Quyết định 1454/QĐ-UBND năm 2009 phê duyệt Chương trình khuyến công tỉnh Kon Tum giai đoạn 2010 - 2012 do Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum ban hành
Số hiệu: | 1454/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Kon Tum | Người ký: | Bùi Đức Lợi |
Ngày ban hành: | 18/11/2009 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Công nghiệp, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1454/QĐ-UBND |
Kon Tum, ngày 18 tháng 11 năm 2009 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN CÔNG TỈNH KON TUM GIAI ĐOẠN 2010 - 2012.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 134/2004/NĐ-CP ngày 09/6/2004 của Chính phủ về việc Khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 136/2007/QĐ-TTg ngày 20/08/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình khuyến công quốc gia đến năm 2012;
Căn cứ Thông tư số 03/2005/TT-BCN ngày 23/6/2005 của Bộ Công nghiệp về việc hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 134/2004/NĐ-CP ngày 09/6/2004 của Chính phủ về việc Khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 36/2005/TTLT-BTC-BCN ngày 16/5/2005 của Bộ Tài chính và Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương) về việc Hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với hoạt động khuyến công;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công thương tại Văn bản số 44/ST-KHTC ngày 13/10/2009 và Văn bản số 97/SCT-BC ngày 05/11/2009,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Chương trình khuyến công giai đoạn 2010 - 2012 trên địa bàn tỉnh Kon Tum, với những nội dung chủ yếu sau:
I. MỤC TIÊU, PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH
1. Mục tiêu
- Động viên và huy động các nguồn lực trong và ngoài tỉnh, tham gia hoặc hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất công nghiệp nông thôn và các dịch vụ khuyến công theo quy hoạch phát triển công nghiệp của tỉnh.
- Góp phần vào chuyển dịch kinh tế theo hướng CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn, đẩy nhanh phát triển TTCN và khôi phục các làng nghề truyền thống, du nhập và phát triển nghề mới nhằm tạo việc làm tăng thu nhập, thực hiện phân công lại lao động xã hội.
- Hỗ trợ tạo điều kiện cho các tổ chức cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế, đầu tư phát triển công nghiệp nông thôn một cách bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh để hội nhập kinh tế quốc tế.
- Phấn đấu đến năm 2012:
+ Tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp nông thôn bình quân 3 năm 2010 - 2012 không thấp hơn tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp (≈ 26,8%/năm).
+ Hàng năm hỗ trợ cho ít nhất là 8 dự án đầu tư phát triển công nghiệp nông thôn, giải quyết việc làm trực tiếp cho khoảng 400 lao động đồng thời tạo việc làm gián tiếp cho khoảng 1000 người thông qua các dịch vụ.
+ Tăng cường công tác đào tạo lao động, nâng cao chất lượng đào tạo, nâng cao tỷ lệ lao động đã qua đào tạo. Chú trọng công tác đào tạo khởi sự, quản lý doanh nghiệp cho các chủ cơ sở sản xuất. Hàng năm tổ chức ít nhất 2 lớp khởi sự doanh nghiệp, đến năm 2012 có 80% các cơ sở sản xuất ở khu vực kinh tế dân doanh được đào tạo cơ bản về kiến thức quản lý kinh tế, kỹ thuật và thương mại.
+ Phát triển làng nghề thủ công truyền thống trên địa bàn, đầu tư vào các khu vực tập trung sản xuất theo ngành nghề; khuyến khích tập trung đầu tư và khôi phục phát triển các nghề truyền thống, du nhập nghề, cấy nghề tạo nhiều việc làm; hỗ trợ đào tạo, truyền nghề lại cho lớp trẻ tại cộng đồng, làng xã; hỗ trợ thông tin về thị trường tiêu thụ sản phẩm, tăng cường khuyến khích thông qua các chính sách.
+ Tranh thủ vốn đầu tư Trung ương để đầu tư cơ sở hạ tầng cho các khu, cụm công nghiệp - làng nghề nhằm thu hút các nhà đầu tư. Phấn đấu đến năm 2012 mỗi huyện có ít nhất 01 cụm điểm công nghiệp - TTCN - làng nghề được quy hoạch chi tiết và cơ bản xây dựng hoàn thành các hạng mục đầu tư hạ tầng.
2. Phạm vi, đối tượng: Theo quy định tại Điều 2, Nghị định số 134/2004/NĐ-CP ngày 09/6/2004 của Chính phủ về Khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn.
