Quyết định 144/2003/QĐ-UB về kiểm soát giết mổ động vật, sản phẩm động vật và kiểm tra vệ sinh thú y thực phẩm có nguồn gốc động vật trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Số hiệu: | 144/2003/QĐ-UB | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thành phố Đà Nẵng | Người ký: | Huỳnh Năm |
Ngày ban hành: | 20/10/2003 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Nông nghiệp, nông thôn, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 144/2003/QĐ-UB |
Đà Nẵng, ngày 20 tháng 10 năm 2003 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ KIỂM SOÁT GIẾT MỔ ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT VÀ KIỂM TRA VỆ SINH THÚ Y THỰC PHẨM CÓ NGUỒN GỐC ĐỘNG VẬT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
ỦY BAN NHÂN DÂN
- Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp (sửa đổi) ngày 21 tháng 6 năm 1994;
- Căn cứ Pháp lệnh thú y ngày 15 tháng 02 năm 1993;
- Căn cứ Nghị định số 93/CP ngày 27 tháng 11 năm 1993 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Pháp lệnh thú y;
- Căn cứ Chỉ thị số 403/CT-TTg ngày 11 tháng 7 năm 1995 của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh công tác kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y thực phẩm có nguồn gốc động vật;
- Căn cứ Chỉ thị số 08/1999/CT-TTg ngày 15 tháng 4 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm;
- Căn cứ Quyết định số 34/2001/QĐ-BNN-VP ngày 30 tháng 3 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy định về điều kiện kinh doanh trong một số lĩnh vực thuộc ngành trồng trọt và chăn nuôi;
- Căn cứ Quyết định số 389/NN-TY/QĐ ngày 15 tháng 4 năm 1994 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) về việc ban hành Quy định thủ tục kiểm dịch, kiểm soát giết mổ động vật, sản phẩm động vật và kiểm tra vệ sinh thú y;
- Theo đề nghị của Giám đốc Sở Thuỷ sản - Nông lâm,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1.
1. Động vật đưa vào kiểm tra ở cơ sở giết mổ để làm thức ăn cho người, nguyên liệu cho công nghiệp hoặc làm thức ăn cho chăn nuôi thuộc đối tượng điều chỉnh của Quyết định này bao gồm: trâu, bò, dê, ngựa, lợn, chó và các loại gia cầm;
Động vật đưa vào giết mổ phải khoẻ mạnh và phải xuất phát từ nơi an toàn dịch bệnh;
2. Sản phẩm động vật bao gồm thịt, các sản phẩm từ thịt, các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật lưu thông trên thị trường phải qua kiểm soát của cơ quan thú y (có dấu kiểm soát giết mổ, tem vệ sinh thú y, giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật nơi xuất phát cấp);
3. Việc giết mổ động vật để kinh doanh phải được tiến hành tại lò mổ tập trung hoặc tại các cơ sở giết mổ khác và phải được cơ quan chuyên môn về thú y, vệ sinh môi trường, y tế thẩm định, chấp thuận và được Sở Kế hoạch và Đầu tư (đối với doanh nghiệp) hoặc UBND các quận, huyện (đối với hộ kinh doanh) cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới được hoạt động;
4. Tổ chức, cá nhân khi tiến hành các công việc có liên quan đến nội dung Quyết định này phải nộp lệ phí theo quy định của Nhà nước.
Điều 2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh giết mổ động vật, chế biến, vận chuyển sản phẩm động vật phải thực hiện nghiêm túc các quy định sau:
1. Địa điểm xây dựng, cấu trúc nhà xưởng, hoạt động của cơ sở phải bảo đảm vệ sinh thú y, y tế và môi trường;
2. Nước sử dụng, hệ thống thoát nước thải, phương tiện vận chuyển phải bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh thú y;
3. Trang thiết bị, dụng cụ phải được chế tạo bằng vật liệu không làm thay đổi chất lượng sản phẩm động vật trong quá trình giết mổ, vận chuyển;
4. Thực hiện vệ sinh tiêu độc, khử trùng thường xuyên và định kỳ theo đúng quy định;
5. Chỉ những người đủ tiêu chuẩn sức khoẻ theo quy định của y tế mới được làm việc tại cơ sở giết mổ động vật, chế biến sản phẩm động vật; phải có trang bị bảo hộ lao động khi tiếp xúc với sản phẩm động vật trong quá trình giết mổ, chế biến.
Điều 3. Điều kiện hoạt động của cơ sở giết mổ động vật
1. Tổ chức, cá nhân có yêu cầu lập cơ sở giết mổ phải đăng ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để thẩm định địa điểm lập cơ sở giết mổ và làm thủ tục đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch và Đầu tư (đối với doanh nghiệp) hoặc UBND quận, huyện (đối với hộ kinh doanh);
2. Cơ sở giết mổ động vật, chế biến sản phẩm động vật phải được xây dựng đúng theo các tiêu chuẩn vệ sinh thú y của cơ quan thú y và hướng dẫn của các cơ quan có liên quan;
3. Động vật đưa đến cơ sở giết mổ phải có giấy chứng nhận kiểm dịch động vật. Tổ chức, cá nhân chỉ được phép tiến hành giết mổ động vật sau khi có sự kiểm tra của cán bộ thú y;
4. Nghiêm cấm việc giết mổ động vật không đúng nơi quy định.
Điều 4. Quy định về kinh doanh sản phẩm động vật
1. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu mở cửa hàng, quầy kinh doanh sản phẩm động vật phải thực hiện việc đăng ký kinh doanh theo đúng quy định;
2. Các cửa hàng, quầy hàng chỉ được phép kinh doanh các sản phẩm động vật đã qua kiểm soát của cơ quan thú y (đóng dấu kiểm soát giết mổ trên thân thịt, được cấp tem vệ sinh thú y).
