Quyết định 150/2006/QĐ-UBND về Quy chế đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường các công trình lân cận trong hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Số hiệu: | 150/2006/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Thái Nguyên | Người ký: | Nguyễn Văn Kim |
Ngày ban hành: | 18/01/2006 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Môi trường, Xây dựng nhà ở, đô thị, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
UỶ BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 150/2006/QĐ-UBND |
Thái Nguyên, ngày 18 tháng 1 năm 2006 |
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003;
Căn cứ Bộ luật Dân sự năm 1995;
Căn cứ Luật Xây dựng năm 2003;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 16/QLKT-CL ngày 10/01/2006 sau khi đã có thẩm định của Sở Tư pháp Thái Nguyên tại Văn bản số 1577/TP-VB ngày 24/11/2005,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Nay ban hành Quy chế đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường các công trình lân cận trong hoạt động xây dựng áp dụng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên kèm theo Quyết định này
Điều 2: Giao Sở Xây dựng hướng dẫn các Sở, Ban, Ngành, các huyện, thành phố, thị xã thuộc tỉnh và các tổ chức, cá nhân có liên quan tổ chức thực hiện.
Điều 3: Các Ông, Bà: Chánh văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các Sở , Ban, Ngành của tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã thuộc tỉnh và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký ban hành. Những quy định trước đây trái với Quyết định này đều được bãi bỏ ./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
ĐẢM BẢO AN TOÀN VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG CÁC CÔNG TRÌNH LÂN CẬN TRONG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 150/2006/ QĐ-UB, ngày 18 tháng 01 năm 2006 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên)
Điều 1. Đối tượng và phạm vi điều chỉnh
1. Đối tượng áp dụng quy chế: Quy chế này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức cá nhân nước ngoài tham gia đầu tư xây dựng và hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên không phân biệt nguồn vốn ;
2. Phạm vi điều chỉnh: Quy chế này quy định quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng, các chủ sở hữu, chủ quản lý, sử dụng các công trình trong việc bảo đảm an toàn các công trình lân cận, vệ sinh môi trường trong quá trình khảo sát, thiết kế và thi công xây dựng công trình mới hoặc sửa chữa, cải tạo, phá dỡ, bảo trì các công trình cũ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Trong quy chế này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Cải tạo nâng cấp công trình cũ: Là những công trình đã được xây dựng từ trước, nay cải tạo lại hoặc nâng cấp như: Gia cố phần móng, kết cấu chịu lực, sửa hình thức kiến trúc (xây thêm tầng, hoặc sửa chữa mặt ngoài công trình ...)
2. Công trình lân cận: Là những công trình xây dựng nằm trong phạm vi chịu ảnh hưởng khi xây dựng công trình mới , nâng cấp cải tạo công trình cũ.
3. Gia cố công trình: Là các biện pháp xử lý các cấu kiện của công trình cũ nhằm giữ ổn định và tăng khả năng chịu lực của kết cấu công trình.
4. An toàn các công trình lân cận: Là khi thi công công công trình mới hoặc cải tạo công trình cũ mà có công trình lân cận thì không để xẩy ra các sự cố như: Đổ vỡ, lún, nứt gây hư hỏng công trình công trình lân cận đó.
5. Bảo trì công trình: Là công việc sửa chữa thường xuyên sau khi đưa công trình vào khai thác sử dụng nhằm khai thác công trình được lâu dài, nhằm tăng tuổi thọ công trình .
6. Vệ sinh môi trường xây dựng: Không để vật liệu lộn xộn, bụi, rác thải, phương tiện thiết bị thi công phục vụ xây dựng làm ảnh hưởng môi trường nơi xây dựng .
1. Các đối tượng tham gia hoạt động xây dựng có quyền sau :
a) Yêu cầu các cơ quan liên của nhà nước công bố công khai các quy định có liên quan đến công việc đầu tư như : Quy hoạch xây dựng, đất đai tài nguyên, nguồn nước, nguồn điện, giao thông vận tải, môi trường sinh thái ... để thực hiện đầy đủ về an toàn vệ sinh môi trường công trình xây dựng.
b) Tham gia các hoạt động xây dựng khi có đủ điều kiện năng lực theo quy định ; có quyền dừng thi công xây dựng công trình khi không được tạo điều kiện để đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường khi thi công công trình .
