Quyết định 15/2014/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức và hoạt động của Đài Truyền thanh cơ sở trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
Số hiệu: | 15/2014/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Đắk Lắk | Người ký: | Hoàng Trọng Hải |
Ngày ban hành: | 04/06/2014 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Thông tin báo chí, xuất bản, Tổ chức bộ máy nhà nước, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 15/2014/QĐ-UBND |
Đắk Lắk, ngày 04 tháng 06 năm 2014 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐÀI TRUYỀN THANH CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ; chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách cấp xã;
Căn cứ Nghị quyết số 33/2010/NQ-HĐND ngày 10/12/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc quy định chức danh, số lượng, hệ số phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, buôn, tổ dân phố và sinh hoạt phí đối với một số chức danh cán bộ cơ sở;
Theo đề nghị của Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 08/TTr-STTTT, ngày 17/02/2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tổ chức và hoạt động của Đài Truyền thanh cơ sở trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Điều 2. Quyết định có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký; bãi bỏ Quyết định số 115/2003/QĐ-UB ngày 29/11/2003 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Đài Truyền thanh cơ sở.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, UBND các huyện, thị xã, thành phố; Phòng Văn hóa Thông tin, Đài Truyền thanh - Truyền hình cấp huyện, UBND các xã, phường, thị trấn (UBND cấp huyện sao gửi); các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUY CHẾ
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐÀI TRUYỀN THANH CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK
(Ban hành kèm theo Quyết định số 15/2014/QĐ-UBND ngày 04/6/2014 của Ủy ban Nhân dân tỉnh)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định mô hình tổ chức và hoạt động của Đài Truyền thanh xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Đài Truyền thanh cơ sở) trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
UBND xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là UBND cấp xã); Ban Biên tập, cán bộ phụ trách, kỹ thuật, cộng tác viên Đài Truyền thanh, cơ sở.
Chương II
CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ
Điều 3. Vị trí và chức năng
1. Đài Truyền thanh cơ sở do UBND cấp xã trực tiếp quản lý về nội dung tuyên truyền, nhân sự, tài sản, thiết bị và kinh phí hoạt động.
2. Đài Truyền thanh cơ sở là công cụ thông tin, tuyên truyền của cấp ủy và chính quyền cấp xã.
Điều 4. Nhiệm vụ Đài Truyền thanh cơ sở
3. Hàng năm tổ chức xây dựng kế hoạch thông tin, tuyên truyền trên sóng Đài Truyền thanh cơ sở để trình UBND xã phê duyệt.
4. Tiếp âm, tiếp sóng các chương trình thời sự của Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Đài Truyền thanh - Truyền hình cấp huyện (sau đây gọi tắt là Đài cấp trên) vào các buổi sáng, trưa và chiều.
5. Phối hợp, cộng tác tin, bài, chương trình truyền thanh với Đài cấp trên.
6. Lưu trữ các chương trình phát thanh tự sản xuất đã được Ban Biên tập kiểm duyệt dưới dạng văn bản giấy và tệp điện tử.
7. Thực hiện các quy định của pháp luật về tần số vô tuyến điện.
8. Thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND cấp xã giao theo quy định của pháp luật.
Chương III
TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ HOẠT ĐỘNG
Điều 5. Ban Biên tập Đài Truyền thanh cơ sở
1. Thành lập Ban Biên tập:
Ban Biên tập Đài Truyền thanh cơ sở do UBND cấp xã thành lập. Trước khi ra quyết định thành lập Ban Biên tập, UBND cấp xã phải có văn bản thỏa thuận về nhân sự với Phòng Văn hóa và Thông tin cấp huyện và Đài Truyền thanh - Truyền hình cấp huyện. Ban Biên tập với số lượng từ 03 đến 05 người, trong đó: Trưởng Ban Biên tập là lãnh đạo UBND xã; Phó Trưởng Ban Biên tập là người trực tiếp biên tập chương trình Đài Truyền thanh cơ sở (có thể là người hoạt động không chuyên trách của Đài hoặc cán bộ trong Ban Văn hóa - Xã hội; hoặc trong ban, ngành, đoàn thể chính trị - xã hội nào đó, nếu có đủ năng lực về biên tập); các thành viên khác do UBND cấp xã quyết định.
