Quyết định 151/QĐ-UB năm 1988 ban hành tiêu chuẩn địa phương về chóa đèn đường thủy ngân 125W do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Số hiệu: 151/QĐ-UB Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh Người ký: Nguyễn Văn Huấn
Ngày ban hành: 04/06/1988 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Khoa học, công nghệ, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 151/QĐ-UB

TP. Hồ Chí Minh, ngày 04 tháng 06 năm 1988

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH TIÊU CHUẨN ĐỊA PHƯƠNG VỀ : CHÓA ĐÈN ĐƯỜNG THỦY NGÂN 125W KÝ HIỆU 53 TCV 139-88

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

- Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân đã được Quốc hội thông qua ngày 30 tháng 6 năm 1983 ;
- Căn cứ Nghị định số 141/HĐBT ngày 24 tháng 8 năm 1982 của Hội đồng Bộ trưởng ban hành Điều lệ về công tác Tiêu chuẩn hóa ;
- Căn cứ Thông tư số 488/KHKT/TT ngày 5-6-1966 của Ủy ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước về việc xây dựng, xét duyệt, ban hành và quản lý Tiêu chuẩn kỹ thuật địa phương của sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp;
- Xét yêu cầu cần thiết của công tác quản lý kỹ thuật ở thành phố Hồ chí Minh;
- Theo đề nghị của đồng chí Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1.- Nay ban hành kèm theo quyết định này Tiêu chuẩn địa phương về : Chóa đèn đường thủy ngân 125W. Ký hiệu 53 TCV 139-88.

Điều 2.- Tiêu chuẩn này là căn cứ để đánh giá chất lượng sản phẩm trong phạm vi, sản xuất (thuộc các cơ sở quốc doanh, Công tư hợp doanh, tập thể và cá thể) cũng như trong lưu thông phân phối.

Điều 3.- Các cơ quan quản lý đôn đốc, theo dõi, kiểm tra để đề nghị khen thưởng những cơ sở thực hiện tốt. Tiêu chuẩn đã ban hành và xử lý nghiêm minh những cơ sở làm ăn gian dối.

Điều 4. – Tiêu chuẩn này có hiệu lực kể từ ngày ký và được lưu hành trong toàn thành phố.

Điều 5. – Các đồng chí Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và kỹ thuật thành phố, Liên hiệp xã thành phố, chủ tịch Ủy ban nhân các quận, huyện và các cơ sở liên quan đến sản xuất và kinh doanh mậ hàng này trong thành phố chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

 

 

T/M ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
K/T.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Huấn

 

TIÊU CHUẨN ĐỊA PHƯƠNG

CHÓA ĐÈN ĐƯỜNG THỦY NGÂN 125W

53 TCV 139-88

- Cơ quan biên soạn : Xí nghiệp cơ khí Lữ Gia

- Cơ quan đề nghị ban hành : Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng.

- Cơ quan trình duyệt : Ủy ban khoa học và kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh.

- Cơ quan xét duyệt và ban hành : Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh

- Quyết định ban hành số 151/QĐ-UB ngày 4-6-1988.

 

TIÊU CHUẨN ĐỊA PHƯƠNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

---------

ỦY BAN NHÂN DÂN
 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

 

CHÓA ĐÈN ĐƯỜNG THỦY NGÂN 125

53 TCV 139-88

 

 

Có hiệu lực từ :

 

Tiêu chuẩn này bao gồm các kiểu loại chóa đèn dùng bóng thủy ngân cao áp 125W, điện thế tối đa là 250V, phục vụ chiếu sáng công cộng. Tiêu chuẩn này áp dụng đối với các chóa đèn được sản xuất và lưu thông phân phối trong phạm vi thành phố Hồ Chí Minh, không đề cập đến chấn lưu và bóng đèn.

1.– Kiểu loại và hông số kích thước cơ bản.

1.1. Hình dáng chóa đèn có thể tạo tự do tùy thiết kế. Khối lượng toàn bộ không quá 4kg (không kể bóng và chấn lưu).

1.2. Kích thước lỗ lắp cần đèn dạng cồn phài phù hợp với qui định trong bảng 1.

mm

Bảng 1

Tên chỉ tiêu

Mức quy định

1. Đường kính đầu

2. Đường kính cuối

3. Chiều dài

37 ± 0,5

35 ± 0,5

85 ± 2

1.3. Kích thước ren đui đèn phải là loại ren tròn E.27 theo TCVN 2550-78.

2.– Yêu cầu kỹ thuật.

2.1. Thân và nắp chóa đèn phải được làm bằng nhôm A13 hoặc hợp kim nhôm AlMg 5 có ứng suất kéo không nhỏ hơn 20kg/mm2. Cho phép thay thế bằng vật liệu khác có tính tương đương và có khả năng chống rỉ tốt.

