các loài cây trồng chính theo chuỗi hành trình.
- Về nguồn lực:
+ Hình thành mạng lưới sản xuất và cung ứng giống lâm nghiệp theo hướng xã hội hoá với nhiều thành phần kinh tế (doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, hộ gia đình và cá nhân) nhằm đưa giống tốt đến tận người sử dụng giống.
+ Công tác đào tạo: Đến năm 2015, về cơ bản bảo đảm đủ số cán bộ, nhân viên hoạt động trong lĩnh vực giống, bao gồm cả quản lý, nghiên cứu, sản xuất và cung ứng giống.
4. Nhiệm vụ:
4.1. Sản xuất, cung ứng giống cây lâm nghiệp:
a) Loài cây ưu tiên phát triển giống.
- Tiêu chí lựa chọn loài cây ưu tiên:
Là các loài cây trồng chính tại Quyết định số 13/2005/QĐ-BNN ngày 15 tháng 3 năm 2005 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành Danh mục giống cây lâm nghiệp chính và Quyết định số 24/2007/QĐ-BNN ngày 9 tháng 4 năm 2007 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
+ Phù hợp với mục đích trồng rừng: Đối với rừng sản xuất sớm cho thu hoạch, có giá trị và hiệu quả kinh tế cao, tiềm năng thị trường lớn; đối với rừng phòng hộ (đầu nguồn, chống cát, chắn sóng lấn biển) có khả năng phòng hộ theo từng mục đích phòng hộ cụ thể.
+ Nắm chắc kỹ thuật gây trồng, đặc biệt kỹ thuật thâm canh.
+ Có nguồn giống dồi dào, đạt chất lượng tốt.
+ Hiện tại và tương lai sẽ được gây trồng nhiều.
+ Chưa bị sâu bệnh và không có tác dụng xấu đối với môi trường.
- Chọn loài cây ưu tiên:
+ Nhóm loài cây lấy gỗ phục vụ trồng rừng kinh tế: Xoan ta (Melia azedarach),Thông Nhựa (Pinus merkusii), Mỡ (Manglietia glauca), Bồ đề (S.tonkinenensis), Keo tai tượng (Acacia mangium), Keo lá tràm (Acacia auriculiformis), Keo lai giâm hom (Acacia mangium x Acacia auriculiformis) , Bạch đàn U6 và một số loài cây khác đáp ứng nhu cầu lâm sản của thị trường.
+ Nhóm loài cây trồng làm giàu rừng, trồng bổ sung trong khoanh nuôi rừng: Lát hoa (Chukrasia tabularis), Sồi phảng (Lithocarpus fissus Champ), Vạng trứng (Endospermum chinensis), Muồng đen (Cassia siamea), Lim xanh (Erythrophloeum fordii), Trám (Canarium album), Pơ mu (Fokenia hodgingse), Lim xẹt (Peltophorum tonkinensis A), Giáng hương (Pterocarpus macrocarpus), Nghiến (Fokenia hodgingse), Kim giao (Podocarpus Nagi), Phi lao (Casuarina equisetifolia), Bần (Sonneratia caseolaris), Vẹt (Bruguiera gymnorrhiza)...
+ Nhóm loài cây lâm sản ngoài gỗ: Quế (Cinnamomum cassia), Sở (Camellia sasaqua Thumb), Trám ăn quả (Canarium nigrum Engler), Tre trúc, Mây nếp (Calamus tetradactylus Hance), Song mây, Dó trầm (A.quilaria crassna Pierre), Thông nhựa (Pinus merkusii), Cao su, cây chủ cánh kiến...
+ Nhóm loài cây trồng rừng phòng hộ:
* Phòng hộ đầu nguồn: Tương tự các loài cây trong làm giàu rừng.
* Phòng hộ đất cát ven biển: Xoan chịu hạn (Azadirachta indica), Phi lao (Casuarina equisetifolia), Keo chịu hạn.