1. Chương trình đào tạo nghề, truyền nghề, phát triển nghề
a. Mục tiêu:
- Khôi phục và phát triển các nghề thủ công truyền thống;
- Du nhập nghề, cấy nghề mới, sản phẩm mới mà địa phương có tiềm năng phát triển như nguyên liệu, các điều kiện về tự nhiên, du lịch;
- Mỗi năm đào tạo ít nhất 120 lao động có nghề theo thể thức du nhập nghề, phát triển nghề; ít nhất 30 lao động được đào tạo nâng cao tay nghề.
b. Nội dung:
- Biên soạn chương trình, giáo trình, tài liệu và tổ chức các khóa đào tạo nghề, truyền nghề tại chỗ, ngắn hạn, gắn với cơ sở công nghiệp nông thôn để tạo việc làm và nâng cao tay nghề cho lao động nông thôn; tổ chức biên soạn giáo trình, tài liệu đào tạo nghề cho một số nghề có thể tạo nhiều việc làm như: Dệt thổ cẩm, mây tre đan, gốm sứ, thêu ren…
- Đào tạo thợ giỏi, nghệ nhân tiểu thủ công nghiệp để hình thành đội ngũ giảng viên phục vụ chương trình đào tạo nghề, truyền nghề và phát triển nghề ở nông thôn. Hàng năm tổ chức đào tạo nâng cao tay nghề, đào tạo thợ giỏi để hình thành đội ngũ giảng viên cho chương trình đào tạo nghề, truyền nghề.
2. Chương trình nâng cao năng lực quản lý.
a. Mục tiêu:
- Hàng năm tổ chức đào tạo, tập huấn các lớp khởi sự, quản lý doanh nghiệp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh. Việc mở các lớp khởi sự doanh nghiệp này nhằm tạo ra các doanh nghiệp mới làm nòng cốt trong việc cung cấp nguyên liệu, bao tiêu sản phẩm thúc đẩy việc phát triển ngành nghề ở nông thôn.
- Đến năm 2012, ít nhất có 80% các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp nhỏ và vừa được đào tạo nội dung này.
b. Nội dung:
- Biên soạn chương trình, giáo trình, tài liệu khởi sự, quản trị doanh nghiệp công nghiệp nông thôn có nội dung phù hợp với nhu cầu thực tế và đối tượng đào tạo;
- Đào tạo cán bộ của Trung tâm Khuyến công để có đủ năng lực tham gia hoạt động tư vấn;
- Tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn về khởi sự, quản trị doanh nghiệp nông thôn;
- Tổ chức hội thảo, giới thiệu các kinh nghiệm quản lý, sản xuất kinh doanh, khoa học công nghệ mới và các chủ đề khác liên quan đến sản xuất công nghiệp cho cơ sở công nghiệp nông thôn;
- Tổ chức, hỗ trợ cho các cơ sở công nghiệp nông thôn tham gia các khóa học, hội thảo; thăm quan, khảo sát học tập kinh nghiệm sản xuất kinh doanh trong và ngoài nước;
- Tư vấn, hỗ trợ lập dự án, kế hoạch sản xuất kinh doanh để thành lập doanh nghiệp và doanh nghiệp mới thành lập.
3. Hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và tiến bộ khoa học kỹ thuật.
a. Mục tiêu:
- Hỗ trợ nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các hộ sản xuất tại các làng nghề, cụm CN-TTCN đầu tư xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật mới, sản phẩm mới để phổ biến kinh nghiệm nhân rộng cũng như đầu tư chuyển giao công nghệ, đổi mới công nghệ, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tạo sản phẩm mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
- Mỗi năm có ít nhất 06 mô hình được hỗ trợ thực hiện.
b. Nội dung:
Hiện nay quy mô các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn rất nhỏ lẻ, dây chuyền công nghệ lạc hậu cần được hỗ trợ, hướng dẫn đổi mới dây chuyền công nghệ, mở rộng quy mô. Chú trọng các cơ sở sản xuất CN-TTCN ở làng nghề để các cơ sở này làm hạt nhân phát triển sản xuất. Trước mắt tập trung vào các lĩnh vực sau:
+ Hỗ trợ các cơ sở sản xuất mộc ứng dụng khoa học kỹ thuật, mở rộng sản xuất;
+ Hỗ trợ ứng dụng khoa học kỹ thuật đối với các cơ sở sản xuất cơ khí nhỏ;
+ Hỗ trợ ứng dụng kỹ thuật công nghệ vào nghề mây tre đan để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh đạt tiêu chuẩn xuất khẩu;
+ Hỗ trợ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chế biến nông, lâm sản, thực phẩm;
+ Hỗ trợ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật phát triển nghề gốm.
