Quyết định 1430/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Phương án sản xuất vụ Đông - Xuân năm 2017-2018
Số hiệu: 1430/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Kạn Người ký: Đỗ Thị Minh Hoa
Ngày ban hành: 18/09/2017 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Nông nghiệp, nông thôn, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC KẠN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1430/QĐ-UBND

Bắc Kạn, ngày 18 tháng 9 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN SẢN XUẤT VỤ ĐÔNG - XUÂN NĂM 2017 - 2018

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số: 102/TTr-SNN ngày 08 tháng 9 năm 2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Phương án sản xuất vụ Đông - Xuân năm 2017 - 2018 tỉnh Bắc Kạn theo nội dung chi tiết đính kèm.

Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, Ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức thực hiện Phương án sản xuất vụ Đông - Xuân năm 2017 - 2018 theo đúng nội dung được phê duyệt và quy định hiện hành của nhà nước.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đỗ Thị Minh Hoa

 

PHƯƠNG ÁN

SẢN XUẤT VỤ ĐÔNG - XUÂN NĂM 2017 - 2018
(Kèm theo Quyết định số: 1430/QĐ-UBND ngày 18/9/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn)

Để chủ động trong công tác chỉ đạo sản xuất nông lâm nghiệp, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn xây dựng Phương án sản xuất vụ Đông - Xuân năm 2017 - 2018, với các nội dung cụ thể như sau:

I. MỘT SỐ KẾT QUẢ SẢN XUẤT NÔNG LÂM NGHIỆP NĂM 2017

1. Trồng trọt

Diện tích cây lương thực đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra; tổng sản lượng lương thực có hạt ước đạt 177.742 tấn, bằng 101,5% kế hoạch, trong đó vụ xuân 90.761 tấn bằng 103% kế hoạch, vụ mùa ước đạt 86.981 tấn bằng 100% kế hoạch.

2. Chăn nuôi, thủy sản

- Chăn nuôi

+ Đàn đại gia súc (trâu, bò, ngựa): 87.187 con đạt 104% kế hoạch năm, so với cùng kỳ năm 2016 tăng 4,1%; số con xuất bán, giết mổ trên 4.653 con. Ước cả năm tổng đàn đại gia súc là 87.250 con đạt 104% kế hoạch và số đại gia súc giết mổ khoảng 24.000 con.

+ Đàn lợn: 196.547 con đạt 87,3% kế hoạch năm; số con xuất bán giết mổ là 43.224 con. Tổng đàn lợn cả năm ước đạt 225.000 con, số lượng giết mổ 265.000 con.

+ Đàn gia cầm: 1.535.797 con, đạt 85% kế hoạch năm; ước tổng đàn gia cầm cả năm 1.800.000 con, số con giết mổ 22.503 con.

- Thủy sản: Diện tích ao nuôi 1.283ha đạt 98% kế hoạch. Hiện nay, nhân dân đang chăm sóc cá; diện tích nuôi chủ yếu là ao nuôi hộ gia đình và một số diện tích ruộng chủ động nước, sản lượng cả năm ước đạt 1.755 tấn.

3. Lâm nghiệp

- Tính đến ngày 15/8/2017 trên địa bàn toàn tỉnh trồng được 7.221,2ha rừng đạt 112,83% kế hoạch, trong đó trồng rừng theo dự án Bảo vệ phát triển rừng là 6.343,65ha; trồng lại rừng sau khai thác 877,55ha và người dân tự trồng rừng 259,35ha.

- Diện tích trồng rừng đang được chăm sóc sau trồng là 16.940,67ha; bảo vệ rừng tự nhiên phòng hộ và rừng đặc dụng 80.856ha và khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên 19.785,1ha.

II. PHƯƠNG ÁN SẢN XUẤT VỤ ĐÔNG - XUÂN NĂM 2017 - 2018

1. Nhận định những thuận lợi, khó khăn

1.1. Thuận lợi

- Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn lần thứ XI, nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã xác định phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp vẫn là ưu tiên của tỉnh trong phát triển kinh tế xã hội, từng bước xây dựng nông thôn mới theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân và nông thôn; trong đó mục tiêu phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, tạo ra sản phẩm có thương hiệu, sức cạnh tranh trên thị trường là cơ sở cho việc chỉ đạo sản xuất.