* Phòng hộ đất ngập nước: Phi lao (Casuarina equisetifolia), Bần (Sonneratia caseolaris), Vẹt (Bruguiera gymnorrhiza)....
b) Xây dựng hệ thống nguồn giống
Xác định được các nguồn giống hiện có, xây dựng thêm và quản lý tốt hệ thống nguồn giống trong tỉnh. Để xây dựng và quản lý nguồn giống, cần có quy hoạch hệ thống sản xuất giống hợp lý cho các loài cây ưu tiên tại các vùng có điều kiện thuận lợi cho việc ra hoa kết quả.
Đảm bảo đủ nhu cầu giống cho rừng phòng hộ. Việc đảm bảo giống trước hết cần ưu tiên bằng việc khoanh nuôi bảo vệ các khu rừng tự nhiên để lấy giống, chỉ phát triển thêm rất hạn chế 1 số ít loài mà giống từ rừng tự nhiên không đảm bảo.
- Nâng cấp các nguồn giống hiện có
Tuyển chọn để chuyển hóa, nâng cấp các nguồn giống từ rừng tự nhiên và rừng trồng hiện có với diện tích 129 ha gồm các loài sau: Lát hoa (Chukrasia tabularis), Giáng hương (Pterocarpus macrocarpus), Lim xanh (Erythrophloeum fordii), Mỡ (Manglietia glauca), Thông nhựa (Pinus merkusii), Keo tai tượng (Acacia mangium), Vạng trứng (Endospermum chinensis), Sồi phảng (Lithocarpus fissus Champ), để cung cấp giống giai đoạn trước mắt.
- Tuyển chọn, chuyển hoḠbổ sung một số nguồn giống mới.
Căn cứ kế hoạch trồng rừng và nhu cầu giống các loài được chọn tiếp tục chuyển hoá diện tích 98 ha với 8 nguồn giống mới: Bồ đề (S.tonkinenensis), Ràng ràng (O.balance), Quế (C.camforum), Phi lao (Casuarina equisetifolia), Pí niếng (Dalbergia hupeanavar), Mét (Dendrrocalamus membranaceus), Pơ Mu (Fokenia hodgingse), Cây khác (phân tán).
- Trồng rừng, vườn giống mới.
Thiết lập các nguồn giống mới có chất lượng di truyền cao để cung cấp giống lâu dài. Giai đoạn 2009 - 2020 thiết lập 273 ha, trong đó có 173 ha rừng giống và 100 ha vườn giống. Keo lá tràm (A.auriculiformis), Keo tai tượng (A.mangium), Thông nhựa (Thông chóc) (P.merkusii), Lát hoa (C.tabularix), Mỡ (M.glauca), Trám (C.album), Mây (Calamus tetradactylus Hance), Pơ mu (Fokenia hodgingse), Quế quỳ (Cinamomum camforum), Bần.
c) Xây dựng hệ thống vườm ươm, nhà nuôi cấy mô
- Nâng cấp vườn ươm, nhà giâm hom,vườn huấn luyện hiện có.
Số nhà giâm hom, vườn huấn luyện cần nâng cấp mở rộng vườn, hệ thống tưới, cải tạo nhà giâm hom, hệ thống rào bảo vệ, vườn huấn luyện có 13 công trình (được đầu tư từ năm 2002).
- Xây dựng thêm vườn ươm cố định.
Trong giai đoạn 2009 - 2020 cần phải xây dựng thêm 10 - 15 vườn ươm cố định tại các huyện Thanh Chương, Quỳ Châu, Kỳ Sơn, Quỳ Hợp, Tân Kỳ, Tương Dương, Quế Phong, Con Cuông, Kỳ sơn, Nam Đàn, Nghi Lộc để đáp ứng nhu cầu cung cấp cây giống cho trồng rừng tại địa phương.
- Xây dựng vườn ươm tạm thời.
Để khắc phục tình trạng nhu cầu giống trồng rừng lớn, địa hình miền núi phức tạp, đường từ vườn cố định đến nơi trồng rừng, hơn nữa trồng rừng lại vào đúng mùa mưa lũ có những nơi không thể vận chuyển cây con đến được. Cần phải xây dựng các vườn ươm nhỏ (vườn ươm tạm thời) là giải pháp tối ưu cả về kinh tế và kỹ thuật. Vườn tạm thời có diện tích thường chỉ từ 200 - 500m2, gần với địa bàn trồng rừng, là nơi tập kết, sản xuất, chăm sóc cây cung cấp cây giống trong vòng bán kính 5km. Căn cứ vào tình hình thực tế, giai đoạn 2009 - 2020 cần được mở thêm là 30 vườn ươm tạm thời phục vụ trồng rừng dự án 661 và 147.