2. Trách nhiệm của Ban Biên tập:
a) Hàng năm xây dựng kế hoạch hoạt động, lịch sản xuất, phát sóng và thời gian tiếp âm, tiếp sóng của Đài Truyền thanh cơ sở trình Chủ tịch UBND cấp xã phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện một cách hiệu quả kế hoạch được phê duyệt.
b) Xây dựng Quy chế hoạt động của Ban Biên tập, trong đó phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên.
c) Tổ chức mạng lưới cộng tác viên cho Đài Truyền thanh cơ sở.
d) Trực tiếp biên tập, tổ chức sản xuất chương trình phát sóng, mỗi tuần ít nhất có 02 chương trình thường kỳ và bảo đảm duy trì thường xuyên, đúng lịch phát sóng chương trình của Đài Truyền thanh cơ sở; lưu trữ toàn bộ chương trình đã phát sóng theo đúng quy định tại Khoản 6, Điều 4 của Quy chế này; thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND cấp xã phân công.
Điều 6: Cán bộ Đài Truyền thanh cơ sở
1. Số lượng người làm việc tại Đài Truyền thanh cơ sở:
Đài Truyền thanh cơ sở có từ 02 đến 03 người, trong đó:
a) 01 người phụ trách, là người hoạt động không chuyên trách cấp xã và được áp dụng các chế độ, chính sách theo Nghị quyết số 33/2010/NQ-HĐND ngày 10/12/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh về quy định chức danh, số lượng, hệ số phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn buôn, tổ dân phố và sinh hoạt phí đối với một số chức danh cán bộ cơ sở.
b) Từ 01 đến 02 nhân viên thực hiện nhiệm vụ chuyên môn về kỹ thuật và nội dung do UBND cấp xã áp dụng chế độ hợp đồng lao động. Nguồn kinh phí chi trả chế độ hợp đồng lao động được cân đối từ nguồn tự chủ của đơn vị theo quy định của pháp luật.
2. Trách nhiệm của người phụ trách:
a) Thực hiện đúng quy trình quản lý, vận hành, khai thác, xử lý và bảo dưỡng trang thiết bị kỹ thuật của Đài Truyền thanh cơ sở; Theo dõi tình hình thực hiện dự toán; tham gia viết tin bài, biên tập, sản xuất chương trình, tổ chức phát sóng chương trình.
b) Tham mưu cho UBND cấp xã trong việc củng cố, nâng cấp, phát triển hệ thống truyền thanh cơ sở; xây dựng và phát triển đội ngũ lực lượng cộng tác viên, nhằm nâng cao chất lượng các chương trình phát thanh của Đài; quản lý toàn bộ trang thiết bị kỹ thuật, tài sản, hồ sơ, sổ sách, lưu trữ tin bài, các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền thanh cơ sở.
c) Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan quản lý cấp trên.
d) Thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND cấp xã phân công.
3. Trách nhiệm của nhân viên:
Thực hiện các nhiệm vụ do người phụ trách Đài phân công.
Điều 7. Hoạt động của Đài Truyền thanh cơ sở
1. Thời gian tiếp phát sóng Đài cấp trên:
Thời gian tiếp phát sóng Đài cấp trên vào các buổi: Sáng, trưa và chiều. Buổi sáng từ 5h đến 7h00', buổi trưa từ 11h00' đến 12h00', buổi chiều từ 17h00' đến 19h00'.
3. Thời gian phát sóng chương trình của Đài Truyền thanh cơ sở sản xuất:
Căn cứ vào tình hình, đặc điểm của địa phương Chủ tịch UBND cấp xã quy định ngày và thời lượng phát chương trình do Đài Truyền thanh cơ sở tự sản xuất để phục vụ cho công tác thông tin tuyên truyền của địa phương. Tối thiểu mỗi tuần Đài Truyền thanh cơ sở phải sản xuất 02 chương trình của địa phương. Thời lượng mỗi chương trình từ 15 đến 30 phút.
4. Không được phát chương trình do Đài Truyền thanh cơ sở tự sản xuất hoặc phát các thông báo, thông tin của xã chèn vào hoặc trùng giờ với các chương trình thời sự của Đài cấp trên trừ trường hợp có thông báo khẩn cấp theo sự chỉ đạo của UBND cấp xã.
5. Sở Thông tin và Truyền thông có hướng dẫn chi tiết thực hiện các quy định tại Chương này.
Điều 8. Những nội dung không được thông tin trên Đài Truyền thanh cơ sở
1. Không được tuyên truyền, chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; tiết lộ bí mật của Đảng, Nhà nước, bí mật quân sự, an ninh kinh tế, đối ngoại, bí mật đời tư của cá nhân; phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc.