4. Chương trình phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu.
a. Mục tiêu:
- Tạo dựng được thương hiệu cho các sản phẩm sản xuất tại tỉnh, có chất lượng, có mẫu mã, bao bì đóng gói đẹp được nhiều nơi trong nước cũng như trên thế giới biết đến, thông qua hội chợ, các hoạt động xúc tiến thương mại, từ đó xây dựng được thị trường rộng lớn tiêu thụ sản phẩm, nhất là những sản phẩm tiêu biểu như cà phê, cao su, sản phẩm từ gỗ…
b. Nội dung:
- Xây dựng Bộ tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm công nghiệp nông thôn thể hiện bản sắc văn hóa truyền thống, đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng trong và ngoài nước;
- Hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn có sản phẩm tiêu biểu mở rộng sản xuất, thị trường, cải tiến công nghệ, mẫu mã, bao bì đóng gói… để tạo ra những sản phẩm đạt được cấp cao hơn;
- Tổ chức hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu. Xây dựng, đăng ký thương hiệu và các hoạt động xúc tiến thương mại.
5. Chương trình phát triển hoạt động tư vấn, cung cấp thông tin
a. Mục tiêu:
- Các dự án đầu tư phát triển sản xuất do các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải có chất lượng, hiệu quả cao, mức độ rủi ro thấp.
- Tạo lập được thị trường cho sản phẩm của địa phương.
- Xác định chính xác giá trị hàng hóa giúp các cơ sở nâng cao hiệu quả kinh tế ở một số các hợp đồng cung cấp hàng hóa của doanh nghiệp.
b. Nội dung:
- Hỗ trợ hoạt động tư vấn khuyến công trong các lĩnh vực: Lập dự án đầu tư; marketing; quản lý sản xuất - tài chính - kế toán - nhân lực; thiết kế mẫu mã, bao bì đóng gói; đất đai; ứng dụng công nghệ - thiết bị mới liên quan đến sản xuất công nghiệp nông thôn;
- Hình thành và phát triển các hoạt động tư vấn khuyến công, gồm: Điểm tư vấn cố định; tư vấn trực tiếp cho các cơ sở công nghiệp nông thôn; tư vấn qua mạng internet và các phương tiện thông tin đại chúng;
- Xây dựng trung tâm dữ liệu điện tử về công nghiệp nông thôn, mạng lưới cộng tác viên tư vấn khuyến công từ Trung ương đến địa phương;
- Xây dựng các chương trình truyền hình, truyền thanh, ấn phẩm khuyến công, trang web và các hình thức thông tin đại chúng khác.
6. Chương trình hỗ trợ liên doanh, liên kết, hợp tác kinh tế và phát triển các cụm - điểm công nghiệp và làng nghề
a. Mục tiêu:
- Tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp trong việc đầu tư phát triển sản xuất tại các khu, cụm công nghiệp và làng nghề với mục tiêu đến 2012, mỗi huyện và thành phố có ít nhất 01 cụm CN-TTCN, 01 làng nghề được quy hoạch và đầu tư kết cấu hạ tầng.
- Phấn đấu đến 2012 có ít nhất 08 làng nghề được công nhận, 70% các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã quy hoạch được lấp đầy.
- Xây dựng được các hội ngành nghề như hội cà phê, cao su, sản xuất và chế biến nông sản… nhằm bình ổn thị trường, tránh trường hợp bán phá giá, đầu cơ trục lợi hoặc nâng giá sản phẩm quá cao…
b. Nội dung:
- Hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn thành lập các hiệp hội, hội ngành nghề; liên kết vệ tinh sản xuất các mặt hàng phụ trợ; mô hình liên kết cơ sở sản xuất thủ công mỹ nghệ truyền thống với các doanh nghiệp du lịch;
- Hỗ trợ hình thành cụm liên kết doanh nghiệp công nghiệp trong các ngành dệt may, da giầy, cơ khí, tiểu thủ công nghiệp;
- Hỗ trợ lập quy hoạch và đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cụm, điểm công nghiệp theo quy hoạch phát triển công nghiệp của địa phương tại những địa bàn khó khăn, công nghiệp chậm phát triển.
7. Chương trình kiểm tra, giám sát các đề án khuyến công, xây dựng chương trình kế hoạch khuyến công hàng năm.
a. Mục tiêu:
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả của các dự án khuyến công.
b. Nội dung
- Định kỳ hàng năm tổ chức kiểm tra, giám sát các đề án khuyến công đã thực hiện, báo cáo kịp thời cơ quan có thẩm quyền; có kế hoạch phối hợp với các đơn vị có liên quan tháo gỡ những vướng mắc trong việc duy trì các đề án khuyến công;
- Xây dựng kế hoạch khuyến công hàng năm để tổ chức thực hiện.
1. Kinh phí thực hiện chương trình.
- Nguồn kinh phí phân bổ hàng năm từ ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương.
- Hàng năm, căn cứ vào Chương trình, Sở Công thương xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí thực hiện trình Bộ Công thương (đối với kinh phí khuyến công Quốc gia) và UBND tỉnh (đối với kinh phí khuyến công địa phương) để bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các quy định hiện hành.