2.2. Các chi tiết như bu long, vít, khoen dẫn điện dùng trong chui đèn, khoen dấu dây điện phải làm bằng đồng Cu 3 hoặc hợp kim theo TCVN 1659-75 và phải được xi mạ bảo vệ.

2.3. Các chi tiết như trục bản lề, vít xiết, giá đỡ làm bằng thép CT38, CT42 theo TCVN 1659-75 và phải được xi mạ chống rỉ. Chất lượng lớp mạ tối thiểu phải đạt hạng C theo 53 TCV 30-77 hoặc 53 TCV 31-77.

2.4. Chụp đèn phải được làm bằng thủy tinh silicat có bề dày từ 6 đến 8mm, khối lượng từ 1,1 đến 1,5kg, cho phép thay thế bằng vật liệu khác có hiệu suất quang thông tương đương.

2.5. Độ bền xung nhiệt của chụp thủy tinh phải không nhỏ hơn 650C.

2.6. Số bọt khí trên chụp thủy tinh cho phép như sau :

- Tối đa 1 bọt khí đường kính từ 6 đến 10mm.

- Tối đa 2 bọt khí đường kính từ 2 đến 6mm.

- Tối đa 5 bọt khí đường kính nhỏ hơn 2mm.

- Bọt li ti có đường kính nhỏ hơn 2mm: không được tập trung ở phần giữa chụp đèn và diện tích phần bọt này không được lớn hơn 1/10 diện tích mặt chụp đèn.

Trên mỗi chụp thủy tinh chỉ cho phép xuất hiện 2 trong 4 loại khuyết tật trên.

2.7. Đệm nắp, đệm chụp đèn phải làm bằng cao su tổng hợp, sốp, không hút ẩm, hệ lão hóa phải không nhỏ hơn 0,8.

2.8. Các chi tiết chóa đèn phải được lắp chặt bằng các vòng đệm vênh thích hợp.

2.9. Các bu lông, vít phải phủ hợp với TCVN 1916-76 và TCVN 1917-76, không nhỏ hơn M4, trừ trường hợp dùng trong đui đèn.

2.10. Chóa đèn phải kín, không bị nước, bụi, côn trùng xâm nhập.

2.11. Chóa đèn phải được thiết kế có bộ phận chống xoay.

2.12. Phần ngoài chóa đèn phải được phủ bằng lớp sơn hoặc xi mạ bảo vệ, lớp sơn phải nhẵn bóng, phủ đều vá có độ bám tốt. Nếu chóa đèn được xi mạ thì chất lượng lớp mạ tối thiếu phải đạt hạng C theo 53 TCV 30-77 hoặc 53 TCV 31-77.

2.13. Vỏ đui đèn phải được làm bằng vật liệu cách điện tốt, chịu được phóng điện áp 2.000V, tần số 50 Hz trong 1 phút vá chịu được trắc nghiệm độ bền xung nhiệt.

2.14. Dây dẫn điện phải làm bằng dây đồng Cu 1 hoặc Cu 2, tiết diện lõi không nhỏ hơn 1mm2, phải là loại dây mềm, nhiều sợi. Vỏ bọc phải không hút ẩm, chịu được nhiệt độ 500C trong thời gian liên tục ít nhất 12 giờ theo TCVN 2103-77. Dây điện bọc nhựa PVC.

2.15. Chóa đèn phải được thiết kế đảm bảo an toàn về điện. Chóa đèn phải có dây nối đất, tiếp xúc tốt theo QPVN 13-78.

2.16. Điện trở cách điện giữa các phần tử mang điện với vỏ kim loại phải không nhỏ hơn 20 MΩ trong môi trường khô ráo và không nhỏ hơn 2MΩ trong môi trường ẩm ướt.

2.17. Hiệu suất quang thông của chóa đèn phải không nhỏ hơn 30%, đảm bảo ánh sáng truyền qua ở những nơi mờ kém nhất.

2.18. Nhiệt độ trung bình không khí trong chóa đèn lúc có tải không quá 550 .

3.– Phương pháp thử .

3.1. Chóa đèn được thử theo 1 trong 2 cách sau :

- Thử điển hình: tiến hành khi thử mẫu định kỳ hoặc khi chế tạo kiểu chóa đèn mới. Số lượng mẫu và phương pháp lấy mẫu theo TCVN 2600-78 và TCVN 2602-78. Thử điển hình bao gồm tất cả các chỉ tiêu quy định trong tiêu chuẩn này.

