Quyết định 15/2008/QĐ-UBND quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn nhà nước do UBND TP. Hà Nội quản lý theo Nghị định 99/2007/NĐ-CP và Nghị định 03/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình của Chính phủ do UBND TP. Hà Nội ban hành
Số hiệu: 15/2008/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội Người ký: Nguyễn Văn Khôi
Ngày ban hành: 31/03/2008 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Xây dựng nhà ở, đô thị, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

Số: 15/2008/QĐ-UBND

Hà Nội, ngày 31 tháng 03 năm 2008

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH MỘT SỐ ĐIỀU QUẢN LÝ CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH SỬ DỤNG VỐN NHÀ NƯỚC DO UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI QUẢN LÝ THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 99/2007/NĐ-CP NGÀY 13/6/2007 VỀ QUẢN LÝ CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH VÀ NGHỊ ĐỊNH SỐ 03/2008/NĐ-CP NGÀY 07/01/2008 VỀ SỬA ĐỔI BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 99/2007/NĐ-CP NGÀY 13/6/2007 VỀ QUẢN LÝ CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH CỦA CHÍNH PHỦ

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 02/7/2005 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Nghị định số 03/2008/NĐ-CP ngày 07/1/2008 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
Xét đề nghị tại tờ trình liên sở: Xây dựng, Tài chính, Kế hoạch và đầu tư số 471/TTr-LS ngày 28/3/2008,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này “Quy định một số điều quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn nhà nước do UBND Thành phố Hà Nội quản lý theo Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình và Nghị định số 03/2008/NĐ-CP ngày 07/01/2008 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình của Chính phủ”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND Thành phố; Giám đốc: các sở, ngành; Chủ tịch UBND các quận, huyện và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- TT TU, TTHĐNDTP;
- BXD, BTP;
- Đ/c CTUBNDTP;
- Các Đ/c PCT UBND TP;
- CPVP, các phòng CV;
- Lưu: VT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Khôi

 

QUY ĐỊNH

MỘT SỐ ĐIỀU VỀ QUẢN LÝ CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH SỬ DỤNG VỐN NHÀ NƯỚC DO ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI QUẢN LÝ THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 99/2007/NĐ-CP NGÀY 13/6/2007 VỀ QUẢN LÝ CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH VÀ NGHỊ ĐỊNH SỐ 03/2008/NĐ-CP NGÀY 07/1/2008 VỀ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 99/2007/NĐ-CP NGÀY 13/6/2007 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ QUẢN LÝ CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 15/2008/QĐ-UBND ngày 31 tháng 3 năm 2008 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội)

Chương 1.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Đối tượng áp dụng

1. Quy định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn nhà nước do Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội quản lý, bao gồm: Vốn ngân sách nhà nước, vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh và vốn đầu tư khác của Nhà nước.

2. Các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình sử dụng nguồn vốn khác trên địa bàn Thành phố Hà Nội có thể tham khảo quy định này để áp dụng.

Điều 2. Phạm vi điều chỉnh

1. Quy định này để hướng dẫn quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình bao gồm: Định mức xây dựng và đơn giá xây dựng công trình, tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng công trình sử dụng vốn nhà nước do UBND Thành phố Hà Nội quản lý.

2. Đối với các công trình sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (vốn ODA) do UBND Thành phố Hà Nội quản lý, nếu điều ước quốc tế đã ký kết có những quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình khác với quy định này thì thực hiện theo điều ước quốc tế.

Điều 3. Nguyên tắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình

1. Thực hiện theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình (sau đây gọi tắt là Nghị định số 99/2007/NĐ-CP).

2. Chủ đầu tư quyết định việc áp dụng, vận dụng định mức xây dựng, đơn giá xây dựng công trình do Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội công bố để lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.

Chương 2.

TỔNG MỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

Điều 4. Suất vốn đầu tư, chỉ số giá xây dựng

1. Suất vốn đầu tư là một trong những cơ sở để xác định tổng mức đầu tư. Chủ đầu tư khi lập tổng mức đầu tư theo suất vốn đầu tư, phải căn cứ theo suất vốn đầu tư do Bộ Xây dựng công bố có hiệu lực tại thời điểm lập tổng mức đầu tư.