2. Dự toán kinh phí thực hiện
- Tổng kinh phí giai đoạn 2010 - 2012: 20.926.000.000 đồng
(Hai mươi tỷ chín trăm hai mươi sáu triệu đồng)
Trong đó:
Kinh phí khuyến công địa phương: 3.825.200.000 đồng.
Kinh phí khuyến công quốc gia: 17.100.800.000 đồng.
- Phân theo nguồn kinh phí từng năm:
+ Kinh phí địa phương:
TT |
Nội dung |
Năm 2010 |
Năm 2011 |
Năm 2012 |
1 |
Đào tạo nghề |
93.600.000 |
93.600.000 |
93.600.000 |
2 |
Nâng cao năng lực quản lý, khởi sự doanh nghiệp |
50.000.000 |
80.000.000 |
80.000.000 |
3 |
Hỗ trợ tham gia hội chợ |
20.000.000 |
20.000.000 |
20.000.000 |
4 |
Xây dựng mô hình trình diễn, chuyển giao công nghệ |
200.000.000 |
240.000.000 |
240.000.000 |
5 |
Quy hoạch chi tiết cụm CN |
150.000.000 |
150.000.000 |
300.000.000 |
6 |
Đầu tư kết cấu hạ tầng |
- |
750.000.000 |
1.000.000.000 |
7 |
Chương trình kiểm tra, giám sát các đề án khuyến công, xây dựng chương trình kế hoạch khuyến công hàng năm |
15.000.000 |
15.000.000 |
15.000.000 |
8 |
Các chương trình khác |
|
100.000.000 |
100.000.000 |
|
Cộng |
528.000.000 |
1.448.600.000 |
1.848.600.000 |
- Kinh phí Trung ương:
TT |
Nội dung |
Năm 2010 |
Năm 2011 |
Năm 2012 |
1 |
Đào tạo nghề |
93.600.000 |
93.600.000 |
93.600.000 |
4 |
Xây dựng mô hình trình diễn, chuyển giao công nghệ |
240.000.000 |
240.000.000 |
240.000.000 |
5 |
Quy hoạch chi tiết cụm CN |
200.000.000 |
200.000.000 |
400.000.000 |
6 |
Đầu tư kết cấu hạ tầng |
5.000.000.000 |
5.000.000.000 |
5.000.000.000 |
7 |
Các chương trình khác |
100.000.000 |
100.000.000 |
100.000.000 |
|
Cộng: |
5.633.600.000 |
5.633.600.000 |
5.833.600.000 |
1. Sở Công thương:
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành có liên quan và UBND các huyện, thành phố phổ biến, hướng dẫn, tổ chức và triển khai thực hiện Chương trình này;
- Trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Công thương và các Bộ, ngành chức năng có liên quan, xây dựng kế hoạch, đề án cụ thể từng năm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; tổ chức theo dõi, giám sát, kiểm tra, đánh giá, sơ kết tình hình thực hiện chương trình và định kỳ tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Bộ Công thương;
- Tham mưu UBND tỉnh ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Chương trình;
- Tham mưu kịp thời UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung nộidung Chương trình này phù hợp với tình hình mới.
2. Sở Tài chính:
- Căn cứ khả năng nguồn vốn ngân sách của địa phương, chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công thương tham mưu nguồn vốn thực hiện, báo cáo UBND tỉnh xem xét;
- Hướng dẫn lập, quản lý sử dụng kinh phí khuyến công địa phương đạt hiệu quả, thiết thực; phối hợp với Sở Công thương kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình.
3. Các Sở, ban, ngành chức năng có liên quan: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm phối hợp với Sở Công thương lồng ghép các dự án thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác với các đề án khuyến công thuộc Chương trình này để triển khai thực hiện.
4. UBND các huyện, thành phố có nhiệm vụ: Xây dựng kế hoạch, đề án khuyến công hàng năm theo các nội dung Chương trình gửi về Sở Công thương tổng hợp kế hoạch chung, tổ chức thực hiện chương trình.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Công thương, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
Quyết định 136/2007/QĐ-TTg phê duyệt chương trình khuyến công quốc gia đến năm 2012 Ban hành: 20/08/2007 | Cập nhật: 05/09/2007
Thông tư 03/2005/TT-BCN hướng dẫn thưc hiện Nghị định 134/2004/NĐ-CP về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn Ban hành: 23/06/2005 | Cập nhật: 20/05/2006
Thông tư liên tịch 36/2005/TTLT-BTC-BCN hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với hoạt động khuyến công Ban hành: 16/05/2005 | Cập nhật: 20/05/2006
Nghị định 134/2004/NĐ-CP về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn Ban hành: 09/06/2004 | Cập nhật: 23/05/2012