- Cơ sở vật chất, kỹ thuật, nhất là các công trình thủy lợi đã và đang được xây mới, cải tạo và nâng cấp đưa vào sử dụng ngày càng có hiệu quả. Công tác cơ giới hóa trong sản xuất tiếp tục được áp dụng; giống cây trồng đa dạng, phong phú; phân bón và các loại vật tư chuẩn bị chu đáo, đầy đủ.

- Sự quan tâm chỉ đạo của các cấp từ tỉnh đến cơ sở trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất vụ Đông - Xuân nói riêng tiếp tục là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển.

1.2. Khó khăn

- Hiệu quả sản xuất nông nghiệp chưa cao, quy mô diện tích nông hộ nhỏ lẻ không tạo sức hút để doanh nghiệp đầu tư trong phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

- Giá lợn hơi giảm mạnh trong một thời gian dài, các hộ chăn nuôi lợn gặp rất nhiều khó khăn ảnh hưởng đến phát triển đàn.

- Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu làm cho thời tiết diễn biến phức tạp, khó lường như mùa đông ấm, lượng mưa lớn gây ngập lụt ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp có nguy cơ cao xảy ra dịch bệnh hại cây trồng, vật nuôi.

- Vai trò của chính quyền cơ sở trong việc phát hiện và ngăn chặn việc kinh doanh giống cây trồng, vật nuôi, vật tư nông nghiệp tại các chợ nông thôn có nơi chưa quyết liệt.

2. Mục tiêu

- Phấn đấu tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2018 đạt 175.000 tấn, trong đó vụ xuân 86.860 tấn; tăng năng suất, chất lượng của cây trồng, đảm bảo an ninh lương thực, phát triển sản xuất ổn định, bền vững; có 3.300ha đất ruộng, soi bãi được chuyển đổi cơ cấu cây trồng đạt mức thu nhập từ 100 triệu đồng/ha/năm trở lên.

- Chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ đàn vật nuôi phát triển ổn định; tăng cường công tác quản lý, tổng đàn, kiểm tra, giám sát chất lượng con giống, thức ăn chăn nuôi tại các địa phương; thực hiện tiêm phòng cho đàn vật nuôi và giám sát dịch bệnh động vật trong dịp Tết Nguyên đán; chuẩn bị tốt nhân lực, vật lực phục vụ công tác tiêm phòng cho đàn vật nuôi đảm bảo tiến độ và thực hiện công tác kiểm soát, kiểm dịch đối với động vật và sản phẩm động vật theo quy định.

- Tổ chức nghiệm thu, đánh giá kết quả trồng rừng năm 2017; chuẩn bị cây giống, tổ chức thiết kế trồng rừng năm 2018; tăng cường công tác kiểm tra, ngăn chặn các hành vi khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản trái pháp luật và công tác phòng chống cháy rừng trong mùa khô 2017 - 2018.

3. Kế hoạch sản xuất vụ Đông - Xuân năm 2017 - 2018

3.1. Trồng trọt

3.1.1. Sản xuất vụ Đông năm 2017

Tổng diện tích gieo trồng 1.000ha, trong đó: Cây khoai tây 100ha, khoai lang 100ha, rau các loại 550ha, cây ngô 250ha.

3.1.2. Sản xuất vụ Xuân năm 2018

a) Cây lương thực có hạt:

- Diện tích: Tổng diện tích gieo trồng 17.850ha, trong đó diện tích trồng lúa 8.500ha (trong đó diện tích sản xuất lúa hàng hóa 200ha), diện tích trồng ngô 9.350ha.

- Năng suất lúa trung bình 54,4 tạ/ha; năng suất ngô trung bình 42,8 tạ/ha.

- Sản lượng: 86.100 tấn; trong đó lúa 46.211 tấn, ngô 39.899 tấn.

b) Cây chất bột:

- Dong riềng: Diện tích 950ha, năng suất 700 tạ/ha, sản lượng 66.500 tấn.

- Khoai môn: Diện tích 235ha, năng suất 81 tạ/ha, sản lượng 1.906 tấn.

- Khoai lang: Diện tích 150ha, năng suất 45,7 tạ/ha, sản lượng 685 tấn.

c) Cây công nghiệp:

- Tổng diện tích trồng cây công nghiệp ngắn ngày: 2.070ha, trong đó:

+ Đậu tương: Diện tích 350ha, sản lượng 554 tấn.

+ Cây lạc: Diện tích 275ha, sản lượng 442 tấn.