- Xây dựng nhà nuôi cấy mô và vườn ươm trung tâm.
Xây dựng mới một nhà nuôi cấy mô công suất từ 2 - 3 triệu cấy mô/năm và một vườn ươm trung tâm quy mô lớn với nhiệm vụ chính là:
+ Tiếp nhận và chuyển giao công nghệ và vật liệu nhân giống mới;
+ Tiếp nhận và lưu giữ giống gốc, hạt giống cây mầm để sản xuất cây con;
+ Là nơi huấn luyện đào tạo kỹ thuật nhân giống bằng công nghệ sinh học, các kiến thức cơ bản về quản lý và sản xuất cây con cho các cán bộ có liên quan trên địa bàn tỉnh.
+ Sản xuất, cung cấp giống gốc, giống mới cho các đơn vị nhân giống trên địa bàn tỉnh và vùng lân cận.
+ Sản xuất cung cấp cây con chất lượng cao cho các đơn vị có yêu cầu.
d) Xây dựng hạ tầng phục vụ cung ứng giống.
- Đầu tư xây dựng giao thông nội vùng, hồ chứa nước, đường điện hạ thế phục vụ sản xuất giống trên địa bàn tỉnh.
e) Thiết lập và đưa vào hoạt động một mạng lưới giống cây lâm nghiệp (MLGLN) với sự điều phối đồng bộ, thống nhất trong tỉnh.
Mạng lưới giống lâm nghiệp của tỉnh là hệ thống sản xuất, cung ứng, dịch vụ cung cấp giống có chất luợng cao trên cơ sở quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn giống đã được tuyển chọn và công nhận, với sự phối hợp chặt chẽ của mọi thành phần có liên quan (từ chủ nguồn giống, nhà sản xuất giống, người cung ứng giống đến người sử dụng giống), bao gồm mọi thành phần kinh tế (quốc doanh, tập thể, hộ gia đình và cá nhân, v.v…) cùng tham gia quản lý, giám sát chất luợng giống, chủ động trong việc lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ giống hàng năm, dưới sự quản lý thống nhất và kiểm soát của cơ quan quản lý Nhà nước (Sở NN&PTNT), Khuyến khích việc sử dụng giống tốt, bảo đảm đưa giống tốt đến tay người sử dụng, nâng cao chất lượng và năng suất rừng trồng.
- Các thành viên trong mạng lưới giống lâm nghiệp tỉnh gồm:
+ Cơ quan quản lý Nhà nước: Sở NN&PTNT
+ Cơ quan nghiên cứu, phát triển.
+ Chủ nguồn giống
+ Đơn vị sản xuất giống (hạt giống và cây con)
+ Đơn vị dịch vụ
+ Người sử dụng giống
- Chức năng, nhiệm vụ của MLGLNQG
+ Tham mưu xây dựng và đưa vào thực hiện Quy chế quản lý giống cây lâm nghiệp.
+ Đề xuất phương thức quản lý sản xuất, cung ứng giống và cây con cũng như phương thức đầu tư và giám sát chất lượng giống và hiệu quả đầu tư. Đưa hệ thống quản lý chuỗi hành trình giống cây lâm nghiệp vào thực hiện.
+ Cập nhật thông tin về nguồn giống và năng lực sản xuất giống làm cơ sở cho việc lập kế hoạch trồng rừng hàng năm.
+ Đề xuất các chính sách phù hợp về khuyến khích đầu tư cho phát triển giống, đảm bảo cung cấp giống tốt cho trồng rừng.
- Xây dựng kế hoạch triển khai hệ thống quản lý mạng lưới giống trên phạm vi toàn tỉnh để phổ biến quy chế quản lý giống của ngành, hình thành tổ chức; tập huấn, hướng dẫn các tỉnh thực hiện quản lý chuỗi hành trình giống cây lâm nghiệp.
4.2. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho công tác giống
- Hình thành bộ phận chuyên môn quản lý giống lâm nghiệp tại cơ quan chuyên môn thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT.