2. Không được tuyên truyền, kích động chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; kích động chiến tranh, bạo lực; truyền bá tư tưởng phản động, lối sống dâm ô, đồi trụy, hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục; vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân. Không được miêu tả tỉ mỉ những hành động dâm ô, chém giết rùng rợn trong các tin, bài về các vụ án và hành động tội ác. Không được đăng, phát tin, bài có tính chất đồi trụy, không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam.
3. Không được xuyên tạc sự thật lịch sử; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, vĩ nhân, anh hùng dân tộc.
4. Không được thông tin những vụ việc tiêu cực trên địa bàn cấp xã khi chưa có kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
5. Không được đăng, phát tin bài ảnh hưởng xấu đến đời tư, công bố tài liệu, thư riêng của cá nhân khi chưa được sự đồng ý của người viết thư, người nhận thư hoặc người chủ sở hữu hợp pháp tài liệu, bức thư đó.
6. Việc sử dụng các văn kiện của các cơ quan Đảng và Nhà nước, tài liệu của các tổ chức phải theo đúng những quy định của pháp luật.
Chương IV
CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ KỸ THUẬT VÀ KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG
Điều 9. Cơ sở vật chất
1. Phòng làm việc và đặt thiết bị của Đài Truyền thanh cơ sở có diện tích từ 25m2 trở lên.
2. Một số trang thiết bị, vật dụng cần thiết để phục vụ cho hoạt động chuyên môn.
Điều 10. Trang, thiết bị kỹ thuật cần có
Đài Truyền thanh cơ sở được trang bị:
2. Bảng sơ đồ phân phối đường dây và hệ thống dây, loa, bộ mã điều khiển các cụm loa FM trên địa bàn xã.
3. Mỗi thôn, buôn, tổ dân phố phải có ít nhất 01 cụm loa công cộng để thu phát chương trình của Đài xã. UBND cấp xã giao nhiệm vụ bảo vệ cụm loa công cộng cho Ban Tự quản thôn, buôn, tổ dân phố.
4. Có 10% số loa, bộ thu dự phòng so với số loa trong hệ thống Đài truyền thanh cơ sở được cấp có thẩm quyền phê duyệt đầu tư, một số linh kiện cần thiết để thay thế khi có sự cố thông thường và một số dụng cụ sửa chữa.
Điều 11. Kinh phí hoạt động
Kinh phí hoạt động của Đài Truyền thanh cơ sở, bao gồm các khoản chi thường xuyên, phụ cấp, chi nhuận bút, thù lao, tiền công cho cán bộ hợp đồng và các khoản chi khác do UBND cấp xã lập dự toán hàng năm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Chương V
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN LIÊN QUAN
Điều 12. Trách nhiệm của Sở Thông tin và Truyền thông
1. Hướng dẫn UBND cấp xã: Thành lập Ban Biên tập; sử dụng tần số vô tuyến điện và thiết bị thu, phát sóng; xây dựng khung chương trình; kết cấu chương trình; thời gian tiếp phát sóng chương trình Đài cấp trên; thời gian phát sóng chương trình Đài cấp xã.
2. Kiểm tra, thanh tra; tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho Ban Biên tập và những người làm việc ở Đài Truyền thanh cơ sở.
Điều 13. Trách nhiệm của Sở Kế hoạch và Đầu tư
Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông để tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị cho Đài Truyền thanh cơ sở.
Điều 14. Trách nhiệm của Sở Tài chính
Trên cơ sở các chế độ hiện hành Sở Tài chính phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tham mưu UBND tỉnh cân đối nguồn ngân sách để xây dựng dự toán kinh phí hàng năm bảo đảm cho nguồn chi đối với sự nghiệp truyền thanh ở cơ sở trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định của Luật ngân sách.
Điều 15. UBND các huyện, thị xã, thành phố (sau đây gọi chung là UBND cấp huyện)
1. Bố trí kinh phí ở địa phương để đầu tư xây dựng và duy trì hoạt động của hệ thống Đài Truyền thanh cơ sở trên địa bàn quản lý.