c) Phản ánh đề xuất với các cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện ra các thiếu sót cần sửa đổi hoặc bổ xung để đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường khi thi công công công trình
2. Các đối tượng tham gia hoạt động xây dựng có nghĩa vụ sa :
a) Có nghĩa vụ khảo sát hiện trường và lập biện pháp an toàn, bảo vệ công trình lân cận trước khi thi công xây dựng công trình;
b) Có nghĩa vụ thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cho người , máy móc, thiết bị trong quá trình thi công xây lắp;
c) Có nghĩa vụ thực hiện các biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường trong quá trình thi công xây dựng bao gồm môi trường không khí, môi trường nước, chất thải rắn, tiếng ồn và các yêu cầu khác về vệ sinh môi trường theo quy định ;
d) Có trách nhiệm phối hợp giải quyết khắc phục kịp thời khi có hiện tượng mất an toàn và không đảm bảo vệ sinh môi trường trong quá trình thi công;
đ) Mua các loại bảo hiểm theo quy định của pháp luật về bảo hiểm; bồi thường thiệt hại nếu vi phạm công tác an toàn vệ sinh môi trường gây hư hại cho môi trường hoặc công trình lân cận.
3) Trách nhiện của các chủ thể tham gia đầu tư và hoạt động xây dựng trong việc đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường các công trình lân cận như sau:
a) Nhà thầu khảo sát có trách nhiệm bảo vệ môi trường trong khu vực khảo sát xây dựng như : Không gây ô nhiễm nguồn nước, không khí và gây tiếng ồn quá giới hạn cho phép . Chỉ được chặt cây, hoa mầu khi chủ sở hữu cho phép . Phục hồi hiện trường khảo sát xây dựng . Bảo vệ các công trình hạ tầng kỹ thuật và các công trình xây dựng khác trong vùng, địa điểm khảo sát . Nếu gây hư hại cho các công trình đó thì phải bồi thường thiệt hại;
b) Nhà thầu thiết kế công trình chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật về chất lượng thiết kế xây dựng công trình và phải bồi thường thiệt hại khi sử dụng thông tin, tài liệu, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng, giải pháp kỹ thuật, công nghệ không phù hợp gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình xây dựng và các công trình lân cận và các hành vi vi phạm khác gây ra thiệt hại;
c) Nhà thầu thi công xây dựng công trình phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật về chất lượng công việc do mình đảm nhận; bồi thường thiệt hại khi vi phạm hợp đồng, sử dụng vật liệu không đúng chủng loại, thi công không đảm bảo chất lượng hoặc gây hư hỏng, gây ô nhiễm môi trường và các hành vi khác gây ra thiệt hại;
d) Nhà thầu giám sát thi công xây dựng của chủ đầu tư phải chịu bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng; chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư khi nghiệm thu không đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn và chỉ dẫn kỹ thuật được áp dụng, sai thiết kế và các hành vi khác gây ra thiệt hại;
đ) Chủ đầu tư chịu trách nhiệm bồi thường do vi phạm hợp đồng cho nhà thầu thi công xây dựng công trình; chịu trách nhiệm trước pháp luật khi nghiệm thu không đảm bảo chất lượng làm sai lệch kết quả nghiệm thu, nghiệm thu khối lượng không đúng, sai thiết kế và các hành vi vi phạm khác. Khi phát hiện các sai phạm về chất lượng công trình xây dựng của nhà thầu thi công xây dựng công trình thì phải buộc nhà thầu dừng thi công và yêu cầu nhà thầu khắc phục hậu quả.
NHỮNG NỘI DUNG VỀ ĐẢM BẢO AN TOÀN VỆ SINH MÔI TRƯỜNG CÁC CÔNG TRÌNH LÂN CẬN TRONG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG
1. Nội dung Dự án xây dựng công trình mới hoặc cải tạo nâng cấp công trình cũ hay Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình ngoài các nội dung theo quy định hiện hành còn phải đề cập tới những nội dung liên quan tới đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường công trình lân cận như : Cấp công trình , niên hạn sử dụng công trình lân cận , đánh giá hiện trạng của công trình lân cận đặc biệt về các kết cấu chịu lực chính của công trình như Móng, khung cột BTCT, tường, mái BTCT...