- Tăng cường bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn về giống lâm nghiệp để có điều kiện thực hiện nhiệm vụ được giao.
+ Hình thức là: Hội thảo, tập huấn, tham quan học tập;
+ Đối tượng: Cán bộ quản lý, người trực tiếp sản xuất, người sử dụng giống.
+ Nội dung:
* Các văn bản quản lý, kỹ thuật có liên quan, quản lý chất lượng giống theo chuỗi hành trình...
* Các kiến thức cơ bản & kỹ thuật chuyên môn: Xây dựng rừng vườn giống, sản xuất giống, Công nghệ sinh học, kiểm nghiệm, bảo quản giống...
* Kỹ năng thực hành về sản xuất giống...
4.3. Nghiên cứu về giống cây lâm nghiệp.
Nghiên cứu giống cây lâm nghiệp đến năm 2020 cần tập trung khảo nghiệm các loài cây trồng rừng kinh tế cây nguyên liệu mọc nhanh, cây gỗ lớn và cây lâm sản ngoài gỗ, cây nhập nội, cây bản địa. Kết hợp nghiên cứu chọn giống với nghiên cứu biện pháp lâm sinh để tăng năng suất rừng trồng; nhanh chóng đưa kết quả nghiên cứu chọn giống vào sản xuất và chuẩn bị cho giai đoạn sau năm 2020.
- Loài cây ưu tiên khảo nghiệm:
+ Các loài cây trồng chính đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công bố.
+ Phù hợp với mục đích trồng rừng: Gỗ lớn, gỗ nhỏ, lâm sản ngoài gỗ, có giá trị và hiệu quả kinh tế cao, tiềm năng thị trường lớn.
+ Hiện đang hoặc trong tương lai sẽ được gây trồng nhiều.
- Loài cây ưu tiên được lựa chọn khảo nghiệm là:
+ Nhóm loài cây lấy gỗ phục vụ trồng rừng kinh tế bao gồm các loài cây:
* Gỗ lớn: Xoan ta (Melia azedarach), Gỗ đỏ (Afzelia xylocarpa), Sưa (Dalbergia tonkinesis)
* Gỗ nhỏ: Bạch đàn, Keo (keo lai, keo tai tượng, keo lá tràm, keo lá liềm).
+ Nhóm loài cây trồng làm giầu rừng, trồng bổ sung trong khoanh nuôi rừng: lát hoa (Chukrasia tabularis), Sồi phảng (Lithocarpus fissus Champ), Vạng trứng (Endospermum chinensis), Muồng đen (Cassia siamea), Lim xanh (Erythrophloeum fordii), Trám (Canarium album), Dẻ gai,
+ Nhóm loài cây lâm sản ngoài gỗ: Quế (Cinnamomum cassia), Sở (Camellia sasaqua Thumb), Trám ăn quả (Canarium nigrum Engler), Tre trúc, Mây nếp (Calamus tetradactylus Hance), Cây chủ cánh kiến, Trầm gió (A.quilaria crassna Pierre),
+ Nhóm loài cây trồng rừng phòng hộ:
* Phòng hộ đầu nguồn: Giống các loài cây trong làm giàu rừng.
* Phòng hộ đất cát ven biển: Xoan chịu hạn (Azadirachta indica), Phi lao (Casuarina equisetifolia), Keo chịu hạn.
* Phòng hộ đất ngập nước: Sú (Aegiceras corniculatum), Bần (Sonneratia caseolaris).
5. Phạm vi thực hiện Chương trình: Tại 19 huyện thị: Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Anh Sơn, Đô Lương, Yên Thành, Thanh Chương, Nam Đàn, Quỳnh Lưu, Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Diễn Châu, thị xã Thái Hoà, thị xã Cửa Lò.
6. Tiến độ thực hiện
6.1. Giai đoạn 2009-2015
- Rà soát lại diện tích nguồn giống hiện có, đề xuất giải pháp nâng cấp, xây dựng bổ sung, kinh phí đầu tư, đảm bảo cung cấp giống cho trồng rừng ngay từ năm 2009.