2. Trên cơ sở hướng dẫn của Sở Thông tin và Truyền thông, chỉ đạo Phòng Văn hóa và Thông tin hướng dẫn việc thực hiện và kiểm tra việc thực hiện Quy chế này tại Đài Truyền thanh cấp xã, chỉ đạo Đài Truyền thanh - Truyền hình cấp huyện hỗ trợ, giúp Đài Truyền thanh cấp xã (cơ sở) về nghiệp vụ viết tin, bài, xử lý các sự cố kỹ thuật.
3. Xem xét, giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động của Đài Truyền thanh cơ sở trên cơ sở đề nghị của UBND cấp xã.
Điều 16. Trách nhiệm của Phòng Văn hóa và Thông tin cấp huyện
1. Tham mưu giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với Đài Truyền thanh cơ sở trên địa bàn.
2. Định hướng thông tin tuyên truyền đối với các Đài Truyền thanh cơ sở theo hướng dẫn của cấp trên và Ban Tuyên giáo Huyện ủy.
3. Tổ chức kiểm tra, theo dõi hoạt động của Đài Truyền thanh cơ sở trên địa bàn quản lý theo chức năng nhiệm vụ của mình.
4. Tham mưu cho UBND cấp huyện xem xét, giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động của Đài Truyền thanh cơ sở trên cơ sở đề nghị của UBND cấp xã.
Điều 17. Trách nhiệm của Đài Truyền thanh - Truyền hình cấp huyện
1. Hướng dẫn, hỗ trợ về chuyên môn, nghiệp vụ kỹ thuật cho Đài Truyền thanh cơ sở.
2. Cử cán bộ hỗ trợ, xử lý các sự cố về kỹ thuật cho Đài Truyền thanh cơ sở.
Điều 18. Trách nhiệm của UBND cấp xã
1. Quản lý trực tiếp, toàn diện hoạt động của Đài Truyền thanh cơ sở và chịu trách nhiệm trước UBND cấp huyện về mọi hoạt động của Đài Truyền thanh cơ sở thuộc phạm vi quản lý.
2. Ban hành quy định cụ thể về hoạt động của Đài Truyền thanh cơ sở phù hợp với các quy định của Quy chế này; thành lập Ban Biên tập, phê duyệt Quy chế làm việc của Ban Biên tập.
4. Định kỳ hàng quý báo cáo về tình hình hoạt động của Đài Truyền thanh cơ sở cho Phòng Văn hóa và Thông tin, Đài Truyền thanh - Truyền hình cấp huyện, đồng thời báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cấp trên./.
Nghị quyết 33/2010/NQ-HĐND về cấp bù kinh phí miễn thủy lợi phí và hỗ trợ phí dịch vụ thủy lợi nội đồng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc Ban hành: 22/12/2010 | Cập nhật: 30/06/2013
Nghị quyết 33/2010/NQ-HĐND về chủ trương, giải pháp tăng cường công tác quản lý bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn 2011-2015 do Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh khóa XI, kỳ họp thứ 22 ban hành Ban hành: 10/12/2010 | Cập nhật: 21/02/2011
Nghị quyết 33/2010/NQ-HĐND về quy định chức danh, số lượng, hệ số phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, buôn, tổ dân phố và sinh hoạt phí đối với một số chức danh cán bộ cơ sở do Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Lắk khóa VII, kỳ họp thứ 15 ban hành Ban hành: 10/12/2010 | Cập nhật: 05/01/2011
Nghị quyết 33/2010/NQ-HĐND về quy định một số chế độ, định mức chi tiêu tài chính phục vụ hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp do Tỉnh Kon Tum ban hành Ban hành: 16/12/2010 | Cập nhật: 11/09/2015
Nghị quyết 33/2010/NQ-HĐND quy định định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2011 cho cơ quan tỉnh, huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn Ban hành: 09/12/2010 | Cập nhật: 15/11/2014
Nghị quyết 33/2010/NQ-HĐND về mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập trên địa bàn tỉnh Tây Ninh Ban hành: 10/12/2010 | Cập nhật: 04/07/2013
Nghị quyết 33/2010/NQ-HĐND về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2011 do tỉnh Cao Bằng ban hành Ban hành: 09/12/2010 | Cập nhật: 09/07/2013
Nghị quyết 33/2010/NQ-HĐND về phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng 5 năm 2011 - 2015 tỉnh Bắc Kạn Ban hành: 10/12/2010 | Cập nhật: 07/07/2013
Nghị định 92/2009/NĐ-CP về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã Ban hành: 22/10/2009 | Cập nhật: 24/10/2009