Quyết định 1473/QĐ-UBND năm 2016 về Quy định cơ chế cho vay và thu hồi nguồn vốn đầu tư thực hiện dự án Năng lượng nông thôn 2 và dự án Năng lượng nông thôn 2 mở rộng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Số hiệu: 1473/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế Người ký: Phan Ngọc Thọ
Ngày ban hành: 29/06/2016 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Nông nghiệp, nông thôn, Ngân hàng, tiền tệ, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1473/QĐ-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 29 tháng 06 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH CƠ CHẾ CHO VAY VÀ THU HỒI NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ DỰ ÁN NĂNG LƯỢNG THÔN 2 VÀ DỰ ÁN NĂNG LƯỢNG NÔNG THÔN 2 MỞ RỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;

Căn cứ Quyết định số 864/QĐ-TTg ngày 10 tháng 4 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về vic phê duyệt tổng thể Dự án năng lượng nông thôn II vay vốn Ngân hàng Thế giới;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 32/2013/TTLT-BCT-BTC ngày 04/12/2013 của Bộ Công thương - Bộ Tài chính về hướng dẫn giao, nhận và hoàn trả vn đầu tư tài sản lưới điện hạ áp nông thôn;

Căn cứ Hiệp định tín dụng phát triển (dự án Năng lượng nông thôn 2) giữa nước Cộng hòa xã hội chnghĩa Việt Nam và Hiệp hội Phát triển quốc tế s Cr.4000-VN ký kết ngày 27 tháng 6 năm 2005; Hiệp định tài trợ (sửa đổi và viết lại Hiệp định tín dụng phát triển dự án Năng lượng nông thôn 2) giữa nước Cộng hòa xã hi chủ nghĩa Việt Nam và Hiệp hội Phát triển quốc tế, tín dụng số Cr.4000-VN; tín dụng số Cr.4576-VN ký kết ngày 09 tháng 7 năm 2009;

Căn cứ Biên bn thỏa thuận ngày 05 tháng 01 năm 2007 giữa Bộ Tài chính nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc sử dụng khoản tín dụng sCr.4000-VN của Hiệp hội Phát triển quốc tế (WB) tài trợ cho dự án Năng lượng nông thôn 2 Việt Nam;

Căn cứ Biên bản thỏa thuận sửa đổi, bổ sung ký ngày 25 tháng 01 năm 2011 giữa Bộ Tài chính nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc sử dụng khoản tín dụng số Cr.4000-VN và khoản tín dụng bổ sung số Cr.4576-VN của Hiệp hội Phát triển quốc tế tài trợ cho dự án Năng lượng nông thôn 2 Việt Nam;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính và Giám đc Sở Công thương tại Công văn số 1145/LN-STC-SCT ngày 04/5/2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định cơ chế cho vay và thu hồi nguồn vốn đầu tư thực hiện dự án Năng lượng nông thôn 2 và dự án Năng lượng nông thôn 2 mở rộng (sau đây gọi tắt tà dự án REII) trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 567/QĐ-UBND ngày 26/3/2013 của UBND tỉnh về ban hành quy định cơ chế cho vay và thu hồi nguồn vốn đầu tư dự án Năng lượng nông thôn 2 và dự án năng lượng nông thôn 2 mở rộng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Tài chính, Công thương Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng phát triển Khu vực Thừa Thiên Huế - Quảng Trị; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế; Chủ tịch UBND các xã phường, thị trấn có tham gia dự án REII; Giám đốc Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế; Giám đốc Công ty Cổ phần điện lực Phú Lộc; Giám đốc các Hợp tác xã kinh doanh điện nông thôn; Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- VP UBND tnh: CVP, các PCVP;
- Lưu: VT, TC.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phan Ngọc Thọ

 

QUY ĐỊNH

CƠ CHẾ CHO VAY VÀ THU HỒI NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ THỰC HIỆN DỰ ÁN NĂNG LƯỢNG NÔNG THÔN 2 VÀ DỰ ÁN NĂNG LƯỢNG NÔNG THÔN 2 MỞ RỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số
1473/QĐ-UBND ngày 29/6/2016 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

1. Phạm vi áp dụng: Tất cả các xã, phường, thị trấn được đầu tư lưới điện thuộc Dự án năng lượng nông thôn 2 và Dự án năng lượng nông thôn 2 mở rộng trên địa bàn tỉnh (gọi tắt là dự án REII).

