Quyết định 1496/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Hậu Giang đến 2020
Số hiệu: 1496/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 27/08/2013 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: 10/09/2013 Số công báo: Từ số 559 đến số 560
Lĩnh vực: Thương mại, đầu tư, chứng khoán, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-----------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1496/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 27 tháng 08 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH HẬU GIANG ĐẾN NĂM 2020

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị đnh số 92/2006/NĐ-CP ;

Xét đề nghị của y ban nhân dân tỉnh Hậu Giang,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hậu Giang đến năm 2020. Nội dung điều chỉnh là một bộ phận cấu thành của nội dung Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hậu Giang đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 105/2006/QĐ-TTg ngày 16 tháng 5 năm 2006, bao gồm những nội dung chủ yếu sau:

I. QUAN ĐIM PHÁT TRIN

1. Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hậu Giang đến 2020 phải phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, Quy hoạch vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long; đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất với quy hoạch ngành, lĩnh vực. Tận dụng tối đa mối liên kết kinh tế với các tỉnh trong vùng và sự hỗ trợ của các ngành Trung ương để phát triển xây dựng kết cấu hạ tầng, thu hút đầu tư, phát triển nguồn nhân lực.

2. Khai thác có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế của Hậu Giang, đẩy mạnh hội nhập quốc tế, tăng cường hợp tác với các địa phương trong cả nước; tập trung đổi mới mô hình tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nông nghiệp là nền tảng cho phát triển, công nghiệp là ngành đột phá và dịch vụ là ngành bổ trợ cho nông nghiệp và công nghiệp trong quá trình phát triển, chuyển từ phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý cả chiều rộng và chiều sâu nhằm huy động và sử dụng tốt mọi nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững và bảo vệ môi trường sinh thái.

3. Phát triển kinh tế Hậu Giang phải phù hp với đặc điểm tự nhiên, điều kiện biến đổi khí hậu đặc thù của tỉnh và đặc tính sinh học vốn có; đồng thời tôn trọng đặc điểm dân cư, trong đó hết sức chú ý đến dân tộc ít người, tạo mối quan hệ tốt giữa người dân sống lâu đời ở Hậu Giang vi dân mới đến tham gia phát triển kinh tế tnh. Từng bước điều chỉnh tạo sự phát triển hài hòa, hợp lý giữa các vùng trong tỉnh, thu hẹp dần về khoảng cách và mức sống giữa các từng lớp dân cư, giữa thành thị và nông thôn; chú trọng công tác xóa đói, giảm nghèo, chăm sóc sức khỏe nhân dân, ổn định xã hội, tăng cường mối đoàn kết giữa các dân tộc trong tnh.

4. Phát triển Hậu Giang có trọng tâm trọng điểm vào các khu vực có thể tạo ra sự đột phá và phát triển nhanh như các khu, cụm công nghiệp tập trung, các đô thị trọng điểm, các lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao. Đồng thời chú ý phát triển các khu vực khó khăn nhằm đảm bảo sự ổn định, phát huy thế mạnh ở tất cả các huyện, thị. Đồng thời tạo đột phá phát triển thông qua đổi mới cơ chế, chính sách.

5. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh; bảo đảm an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội.

II. MỤC TIÊU PHÁT TRIN

1. Mục tiêu tổng quát

Phát triển kinh tế - xã hội theo hướng hiện đại, bền vững, giải quyết xóa đói giảm nghèo; tạo sự chuyển biến căn bản về chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế; từng bước xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lấy nông nghiệp làm nền tảng cho phát triển công nghiệp và dịch vụ; lựa chọn các mũi đột phá để tập trung vào thế mạnh và khắc phục các điểm yếu.

2. Các chỉ tiêu cụ thể

a) Về phát triển kinh tế:

- Tốc độ tăng trưởng GDP đạt khoảng 14,7%/năm giai đoạn 2011 - 2015, đạt 16,3%/năm giai đoạn 2016 - 2020;

- Cơ cấu kinh tế năm 2015: Nông - lâm nghiệp - thủy sản: 22,7%; công nghiệp - xây dựng: 35%; dịch vụ: 42,3%. Cơ cấu kinh tế năm 2020: Nông - lâm nghiệp - thủy sản: 14%; công nghiệp - xây dựng: 39%; dịch vụ: 47%;

- Giá trị gia tăng bình quân đầu người (giá hiện hành) năm 2015 đạt 36,8 triệu đồng/người và năm 2020 đạt 72 triệu đồng/người;

- Phấn đấu kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2011 - 2015 là 27,2%, giai đoạn 2016 - 2020 là 19,8%. Giá trị xuất khẩu đến năm 2015 đạt khoảng 400 triệu USD, năm 2020 đạt khoảng 983 triệu USD;

- Thu ngân sách trên địa bàn tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2011 - 2015 là 16,5%, giai đoạn 2016 - 2020 là 17,5%;

- Sản lượng lương thực (cây lúa và cây bắp) năm 2015 đạt khoảng 1,04 triệu tấn, năm 2020 đạt khoảng 1,12 triệu tấn.

b) Về phát triển xã hội:

- Đến năm 2015 quy mô dân số khoảng 810 ngàn người và vào năm 2020 khoảng 871 ngàn người; tỷ lệ dân số thành thị khoảng 31,7% đến năm 2015 và 44,2% vào năm 2020;

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn hiện nay) còn khoảng 15% vào năm 2015, đến năm 2020 còn dưới 10%;

- Phấn đấu đến năm 2015 có khoảng 50% số trường học các cấp phổ thông đạt chuẩn quốc gia, đến năm 2020 đạt khoảng 80%;

- Tỷ lệ xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn văn hóa là 55-60% vào năm 2015 và 65-70% vào năm 2020; tỷ lệ xã nông thôn mới đạt 20% vào năm 2015 và 50% vào năm 2020;

- Đến năm 2020 có 100% xã, phường, thị trấn đạt chun quốc gia về y tế, 100% trạm y tế có bác sĩ; đến năm 2015 có 7 bác sĩ/1 vạn dân, đến năm 2020 đạt 8 bác sĩ/1 vạn dân;

- Giảm tỷ lệ lao động không có việc làm xuống còn khoảng 4,5% vào năm 2015 và khoảng 3,5% vào năm 2020. Phấn đấu đến năm 2015 đạt tỷ lệ lao động qua đào tạo 40%, đến năm 2020 đạt 50%;

- Phấn đấu tỷ lệ dân cư dùng nước sạch đạt 93% năm 2015 và 98% năm 2020. Tỷ lệ hộ dân sử dụng điện đạt 98% năm 2015 và 100% năm 2020;

c) Về bảo vệ môi trường:

- Phấn đấu đến năm 2015 nâng và duy trì tỷ lệ che phủ rừng và cây phân tán đạt trên 10,7%, đến năm 2020 đạt 15%; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng;

- Đến năm 2020 thu gom và xử lý trên 95% chất thải rắn sinh hoạt và công nghiệp, trên 80% chất thải nguy hại và 100% chất thải y tế được xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường; 100% khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn quy định; 100% cơ sở sản xuất xây dựng mới có công nghệ sạch.

d) Về quốc phòng - an ninh:

- Gắn phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường tiềm lực quốc phòng - an ninh, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội trong giai đoạn mới;

- Tiếp tục xây dựng, củng cố thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân, xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh vững chắc đáp ứng yêu cầu trong tình hình mi.

III. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH, LĨNH VỰC

1. Về nông - lâm - ngư nghiệp và xây dựng nông thôn mới

Nông - lâm - ngư nghiệp có vị trí rất quan trọng trong quá trình phát triển của Hậu Giang, với thế mạnh về tự nhiên, nông - lâm - ngư nghiệp được coi là nền tảng cho phát triển kinh tế tỉnh. Phát triển vùng sản xuất hàng hóa lớn, tập trung đẩy mạnh việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và phương pháp canh tác có tỷ lệ cơ giới hóa cao nhằm tạo ra sản phẩm nông nghiệp, thủy sản chất lượng cao đáp ứng tốt nhu cầu thị trường trong và ngoài nước. Phấn đấu giá trị tăng thêm nông - lâm - ngư nghiệp thời kỳ 2011 - 2020 tăng bình quân hàng năm khoảng 5,5%, trong đó giai đoạn 2011 - 2015 là 5,4%, giai đoạn 2016 - 2020 là 5,5%.

a) Về trồng trọt:

- Phát huy tối đa thế mạnh các sản phẩm nông nghiệp, hạn chế việc chuyển đất nông nghiệp sang mục đích sử dụng khác ở các vùng nông nghiệp tập trung có khả năng thâm canh cao, năng suất cao. Ổn định diện tích đất nông nghiệp đến năm 2020 khoảng 134.710 ha, gồm: Đất lúa 77.200 ha, đất trồng cây lâu năm 32.300 ha, đất rừng đặc dụng 2.800 ha, đất rừng sản xuất 274 ha, đất nuôi trồng thủy sản 5.000 ha, đất nông nghiệp còn lại 17.136 ha.

- Mục tiêu phát triển trồng trọt thời kỳ tới phải nhằm vào 2 hướng, một mặt giữ tối đa diện tích ở các khu vực có năng suất cao, chủ động tưới tiêu. Mặt khác phải đổi mới cơ cấu cây trồng phù hợp vi điều kiện tự nhiên (đất đai, khí hậu, hệ sinh thái,..) của từng vùng và nhu cầu thị trường; giữ ổn định và sử dụng linh hoạt đất trồng lúa để bảo đảm an ninh lương thực và nâng cao hiệu quả sử dụng đất; ứng dụng khoa học công nghệ mới, cải tạo giống, áp dụng các giải pháp sinh học để có năng suất cao nhất. Tập trung vào tăng năng suất của cây lương thực (lúa, bắp), rau đậu các loại, cây mía, cây ăn trái.

b) Về chăn nuôi:

Đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính trong nông nghiệp, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ sinh học nhằm tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả. Phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng chăn nuôi trang trại và hộ gia đình gắn với kiểm soát phòng tránh, an toàn dịch bệnh. Đến năm 2020, đàn trâu bò khoảng 6.400 con, đàn lợn khoảng 296.000 con, đàn gia cầm khoảng 15 triệu con.

c) Về lâm nghiệp:

Giữ nguyên diện tích đất rừng đặc dụng đến năm 2020 khoảng 2.800 ha. Dự kiến diện tích đất rừng sản xuất đến 2020 khoảng 274 ha.

Đến năm 2020, dự kiến trồng rừng tập trung 242 ha (chủ yếu là rng tràm), rừng trồng được chăm sóc 605 ha, rừng trồng được bảo vệ tu bổ 2.366 ha, phát động trồng cây phân tán ở những vùng đất trống, ven các đường giao thông, bờ ruộng, bờ kênh... khoảng 1.016 ha. Nâng độ che phủ rừng và cây phân tán đạt 10,7% vào năm 2015 và 15% vào năm 2020.

d) Về thủy sn:

Phát triển nuôi trồng thủy sản chyếu là nuôi tập trung có quy mô lớn (cá da trơn) và mô hình nuôi nhỏ lẻ hộ gia đình (cá ao). Phấn đấu đến năm 2020, tổng diện tích mặt nước sử dụng nuôi trồng thủy sản khoảng 10.000 ha (trong đó đất nuôi trồng thủy sản tập trung khoảng 5.000 ha, tổng sản lượng đạt khoảng 100.000 tấn.

Đẩy mnh nghiên cứu khoa học công nghệ, lựa chọn và tiếp nhận công nghệ tiên tiến của nước ngoài tạo đột phá để phát triển nhanh, hiệu quả trong các lĩnh vực: Sản xuất giống, bảo quản nguyên liệu thủy sản sau thu hoạch. Chú trọng cải tiến kỹ thuật canh tác và công nghệ sản xuất. Xây dựng và cải tạo đồng ruộng đúng kỹ thuật phù hợp với các mô hình và phương thức nuôi trồng, tiến dần từ nuôi quảng canh cải tiến kết hợp với trồng lúa, sang nuôi bán thâm canh, thâm canh.

đ) Về phát triển nông thôn:

Từng bước xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại phù hợp với bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới; bảo đảm cho người dân nông thôn tiếp cận tốt các dịch vụ xã hội và phúc lợi công cộng. Phát triển các loại hình kinh tế nông thôn theo mô hình mới phù hợp với giai đoạn phát triển hiện nay ở nước ta. Phấn đấu tỷ lệ xã nông thôn mới đạt 20% vào năm 2015 và 50% vào năm 2020.