Trường hợp lập tổng mức đầu tư theo suất vốn đầu tư không phù hợp với thực tế của dự án thì chủ đầu tư phải thực hiện việc xác định tổng mức đầu tư theo phương pháp khác được quy định tại điều 5 của Quy định này.

2. Chỉ số giá xây dựng là một trong những cơ sở để xác định yếu tố trượt giá. Chủ đầu tư khi xác định sử dụng chỉ số giá phải căn cứ theo chỉ số giá xây dựng do Bộ Xây dựng công bố có hiệu lực tại thời điểm lập.

Điều 5. Lập tổng mức đầu tư

Trên cơ sở yêu cầu của mục tiêu sử dụng, thiết kế công nghệ, công năng sử dụng của công trình, chủ đầu tư, đơn vị tư vấn lựa chọn một trong các phương pháp xác định tổng mức đầu tư do Bộ Xây dựng hướng dẫn tại Thông tư số 05/2007/TT-BXD để xác định tổng mức đầu tư cho phù hợp và đáp ứng đủ chi phí đầu tư cũng như đạt hiệu quả đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình.

Điều 6. Thẩm định, phê duyệt tổng mức đầu tư

1. Thực hiện thẩm định tổng mức đầu tư theo quy định tại khoản 1 điều 6 Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ.

2. Người quyết định đầu tư quyết định việc tổ chức thẩm định hoặc thuê tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực để thẩm tra, quyết định phê duyệt tổng mức đầu tư.

3. Đối với dự án đầu tư xây dựng công trình bằng nguồn vốn ngân sách thì cơ quan đầu mối thẩm định dự án đầu tư là cơ quan tổ chức thẩm định tổng mức đầu tư.

Chương 3.

DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

Điều 7. Nội dung dự toán xây dựng công trình

Thực hiện theo quy định tại điều 8 Nghị định số 99/2007/NĐ-CP .

Điều 8. Nguyên tắc phương pháp xác định dự toán công trình

1. Nguyên tắc phương pháp xác định dự toán công trình theo hướng dẫn tại thông tư số 05/2007/TT-BXD của Bộ Xây dựng.

2. Dự toán công trình được lập từ đơn giá xây dựng công trình, đơn giá công trình được xác định bằng định mức kinh tế - kỹ thuật và các yếu tố sau:

a. Giá vật liệu và giá nhân công theo quy định tại khoản 1 điều 15 Nghị định số 99/2007/NĐ-CP và tại mục a.2.2 - phần II của Thông tư số 05/2007/TT-BXD .

b. Giá máy thi công (kể cả giá thuê máy) được tính theo thông tư số 07/2007/TT-BXD của Bộ Xây dựng về phương pháp xác định giá ca máy và thiết bị thi công. Giá máy thi công có thể tính trên cơ sở bảng giá ca máy và thiết bị thi công do UBND Thành phố công bố.

3. Chủ đầu tư và đơn vị tư vấn có thể lựa chọn một trong hai phương pháp, hoặc kết hợp cả hai phương pháp xác định đơn giá xây dựng công trình dưới đây để lập dự toán xây dựng công trình:

a. Trường hợp lập dự toán xây dựng công trình trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật do Bộ Xây dựng, UBND Thành phố công bố, đơn giá xây dựng công trình được lập theo hướng dẫn của thông tư số 05/2007/TT-BXD , trên cơ sở định mức hao phí về vật liệu, nhân công, máy thi công, giá ca máy thi công tương ứng.

b. Trường hợp lập dự toán xây dựng công trình theo các tập đơn giá xây dựng công trình do UBND Thành phố công bố thì lập theo hướng dẫn tại các tập đơn giá đó.

Chương 4.

QUẢN LÝ ĐỊNH MỨC XÂY DỰNG, GIÁ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH VÀ CHỈ SỐ GIÁ XÂY DỰNG

Điều 9. Quản lý định mức xây dựng

1. Đối với các công tác xây dựng có trong hệ thống định mức xây dựng do Bộ Xây dựng và UBND Thành phố Hà Nội công bố nhưng chưa phù hợp với biện pháp, điều kiện thi công, yêu cầu kỹ thuật của công trình hoặc đối với các công tác xây dựng chưa có trong hệ thống định mức xây dựng được công bố, Chủ đầu tư, nhà thầu, tổ chức tư vấn căn cứ theo phương pháp xây dựng định mức xây dựng hướng dẫn tại Thông tư số 05/2007/TT-BXD để xây dựng định mức. Chủ đầu tư, các tổ chức có liên quan phải chịu trách nhiệm toàn diện về tính chính xác của hồ sơ định mức bổ sung, điều chỉnh.