2. Đối tượng áp dụng: Các đơn vị tham gia quản lý, tiếp nhận, vận hành lưới điện được đầu tư từ dự án REII để kinh doanh điện nông thôn gồm: Công ty điện lực Thừa Thiên Huế, Công ty cổ phần điện lực Phú Lộc, Hợp tác xã dịch vụ điện Phong Sơn, Hợp tác xã dịch vụ điện Phong An, Hợp tác xã nông nghiệp Thủy Tân, Hợp tác xã dịch vụ điện Lộc Thủy, Hợp tác xã dịch vụ điện nước Lăng Cô, Hợp tácdịch vụ điện Vinh Hưng (sau đây gọi tắt là các ĐVKD).

Điều 2. Nguyên tắc cho vay và thu hồi vốn

1. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho các ĐVKD vay bằng tài sản, đó là công trình lưới điện hạ thế nông thôn được xây dựng từ dự án REII để quản lý, vận hành và kinh doanh điện.

2. Giá trị cho vay là tổng giá trị quyết toán vốn đầu tư công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (bao gồm cả ngun vay của Ngân hàng Phát triển Việt Nam và vn đi ứng của ngân sách tỉnh).

3. Lãi suất cho vay và lãi suất quá hạn được tính theo phương pháp và tỷ lệ lãi sut do Sở Tài chính (được ủy quyền làm đại diện UBND tỉnh) vay của Ngân hàng Phát triển Việt Nam tại Hợp đồng tín dụng số 02/2007 ngày 12/7/2007, Hợp đồng tín dụng số 01/2011/HĐTDODA-NHPT-TTH ngày 25/7/2011 và các Hợp đồng cho vay lại vốn nước ngoài sửa đổi, bổ sung liên quan) đã ký giữa Sở Tài chính tỉnh Thừa Thiên Huế và Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Thừa Thiên Huế (nay là Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Khu vực Thừa Thiên Huế - Quảng Trị).

4. Các đơn vị ĐVKD phải hoàn trả toàn bộ nợ gốc và lãi vay theo đúng thời hạn quy định.

Điều 3. Hình thức văn bản cho vay

Áp dụng hình thức Hợp đồng kinh tế giữa UBND tỉnh Thừa Thiên Huế với các ĐVKD.

Điều 4. Cơ quan đại diện cho vay

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ủy quyền Sở Công thương ký kết Hợp đồng kinh tế với các ĐVKD.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 5. Các bên ký kết hợp đồng kinh tế vay vốn

1. Bên cho vay: UBND tỉnh Thừa Thiên Huế do Sở Công thương làm đại diện được ủy quyền.

2. Bên nhận vay: Các ĐVKD.

Điều 6. Các quy định về số tiền nhận nợ, thời gian cho vay, lãi suất cho vay, kỳ trả nợ và tài khoản thu nợ

1. Số tiền nhận nợ: Bằng giá trị cho vay theo quy định tại khoản 2, Điều 2 Quy định này cộng với lãi vay phát sinh trong thời gian ân hạn.

2. Thời gian cho vay: 15 năm, chưa bao gồm thời gian ân hạn.

3. Lãi suất cho vay và lãi suất quá hạn:

- Lãi suất cho vay: 1%/năm.

- Lãi suất quá hạn: 150% lãi suất cho vay, tính trên số nợ quá hạn (nợ gốc, lãi) được tính từ ngày đến hạn không trả cho đến ngày thực tế trả nợ.

4. Số tiền gốc và lãi vay phải trả:

- Mức trả nợ gốc hàng năm: Bằng số tiền nhận nợ tại khoản 1 Điều này phân bổ đều trong 15 năm trả nợ.

- Lãi vay phải trả hàng năm: Được tính trên dư nợ thực tế.

5. Kỳ trả nợ gốc và lãi vay:

- Các ĐVKD thực hiện trgốc và lãi vay định kỳ vào ngày 15 tháng 9 hàng năm (15 năm tương ứng với 15 kỳ trả nợ).

- Kỳ trả gốc và lãi đầu tiên được tính từ năm 2012 đối với dự án Năng lượng nông thôn 2 (phần gốc) và từ năm 2017 đối với dự án Năng lượng nông thôn 2 mở rộng.

- Khuyến khích đơn vị trả nợ trước hạn.

6. Phương thức thanh toán và tài khoản thu nợ: Bằng chuyển khoản hoặc tiền mặt nộp vào tài khoản thu nợ do Sở Tài chính Thừa Thiên Huế mở tại Chi nhánh Ngân hàng phát triển Khu vực Thừa Thiên Huế - Quảng Trị và được ghi trong Hợp đồng kinh tế ký kết với các ĐVKD.