- Kiểm tra xuất xưởng: kiểm tra toàn bộ chóa đèn được chế tạo. Kiểm tra xuất xưởng bao gồm tối thiểu các chỉ tiêu sau : 3.2, 3.3, 3.4, 3.9, 3.12.

3.2. Kiểm tra mặt ngoài của chóa đèn và chụp thủy tinh bằng mắt thường.

3.3. Đo các kích thước cơ bản của chóa đèn bằng thước cặp du xích 1/20mm.

3.4. Xác định độ bền xung nhiệt của chụp thủy tinh theo TCVN 1045-71.

3.5. Kiểm tra chất lượng lớp mạ các chi tiết bằng thép theo 53TCV 30-77, 53TCV 31-77 hoặc 53TCV 32-77.

3.6. Kiểm tra lớp sơn vỏ chóa đèn theo TCV 2097-77.

3.7. Xác định hệ số lão hóa đệm cao su theo TCVN 2229-77.

3.8. Thử độ rung : dùng thiết bị rung tần số thay đổi được từ 0 đến 50 Hz để kiểm tra độ ổn định của chóa đèn. Chóa đèn được cho rung ở tầng số thay đổi từ 5 đến 30 Hz trong ít nhất 30 phút.

3.9. Thử độ kín: Dùng vòi nước miệng hoa sen với áp lực khoảng 10N/cm2, phun lên chóa đèn ở nhiểu góc độ khác nhau và thay đổi trong thời gian ít nhất 15 phút; sau khi thử, bên trong chóa đèn không bị thấm nước.

3.10. Thử phóng điện cao áp vỏ đui đèn và độ bền xung nhiệt theo TCVN 1835-76.

3.11. Thử khả năng chịu được nhiệt độ 500C trong 12 giờ của dây dẫn điện theo TCVN 2103-77.

3.12. Đo điện trở cách điện của dây dẫn và đui đèn bằng Mégohm 500V.

3.13. Xác định hiệu suất quang thông của chóa đèn : bằng cách xác định tỷ số quang thông của chóa đèn lắp bóng 125W và của bóng 125W đo trong cùng một điều kiện.

4. - Ghi nhãn – bao gói – vận chuyển – bảo quản

4.1. Mỗi chóa đèn phải kèm theo:

a) Nhãn hiệu ghi rõ :

- Chóa đèn đường 125W.

- Tên và cơ sở sản xuất.

- Có giấy chứng nhận đăng ký chất lượng sản phẩm.

- Số hiệu của tiêu chuẩn này.

b) Bản hướng dẫn sử dụng :

4.2. Nhãn hiệu phải dính chặt trên chóa đèn, phải bền, không phai mờ trong thời gian bảo hành.

4.3. Thời gian bảo hành ít nhất là 1 năm kể từ ngày sử dụng và thời gian lưu kho không được quá 3 năm.

4.4. Mỗi chóa đèn phải có bao bì, thùng giấy hoặc thùng gỗ có lót đệm để tránh va đập. Ngoài thùng phải có dấu hiệu chống ẩm, dễ vỡ, dấu hiệu không lật ngược TCVN 3673-81, Ngoài thùng cần ghi :

- Tên sản phẩm – kiểu loại.

- Tên cơ sở sản xuất.

- Số lượng sản phẩm.

- Khối lượng thùng.

Mỗi kiện có thể chứa 20 thùng và thể tích mỗi kiện không quá 3m3, khối lượng không quá 90kg.

4.5. Khi bốc dỡ, di chuyển phải làm nhẹ tay, không để rơi đổ, tuân theo dấu hiệu ghi ngoài thùng, kiện.

4.6. Kho chứa phải khô ráo, sạch sẽ, khi lưu kho phải kê gỗ cách mặt đất ít nhất 0,1m. Không xếp mỗi chồng quá 10 thùng và quá 3 kiện.

 

PHỤ LỤC

(thuật ngữ)

1. Chóa đèn thường : Hộp kín chứa nguồn sáng có lắp kính khúc xạ, tấm phản chiếu hoặc tấm chắn khác thích hợp nguồn sáng để biến đổi nguồn sáng phát ra, bảo vệ nguồn sáng không bị ảnh hưởng của môi trường khí hậu, côn trùng.

2. Chụp đèn : Mặt trước chóa đèn có hình dạng cong, lồi làm bằng vật liệu trong suốt (thông thường làm bằng thủy tinh) để truyền ánh sáng.

3. Hiệu suất quang thông : Tỷ số tính bằng % giữa quang thông của chóa đèn lắp bóng và quang thông của bóng (quang thông : cường độ nguồn sáng, đơn vị là lumen).

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ

 





Hiện tại không có văn bản nào liên quan.