+ Thuốc lá: Diện tích 1.000ha, sản lượng 2.143 tấn.

+ Cây mía: Diện tích 115ha, sản lượng 4.450 tấn.

+ Cây gừng: Diện tích 330ha, sản lượng 8750 tấn.

- Cây chè: Diện tích 2.700ha, diện tích cho thu hoạch 2.500ha, sản lượng 9.550 tấn.

d) Cây rau, đậu các loại:

Tổng diện tích trồng rau, đậu các loại 1.000ha, bao gồm:

- Rau các loại: 700ha, sản lượng 8.196 tấn.

- Đậu đỗ các loại: 300ha, sản lượng 322 tấn.

(Có biểu chi tiết kèm theo)

3.2. Chăn nuôi

Tăng tỷ lệ tiêm phòng, không có gia súc, gia cầm bị chết đói, chết rét, đảm bảo an toàn dịch bệnh cho đàn vật nuôi phát triển, thực hiện công tác kiểm soát, kiểm dịch đối với động vật và sản phẩm động vật theo quy định, phấn đấu tổng đàn trâu, bò, ngựa 87.500 con và xuất bán, giết thịt 25.000 con trâu, bò; đàn lợn 230.000 con và xuất bán, giết thịt 300.000 con; đàn gia cầm, thủy cầm 1.900.000 con và xuất bán, giết thịt 1.650.000 con.

3.3. Trồng rừng và chăm sóc rừng

3.3.1. Bảo vệ rừng

- Khoán bảo vệ rừng: 38.200,88ha

- Hỗ trợ bảo vệ rừng: 42.600,31ha

- Chi trả dịch vụ môi trường rừng: 92.780,19ha

3.3.2. Phát triển, nâng cao năng suất, chất lượng rừng

* Khoanh nuôi tái sinh rừng: 20.785,10ha

- Khoanh nuôi tái sinh tự nhiên (chuyển tiếp): 19.785,10ha

- KNTS tự nhiên có trồng bổ sung cây lâm nghiệp: 1.000,00ha

(Loài cây trồng bổ sung là các loài cây gỗ lớn, cây bản địa như Lát hoa, Tông dù, Giổi, Trám, Sấu ...)

* Trồng rừng tập trung (dự kiến): 6.200ha

- Trong đó ngân sách nhà nước hỗ trợ: 4.100ha

+ Trồng rừng phòng hộ, đặc dụng 85ha

+ Trồng rừng sản xuất 2.515ha

Trong đó trồng cây gỗ lớn, cây đa mục đích (quế, hồi) 1.000ha, trồng cây gỗ nhỏ 1.515ha

+ Trồng cây phân tán (quy đổi ra ha): 1.500ha

- Chủ rừng tự đầu tư trồng lại rừng sau khai thác: 2.100ha

* Chăm sóc rừng trồng các năm: 13.629,24ha

- Chăm sóc rừng trồng phòng hộ, đặc dụng: 194,15ha

- Chăm sóc rừng trồng sản xuất: 13.435,09ha

III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

Chỉ đạo khung thời vụ, cơ cấu giống phù hợp, áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật nhằm hạn chế rủi ro do thiên tai, dịch bệnh; phát huy tiềm năng lợi thế của từng địa phương, giảm tối đa chi phí đầu vào trong sản xuất.

Tăng cường tuyên truyền vận động và hướng dẫn bà con nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, gieo trồng các cây trồng có giá trị kinh tế cao như rau, đậu các loại, đậu tương, lạc, thuốc lá, dong riềng, mía, gừng ...

Để sản xuất vụ Đông - Xuân năm 2017 - 2018 đạt kế hoạch và mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất, cần tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

1. Trồng trọt

1.1. Chuẩn bị đầy đủ vật tư sản xuất, thực hiện tốt thời vụ, cơ cấu giống và các biện pháp kỹ thuật thâm canh

1.1.1. Làm đất

- Đối với đất lúa, ngô ruộng: Thực hiện triệt để kỹ thuật làm đất ải (cày ải) ngay sau khi thu hoạch lúa mùa, tập trung cày ải trong tháng 12/2017.

- Đối với các loại cây trồng khác trên đất soi bãi, đất đồi khi làm đất phải hợp lý để giảm thiểu sự xói mòn, rửa trôi và thoát nước tốt khi mưa lũ xảy ra.