Điều 7. Nghĩa vụ và quyền lợi các bên

1. Quyền lợi và nghĩa vụ của Bên cho vay:

a) Quyền của Bên cho vay:

- Đôn đốc, giám sát việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ của Bên nhận vay.

- Được áp dụng các chế tài hành chính để thu hồi nợ gốc và lãi vay.

- Được quyền kiểm tra, yêu cu Bên nhận vay cung cấp toàn bộ sổ sách báo cáo kinh doanh nếu có nhu cầu.

- Được quyền chấm dứt Hợp đồng cho vay khi Bên nhận vay không trả nợ và lãi vay theo quy định và quyết định lựa chọn ĐVKD mới đ thay thế.

b) Nghĩa vụ của Bên cho vay:

- Yêu cầu Ban quản lý dự án REII cung cấp bản sao các tài liệu, văn bản liên quan đến lưới điện hạ thế hình thành từ dự án cho Bên nhận vay.

- Bồi thường thiệt hại cho Bên nhận vay khi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng Hợp đồng.

2. Quyền lợi và nghĩa vụ của Bên nhận vay:

a) Quyền của Bên nhận vay:

- Được tiếp nhận công trình xây dựng hoàn thành thuộc dự án.

- Thực hiện việc quản lý, khai thác, vận hành, kinh doanh lưới điện hạ thế nông thôn hình thành từ dự án theo đúng các quy định hiện hành của nhà nước.

- Khi trả nợ đủ 100% số vốn tiếp nhận vay theo Hợp đồng thì toàn bộ tài sản lưới điện hình thành từ nguồn vốn đó thuộc quyền sở hữu của ĐVKD.

b) Nghĩa vụ của Bên nhận vay:

- Trả nợ gốc và lãi vay theo đúng kỳ hạn quy định như trong Hợp đồng đã ký.

- Thực hiện việc lập và đăng ký phương án kinh doanh điện, phương án trả nợ vốn vay gửi Sở Công thương để biết và theo dõi thu nợ.

- Bảo vệ an toàn, nguyên trạng toàn bộ tài sản lưới điện hạ thế của dự án trong quá trình kinh doanh và kể cả khi bàn giao cho ĐVKD khác tiếp nhận.

- Chịu sự kiểm tra, giám sát, đôn đốc của Sở Công thương trong việc thực hiện các nghĩa vụ đã quy định trong Hợp đồng.

- Định kỳ báo cáo và sao gửi các chứng từ thanh toán nợ gc và lãi vay về Sở Công thương, Sở Tài chính để theo dõi và đôn đốc thu hồi nợ.

- Báo cáo UBND xã, UBND huyện và Sở Công thương để xem xét trình UBND tỉnh quyết định việc bàn giao công trình lưới điện hạ thế cho đơn vị khác khi không đủ khả năng quản lý, vận hành, kinh doanh và trả nợ vay.

- ĐVKD mới khi tiếp nhận bàn giao từ ĐVKD cũ có trách nhiệm:

+ Thỏa thuận với ĐVKD cũ trong việc xử tài chính, tài sản, công nợ và các vấn đề khác liên quan đến việc giao nhận lưới điện của dự án REII.

+ Tiếp tục thực hiện các điều khoản của Hợp đồng do ĐVKD cũ đã ký với UBND tỉnh.

+ Thực hiện các nghĩa vụ và được hưởng quyền lợi đã nêu trên.

Điều 8. Cơ chế xử lý vi phạm

1. UBND tỉnh sẽ thu hồi công trình thuộc dự án REII đã bàn giao đối với các ĐVKD không hoàn trả đủ nợ gốc và lãi vay trong 02 kỳ liên tiếp.

2. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày bị thu hồi công trình điện, ĐVKD phải có trách nhiệm thanh toán đầy đủ số nợ cũ chưa trả, nếu không sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

3. Sở Công thương xem xét đề nghị của UBND các huyện, thị xã, UBND xã, phường, thị trấn tiến hành các thủ tục trình UBND tỉnh quyết định bàn giao công trình từ các ĐVKD đã bị thu hồi công trình thuộc dự án REII cho Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế hoặc đơn vị khác (nếu có) tiếp nhận.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 9. Trách nhiệm của các ngành, các cấp, đơn vị liên quan

1. Sở Công thương:

- Thống nhất với cơ quan liên quan về phương án bàn giao công trình điện đối với các ĐVKD không đủ khả năng tổ chức kinh doanh và thực hiện nghĩa vụ thu hồi vốn trả nợ gốc và lãi vay.