Sản phẩm động vật từ các địa phương khác vận chuyển về thành phố phải có giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật của cơ quan thú y nơi xuất phát cấp;
3. Nghiêm cấm việc kinh doanh sản phẩm động vật trên vỉa hè;
4. Các trang bị, dụng cụ, vật liệu dùng để kinh doanh sản phẩm động vật phải bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh thú y và an toàn vệ sinh thực phẩm;
5. Phương tiện vận chuyển sản phẩm động vật phải bằng xe chuyên dùng (xe bảo ôn) hoặc xe có thùng làm bằng kim loại không rỉ; xe phải kín, sạch, không rò rỉ chất thải ra ngoài; phải luôn được cọ rửa sạch sẽ, hợp vệ sinh trước và sau mỗi lần sử dụng. Thịt tươi sống phải được để riêng, không lẫn với phụ phẩm và các loại thực phẩm khác.
6. Người bán hàng sản phẩm động vật phải khám sức khoẻ định kỳ theo quy định của ngành y tế.
Điều 5. Biện pháp xử lý vi phạm
Ngoài việc bị xử phạt hành chính theo đúng quy định, tổ chức, cá nhân vi phạm Quyết định này và các quy định có liên quan của pháp luật còn có thể bị áp dụng các biện pháp xử lý sau:
2. Đình chỉ hoạt động kinh doanh;
3. Tịch thu, xử lý kỹ thuật đối với sản phẩm động vật (bán, nộp tiền vào Ngân sách Nhà nước hoặc tiêu huỷ).
Điều 6. Tổ chức thực hiện
1. UBND các cấp có trách nhiệm:
a/ Phổ biến, tuyên truyền các quy định của pháp luật có liên quan và nội dung Quy định này đến các tổ chức, cá nhân kinh doanh giết mổ động vật, kinh doanh và chế biến sản phẩm động vật biết để thực hiện;
b/ Quản lý các tổ chức, cá nhân kinh doanh giết mổ động vật, kinh doanh và chế biến sản phẩm động vật trên địa bàn; xử lý theo thẩm quyền đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm;
2. Sở Thuỷ sản - Nông lâm có trách nhiệm:
a/ Chỉ đạo cơ quan thú y tổ chức thực hiện tốt công tác kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y; xử lý theo thẩm quyền đối với các hành vi vi phạm;
b/ Hướng dẫn, kiểm tra và đề xuất các biện pháp giải quyết những vướng mắc trong quá trình thực hiện Quyết định này;
3. Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Sở Thủy sản - Nông lâm và cơ quan thú y hướng dẫn về tiêu chuẩn xây dựng các cơ sở giết mổ đảm bảo vệ sinh môi trường và sức khoẻ con người;
4. Sở Thương mại chỉ đạo các cơ quan: Quản lý thị trường, Ban Quản lý các chợ quản lý chặt chẽ các quầy kinh doanh sản phẩm động vật tại chợ; nghiêm cấm các chủ kinh doanh đưa sản phẩm động vật không qua kiểm soát giết mổ vào chợ; phối hợp với cơ quan thú y kiểm tra việc kinh doanh sản phẩm động vật không đúng quy định; bố trí khu vực kinh doanh sản phẩm động vật riêng biệt trong chợ;
5. Sở Y tế phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng có liên quan tổ chức kiểm tra điều kiện đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm của các cơ sở chế biến, kinh doanh thực phẩm có nguồn gốc động vật;
6. Các cơ quan thông tin đại chúng có trách nhiệm thường xuyên tuyên truyền sâu rộng cho nhân dân về Pháp lệnh thú y, các văn bản pháp luật có liên quan và bản Quyết định này;
7. Các Sở: Thương mại, Y tế, Thủy sản - Nông lâm Tài nguyên và Môi trường, Công an thành phố, UBND các quận, huyện và các cơ quan chức năng có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ của ngành mình, có trách nhiệm cụ thể hóa và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quyết định này.
Điều 7. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 8. Chánh Văn phòng HĐND và UBND thành phố, Giám đốc các Sở: Thuỷ sản - Nông lâm, Y tế, Thương mại, Tài nguyên và môi trường; Chủ tịch UBND các quận, huyện, Chi cục trưởng Chi cục Thú y; Thủ trưởng các Sở, ban ngành liên quan; các tố chức, cá nhân kinh doanh động vật, sản phẩm động vật, kinh doanh giết mổ gia súc và các cơ sở kinh doanh liên quan căn cứ Quyết định thi hành.
|
TM. UBND THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG |
Quyết định 34/2001/QĐ-BNN-VP quy định điều kiện kinh doanh trong một số lĩnh vực thuộc ngành trồng trọt và chăn nuôi Ban hành: 30/03/2001 | Cập nhật: 20/05/2006
Chỉ thị 08/1999/CT-TTg về tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm Ban hành: 15/04/1999 | Cập nhật: 05/12/2009