Quyết định 144/QĐ-UBND năm 2009 phê duyệt Phương án chuyển đổi rừng phòng hộ, đặc dụng sang rừng sản xuất tỉnh Bắc Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang ban hành
Số hiệu: 144/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Giang Người ký: Nguyễn Văn Linh
Ngày ban hành: 31/12/2009 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Nông nghiệp, nông thôn, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC GIANG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

--------------

Số: 144/QĐ-UBND

Bắc Giang, ngày 31 tháng 12 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN CHUYỂN ĐỔI RỪNG PHÒNG HỘ, ĐẶC DỤNG SANG RỪNG SẢN XUẤT TỈNH BẮC GIANG

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND được Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam thông qua ngày 26/11/2003;
Căn cứ Thông tư số 24/2009/TT-BNN ngày 5/5/2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn chuyển đổi rừng phòng hộ, rừng đặc dụng được quy hoạch sang rừng sản xuất và ngược lại từ rừng sản xuất được quy hoạch thành rừng phòng hộ, đặc dụng sau rà soát quy hoạch 3 loại rừng.
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 178/TTr-SNN ngày 10 tháng 12 năm 2009
,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Phương án chuyển đổi rừng phòng hộ, đặc dụng sang rừng sản xuất tỉnh Bắc Giang với những nội dung chính sau:

1. Diện tích rừng chuyển đổi và vốn đầu tư từ rừng đặc dụng, phòng hộ sang rừng sản xuất:

Tổng số diện tích rừng được chuyển đổi từ rừng phòng hộ, đặc dụng sang rừng sản xuất sau khi thực hiện việc rà soát quy hoạch 3 loại rừng là 40,099,3 ha với số vốn đã đầu tư 50.734,6 triệu đồng, trong đó:

- Rừng tự nhiên: 25.301,7 ha; vốn đầu tư 9.588,2 triệu đồng.

- Rừng trồng: 14.797,6 ha ; vốn đầu tư 41.416,5 triệu đồng.

2. Phương án chuyển đổi:

2.1. Chuyển đổi rừng đặc dụng sang rừng sản xuất 1.449,4 ha, trong đó:

- Rừng tự nhiên: 1.219,9 ha, gồm:

+ Rừng tự nhiên được giao khoán bảo vệ: 794,2 ha.

+ Rừng tự nhiên giao khoán khoanh nuôi có trồng bổ sung: 31,5 ha

+ Rừng tự nhiên chưa được đầu tư: 394,2 ha.

- Rừng trồng: 229,5 ha, gồm:

+ Rừng trồng chưa hết thời gian chăm sóc: 13,1 ha.

+ Rừng trồng đã hết thời gian chăm sóc: 95,3 ha.

+ Rừng trồng đã đến tuổi khai thác: 121,1 ha.

2.2. Chuyển đổi rừng phòng hộ sang rừng sản xuất 38.649,9 ha, trong đó:

- Rừng tự nhiên: 24.081,8 ha, gồm:

+ Rừng tự nhiên được giao khoán bảo vệ: 16.018,4 ha.

+ Rừng tự nhiên giao khoán khoanh nuôi tái sinh tự nhiên: 7.472,1 ha

+ Rừng tự nhiên giao khoán khoanh nuôi có trồng bổ sung; 591,4 ha

- Rừng trồng: 14.568,1 ha, gồm:

+ Rừng trồng chưa hết thời gian chăm sóc: 1.235,9 ha.

+ Rừng trồng đã hết thời gian chăm sóc: 4.344,7 ha.

+ Rừng trồng đã đủ điều kiện khai thác: 8.987,5 ha.

3. Đối tượng bàn giao và nhận rừng chuyển đổi của từng Ban quản lý dự án:

Tổng diện tích rừng bàn giao cho các đối tượng là 40.099,3 ha với số vốn đã đầu tư 50.734,3 triệu đồng, trong đó:

3.1. Ban quản lý rừng phòng hộ Sơn Động: tổng diện tích bàn giao cho UBND huyện 5.983,8 ha vốn đầu tư 6.832,0 triệu đồng, trong đó:

+ Rừng tự nhiên: 3.621,7 ha vốn đầu tư 959 triệu đồng.