- Tiến hành điều tra bổ sung, tuyển chọn các lâm phần tự nhiên, rừng trồng tốt để tác động, chuyển hóa thành rừng giống 217ha, trong đó nâng cấp rừng giống đã có 129 ha, chuyển hoá rừng giống mới 98 ha. Diện tích rừng giống chuyển hóa này sẽ sản xuất, cung ứng đủ giống cho giai đoạn 2009-2020.
- Điều tra, tuyển chọn cây trội, dòng vô tính ưu việt, tiến hành xây dựng 173 ha rừng giống, 100 ha vườn giống
- Xây dựng và đưa vào sử dụng các vườn ươm, giâm hom, phòng nuôi cấy mô để cung cấp đủ cây con cho kế hoạch trồng rừng, đáp ứng nhu cầu cây con chất lượng cao.
6.2 Giai đoạn 2015-2020
- Tiếp tục xây dựng, chăm sóc, nuôi dưỡng các nguồn giống chất lượng cao.
- Đưa một số diện tích nguồn giống chất lượng cao vào sản xuất, đồng thời tiếp tục thu hái giống trên diện tích nguồn giống tốt đã xây dựng.
- Sản xuất và cung ứng đủ hạt giống tốt (cả phẩm chất di truyền và sinh lý) cho các loài cây trồng rừng chính.
- Khai thác triệt để công suất của các phòng nuôi cấy mô, vườn ươm, giâm hom để cung cấp cây con chất lượng cao cho trồng rừng.
- Tiếp tục điều tra, chọn lọc cây trội để phục vụ cho các chương trình cải thiện giống, nâng cấp nguồn giống cho các loài cây trồng chủ lực trong tương lai (sau năm 2020).
TT |
Hạng mục |
ĐVT |
Tổng |
Tiến độ |
2010 - 2020 |
|
2009 |
2010 |
|||||
I |
Chuyển hoá rừng giống |
|
227 |
|
|
|
1 |
Chuyển hoá rừng tự nhiên |
Ha |
129 |
30 |
30 |
69 |
2 |
Chuyển hoá rừng trồng |
Ha |
98 |
25 |
30 |
43 |
II |
Trồng rừng vườn giống |
Ha |
273 |
|
|
|
|
Vườn giống |
|
100 |
0 |
20 |
80 |
|
Rừng giống |
Ha |
173 |
20 |
30 |
123 |
III |
Xây dựng cơ sở nhân giống |
|
|
|
|
|
1 |
Nâng cấp, mở rộng vườn ươm, vườn huấn luyện,vườn giống gốc hiện có |
Vườn |
13 |
5 |
5 |
3 |
2 |
Xây dựng mới vườn ươm nhà dâm hom, vườn huấn luyện, vườn giống gốc |
Vườn |
10 |
2 |
3 |
5 |
3 |
Xây dựng vườn ươm tạm thời |
|
30 |
5 |
5 |
20 |
4 |
Nhà nuôi cấy mô & Vườn trung tâm |
Công trình |
1 |
|
1 |
|
IV |
Đào tạo nâng cao về công tác giống |
|
|
|
|
|
1 |
Cán bộ quản lý (tỉnh, huyện, BQLRPH, CTLN, LT) |
lớp |
5 |
1 |
2 |
2 |
2 |
Cán bộ kỹ thuật (Các đơn vị có liên quan) |
lớp |
|
2 |
1 |
2 |
3 |
Người trực tiếp sản xuất |
lớp |
10 |
|
|
|
4 |
Đào tạo, chuyển giao CN nuôi cấy mô |
lớp |
|
2 |
3 |
5 |
5 |
Người sử dụng giống |
lớp |
10 |
2 |
2 |
6 |
V |
KHCN - Quản lý |
|
2 |
|
1 |
1 |
1 |
Nghiên cứu ứng dụng |
đề tài |
10 |
1 |
2 |
7 |
2 |
Tin học quản lý |
Phần mềm |
1 |
1 |
|
|
VI |
Trang thiết bị |
|
10 |
|
2 |
8 |
1 |
Dụng cụ thu hái |
Bộ |
10 |
0 |
5 |
5 |
2 |
Chế biến (kho bãi) |
m2 |
|
|
|
|
3 |
Bảo quản (Nhà kho, tủ lạnh, tủ sấy…) |
|
1000 |
|
|
1000 |
7. Nhu cầu vốn và nguồn vốn
7.1. Tổng nhu cầu vốn đầu tư: 34.596 triệu đồng.
Trong đó:
- Chuyển hoá rừng giống: 3.895 triệu đồng
- Trồng rừng, vườn giống: 11.055 triệu đồng
- Xây dựng vườn ươm, cơ sở nhân giống: 7.150 triệu đồng
- Đào tạo, phổ cập nâng cao nhận thức Chương trình giống: 1.600 triệu đồng.