2. Công nghiệp, xây dựng

a) Từ nay đến 2020, công nghiệp giữ vai trò là ngành tạo đột phá trong quá trình phát triển của tỉnh. Phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp để thực hiện mục tiêu tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng VA bình quân giai đoạn 2011 - 2015 đạt 17% và giai đoạn 2016 - 2020 đạt 19,7%. Mục tiêu đến năm 2020 ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đóng góp 27,3% GDP, giải quyết việc làm cho 20,5% lao động xã hội. Trong đó:

- Tận dụng năng lực vốn đầu tư trong tỉnh và thu hút vốn đầu tư của Trung ương, nước ngoài và ngoài tỉnh để phát triển mạnh công nghiệp chế biến nông thủy sản;

- Đầu tư, nâng cấp và phát triển các cơ sở công nghiệp hiện có để nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp gắn với nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu;

- Phát triển công nghiệp hàng tiêu dùng có khả năng xuất khẩu và có lợi thế cạnh tranh;

- Phát huy các công trình lớn đã đầu tư trên địa bàn tỉnh (đóng tàu, giấy, xi măng, điện...) đtừ đó tận dụng và đầu tư các công trình phụ trợ kéo theo.

b) Chú trọng nâng cao năng lực xây dựng, tăng dần quy mô, chất lượng; tập trung vào các công trình trọng điểm trên địa bàn; tiếp tục chỉnh trang đô thị theo hướng văn minh, hiện đại phù hợp vi yêu cu trong từng giai đoạn phát triển. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng VA ngành xây dựng bình quân giai đoạn 2011 - 2015 đạt 18,6%, giai đoạn 2016 - 2020 đạt 12%.

- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng, hoàn thành dứt điểm các công trình, tránh kéo dài thời gian thi công nhằm tăng năng suất xây dựng và đạt hiệu quả cao trong xây dựng cơ bản;

- Tập trung vào xây dựng kết cấu hạ tầng khu, cụm công nghiệp, các công trình công nghiệp, đường giao thông và hệ thống cầu, hệ thống thủy lợi quan trọng, các cơ sở giáo dục và đào tạo, bệnh viện, các siêu thị, khách sạn lớn, các khu du lịch, nhà văn hóa và công trình chung cư cao cấp...

3. Dịch vụ

Phát triển các ngành dịch vụ có đóng góp cao cho nền kinh tế như thương mại, du lịch, tài chính, ngân hàng, bưu chính viễn thông. Phấn đấu tốc độ tăng bình quân năm cho cả giai đoạn 2011 - 2020 đạt 18,59%. Trong đó:

- Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ và nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ; tăng nhanh lưu thông hàng hóa nhất là mạng lưới tiêu thụ hàng hóa từ thành thị đến nông thôn; mở rộng thị trường nông thôn, tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các địa phương. Phấn đấu đến năm 2020 xây dựng 02 Trung tâm thương mại cấp tỉnh tại thành phố Vị Thanh và thị xã Ngã Bảy, 05 siêu thị hạng 3 đặt tại thành phố Vị Thanh, thị xã Ngã Bảy và các huyện: Long Mỹ, Châu Thành và Châu Thành A, 86 chợ các loại;

- Phát triển các dịch vụ truyền thống; nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải, bưu chính, viễn thông, tin học; tiếp cận nhanh các dịch vụ mới, dịch vụ tài chính, ngân hàng, phù hợp với yêu cầu trong từng giai đoạn phát triển; mở rộng các dịch vụ phục vụ sản xuất, đời sống và sinh hoạt của người dân;

- Tôn tạo và phát triển các điểm du lịch, xây dựng các dự án đầu tư theo quy hoạch;

- Tăng cường các hoạt động dịch vụ với các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đông Nam Bộ; phát triển thị trường sang các nước về xuất khẩu hàng hóa nông sản, nhập khẩu và cung ứng vật tư, thiết bị công nghệ, hàng hóa phục vụ sản xuất và đời sống.

4. Phát triển các lĩnh vực xã hội

a) Dân số, lao động và giải quyết việc làm:

- Thực hiện tt công tác kế hoạch hóa gia đình và chăm sóc sức khỏe sinh sản, phấn đấu tốc độ tăng dân số trung bình đạt 1,2% giai đoạn 2011 - 2015 và 1,5% giai đoạn 2016 - 2020; phấn đấu tổng nguồn lao động tăng trung bình đạt 2,8% giai đoạn 2011 - 2015 và 1,7% giai đoạn 2016 - 2020;

- Phát triển hệ thống dạy nghề đáp ứng nhu cầu thị trường lao động, hiện đại hóa, chuẩn hóa, xã hội hóa và hội nhập khu vực, quốc tế, phát triển nhanh về quy mô đi đôi với nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy ngh theo 3 cp trình độ. Phát triển mạnh các hình thức dạy nghề cho lao động nông thôn và chuyển dịch cơ cấu lao động, đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới;

- Triển khai các phương thức dạy nghề đa dạng, linh hoạt để dạy nghề cho lao động nông thôn và các đối tượng chính sách (người nghèo, lao động bị thu hồi đất canh tác, bộ đội xuất ngũ, người dân tộc thiểu số...) thông qua việc lồng ghép Chương trình mục tiêu quốc gia với ngân sách địa phương, htrợ của doanh nghiệp, gắn dạy nghề với tạo việc làm và thị trường lao động; liên kết giữa cơ sở dạy nghề với doanh nghiệp đóng trên địa bàn; mở lớp dạy nghề tại doanh nghiệp; đào tạo theo địa chỉ; dạy nghề lưu động; đặt hàng dạy nghề, ...Phấn đấu tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 40% vào năm 2015 và 50% năm 2020. Tỷ lệ lao động không có việc làm giảm còn khoảng 4,5% vào năm 2015 và khoảng 3,5% vào năm 2020.

b) Y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân:

- Phát triển sự nghiệp y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng theo hướng dự phòng, tích cực và chủ động; phấn đấu để mọi người dân đều được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, có điều kiện tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế có chất lượng; giảm tỷ lệ mắc bệnh, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ;

- Đẩy mạnh chủ trương xã hội hóa, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ cán bộ y tế từ tuyến tỉnh đến cơ sở; Phấn đấu đến năm 2020 có 100% các cơ sở y tế đạt chuẩn quốc gia về y tế, có 8 bác sĩ/vạn dân và 27 giường bệnh/vạn dân.

c) Giáo dục và đào tạo:

- Phát triển giáo dục, đào tạo hướng đến phát triển toàn diện con người, nâng cao dân trí; bồi dưỡng nhân tài; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; xây dựng xã hội học tập;