2. Nội dung dự án cần đưa ra được các giải pháp gia cố để bảo vệ an toàn cho các công trình lân cận, dự kiến kinh phí của giải pháp đó để có cơ sở triển khai thiết kế kỹ thuật và lập dự toán ;
3. Công trình lân cận có niên hạn sử dụng đã quá thời gian sử dụng , chất lượng kém có nguy cơ bị sập đổ cần có những kiến nghị với cấp có thẩm quyền và đơn vị, cá nhân đang quản lý sử dụng để dỡ bỏ đảm bảo an toàn cho người và tài sản;
4. Các công trình xây dựng riêng lẻ của dân thì chủ đầu tư xây dựng công trình không phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình và Báo cáo kinh tế kỹ thuật mà chỉ cần lập hồ sơ xin cấp phép xây dựng . Nội dung hồ sở xin cấp phép xây dựng ngoaig việc thực hiện theo quy định chung, còn phải tuân thủ các yêu cầu của Quy chế này.
Điều 5 . Đảm bảo an toàn , vệ sinh môi trường công trình lân cận trong công tác khảo sát xây dựng
1. Khi xây dựng mới hoặc cải tạo nâng cấp công trình cũ bên cạnh các công trình lân cận, mà quá trình hoạt động xây dựng và khai thác sử dụng sau này có nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng công trình lân cận thì phải được thực hiện việc khảo sát đánh giá hiện trạng công trình lân cận ;
2. Nội dung công tác khảo sát công trình cần đề cập tới các nội dung sau :
a) Đánh giá hiện trạng vị trí xây dựng công trình lân cận ;
b) Khảo sát hiện trạng chất lượng kết cấu móng, khung cột BTCT, tường, sàn mái chịu lực chính của các công trình lân cận và những công trình nằm trong vùng ảnh hưởng . Kết quả khảo sát đánh giá hiện trạng công trình lân cận phải lập thành biên bản có xác nhận của các bên liên quan và xác nhận của chính quyền địa phương;
c) Đề xuất các giải pháp thiết kế gia cố phần móng , kết cấu chịu lực chính của công trình, biện pháp thi công để đảm bảo an toàn cho công trình lân cận . Biện pháp này phải được chủ sở hữu công trình lân cận chấp thuận;
d) Trường hợp những công trình lân cận đã quá niên hạn sử dụng , hoặc đã xuống cấp , ... đề xuất những biện pháp sử lý thích hợp ;
đ) Nếu công trình cũ phải tháo dỡ thì phải có phương án tháo dỡ và biện pháp tháo dỡ để đảm bảo an toàn;
3. Trách nhiện của các chủ sở hữu hoặc đại diện chủ sở hữu các công trình lân cận cần phối hợp tốt , không được gây khó khăn trong việc cung cấp những thông tin về điều kiện địa chất, kết cấu công trình, hồ sơ thiết kế của công trình mình đang quản lý sử dụng cho đơn vị tư vấn khảo sát và đơn vị thiết kế khi có yêu cầu để phục vụ tốt cho công tác khảo sát và thiết kế.
Điều 6 . Đảm bảo an toàn , vệ sinh môi trường công trình lân cận trong thiết kế xây dựng công trình
1. Tổ chức thực hiện thiết kế công trình phải đáp ứng các điều kiện sau :
a) Có đăng ký hoạt động thiết kế công trình.
b) Có đủ năng lực hoạt động thiết kế xây dựng công trình;
c) Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm thiết kế , chủ trì thiết kế phải có năng lực hành nghề thiết kế xây dựng và có chứng chỉ hành nghề phù hợp với yêu cầu của loại , cấp công trình.
2. Cá nhân hành nghề độc lập thiết kế xây dựng công trình phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Có năng lực hành nghề thiết kế XD, có chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng;
b) Có đăng ký hành nghề hoạt động thiết kế xây dựng;
3. Đối với việc thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ
a) Nhà ở riêng lẻ có tổng diện tích xây dựng sàn lớn hơn 250M2, từ 3 tầng trở lên hoặc nhà ở trong khu di sản văn hoá, di tích lịch sử - văn hoá thì việc thiết kế phải do tổ chức thiết kế, cá nhân thiết kế có đủ năng lực hoạt động thiết kế xây dựng hoặc năng lực hành nghề thiết kế xây dựng thực hiện;
b) Nhà ở riêng lẻ có quy mô nhỏ hơn nhà ở quy định tại điểm a khoản này thì cá nhân, hộ gia đình được tự tổ chức thiết kế nhưng phải phù hợp với quy hoạch được duyệt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng thiết kế, tác động của môi trường và an toàn của các công trình lân cận.