- KHCN- Tin học quản lý: 2.300 triệu đồng
- Trang thiết bị sản xuất, kiểm nghiệm, bảo quản giống: 1.800 triệu đồng.
- Khảo nghiệm giống: 3.000 triệu đồng.
- Quản lý phí & dự phòng: 3.696 triệu đồng.
7.2. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư
- Nguồn vốn từ ngân sách TW & địa phương bao gồm:
+ Nguồn vốn từ chương trình giống cây trồng vật nuôi và giống cây lâm nghiệp đến năm 2010.
+ Nguồn vốn từ chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007 - 2015 tại Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg .
+ Nguồn vốn từ Chương trình 661.
+ Nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách tỉnh.
- Các nguồn vốn khác bao gồm:
+ Vốn tự có của các Doanh nghiệp, chủ rừng, hộ gia đình sản xuất kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp.
+ Vốn liên doanh liên kết.
+ Vốn vay tín dụng.
8. Các giải pháp.
8.1. Giải pháp về quản lý.
- Ban hành kịp thời các văn bản hướng dẫn thực hiện công tác giống lâm nghiệp. Rà soát lại toàn bộ các văn bản quản lý giống, bảo đảm có văn bản đầy đủ, đồng bộ và đạt yêu cầu cho công tác quản lý giống.
- Thực hiện nghiêm túc quy chế quản lý giống cây trồng lâm nghiệp của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
- Thực hiện nghiêm chỉnh việc khảo nghiệm giống và công nhận giống cây rừng mới theo Quy chế quản lý giống cây trồng lâm nghiệp.
- Tổ chức hội thảo, tập huấn, tham quan học hỏi cho cán bộ phục trách giống lâm nghiệp của các dự án cơ sở để nâng cao kỹ thuật sản xuất giống và năng lực quản lý.
8.2. Giải pháp về khoa học công nghệ
- Nghiên cứu việc thay thế tập đoàn giống cây trồng phù hợp điều kiện tự nhiên, mục đích kinh doanh nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh lâm sản hàng hoá.
- Nghiên cứu và lập dự báo sản lượng hạt giống từng loài của các khu rừng giống, vườn giống theo vùng sinh thái, theo mùa, chu kỳ sai quả, chu kỳ mất mùa, công nghệ thu hái chế biến, bảo quản, tiêu thụ…
- Nghiên cứu vận dụng công nghệ sản xuất giống vô tính và sinh dưỡng, để tạo ra nguồn giống có năng suất chất lượng cao đáp ứng mục tiêu trồng rừng. Gồm các bước:
+ Lập danh mục các loài cây cần được nhân giống sinh dưỡng (chủ yếu các loài cây trồng rừng nguyên liệu, cây trung hạn, cây nông lâm kết hợp, cây lấy quả và lấy dầu, nhựa như: Keo lai, Bạch đàn, Mét, Thông...).
+ Tăng cường nghiên cứu tuyển chọn các loài cây bản địa đáp ứng mục đích kinh doanh, đồng thời đầu tư nhập loài cây trồng rừng có nhiều đặc tính tốt đưa vào trồng trên địa bàn.
+ Nghiên cứu đặc điểm sinh lý, sinh thái làm cơ sở khoa học cho việc gây trồng các loài cần được bảo tồn nguồn gen.
+ Nghiên cứu chu trình bảo quản và cải tiến hệ thống bầu, dinh dưỡng đóng bầu sản xuất cây giống nhằm hạ giá thành sản phẩm, tăng sự tiện lợi trong vận chuyển cây giống đến hiện trường trồng rừng.
- Ban hành các loại tài liệu, văn bản quản lý giống lâm nghiệp có liên quan.