- Kế thừa và phát huy những kết quả của hệ thống cơ sở giáo dục, đào tạo bảo đảm thiết thực và hiệu quả. Thực hiện tốt hơn các chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục;

- Đẩy mnh xã hội hóa giáo dục và đào tạo nhằm huy động mọi nguồn lực vào phát triển giáo dục; đa dạng các nguồn vốn đầu tư, hình thức đầu tư, lồng ghép các nguồn vốn một cách có hiệu quả;

- Phấn đấu đến năm 2015 tất cả các huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi; đạt khoảng 50% trường học các cấp giáo dục phổ thông đạt chuẩn quốc gia vào năm 2015 và khoảng 80% vào năm 2020; đạt khoảng 150 sinh víên/vạn dân vào năm 2015 và 200 sinh viên/vạn dân vào năm 2020.

d) Về phát triển văn hóa, thể dục, thể thao:

- Phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc trong tỉnh Hậu Giang; đồng thời, với việc nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân trong tỉnh, làm cho văn hóa trở thành động lực cho phát triển kinh tế;

- Nâng cao hiệu lực công tác quản lý Nhà nước trên lĩnh vực văn hóa thông tin, thể dục, thể thao. Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, kịp thời đưa các chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước đến với mọi tầng lớp nhân dân;

- Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Tăng cường xây dựng, củng cố các thiết chế văn hóa thông tin ở cơ sở. Phấn đấu tỷ lệ xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn văn hóa chiếm khoảng 55-60% vào năm 2015 và 65-70% vào năm 2020.

5. Về quốc phòng, an ninh

- Kết hp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với củng cố và tăng cường quốc phòng - an ninh trong quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch trên tất cả các lĩnh vực, địa bàn; bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ;

- Quán triệt sâu sắc và triển khai thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác quốc phòng - an ninh. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Trường Chính trị tỉnh để chỉ đạo thực hiện tốt môn học giáo dục quốc phòng - an ninh cho học sinh, sinh viên, học viên trong hệ thống nhà trường trên địa bàn tỉnh;

- Xây dựng lực lượng vũ trang địa phương và cơ quan quân sự địa phương vững mạnh; phát huy tốt chức năng tham mưu của Ban Chỉ huy Quân sự cơ quan, tổ chức và cán bộ chuyên trách, kiêm nhiệm công tác quốc phòng. Thực hiện tốt công tác đăng ký, quản lý công dân trong độ tuổi nhập ngũ, độ tuổi tham gia dân quân tự vệ, phấn đấu tỷ lệ tuyển chọn gọi công dân nhập ngũ tnay đến 2020 đạt 100%, xây dựng lực lượng vũ trang trên dân số khoảng 1,5 - 2%.

- Tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước về quc phòng; bảo đảm ngân sách cho công tác quốc phòng - an ninh.

6. Về phát triển kết cấu hạ tầng

a) Giao thông:

- Phấn đấu đến năm 2020 hoàn thiện, nâng cấp hệ thống giao thông đồng bộ, từng bước hiện đại, liên hoàn, thông suốt, quy mô phù hợp với từng vùng, tùng địa phương.

- Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, từng bước nâng cấp, mở mới, hoàn thiện hệ thống giao thông quốc gia đi qua địa bàn tỉnh Hậu Giang đã được các cấp thẩm quyền phê duyệt, bao gồm: 03 tuyến đường bộ cao tốc (Bắc - Nam phía Đông, Sóc Trăng - Cần Thơ - Châu Đốc, Hà Tiên - Rạch Giá - Bạc Liêu); 05 tuyến quốc lộ (QL.1A, QL.61, QL.Nam Sông Hậu, QL.Quản Lộ - Phụng Hiệp, QL.61B); 02 tuyến đường thủy quốc gia (qua kênh Xà No và kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp); cảng than Châu Thành phục vụ các nhà máy nhiệt điện;

- Chủ động xây dựng kế hoạch và bố trí hợp lý nguồn lực trong từng giai đoạn theo quy hoạch để xây dựng và hoàn thiện hệ thống giao thông do tỉnh Hậu Giang quản lý (bao gồm: Đường bộ, đường thủy, bến xe, bến tàu, cảng sông). Kết nối hệ thống giao thông địa phương và giao thông quốc gia tạo thành các hành lang kinh tế, các không gian phát trin đô thị, công nghiệp, du lịch, lưu thông thuận lợi với bên ngoài;

- Hoàn thiện hệ thống giao thông đô thị theo quy hoạch, bao gồm: Thành phố Vị Thanh, thị xã Ngã Bảy và các thị trấn trong Tỉnh; Phát triển nâng cấp mạng lưới đường giao thông nông thôn để tạo điều kiện phân bố lại dân cư, phát triển kinh tế - xã hội và điều tiết mật độ giao thông.

b) Hệ thống thủy lợi:

Phát triển hệ thống thủy lợi, kết hợp phục vụ đa ngành, khai thác tổng hợp và đáp ứng tốt yêu cầu chuyển đổi cây trồng, vật nuôi phù hợp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Phấn đấu đến năm 2020 bảo đảm nguồn nước tưới tiêu ổn định cho khoảng 77.200 ha đất lúa nước, 32.300 ha đất trồng cây lâu năm và 5.000 ha đất nuôi trồng thủy sản. Hoàn thiện Dự án kiểm soát lũ (tiểu vùng ven sông Hậu, tiểu vùng Ô Môn - Xà No, tiểu vùng Cần Thơ - Long Mỹ).

c) Hệ thống cấp điện, cấp thoát nước và xử lý nước thi:

- Đến năm 2020 phấn đấu hoàn thành xây dựng Trung tâm Điện lực sông Hậu (Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu I tổ máy 1 và 2 với tổng công suất 2x600MW). Từ nay đến 2020, Hậu Giang tập trung vào cải tạo, nâng cấp, từng bước hiện đại hóa toàn bộ hệ thống truyền tải và phân phối điện, bảo đảm cấp điện ổn định với chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Phấn đấu tỷ lệ hộ dùng điện đạt 98% vào năm 2015 và 100% vào năm 2020.

- Từng bước đầu tư, nâng cấp đồng bộ hệ thống cấp nước sinh hoạt cho các đô thị, khu dân cư nông thôn, đảm bảo đủ yêu cầu nước sinh hoạt của nhân dân. Phấn đấu tỷ lệ người dân dùng nước sạch đạt 93% vào năm 2015 và 98% vào năm 2020.