4. Nội dung hồ sơ thiết kế thực hiện theo quy định của nhà nước đã ban hành và bổ sung những nội dung sau:
a) Phương án thiết kế gia cố móng, tường hoặc kết cấu chịu lực chính của công trình lân cận căn cứ vào kết quả khảo sát để đưa ra phương án sử lý thích hợp để đảm bảo an toàn cho công trình lân cận;
b) Các biện pháp an toàn khi thi công , vệ sinh môi trường nơi thi công như hệ thống hàng rào kín xung quanh công trình, biển báo, lưới an toàn, vệ sinh hè đường , lưới chắn an toàn công trình thi công trên cao .... phải được chỉ dẫn chi tiết trong hồ sơ thiết kế;
c) Các nội dung quy trình bảo hành , bảo trì công trình theo quy định hiện hành của phải được thể hiện đầy đủ trong hồ sơ thiết kế;
d) Nếu công trình cũ phải tháo dỡ thì trong hồ sơ thiết kế phải đề cập đến những vấn đề an toàn, biện pháp khi tháo dỡ, vệ sinh công trình, vệ sinh môi trường xung quanh.
đ) Trường hợp công trình cần có thiết bị thi công thì phải có phương án thi công tránh các tác động tải trọng, rung động của các thiết bị khi hoạt động gây ảnh hưởng đến công trình , phương án được chỉ dẫn cụ thể trong thiết kế.
e) Phần dự toán chi phí cho công tác gia cố an toàn cho công trình lân cận phải được thể hiện trong hợp đồng giữa chủ đầu tư và đơn vị tư vấn ; phần kinh phí này do chủ đầu tư chịu trách nhiệm thanh toán .
Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng công trình trong đô thị phải tuân thủ các quy định về nội dung xin cấp phép xây dựng theo quy định hiện hành của pháp luật và tuân thủ những quy định của Quy chế này.
Công trình sửa chữa, cải tạo không được làm ảnh hưởng đến các công trình lân cận về kết cấu, khoảng cách đến công trình xung quanh, cấp nước, thoát nước , thông gió, ánh sáng, vệ sinh môi trường, PCCN.
Điều 8. Đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường công trình lân cận khi khởi công công trình
Công trình xây dựng chỉ được khởi công khi đáp ứng các điều kiện sau :
1. Có mặt bằng xây dựng để bàn giao toàn bộ hoặc từng phần theo tiến độ do chủ đầu tư và nhà thầu thi công xây dựng thoả thuận ;
2. Có giấy phép xây dựng đối với những công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng , trừ trường hợp sau thời gian và nội dung quy định của Luật Xây dựng mà cơ quan cấp phép không có ý kiến trả lời bằng văn bản khi đã có đủ các điều kiện theo quy định ;
3. Có thiết kế bản vẽ thi công của hạng mục công trình đã được phê duyệt ;
4. Có hợp đồng xây dựng;
5. Có đủ nguồn vốn để đảm bảo tiến độ xây dựng công trình xây dựng theo tiến độ đã được phê duyệt trong dự án đầu tư xây dựng công trình ;
6. Có biện pháp để đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường trong quá trình thi công xây dựng công trình;
7. Có cam kết của chủ đầu tư công trình xây dựng mới hoặc cải tạo nâng cấp công trình cũ với các chủ sở hữu công trình lân cận nơi xây dựng nếu có các sự cố xẩy ra phải được sử lý kịp thời, bản cam kết có xác nhận của chính quyền địa phương.
8. Đối với khu đô thị mới , tuỳ theo tính chất , quy mô phải xây dựng xong toàn bộ hoặc từng phần các công trình hạ tầng kỹ thuật thì mới được khởi công công trình xây dựng .