1.1.2. Thời vụ

a) Cây vụ Đông năm 2017: Công tác chỉ đạo sản xuất và cơ cấu giống vụ Đông năm 2017 thực hiện theo Văn bản số: 924/SNN-TT&BVTV ngày 09/8/2017 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

b) Cây trồng vụ Xuân năm 2018

- Cây lúa: Chỉ đạo, hướng dẫn nông dân gieo mạ tập trung xung quanh tiết lập xuân (ngày 04/02/2018), phấn đấu gieo cấy tập trung trong tháng 02, đầu tháng 3, kết thúc gieo cấy trước ngày 15/3/2018.

- Cây ngô: Trồng xong trước 15/3/2018 đối với đất ruộng và soi bãi, trước 30/4/2018 đối với đất đồi.

- Cây thuốc lá: Tập trung gieo trồng trong tháng 01/2018 và kết thúc trồng trong tháng 02/2018.

- Đối với đậu tương, lạc: Kết thúc gieo trồng trong tháng 3/2018.

- Cây dong riềng, khoai môn, khoai lang: Tập trung trồng trong tháng 02, đầu tháng 3/2018.

- Cây rau các loại: Căn cứ vào điều kiện thời tiết thuận lợi và thời điểm thu hoạch lúa để xác định thời gian gieo hạt phù hợp với từng loại rau. Trồng rải vụ để tránh tình trạng thừa lúc chính vụ làm rớt giá, giảm hiệu quả kinh tế.

1.1.3. Cơ cấu giống

- Cây khoai tây: Trồng các giống có thời gian sinh trưởng 80 - 90 ngày như: Solara, Sinora.

- Cây lúa: Ưu tiên sử dụng các giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn, cho năng suất cao, chất lượng tốt. Đối với giống lúa thuần như: Giống lúa PC6, HT6, Hoa khôi 4, Khang dân 18, Khang dân đột biến, Nếp 97, Thiên ưu 8. Ngoài ra tùy theo điều kiện sản xuất cụ thể của các huyện, thành phố có thể sử dụng một số giống lúa lai như: Tạp giao I, Nhị ưu 63, Nhị ưu 838, Q­.ưu số 1.

- Cây ngô: Gieo trồng các giống ngô lai có tiềm năng năng suất như: CP999, CP888, Biosed9698, NK4300, 3Q, NK66, AG 59, MX10.

- Cây đỗ tương: Gieo trồng các giống đậu tương ngắn ngày, có tiềm năng năng suất cao gồm các giống: DT84, DT90, DT96, VX9-3, DT22 và DT51.

- Cây khoai lang: Chọn giống khoai ăn củ chất lượng cao hoặc rau ăn lá.

- Cây rau các loại: Trên cơ sở đất đai, nhu cầu thị trường, tập quán và kinh nghiệm canh tác để gieo trồng các loại rau cho phù hợp như cải bắp, su hào, súp lơ, đậu cô ve, đậu hà lan, rau cải các loại, dưa chuột, cà chua sử dụng các giống có nguồn gốc trong nước hoặc nhập nội...

1.1.4. Về phân bón

Chỉ đạo, hướng dẫn nông dân sử dụng các loại phân sau:

- Phân hữu cơ: Phân chuồng, phân bắc, phân xanh đã ủ hoai mục.

- Phân vô cơ: Lân supe, lân nung chảy, đạm urê, kaly.

1.1.5. Bảo vệ thực vật

Làm tốt công tác dự tính, dự báo sâu bệnh; tham mưu kịp thời cho các cấp, ngành chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh đảm bảo an toàn, hiệu quả; quản lý tốt chất lượng thuốc bảo vệ thực vật.

1.2. Tập trung chỉ đạo chuyển giao và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật

Tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật từ khâu gieo trồng, chăm sóc đến thu hoạch đối với từng loại sản phẩm cây trồng.

- Đối với cây lúa: Tiếp tục mở rộng diện tích áp dụng kỹ thuật canh tác lúa cải tiến (SRI); quản lý dịch hại bằng việc thực hiện tổng hợp các biện pháp (IPM).

- Đối với cây ngô: Áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh tăng năng suất để phát huy tối đa tiềm năng, năng suất của giống; riêng diện tích ngô trồng trên đất đồi áp dụng phương pháp canh tác bền vững trên đất dốc để giảm thiểu sự xói mòn, rửa trôi.