- Xây dựng đồng bộ hệ thống thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải, đặc biệt là tại khu đô thị, các khu, cụm công nghiệp.

d) Thông tin truyền thông

- Xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng thông tin, truyền thông có công nghệ hiện đại, an toàn, tin cậy và phrộng khắp địa bàn với dung lượng lớn, tốc độ và chất lượng cao, đáp ứng tốt nhu cầu thông tin liên lạc, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, cứu hộ, cứu nạn và giảm nhẹ thiên tai;

- Phấn đấu đến năm 2015 thông tin truyền thông quốc gia được nối đến tất cả các huyện và trên 80% số xã bằng cáp quang và các phương thức truyền dẫn băng rộng khác. Đến năm 2020 điện thoại cố định/100 dân đạt 96,6%; Số thiết bị internet tăng bình quân 9% cho giai đoạn 2011 - 2015 và 12,8% giai đoạn 2016 - 2020.

IV. PHƯƠNG HƯỚNG TỔ CHỨC KHÔNG GIAN PHÁT TRIỂN

Phát triển hài hòa giữa thành thị với nông thôn; từng bước thu hẹp dần khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng trong Tỉnh.

1. Phát triển không gian đô thị và nông thôn

- Phát triển mạng lưới đô thị: Xây dựng thành phố Vị Thanh là trung tâm về chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng an ninh của tỉnh Hậu Giang, đồng thời là trung tâm giao lưu kinh tế của tiểu vùng Tây Sông Hậu và tiểu vùng Bắc bán đảo Cà Mau. Xây dựng thị xã Ngã Bảy, huyện Long Mỹ thành trung tâm thương mại dịch vụ và giao lưu kinh tế của tỉnh. Phát triển mạng lưới các đô thị vệ tinh: thị trn Ngã Sáu, Một Ngàn, Mái Dm, Cái Tc, Rạch Gòi, Bảy Ngàn, Cây Dương, Kinh Cùng, Nàng Mau, Búng Tàu, Trà Lồng. Phát triển các trung tâm xã Phương Bình, Xà Phiên, Long Bình, Vĩnh Thuận Tây, Vĩnh Viễn;

- Phấn đấu đến năm 2020 tỉnh Hậu Giang có 01 thành phố (đô thị loại II), 01 thị xã (đô thị loại III), 05 thị trấn (đô thị loại IV) và 11 đô thị loại V , với dân số đô thị khoảng 385 nghìn người. Tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 32% vào năm 2015 và 44% vào năm 2020;

- Phát triển ổn định dân cư nông thôn: sắp xếp, phân bố n định lại dân cư trên địa bàn; từng bước đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng cho các trung tâm cụm xã, điểm dân cư tập trung gắn với quy hoạch nông thôn mới.

2. Phát triển các vùng kinh tế

- Vùng I (Vùng ven sông Hậu): Bao gồm toàn bộ thị xã Ngã Bảy, huyện Châu Thành, huyện Châu Thành A và một phần huyện Phụng Hiệp. Vùng có lợi thế phát triển dọc Quốc lộ 1A và ven sông Hậu, có vị trí giao lưu rất thuận lợi, phát triển rau quả, cây ăn trái phục vụ đô thị và các khu công nghiệp. Hình thành các khu cụm công nghiệp tập trung: KCN Tân Phú Thạnh (huyện Châu Thành A); CCN Phú Hữu, CCN Đông Phú (huyện Châu Thành),... Đang phát triển các loại hình công nghiệp quy mô lớn như: công nghiệp tàu thủy, xi măng, giấy, nhiệt điện, chế biến thủy sản,...Đây là vùng có công nghiệp phát triển mạnh của tỉnh.

- Vùng II (Vùng Trung tâm): Bao gồm thành phố Vị Thanh, huyện Long Mỹ, huyện Vị Thủy và phần Đông Nam của huyện Phụng Hiệp. Đây là vùng có quy mô lớn nhất, có đóng góp lớn cho sự phát triển của tỉnh Hậu Giang. Thành phố VThanh là trung tâm kinh tế, chính trị xã hội của tỉnh. Vùng phát triển toàn diện các mặt hàng nông thủy sản chất lượng cao; đóng góp lớn vào xuất khẩu lúa gạo, thủy sản và nguyên liệu phục vụ chế biến. Phát triển mạnh công nghiệp, bao gồm các ngành xây xát, chế biến thực phẩm, vật liệu xây dựng, cơ khí, dệt da, may xuất khẩu, thủ công mỹ nghệ, đồ mộc,...

- Vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số: Tiếp tục đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; nâng cao dân trí và thu nhập của dân cư; từng bước thu hẹp khoảng cách vmức sng ở vùng khó khăn với các khu vực phát triển của Tỉnh. Tổ chức, thực hiện tốt các chế độ, chính sách đã được ban hành đối với vùng khó khăn; kêu gọi các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế quan tâm đầu tư phát triển kinh tế khu vực này.

- Phát triển các hành lang kinh tế dọc theo: Kênh Xà No, Quốc lộ 61, Đường Tỉnh 931, kênh Nàng Mau, kênh Cái Côn, kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp, Quốc lộ 1A, Quốc lộ Nam sông Hậu, hướng Vị Thanh - Giồng Riềng, hướng Bốn Tổng - Mt Ngàn.

V. DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ

(Phụ lục kèm theo)

VI. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH

1. Huy động các nguồn vốn đầu tư:

Nhu cầu vốn đầu tư thời kỳ 2011 - 2020 khoảng 233 nghìn tỷ đồng (giá thực tế), trong đó, giai đoạn 2011 - 2015 là 60 nghìn tỷ đồng và khoảng 173 nghìn tỷ đồng giai đoạn 2016 - 2020. Ngoài nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước, Tỉnh cần có giải pháp để huy động có hiệu quả cao nhất các nguồn lực trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển như:

- Xây dựng và ban hành danh mục các chương trình, dự án cần kêu gọi đầu tư đến năm 2020, từ mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước vào phát triển sản xuất kinh doanh tại tỉnh Hậu Giang. Tổ chức điều tra các nguồn vốn có khả năng huy động trong dân của tỉnh để có kế hoạch huy động kịp thời. Trên cơ sở đó đẩy mạnh công tác quảng bá giới thiệu, xúc tiến đầu tư nhằm thu hút tốt các doanh nghiệp, nhà đầu tư vào tỉnh;

- Cải thiện môi trường đầu tư, sản xuất kinh doanh, nhất là cải cách thủ tục đầu tư; tạo điều kiện về cơ sở hạ tầng để sẵn sàng tiếp nhận các dự án đầu tư; ban hành các chính sách hỗ trợ đầu tư hấp dẫn, minh bạch, phù hợp với các quy định của pháp luật;