Điều 9. An toàn trong thi công xây dựng công trình:
1. Đối với các đơn vị thi công công trình
a) Khi tham gia xây dựng công trình đều phải có đăng ký hành nghề theo quy định của nhà nước, tuân thủ theo các Quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng của nhà nước đã ban hành;
b) Thi công xây dựng phải theo đúng thiết kế được phê duyệt , tiêu chuẩn xây dựng, bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn vệ sinh môi trường . Các biện pháp gia cố cho công trình lân cận, tháo dỡ công trình cũ, các biện pháp thi công đảm bảo an toàn cho công trình phải được chấp hành nghiêm ngặt;
c) Thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cho người , máy móc , thiết bị, tài sản , công trình đang xây dựng, công trình ngầm và các công trình liền kề; đối với những máy móc, thiết bị phục vụ thi công phải được kiểm định an toàn trước khi đưa vào sử dụng . Các biện pháp an toàn phải được công khai trên công trường để mọi người được biết và cùng thực hiện;
d) Thực hiện biện pháp kỹ thuật an toàn riêng đối với những hạng mục công trình hoặc công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn ;
đ) Khi xẩy ra mất an toàn trong thi công xây dựng phải thực hiện theo các quy định sau:
- Đối với công trường thi công:
* Ngừng thi công, vận hành hoặc khai thác sử dụng công trình và thực hiện các biện pháp kịp thời để đảm bảo an toàn cho người và tài sản;
* Thực hiện các biện pháp cần thiết để hạn chế và ngăn ngừa các nguy hiểm có thể tiếp tục xẩy ra đối với công trình và thông báo kịp thời cho các tổ chức, các nhân có thẩm quyền, có liên quan;
* Bảo vệ hiện trường, trừ trường hợp phải khắc phục khẩn cấp để ngăn chăn thiệt hại.
- Đối với các tổ chức , các nhân có liên quan:
Các cá nhân , tổ chức có thẩm quyền trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn giải quyết của mình khi nhận được thông báo sự cố có trách nhiệm:
* Thực hiện ngay các biện pháp khẩn cấp để khắc phục;
* Cơ quan QLNN có thẩm quyền về xây dựng có trách nhiệm chỉ định tổ chức có đủ điều kiện năng lực thực hiện việc giám định để xác định nguyên nhân sự cố công trình, làm rõ trách nhiệm của các chủ thể gây ra sự cố công trình;
* Người có lỗi gây ra sự cố công trình có trách nhiệm bối thường thiệt hại và chi phí liên quan và bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật .
e) Tuân thủ những chỉ dẫn cụ thể trong thiết kế trường hợp công trình có thiết bị thi công mà tải trọng của thiết bị có thể gây ảnh hưởng đến công trình;
f) Phối hợp chặt chẽ với chủ đầu tư, đơn vị thiết kế, chính quyền địa phương để theo dõi, giám sát suốt quá trình thi công, khi cần thiết có những biện pháp sử lý kịp thời.
2. Đối với chủ đầu tư:
a) Kiểm tra các điều kiện khởi công công trình theo quy định ;
b) Chủ đầu tư công trình phải tuân thủ theo các Quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng nhà nước đã ban hành;
c) Chủ đầu tư cần phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương nơi có công trình xây dựng , và các đơn vị liên quan lập hồ sơ theo dõi diễn biến của các công trình lân cận trong quá trình xây dựng và cải tạo công trình mới;
d) Khi có các sự cố của các công trình lân cận xẩy ra , chủ đầu tư xây dựng công trình có trách nhiện bồi hoàn và khắc phục hậu quả theo thoả thuận của 2 bên. Trường hợp 2 bên không giải quyết được thì sử lý theo quy định pháp luật hiện hành;
đ) Có quyền dừng thi công công trình xây dựng công trình và yêu cầu khắc phục hậu quả khi nhà thầu xây dựng công trình vi phạm các quy định về chất lượng công trình, an toàn vệ sinh môi trường.
3. Quy định quản lý an toàn lao động trên công trường xây dựng của các đơn vị tư vấn thiết kế, giám sát thi công :
a) Đơn vị tư vấn thiết kế thực hiện quyền giám sát tác giả theo quy định hiện hành, khi có sự cố công trình cần phối hợp với các đơn vị liên quan phối hợp cùng giải quyết kịp thời;
b) Đơn vị tư vấn giám sát thực hiện theo nội dung của hợp đồng . Nội dung của hợp đồng phải tuân thủ các quy định của nhà nước về công tác giám sát.
Điều 10. An toàn trong bảo trì , cải tạo , phá dỡ công trình:
Công tác tháo dỡ công trình xây dựng phải đáp ứng các yêu cầu sau:
1. Việc tháo dỡ công trình chỉ được thực hiện theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
2. Việc phá dỡ công trình phải được thực hiện theo giải pháp phá dỡ được phê duyệt, bảo đảm an toàn công trình và vệ sinh môi trường.