8.3. Giải pháp về nguồn lực.
Xây dựng nguồn giống và vườn ươm.
- Về nguồn giống:
+ Nâng cấp, tiếp tục chuyển hoá 10 nguồn giống đã có với diện tích 129 ha.
+ Chuyển hoá mới 8 nguồn giống mới với diện tích 98 ha.
+ Xây dựng rừng giống mới với 173 ha.
+ Xây dựng vườn giống với diện tích 100 ha.
- Về hệ thống vườm ươm.
+ Nâng cấp, cải tạo 13 ườn ươm.
+ Xây dựng mới 10 vườn ươm cố định.
+ Xây dựng 30 vườn ươm tạm thời.
+ Xây dựng 1 nhà nuôi cấy mô.
- Khảo nghiệm một số loài cây kinh tế cây nguyên liệu mọc nhanh, cây gỗ lớn và cây lâm sản ngoài gỗ, cây nhập nội, cây bản địa. Phổ cập và đào tạocán bộ về giống cây rừng.
- Đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý ngành giống cây trồng (từ tỉnh đến cơ sở) thực sự am hiểu và có khả năng làm chủ khoa học kỹ thuật về giống.
- Xây dựng lực lượng cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề phục vụ công tác tuyển chọn giống, sản xuất giống từ tỉnh đến cơ sở.
- Đào tạo, chuyển giao công nghệ sản xuất giống có năng suất cao, thực hiện các chương trình phổ cập có liên quan đến công tác tạo giống cho các cơ sở và hộ nông dân trên địa bàn tỉnh.
- Nâng cao nhận thức về giống đối với các doanh nghiệp, các tổ chức, tập thể và cá nhân kinh doanh lâm nghiệp. Tạo sự nhận thức đúng đắn về vai trò quan trọng của giống cây rừng trong chiến lược phát triển lâm nghiệp.
- Xây dựng hệ thống thông tin truyên truyền nâng cao nhận thức sử dụng giống tốt trong trồng rừng.
- Xây phần mềm quản lý giống lâm nghiệp, thường xuyên cập nhật thông tin về hệ thống nguồn giống, Chứng chỉ giống, sản xuất và cung ứng giống .
- Xây dựng chương trình tuyên truyền, phổ cập bằng nhiều hình thức và nội dung.
8.4. Giải pháp về cơ chế chính sách
Về đầu tư, tín dụng
* Nguồn vốn từ ngân sách từ Trung ương và địa phương: Các nguồn vốn này được ưu tiên đầu tư vào các công việc sau:
- Đầu tư nghiên cứu về giống cây lâm nghiệp, bao gồm:
+ Khảo nghiệm giống mới cho các loài cây ưu tiên.
+ Tăng cường năng lực nghiên cứu ứng dụng về giống, cơ sở vật chất trang thiết bị cho nghiên cứu.
- Đầu tư cho sản xuất cung ứng giống cây lâm nghiệp, bao gồm:
+ Xây dựng hệ thống nguồn giống.
+ Đầu tư và hỗ trợ đầu tư hệ thống vườn ươm công nghệ hiện đại
+ Thiết lập và hoạt động mạng lưới giống cây lâm nghiệp
+ Tập huấn kỹ thuật sản xuất giống mới
- Đầu tư cho đào tạo, đào tạo lại cho cán bộ làm công tác giống lâm nghiệp
* Vốn tín dụng ưu đãi: ưu tiên dành cho sản xuất giống thương mại của các các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân vay vốn để nuôi dưỡng, quản lý, bảo vệ nguồn giống (khi nguồn giống đã cho sản phẩm), sản xuất và phát triển giống lâm nghiệp công nghệ cao.
* Vốn từ các dự án hỗ trợ của các tổ chức Quốc tế:
Tranh thủ sự hỗ trợ từ các tổ chức Quốc tế cho nghiên cứu cải thiện giống, bảo tồn nguồn gen cây rừng, tăng cường năng lực về giống và quản lý giống, xây dựng thể chế, chính sách giống và phát triển nguồn giống chất lượng cao phục vụ cho sản xuất cây giống tốt cho các dự án trồng rừng.