Trường hợp sử dụng các định mức xây dựng mới, hoặc định mức điều chỉnh chưa có trong hệ thống định mức xây dựng do Bộ Xây dựng và UBND Thành phố Hà Nội công bố làm cơ sở lập đơn giá để thanh toán đối với các gói thầu sử dụng vốn ngân sách nhà nước do Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội quản lý áp dụng hình thức chỉ định thầu thì chủ đầu tư báo cáo người quyết định đầu tư, xem xét quyết định. Riêng công trình xây dựng thuộc dự án đầu tư do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội xem xét quyết định.

2. Đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn ngân sách do Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội quản lý, Sở Xây dựng và các sở có quản lý xây dựng chuyên ngành là cơ quan đầu mối tiếp nhận các định mức xây dựng mới hoặc điều chỉnh thuộc chuyên ngành sở quản lý, phối hợp với các sở, ngành có liên quan để trình cấp quyết định đầu tư xem xét, quyết định.

Điều 10. Quản lý đơn giá xây dựng công trình

1. Chủ đầu tư hoặc tổ chức tư vấn, cá nhân tư vấn có đủ năng lực kinh nghiệm do Chủ đầu tư thuê lập đơn giá xây dựng công trình căn cứ vào phương pháp lập đơn giá xây dựng công trình do Bộ Xây dựng hướng dẫn tại Thông tư số 05/2007/TT-BXD để thực hiện và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả lập đơn giá xây dựng công trình.

2. Các đơn giá xây dựng công trình lập trên cơ sở định mức xây dựng chưa có trong hệ thống định mức xây dựng công bố, hoặc có nhưng chưa phù hợp với công trình trước khi thẩm định và phê duyệt dự toán công trình, chủ đầu tư cần thực hiện theo quy định tại điều 9 của quy định này.

3. Chủ đầu tư căn cứ tính chất, điều kiện đặc thù của công trình, hệ thống định mức xây dựng, hệ thống đơn giá xây dựng công trình do Bộ Xây dựng, UBND Thành phố công bố và phương pháp lập đơn giá xây dựng công trình theo hướng dẫn tại Thông tư số 05/2007/TT-BXD và điều 9 của quy định này để xây dựng đơn giá xây dựng công trình.

Đối với giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng công trình chưa có trong bảng giá ca máy và thiết bị thi công công trình công bố hoặc có trong bảng giá ca máy và thiết bị thi công công trình công bố nhưng chưa phù hợp thì chủ đầu tư, các tổ chức có liên quan căn cứ theo hướng dẫn phương pháp xác định giá ca máy tại thông tư số 07/2007/TT-BXD để xây dựng giá ca máy thi công và phải được UBND Thành phố chấp thuận trước khi thực hiện đối với công trình xây dựng đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách.

Điều 11. Quản lý giá vật liệu xây dựng

1. Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính để xây dựng và công bố bảng giá vật liệu, làm cơ sở tham khảo hoặc áp dụng để lập dự toán cho các công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách Thành phố.

2. Thời gian công bố theo định kỳ sáu tháng một lần.

Điều 12. Quản lý chỉ số giá xây dựng

1. Chỉ số giá xây dựng là một trong các căn cứ để xác định tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình, dự toán xây dựng công trình, giá gói thầu và giá thanh toán theo hợp đồng xây dựng.

2. Các công trình xây dựng, dự án đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn Thành phố Hà Nội thuộc nguồn vốn nhà nước do UBND Thành phố Hà Nội quản lý, áp dụng chỉ số giá do Bộ Xây dựng công bố. Trong trường hợp cần thiết Sở Xây dựng báo cáo UBND Thành phố xem xét, quyết định công bố chỉ số giá xây dựng Thành phố Hà Nội.

Chương 5.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 13. Công bố định mức và hệ thống đơn giá

Trên cơ sở báo cáo của Sở Xây dựng, các sở có quản lý xây dựng chuyên ngành và các sở, ngành liên quan về việc xây dựng mới, điều chỉnh các định mức xây dựng công trình (kể cả định mức đặc thù), UBND Thành phố quyết định việc công bố hoặc bãi bỏ định mức xây dựng, hệ thống đơn giá xây dựng.