- Đẩy mnh xã hội hóa đầu tư nhất là trong các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao, phát thanh, truyền hình, khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường để huy động vốn từ các thành phần kinh tế đầu tư vào các lĩnh vực này;

- Mở rộng các hình thức đầu tư BOT, BT, BTO, PPP,... tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các thị trường vốn; phát triển các hình thức liên doanh, liên kết đầu tư, góp vốn đầu tư bằng tài sản. Xây dựng và thực hiện quỹ đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, nhất là đối với các vùng nông thôn trong tỉnh. Sử dụng quỹ đất hợp lý để tạo vốn xây dựng các công trình hạ tầng đô thị, xây dựng hạ tầng cho các khu, cụm công nghiệp tập trung;

- Sử dụng vốn đầu tư đúng mục đích theo dự án thông qua đấu thầu, giảm tình trạng lãng phí, thất thoát vốn nhất là trong khâu thi công xây dựng. Lồng ghép có hiệu quả các chương trình, dự án đang triển khai trên địa bàn tỉnh để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư Phát huy dân chủ cơ sở để người dân tham gia thực hiện giám sát hiệu quả các nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước;

- Nâng cao chất lượng và đổi mới các hoạt động tài chính ngân hàng trong tỉnh. Tạo các cơ chế phù hợp để mrộng hình thức tự bổ sung vốn của các doanh nghiệp và thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân và vốn đầu tư nước ngoài. Khuyến khích các ngân hàng, các tchức tín dụng trong và ngoài nước mở chi nhánh hoặc văn phòng đại diện trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Đơn giản hóa các thủ tục cấp phép nhằm cải thiện môi trường vốn đầu tư.

- Tăng cường việc huy động các hình thức lao động nghĩa vụ (theo luật định) để xây dựng các công trình hạ tầng nông thôn, nhất là các công trình giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục và các công trình phúc lợi khác...

2. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực:

- Phát triển nguồn nhân lực vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tăng cường các hoạt động đào tạo trình độ kỹ thuật và tay nghề cho người lao động, tăng nhanh tỷ lệ lao động qua đào tạo, đáp ứng yêu cầu phát triển nhiều ngành nghề mới và đẩy mạnh xuất khẩu lao động;

- Mở rộng các hình thức đào tạo, dạy nghề bằng nhiều hình thức (chính quy, tại chức, ngắn hạn, dài hạn, lưu động, truyền nghề,..), trong đó tập trung vào các ngành ngh cn cho tỉnh (kinh tế, khoa học công nghệ, ngoại ngữ) và các ngành có lợi thế của tnh như: Nuôi trồng, chế biến thủy sản, du lịch, vận tải thủy, cơ khí tàu thuyền, cơ khí sửa chữa chế tạo phục vụ nông nghiệp và thủy sản... ; liên kết hợp tác đào tạo giữa cơ sở đào tạo với doanh nghiệp sử dụng lao động; đồng thời, khuyến khích các doanh nghiệp lớn trên địa bàn tỉnh tham gia dạy nghề và hỗ trợ cho công tác giáo dục và đào tạo của địa phương.

3. Giải pháp về khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường:

Khuyến khích hỗ trợ các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, nhất là các Tổng công ty nhà nước tích cực đổi mới công nghệ, làm chủ công nghệ của các ngành mũi nhọn và đẩy mạnh các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao; tăng cường hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp tỉnh đẩy mạnh đầu tư, đổi mi công nghệ; xây dựng, phát triển tài sản trí tuệ; áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến nhằm góp phần giúp các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước nâng cao nhận thức và điều hành quản lý phục vụ công tác cải cách hành chính; đẩy mạnh công tác tiêu chuẩn hóa, tiết kiệm năng lượng phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh.

- Tăng cường hợp tác khoa học công nghệ với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, qua đó lựa chọn công nghệ tiên tiến và phù hợp để áp dụng tại địa phương để tập trung giải quyết chương trình chuyn giao công nghệ mới, sản phẩm mới trong ngành nông nghiệp, thủy sản và công nghiệp chế biến nông thủy sản, thực phẩm;

- Nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi để phát triển khoa học công nghệ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái, đa dạng sinh học;

- Thực hiện cơ chế liên kết giữa cơ quan quản lý nhà nước với các tổ chức khoa học công nghệ và các doanh nghiệp trong toàn bộ quá trình từ xác đnh nhiệm vụ nghiên cứu đến triển khai thực hiện, đánh giá và đưa kết quả nghiên cứu vào ứng dụng trong thực tin. Có cơ chế vừa khuyến khích, vừa bắt buộc các doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu cải tiến kỹ thuật và áp dụng công nghệ mới, công nghệ thích hợp vào sản xuất. Có chính sách hỗ trợ vốn và thuế để sử dụng công nghệ mới, giống mới. Đưa nhanh công nghệ thông tin vào trường học, các cơ quan quản lý Nhà nước;

- Tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật về môi trường, không ngừng nâng cao nhận thức trong cộng đng dân cư vbảo vệ môi trường; xây dựng các giải pháp bảo vệ môi trường theo tng ngành, lĩnh vực của nền kinh tế.

4. Giải pháp về nâng cao năng lực quản lý nhà nước:

Tiếp tục đẩy mạnh công tác ci cách hành chính, đồng thời đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ tin học vào quản lý hành chính, cải cách thủ tục hành chính trên tất cả các lĩnh vực: Thm định dự án đầu tư, đăng ký kinh doanh, cấp giấy phép xây dựng, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất, đăng ký hộ khẩu, công chứng.

VII. TỔ CHỨC VÀ GIÁM SÁT THỰC HIỆN QUY HOẠCH

1. Tổ chức công bố, phổ biến Quy hoạch:

Tổ chức công bố, phổ biến Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh đến năm 2020 cho cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể, các doanh nghiệp và nhân dân trong Tỉnh trên cơ sở các nội dung, mục tiêu của Quy hoạch, tiến hành xây dựng chương trình hành động cụ thể để từng bước thực hiện đạt mục tiêu Quy hoạch.