+ Rừng trồng 2.362,1 ha vốn đầu tư 5.873 triệu đồng.

3.2. Ban quản lý bảo tồn Tây Yên Tử: tổng diện tích bàn giao 1.404,4 ha vốn đầu tư 1.779,6 triệu đồng.

- Bàn giao cho UBND huyện 1.280,0 ha vốn đầu tư 1.762,7 triệu đồng, trong đó:

+ Rừng tự nhiên 1.095,5 ha vốn đầu tư 664,2 triệu đồng.

+ Rừng trồng 184,5 ha vốn đầu tư 1.098,5 triệu đồng.

- Bàn giao cho ban quản lý bảo tồn Tây Yên Tử 124,4 ha rừng tự nhiên vốn đầu tư 16,9 triệu đồng.

3.3. Ban quản lý rừng phòng hộ Cấm Sơn: tổng diện tích bàn giao 5.161,7 ha vốn đầu tư 10.627,1 triệu đồng.

- Bàn giao cho UBND huyện 5.056,7 ha vốn đầu tư 10.541,0 triệu đồng, trong đó:

+ Rừng tự nhiên 1.312,0 ha vốn đầu tư 712,7 triệu đồng

+ Rừng trồng 3.744,7 ha vốn đầu tư 9.828,3 triệu đồng.

- Bàn giao cho Ban quản lý Cấm Sơn 105,0 ha rừng trồng vốn đầu tư 86,1 triệu đồng.

3.4. Ban quản lý dự án 661 huyện Yên Dũng: tổng diện tích bàn giao 1.239,8 ha vốn đầu tư 4.010,2 triệu đồng.

- Bàn giao cho quân đội 35,7 ha rừng trồng vốn đầu tư 115,5 triệu đồng.

- Bàn giao cho UBND huyện 1.204,1 ha vốn đầu tư 3.894,7 triệu đồng.

3.5. Ban quản lý dự án 661 Liên huyện: tổng diện tích bàn giao 588,6 ha vốn đầu tư 1.332 triệu đồng.

- Bàn giao cho UBND huyện Lạng Giang 19.7 ha rừng tự nhiên vốn đầu tư 9,9 triệu đồng.

- Bàn giao cho UBND huyện Việt yên 484,5 ha rừng trồng vốn đầu tư 1.161,7 triệu đồng.

- Bàn giao cho UBND huyện tân yên 84,4 ha rừng trồng vốn đầu tư 160,4 triệu đồng.

3.6. Ban quản lý dự án 661 Công ty lâm nghiệp Sơn Động: tổng diện tích rừng bàn giao 8.602,0 ha với số vố đầu tư 5.468,5 triệu đồng.

- Bàn giao cho Ban quản lý rừng phòng hộ Sơn Động: 446 ha; vốn đầu tư 273,6 triệu đồng, trong đó:

+ Rừng tự nhiên: 446,0 ha; vốn đầu tư 273,6 triệu đồng.

- Bàn giao cho ban quản lý bảo tồn Tây Yên Tử: 1.111,8 ha vốn đầu tư 370,5 triệu đồng, trong đó:

+ Rừng tự nhiên: 1.070,4 ha vốn đâug tư 268,3 triệu đông.

+ Rừng trồng: 41,4 ha vốn đầu tư 102,2 triệu đồng.

- Bàn giao cho Công ty lâm nghiệp Sơn động: 1.265,2 ha; vốn đầu tư 780,8 triệu đồng, trong đó:

+ Rừng tự nhiên: 1.173,2 ha; vốn đầu tư 511,3 triệu đồng.

+ Rừng trồng: 92 ha; vốn đầu tư 269,5 triệu đồng.