Điều 11. Quy định về quản lý môi trường xây dựng
1. Nhà thầu thi công xây dựng phải thực hiện các biện pháp đảm bảo về môi trường cho người lao động trên công trường và bảo vệ môi trường xung quanh bao gồm : Các biện pháp chống bụi, chống ồn, thu dọn hiện trường xử lý phế thải đưa đến nơi đổ theo quy định .
2. Trong quá trình vận chuyển phế thải, vật việu xây dựng phải có biện pháp che chắn, đảm bảo trong quá trình vận chuyển không bị rơi vãi, gây bụi dọc đường.
3. Nhà thầu, chủ đầu tư có trách nghiệm giám sát, kiểm tra việc thực hiện bảo vệ môi trường, chịu sự kiểm tra của cơ quan QLNN về môi trường và phải tuân thủ theo các quy định của nhà nước về bảo vệ môi trường có liên quan đến thi công xây dựng công trình.
Điều 12. Vệ sinh môi trường trong thi công xây dựng
Nhà thầu xây dựng công trình và chủ đầu tư công trình có các biện pháp phù hợp đảm bảo vệ sinh môi trường ; tạo điều kiện sinh hoạt bình thường của các hộ dân , cơ quan xung quanh công trình khi thi công xây dựng công trình và đảm bảo các quy định sau:
1. Phải tái tạo lại các đầu mối như cũ mà trong quá trình thi công có làm ảnh hưởng đến như : Đường ô tô, đường ống cấp nước, thoát nước, cấp điện ...
2. Trong quá trình thi công đất trên tuyến bị thay đổi thì phải tái tạo lại hiện trường đất như ban đầu;
3. Nước thải ( nước bẩn , nước thải độc ) từ công trình ra ngoài phải được sử lý đảm bảo theo quy định mới được đưa ra hệ thống thoát nước chung;
4. Trong quá trình thi công có khả năng gây ồn, ô nhiếm không khí và gây nước độc hại thì đơn vị thi công phải có trách nhiệm khử độc hai, giảm tiếng ồn theo đúng mức quy định;
5. Không thực hiện việc xây dựng, phá dỡ công trình trong khu dân cư mà làm ảnh hưởng tới thời gian nghỉ của nhân dân, trừ trường hợp phải phá dỡ khẩn cấp;
6. Nghiêm cấm việc thực hiện các hành vi : Xả rác thải, nước thải, khí thải , chất độc không đúng quy định gây ô nhiễm môi trường, viết, vẽ quảng cáo lên nhà ở và các công trình công cộng.
THANH TRA, KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
Điều 13. Công tác Thanh kiểm tra
Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng, an toàn lao động, vệ sinh môi trường theo phân cấp tại địa phương có trách nhiệm quản lý, hướng dẫn các đơn vị có tham gia hoạt động xây dựng trên địa bàn thực hiện theo quy chế này . Tổ chức kiểm tra thường xuyên trên địa bàn, khi kiểm tra phát hiện các sai phạm trong hoạt động xây dựng khi xây dựng mới hoặc nâng cấp cải tạo công trình cũ cạnh công trình lân cận có quyền đình chỉ hoạt động xây dựng công trình, phối hợp với các ngành có chức năng và báo cáo UBND tỉnh để có biện pháp sử lý kịp thời .
Mọi vi phạm quy chế này đều bị sử phạt vi phạm hành chính trong xây dựng . Thẩm quyền, thủ tục, hình thức và mức sử phạt các vi phạm trong hoạt động xây dựng thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành
Các tổ chức, cá nhân trong nước , tổ chức cá nhân nước ngoài tham gia đầu tư xây dựng và hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên không phân biệt nguồn vốn khi xây ra sự cố phải có trách nhiệm báo cáo kịp thời các cơ quan có thẩm quyền để phối hợp giải quyết.
Điều 16 .Trách nhiệm hướng dẫn , thực hiện quy chế
Giám đốc các Sở, Ban, Nghành của tỉnh, chủ tịch UBND cấp huyện, thành, thị và cấp xã, phường, các tổ chức, cá nhân có liên liên quan có trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy chế này. Trong quá trình thực hiện Quy chế, nếu phát hiện vấn đề gì chưa phù hợp cần sửa đổi bổ sung thì gửi ý kiến về UBND tỉnh để xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.