2. Xây dựng chương trình hành động:

- Sau khi Quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trên cơ sở các nội dung, mục tiêu của Quy hoạch, Tỉnh cần xây dựng chương trình hành động để thực hiện Quy hoạch;

- Cụ thể hóa các mục tiêu Quy hoạch bằng các kế hoạch 5 năm, hàng năm để thực hiện Quy hoạch có hiệu quả. Hàng năm có đánh giá việc thực hiện Quy hoạch, trên cơ sở đó tiến hành rà soát, kiến nghị theo thẩm quyền việc điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh trong từng thời kỳ;

- Các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị, xã hội và nhân dân có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy hoạch.

Điều 2. Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hậu Giang đến năm 2020 là cơ sở cho việc lập, trình duyệt và triển khai thực hiện các quy hoạch ngành (quy hoạch xây dựng, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và các quy hoạch khác có liên quan), các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.

Điều 3. Giao y ban nhân dân tỉnh Hậu Giang căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của Tnh trong Điều chỉnh Quy hoạch được phê duyệt; chủ trì, phối hp với các Bộ, ngành liên quan chỉ đạo việc lập, trình duyệt và triển khai thực hiện theo quy định các nội dung sau:

1. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cấp huyện; quy hoạch xây dựng; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực để bảo đảm phát triển tổng thể, đồng bộ giữa kinh tế, xã hội với quốc phòng, an ninh.

2. Lập các kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội trọng điểm, các dự án cụ thể để tập trung đầu tư, ưu tiên bố trí nguồn vốn một cách hp lý.

3. Nghiên cứu xây dựng, ban hành, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành (nếu vấn đề vượt quá thẩm quyền) một số cơ chế, chính sách phù hợp với yêu cầu phát triển của Tỉnh trong từng giai đoạn, nhằm thu hút, huy động các nguồn lực để thực hiện Quy hoạch.

Điều 4. Các Bộ, ngành liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:

1. Hướng dẫn và giúp Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang trong quá trình thực hiện Quy hoạch; nghiên cứu xây dựng, ban hành hoặc trình cp có thẩm quyền ban hành một số cơ chế, chính sách phù hợp vi yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hậu Giang trong từng giai đoạn nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; khuyến khích, thu hút đầu tư theo mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh nêu trong Quy hoạch.

2. Phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang trong việc điều chỉnh, bổ sung vào quy hoạch ngành, lĩnh vực đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất của Quy hoạch; xem xét, hỗ trợ Tỉnh trong việc huy động các nguồn vốn đầu tư trong nước và nước ngoài để thực hiện Quy hoạch.

Điều 5. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 6. Chủ tịch y ban nhân dân tỉnh Hậu Giang, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các y ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
-
Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, KTTH (3b).

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

DANH MỤC

CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ TỈNH HẬU GIANG ĐẾN NĂM 2020
(Kèm theo Quyết định số 1496/QĐ-TTg ngày 27 tháng 8 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ)

SỐ TT

CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN NGHIÊN CU ĐẦU TƯ

Thời gian thực hiện

A

CÁC CÔNG TRÌNH TRUNG ƯƠNG QUẢN LÝ

 

1

Nâng cấp Quốc lộ 61B (ĐT.931 cũ) nối Vị Thanh - Sóc Trăng - Bạc Liêu

2011 - 2015

2

Nâng cấp Quốc lộ Quản Lộ-Phụng Hiệp (GĐ2 Cao tốc Bắc - Nam Phía Đông)

2016 - 2020

3

Nạo vét, duy tu tuyến kênh Xà No

2011 - 2015

4

Nạo vét, duy tu tuyến kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp

2011 -2015

5

Đường cao tốc Sóc Trăng - Cần Thơ - Châu Đốc

2016 - 2020

6

Đường cao tốc Hà Tiên - Rạch Giá - Bạc Liêu

2016 - 2020

7

Cảng than Châu Thành trên sông Hậu

2016 - 2020

8

Dự án kiểm soát lũ (vùng ven sông Hậu, vùng Ô Môn - Xà No, vùng Cần Thơ - Long Mỹ)

2011 - 2015

9

Đường dẫn khí điện đạm

2011 - 2015

B

CÁC CÔNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG QUẢN LÝ

 

I

Hiện đại hóa nông nghiệp:

 

1

Dự án XD Khu nông nghiệp công nghệ cao (Long Mỹ)

2011 - 2015

2

Dự án xây dựng các vùng chuyên canh (vùng lúa chất lượng cao, vùng khóm, mía nguyên liệu, vùng cây có múi và xoài, vùng rau sạch)

2011 - 2020

3

Dự án phát triển giống (gia súc, gia cầm, cá và tôm càng xanh)

2011 - 2020

4

Dự án nuôi bán công nghiệp tiến đến nuôi công nghiệp (heo, gà, bò thịt, bò sữa, cá, dê, chim cút)

2011 - 2020

5

Dự án nuôi luân canh và xen canh tôm cá trên ruộng lúa

2011 - 2020

6

Dự án hình thành vùng nguyên liệu có mùa vụ nối tiếp phục vụ chế biến: dưa leo - khóm - chuối kết hợp cây ăn quả phục vụ nhà máy chế biên công suất 5000 tấn/năm.

2011 - 2020

II

Công nghiệp hóa:

 

1

KCN sông Hậu - 300ha (Phát triển CN tàu thủy và chế biến thủy sản)

2011 - 2015

2

KCN Phú Hữu A - 250ha, giai đoạn 1&2 (Sản xuất giấy và bột giấy)

 

KCN Phú Hữu A - 400ha, giai đoạn 3 (dầu khí, điện chạy than , xi măng)

 

3

KCN Tân Phú Thạnh - 150ha (chế biến thủy sản, thc ăn gia súc, nước mắm, gỗ cao cấp, BT đúc sẵn, cơ khí, sản xuất giày và kho xăng dầu)

2011 - 2015

4

Cụm CN Nhơn Nghĩa - 75ha (chế biến nông sản, thực phẩm)

2011 - 2015

5

Cụm CN Vị Thanh - 75ha

2011 - 2015

6

Cụm CN Đông Phú - 75ha (chế biến TS, thức ăn gia súc, sản xuất giày)

2011 - 2015

7

Cụm CN Ngã Bảy - 75ha

2011 - 2015

8

Cụm TTCN Long Mỹ

2011 - 2015

9

Nghiên cứu hình thành KCN công nghệ cao

2016 - 2020

III

Thương mại - du lịch:

 

1

Dự án XD 02 Trung tâm Thương mại (cấp tỉnh) tại TP.Vị Thanh và TX. Ngã Bảy

2015 - 2020

2

Dự án XD 05 siêu thị hạng 3 tại TP.VThanh và TX.Ngã Bảy, Long Mỹ, Châu Thành và Châu Thành A