- Bàn giao cho UBND huyện 5.779,2 ha; vốn đầu tư 4.043,6 triệu đồng, trong đó:

+ Rừng tự nhiên: 5.030,6 ha, vốn đầu tư 1.771,4 triệu đồng

+ Rừng trồng 748,6 ha; vốn đầu tư 2.272,2 triệu đồng.

3.7. Ban quản lý dự án 661 Công ty lâm nghiệp Lục Ngạn: Tổng diện tích rừng bàn giao 4.162,2 ha; vốn đầu tư 7.432,1 triệu đồng.

- Bàn giao cho UBND huyện 3.425 ha; vốn đầu tư 6.263,8 triệu đồng, trong đó:

+ Rừng tự nhiên: 1.465,2 ha vốn đầu tư 497,5 ha.

+ Rừng trồng 1.959,8 ha vốn đầu tư 5.766,3 triệu đồng.

- Bàn giao cho Công ty lâm nghiệp Lục ngạn: 737,2 ha; vốn đầu tư 1.168,3 triệu đồng, trong đó:

+ Rừng tự nhiên: 513,1 ha; vốn đầu tư 313,3 triệu đồng.

+ Rừng trồng: 224,1 ha; vốn đầu tư 855 triệu đồng.

3.8. Ban quản lý dự án 661 Công ty lâm nghiệp Lục Nam: Tổng diện tích rừng bàn giao 2.854,9 ha; vốn đầu tư 4.334,7 triệu đồng.

- Bàn giao cho quân đội 182,3 ha vốn đầu tư 457,3 triệu đồng, trong đó:

+ Rừng tự nhiên: 32,4 ha vốn đầu tư 26,5 triệu đồng.

+ Rừng trồng: 149,9 ha vốn đầu tư 430,8 triệu đồng.

- Bàn giao cho UBND huyện 2.005,6 ha vốn đầu tư 3.026,4 triệu đồng, trong đó:

+ Rừng tự nhiên: 1.108,5 ha vốn đầu tư 534,3 ha

+ Rừng trồng 897, 1 ha vốn đầu tư 2.492,1 triệu đồng

- Bàn giao cho Công ty lâm nghiệp Lục Nam: 667,0 ha; vốn đầu tư 851,0 triệu đồng, trong đó:

+ Rừng tự nhiên: 445,6 ha; vốn đầu tư 231,7 triệu đồng.

+ Rừng trồng: 221,4 ha; vốn đầu tư 619,3 triệu đồng.

3.9. Ban quản lý dự án 661 công ty lâm nghiệp Mai Sơn: tổng diện tích bàn giao 9.165,0 ha; vốn đầu tư 5.296,7 triệu đồng.

- Bàn giao cho ban quản lý bảo tồn Tây Yên Tử 1.207,6 ha rừng tự nhiên vốn đầu tư 196,9 triệu đồng.

- Bàn giao cho UBND huyện 5.378,1 ha vốn đầu tư 3.407,5 triệu đồng, trong đó:

+ Rừng tự nhiên 4.439,7 ha vốn đầu tư 1.533,4 triệu đồng.

+ Rừng trồng 938,4 ha vốn đầu tư 1.874,1 triệu đồng.

- Bàn giao cho Công ty lâm nghiệp Mai Sơn: 2.579,3 ha vốn đầu tư 1.692,3 triệu đồng, trong đó:

+ Rừng tự nhiên; 1.965,9 ha vốn đầu tư 682,2 triệu đồng.

+ Rừng trồng: 613,4 ha vốn đầu tư 1.010,1 triệu đồng.

3.10. Ban quản lý dự án 661 Công ty lâm nghiệp Yên Thế: tổng diện tích bàn giao 936,7 ha vốn đầu tư 3.621,4 triệu đồng.

- Bàn giao cho UBND huyện 281,0 ha vốn đầu tư 446,5 triệu đồng, trong đó:

+ Rừng trồng 50,6 ha vốn đầu tư 132,1 triệu đồng.