- Triển khai ký kết Hợp đồng kinh tế với các ĐVKD.

- Chủ trì theo dõi, đôn đốc các ĐVKD trả nợ gốc và lãi vay theo đúng quy định về thời gian và mức trả nợ định kỳ (bao gồm các khoản ngân sách tỉnh tạm ứng để trả nợ cho Ngân hàng phát triển Việt Nam (nếu có)).

- Chủ trì tham mưu cho UBND tỉnh cơ chế xử lý vi phạm theo quy định tại Điều 8 của Quyết định này.

- Tổng hợp các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện cơ chế; cùng Sở Tài chính đề xuất với UBND tỉnh xem xét để điều chỉnh cho phù hợp.

2. Sở Tài chính:

- Thông báo số nợ gc và lãi phải trả hàng năm cho các ĐVKD để kịp thời đôn đốc thu hồi nợ vay.

- Phối hợp với Sở Công thương trong công tác đôn đốc thu hồi nợ vay.

- Căn cứ số dư thực tế trên tài khoản thu nợ tiến hành cân đối nguồn để thanh toán nợ gốc và lãi vay cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam đúng thời hạn đã ký kết; trong trường hợp số dư trên tài khoản thu nợ không đảm bảo, chủ động đề xuất UBND tỉnh tạm ứng ngân sách để thanh toán; sau khi thu hồi được nợ gốc và lãi từ các ĐVKD, lập thủ tục hoàn ứng ngay cho ngân sách.

3. UBND các huyện, thị xã:

- Phối hợp với Sở Công thương kiểm tra, đôn đốc, giám sát các ĐVKD tham gia dự án trên địa bàn trong việc quản lý, kinh doanh điện nông thôn và thực hiện nghĩa vụ trả nợ vốn vay.

- Phối hợp với Sở Công thương, Ban quản lý dự án REII chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn tham gia dự án trong công tác bàn giao công trình hoàn thành của dự án cho các ĐVKD.

- Phối hợp với Sở Công thương trong việc chỉ đạo các xã không có khả năng nhận bàn giao công trình điện, hoàn thiện hồ sơ để bàn giao cho Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế hoặc các ĐVKD khác quản lý.

- Chủ trì tổ chức định giá tài sản hình thành để bàn giao công trình điện theo quy định hiện hành.

4. Ban qun lý dự án REII:

- Tiếp tục trin khai thực hiện các công việc của dự án đ bàn giao công trình cho các ĐVKD qun lý vận hành và kinh doanh điện.

- Thông báo giá trị vốn đầu tư theo quyết toán được duyệt của công trình cho các ĐVKD tham gia dự án.

- Cung cấp bn sao các tài liệu, văn bản liên quan đến lưới điện hạ thế hình thành từ dự án cho các ĐVKD.

- Tham mưu cho UBND tỉnh trong công tác quản lý dự án đến khi dự án kết thúc.

5. UBND các xã, phường, thị trấn nơi có ĐVKD tham gia dự án REII:

- Kiểm tra, giám sát các ĐVKD trong việc quản lý, vận hành, kinh doanh đin nông thôn theo đúng quy định hiện hành nhà nước.

- Tham gia đôn đốc các ĐVKD thực hiện nghĩa vụ trả nợ gc và lãi vay của dự án đúng kỳ hạn.

- Báo cáo kịp thời những khó khăn vướng mắc và kiến nghị xử lý vi phạm đối với các ĐVKD không hoàn thành nghĩa vụ trả nợ theo Hợp đng đã ký kết.

- Báo cáo UBND huyện, Sở Công thương để chỉ đạo công tác bàn giao công trình cho Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế hoặc các đơn vị khác (nếu có) tiếp nhận theo quy định.

6. Công ty Cổ phần Điện lực Thừa Thiên Huế:

Phi hợp với Sở Công Thương, Ban QLDA REII tnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố, thị xã và UBND các xã, phưng, thị trấn để hoàn thiện thủ tục bàn giao, tiếp nhn, hoàn trả vốn đầu tư, tiền lãi đối với các công trình lưới điện được đầu tư từ dự án REII.

Hướng dẫn các ĐVKD quản lý, vận hành và kinh doanh lưới điện được đầu tư tư dự án REII đảm bảo đúng quy định của pháp luật.

Điều 10. Tổ chức thực hiện

Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn hoặc vướng mc, giao cho Sở Công thương chủ trì phối hợp với Sở Tài chính tổng hợp, đxuất phương án xử lý báo cáo UBND tỉnh xem xét./.