2011 - 2020

3

Dự án xây dựng chợ đầu mối nông thủy sản (khóm tại Cái Tư, nông sản thực phẩm tại Vị Thanh, giao dịch thủy sản tại Vị Thủy, trái cây tại Tân Phú Thạnh)

2011 - 2020

4

Dự án XD hệ thống chợ đô thị và nông thôn (73 - 86 chợ)

2011 - 2020

5

Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng (Phụng Hiệp)

2011 - 2015

6

Khu du lịch hồ Đại Hàn (Phường 4, TP.Vị Thanh)

2011 - 2015

7

Khu du lịch sinh thái Việt Úc (VThủy)

2011 - 2015

8

Khu du lịch sinh thái Tây Đô (Châu Thành A)

2011 - 2015

9

Chợ nổi Ngã Bảy (TX.Ngã Bảy)

2011 - 2015

10

Nông nghiệp công nghệ cao kết hợp với phát triển du lịch (khu trung tâm của khu NNCNC)

2016 - 2020

11

Khu du lịch căn cứ Tỉnh ủy (TP.Vị Thanh)

2016 - 2020

IV

Đô thị hóa và xây dựng nông thôn mới:

 

1

Xây dựng mới/nâng cấp các cơ quan công quyền, các công trình công ích và công cộng (quảng trường, công viên, thoát nước, thải rác ...)

2011 - 2020

2

Xây dựng 19 đô thị theo các tiêu chuẩn mới của Thủ tướng Chính phủ mới ban hành (Nghi định 42/2009/NĐ-CP ngày 7 tháng 5 năm 2009)

2011 - 2020

3

Khu dân cư Tây Sông Hậu (KDC Tây Sông Hậu MR hướng Tây Nam)

2011 - 2015

4

XD Khu đô thị công nghiệp sông Hậu

2011 - 2015

5

Khu dân cư đô thị Nguyễn Thị Minh Khai (TX.Ngã By)

2011 - 2015

6

Xây dựng 20% xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới vào năm 2015 và 50% xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới vào năm 2020

2011 - 2020

V

Kết cấu hạ tầng kinh tế:

 

1

Nâng cấp Đường VThanh - Cần Thơ (giai đoạn 2).

2011 - 2015

2

Nâng cấp các tuyến Đ.tỉnh (ĐT.925B, ĐT.926, ĐT.927B, ĐT.927C, ĐT.928B, ĐT.930B, ĐT.930C, Đ.kênh Nàng Mau 2) đạt cấp IVĐB, mặt láng nhựa.

2011 - 2015

3

Nâng cấp toàn bộ mạng lưới Đường tỉnh qui hoạch đạt cấp IV ĐB, mặt BT nhựa

2016 - 2020

4

Xây dựng 3 cảng sông (Vị Thanh, Sông Hậu và Ngã Bảy)

2011 - 2020

5

Hệ thống đê bao Vị Thanh - Long Mỹ (giai đoạn 2)

2011 - 2015

6

Duy tu, bảo dưỡng các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh

2011 - 2020

7

Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu (tổ máy 1 và 2) công suất 2x600MW

2011 - 2020

8

Cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới hệ thống cấp điện bao gồm các trạm biến áp trung và hạ thế, hệ thống đường dây tải điện

2011 - 2020

9

Đường ống dẫn khí Lô B - Ô Môn

2011 - 2015

10

Xây dựng nhà máy nước, hệ thống cấp nước, thoát nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất

2011 - 2020

11

Nhà máy xử lý nưc và hồ chứa nước ngọt tỉnh Hậu Giang

2011 - 2015

12

Nhà máy xử lý nước thải KCN (Châu Thành)

2011 - 2015

13

Các dự án xây dựng mới Bưu cục trung tâm, xây mới/nâng cấp các bưu cục cho các thị trấn, tăng thêm tuyến cáp quang, nâng chỉ tiêu mật độ điện thoại và internet.

2011 - 2020

VI

Kết cấu hạ tầng xã hội:

 

1

Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của các cơ sở giáo dục, đào tạo; đầu tư xây dựng trường học, cơ sở giáo dục, đào tạo dân lập, tư thục ở các bậc học

2011 - 2020

2

Các dự án xây mới Trung tâm văn hóa tỉnh, Trung tâm văn hóa huyện-thị, Trung tâm văn hóa thiếu nhi, thư viện các cấp, nhà truyền thống huyện, nhà bảo tàng tỉnh, trung tâm thể thao tnh, sân vận động và các sân chuyên môn các cấp, khu hậu cứ đoàn nghệ thuật, trường trung cấp văn hóa-thể thao và du lịch, trường năng khiếu thể dục-thể thao tỉnh, đài truyền thanh, đài truyền hình, đặc biệt là các dự án xây dựng các trạm truyền thanh cấp xã phường

2011 - 2020

3

Các dự án xây mới/mở rộng Bệnh viện đa khoa tỉnh, các bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh: bệnh viện Sản-nhi, Tâm thần, Lao, Y học cổ truyền, Điều dưỡng và phục hồi chức năng, Da liễu, các bệnh viện đa khoa tuyến huyện/thị, Trung tâm y tế dự phòng tỉnh, các trung tâm/chi cục trực thuộc tuyến tỉnh; Xây mới trường Trung cấp y dược tỉnh; Đặc biệt là các dự án nâng cấp cơ sở và trang bị cho các trạm y tế xã phường; Thành lập bệnh viện dân lập, bệnh viện tư nhân

2011 - 2020

VII

Phát triển nguồn nhân lực:

 

1

Phát triển đồng bộ các ngành học, cấp học theo hướng chuẩn hóa, kiên cố a, có qui mô, mạng lưới phù hợp, chất lượng nâng lên ngang tầm với các tnh ĐBSCL (các lĩnh vực này đã có chương trình, dự án riêng).

2011 - 2020

2

Dự án Nâng cấp Trường dạy nghề tỉnh Hậu Giang và các Trung tâm Dạy nghề ở các huyện, thị xã

2011 - 2020

Ghi chú: Về vị trí, quy mô, diện tích đất sdụng, tổng mức đầu tư và nguồn vốn đầu tư của các công trình, dự án nêu trên sẽ được tính toán, lựa chọn và xác định cụ thể trong giai đoạn lập và trình duyệt dự án đầu tư, tùy thuộc vào nhu cầu và khả nâng cân đối, huy động vốn đầu tư của từng giai đoạn.