Điều 14. Trách nhiệm của chủ đầu tư

1. Chủ đầu tư xây dựng công trình chịu trách nhiệm toàn diện về việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến khi kết thúc xây dựng đưa công trình vào khai thác sử dụng.

2. Chủ đầu tư có trách nhiệm thực hiện việc quản lý chi phí xây dựng công trình theo quy định này và các quy định hiện hành. Trường hợp có vướng mắc, khó khăn trong việc thực hiện các quy định thì có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản các nội dung vướng mắc đến cơ quan có trách nhiệm liên quan để được giải quyết.

3. Chủ đầu tư chịu hoàn toàn trách nhiệm trước Pháp luật và người quyết định đầu tư về việc sử dụng định mức xây dựng, hệ thống đơn giá. Chịu trách nhiệm về nội dung của định mức xây dựng điều chỉnh, định mức mới. Chịu trách nhiệm khi lựa chọn đơn giá, giá vật liệu xây dựng.

Điều 15. Trách nhiệm các sở, ngành

1. Sở Xây dựng:

a. Chủ trì phối hợp với các sở có quản lý xây dựng chuyên ngành, Sở Tài chính hướng dẫn thực hiện quy định này và giải quyết các vướng mắc có liên quan.

b. Chủ trì phối hợp với Sở Tài chính xây dựng bảng giá vật liệu xây dựng.

c. Chủ trì phối hợp với các sở liên quan để xây dựng chỉ số giá xây dựng (trong trường hợp cần thiết) trình UBND Thành phố công bố.

d. Chủ trì phối hợp với Sở Tài chính, các sở, ngành có liên quan trình UBND Thành phố xem xét, công bố định mức xây dựng, hệ thống đơn giá xây dựng công trình, bảng giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng công trình, bảng giá nhân công thuộc chuyên ngành sở quản lý.

e. Theo dõi, tổng hợp, việc áp dụng các định mức xây dựng công trình, đơn giá xây dựng công trình thuộc chuyên ngành sở quản lý.

2. Các sở có quản lý xây dựng chuyên ngành:

a. Chủ trì phối hợp với Sở Tài chính, các sở, ngành có liên quan trình UBND Thành phố xem xét, công bố định mức xây dựng, hệ thống đơn giá xây dựng công trình, bảng giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng công trình, bảng giá nhân công thuộc chuyên ngành sở quản lý.

b. Theo dõi, tổng hợp, việc áp dụng các định mức xây dựng công trình, đơn giá xây dựng công trình thuộc chuyên ngành sở quản lý.

c. Phối hợp với Sở Xây dựng hướng dẫn và giải quyết vướng mắc các vấn đề có liên quan đến quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình thuộc chuyên ngành quản lý.

3. Sở Tài chính:

a. Phối hợp với Sở Xây dựng lập và công bố bảng giá vật liệu.

b. Phối hợp với các sở có quản lý xây dựng chuyên ngành để xây dựng định mức xây dựng, hệ thống đơn giá xây dựng công trình, bảng giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng công trình, chỉ số giá xây dựng công trình.

4. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

Tổ chức thẩm định tổng mức đầu tư và hướng dẫn thẩm định tổng mức đầu tư xây dựng công trình theo thẩm quyền.

5. Sở Lao động thương binh và Xã hội:

a. Phối hợp với Sở Xây dựng và các sở có quản lý xây dựng chuyên ngành để xây dựng bảng giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng công trình, bảng giá nhân công.

b. Hướng dẫn và giải quyết vướng mắc các vấn đề có liên quan đến chế độ tiền lương của người lao động.

Điều 16. Xử lý chuyển tiếp

Xử lý chuyển tiếp thực hiện theo quy định tại Điều 36 Nghị định số 99/2007/NĐ-CP và khoản 2 điều 1 Nghị định số 03/2008/NĐ-CP ngày 07/01/2008 của Chính phủ…

Nghị định số 03/2008/NĐ-CP ngày 07/01/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một điều của Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình, Thông tư hướng dẫn của các Bộ và các quy định của UBND Thành phố.

Trong quá trình thực hiện nếu có vấn đề vướng mắc các sở, ngành, các chủ đầu tư, nhà thầu có trách nhiệm phản ánh về Sở Xây dựng và các sở có liên quan để tổng hợp đề xuất báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, quyết định./.