Về đất đai và về thuế
- Ưu tiên đất tốt cho nghiên cứu khảo nghiệm và xây dựng nguồn giống. Quỹ đất đã được quy hoạch để xây dựng nguồn giống được ổn định lâu dài, không được chuyển đổi mục đích sử dụng.
- Chủ kinh doanh giống được nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai, miễn giảm thuế theo quy định của các luật thuế hiện hành của Nhà nước.
9. Tổ chức thực hiện
9.1. Cấp tỉnh
a) Sở Nông nghiệp và PTNT: Chủ trì và phối hợp với các sở liên quan tổ chức thực hiện Chương trình phát triển giống cây trồng lâm nghiệp đến năm 2020 trên phạm vi của tỉnh. Chi cục Lâm nghiệp trực tiếp tham mưu, thực hiện chương trình giống lâm nghiệp.
b) Các Sở, ngành và các cơ quan, đơn vị có liên quan:
- Sở Tài nguyên và Môi trường: Tiếp tục thực hiện công tác giao đất lâm nghiệp và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tăng cường công tác kiểm tra giám sát và xử lý việc thực hiện không đúng quy hoạch sử dụng đất nói chung, đất lâm nghiệp nói riêng.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính là cơ quan tổng hợp, tham mưu cho UBND tỉnh phân bổ chỉ tiêu, kế hoạch, kinh phí hàng năm, tạo điều kiện về nguồn vốn của địa phương để có chính sách hỗ trợ bổ sung cho ngành Lâm nghiệp thực hiện các mục tiêu của chương trình.
- Ngân hàng Nông nghiệp &PTNT, các ngân hàng thương mại, và Chi nhánh quỹ hỗ trợ phát triển tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất vừa đảm bảo nguyên tắc hoạt động của ngành nhưng lại vừa có cơ chế phù hợp để đáp ứng nguồn vốn vay phục vụ triển khai chương trình một cách kịp thời.
9.2. Cấp huyện
a) Phòng Nông nghiệp & PTNT: Tham mưu cho UBND huyện về quản lý nhà nước giống lâm nghiệp trên địa bàn; cùng với các phòng ban, cơ quan chức năng, tham mưu cho UBND huyện tổ chức thực hiện kế hoạch đã được phê duyệt, giám sát, đánh giá quá trình thực hiện chương trình Giống theo kế hoạch hàng năm.
b) Hạt Kiểm lâm thực thi nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng, tham mưu cho cấp uỷ chính quyền kiểm tra, giám sát thực hiện Luật bảo vệ và phát triển rừng.
c) Trạm khuyến nông, khuyến lâm phối hợp với Chi cục Lâm nghiệp tổ chức tuyên truyền, tập huấn chuyển giao kỹ thuật cho cán bộ liên quan trong huyện.
d) Các Công ty lâm nghiệp, Ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng, các doanh nghiệp trồng rừng, HTX, tổ hợp sản xuất giống cây lâm nghiệp… Là những đơn vị chủ lực để thực thi các nội dung của chương trình, có nhiệm vụ thực hiện đầy đủ các nội dung theo chương trình được phê duyệt.
Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo Chi cục Lâm nghiệp và các cơ quan, địa phương, đơn vị có liên quan thực hiện tốt chương trình này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; Chi cục trưởng Chi cục Lâm nghiệp và Thủ trưởng các địa phương, cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
Quyết định 2194/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt Đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản đến năm 2020 Ban hành: 25/12/2009 | Cập nhật: 30/12/2009
Quyết định 147/2007/QĐ-TTg về chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007 - 2015 Ban hành: 10/09/2007 | Cập nhật: 18/09/2007
Quyết định 24/2007/QĐ-BNN Ban hành Danh mục bổ sung giống cây lâm nghiệp chính Ban hành: 09/04/2007 | Cập nhật: 30/08/2007
Quyết định 89/2005/QĐ-BNN về Quy chế quản lý giống cây trồng lâm nghiệp Ban hành: 29/12/2005 | Cập nhật: 20/05/2006
Quyết định 13/2005/QĐ-BNN về Danh mục giống cây lâm nghiệp chính Ban hành: 15/03/2005 | Cập nhật: 20/05/2006