- Bàn giao cho Công ty lâm nghiệp Yên thế 655,7 ha rừng trồng vốn đầu tư 3.174,9 triệu đồng.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Sở Nông nghiệp và PTNT:

Tham mưu giúp UBND tỉnh bàn giao rừng chuyển đổi cho các tổ chức là doanh nghiệp lâm nghiệp; Ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng đồng thời tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn các Ban quản lý dự án cơ sở bàn giao rừng chuyển đổi cho UBND huyện trên địa bàn. Thời gian hoàn thành trong quý I năm 2010.

2. Sở tài chính:

Thực hiện việc tăng giảm vốn các loại rừng chuyển đổi của các ban quản lý dự án cơ sở theo phương án được phê duyệt và theo quy định hiện hành của Nhà nước.

3. UBND các huyện:

Nhận bàn giao rừng của các Ban quản lý dự án cơ sở đồng thời tổ chức giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư theo phương án chuyển đổi rừng; thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lâm nghiệp theo các quy định hiện hành.

4. Các Ban quản lý dự án cơ sở:

- Các Ban quản lý dự án rà soát, xây dựng Phương án chuyển đổi rừng theo Thông tư số 24/2009/TT-BNN ngày 5/5/2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT trên diện tích quản lý.

- Đối với các Ban quản lý không thay đổi chủ rừng:

Ban quản lý rừng phòng hộ Cấm Sơn; Ban quản lý bảo tồn Tây Yên Tử; Ban quản lý rừng phòng hộ Sơn Động; Ban quản lý dự án 661 huyện Yên Dũng sau khi rà soát quy hoạch 3 loại rừng, có một phần diện tích rừng được chuyển đổi từ rừng phòng hộ, đặc dụng sang rừng sản xuất thì thực hiện việc bàn giao rừng, nguồn vốn đã được nhà nước đầu tư cho tổ chức, UBND huyện quản lý theo phương án được phê duyệt. Diện tích rừng phòng hộ, đặc dụng còn lại không chuyển đổi thì tiếp tục quản lý rừng theo Quy chế quản lý rừng hiện hành.

- Đối với các Ban quản lý dự án có thay đổi chủ rừng:

Ban quản lý dự án 661 Công ty lâm nghiệp Sơn Động; Ban quản lý dự án 661 Công ty lâm nghiệp Lục Ngạn; Ban quản lý dự án 661 Công ty lâm nghiệp Lục Nam; Ban quản lý dự án 661 công ty lâm nghiệp Mai Sơn; Ban quản lý dự án 661 công ty lâm nghiệp Yên Thế; Ban quản lý dự án 661 liên huyện không tiếp tục làm chủ dự án thì tiến hành bàn giao toàn bộ diện tích rừng, nguồn vốn đã được nhà nước đầu tư trồng và bảo vệ rừng cho tổ chức; UBND huyện trên địa bàn theo phương án được phê duyệt.

5. Thực hiện hưởng lợi và nghĩa vụ:

Sau khi thực hiện việc bàn giao và nhận rừng chuyển đổi đối với diện tích khoảng gần 10.151,0 ha rừng trồng đã có đủ điều kiện khai thác thì tổ chức, hộ gia đình thực hiện quyền hưởng lợi theo theo phương án được phê duyệt và đúng quy định của Nhà nước nêu tại Điều 5, Thông tư số 24/2009/TT-BNN ngày 5/5/2009 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về hướng dẫn chuyển đổi rừng phòng hộ, đặc dụng được quy hoạch sang rừng sản xuất theo Chỉ thị số 38/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và các quy định hiện hành của Nhà nước.

Điều 3. Thủ trưởng các cơ quan: Văn phòng UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện và các cơ quan có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- TT. Tỉnh Ủy, TT. HĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các BQL dự án cơ sở;
- TH, KT, KTN, TNMT, TTCB, LĐVP;
- Lưu: VT, NN

TM.ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Linh