- Cây chất bột (dong riềng, khoai môn, khoai tây, khoai lang): Áp dụng phương pháp canh tác bền vững trên đất dốc và quản lý dịch hại bằng việc thực hiện tổng hợp các biện pháp (IPM).

- Cây rau, đậu các loại: Sản xuất theo hướng thâm canh, tăng năng suất, chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; khuyến khích mở rộng diện tích sản xuất rau an toàn.

- Cây ăn quả: Tăng cường chăm sóc, bón phân và quản lý sâu bệnh hại trên cây cam quýt, hồng không hạt, cây mơ, cây mận sớm tạo điều kiện cho cây sinh trưởng phát triển thuận lợi, nhằm đạt năng suất, chất lượng tốt.

1.3. Về công tác thủy lợi, công tác phòng, chống rét cho cây trồng

1.3.1. Công tác thủy lợi

Chỉ đạo các đơn vị, địa phương chủ động tích nước các hồ chứa để đảm bảo nguồn nước tưới; đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình thủy lợi, sửa chữa nạo vét kênh mương, bảo dưỡng sửa chữa các trạm bơm và máy bơm. Xây dựng kế hoạch tưới, phương án chống hạn và tăng cường công tác kiểm tra các công trình thủy lợi và công tác tưới đảm bảo phục vụ sản xuất vụ Đông - Xuân năm 2017 - 2018.

1.3.2. Phòng chống rét cho cây trồng

Chỉ đạo, hướng dẫn nông dân không gieo trồng trong những ngày giá rét, nhiệt độ thấp dưới 15oC kéo dài.

- Đối với mạ xuân khi gieo cần phải chọn nơi tưới tiêu chủ động, tiện cho chăm sóc và bảo vệ, đảm bảo 100% diện tích mạ phải được che bằng nilon trắng, không được sử dụng nilon cũ, bẩn và rách làm ảnh hưởng đến quang hợp của mạ, cũng như độ ẩm trong luống mạ sau khi che. Vòm che nilon phải đảm bảo độ cao giữa mặt luống và đỉnh vòm từ 50-55cm, nilon phải được phủ kín cả luống mạ, tuyệt đối không được để hở chân.

- Đối với cây thuốc lá: Diện tích cây thuốc lá trong vườn ươm phải che phủ bằng nilon để tránh sương muối và tránh rét cho cây con, tuyệt đối không trồng ra ruộng khi nhiệt độ ngoài trời dưới 15oC.

- Đối với rau màu: Cần bón phân đầy đủ cân đối để cây khoẻ mạnh tăng cường khả năng chống rét.

- Đối với cây giống lâm nghiệp trong vườn ươm phải có các biện pháp che chắn chống rét cho cây, hàng ngày tiến hành tưới nước giữ ẩm cho cây vào sáng sớm và chiều tối.

1.4. Công tác quản lý nhà nước về vật tư sản xuất

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về việc chấp hành pháp luật đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh giống cây trồng, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh. Kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.

- Thường xuyên kiểm tra việc sản xuất, kinh doanh giống cây trồng, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật tại cơ sở, đặc biệt vào thời điểm trước khi bước vào vụ sản xuất. Phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm. Kiên quyết không để giống kém chất lượng, giống không rõ nguồn gốc, giống không nằm trong cơ cấu giống cây trồng của tỉnh đưa vào sản xuất gây thiệt hại cho nông dân.

- Các giống đã nằm trong cơ cấu giống cây trồng của tỉnh trước khi cung ứng giống vào các huyện, thành phố yêu cầu các tổ chức, cá nhân phải có văn bản gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo việc triển khai các hoạt động cung ứng để thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành.

- Tăng cường công tác quản lý giống cây trồng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đưa vào khảo nghiệm, sản xuất thử, xây dựng mô hình tại các huyện, thành phố đúng quy định của pháp luật.

1.5. Đẩy mạnh phát triển sản xuất hàng hóa, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng gắn với tiêu thụ sản phẩm

- Hình thành vùng sản xuất lúa chất lượng, giá trị kinh tế cao bằng các giống lúa mới có chất lượng cao tại các huyện Chợ Đồn, Ngân Sơn, Bạch Thông và Chợ Mới đồng thời xây dựng các mô hình dịch vụ sản xuất lúa chất lượng cao gắn với tiêu thụ sản phẩm tại các địa phương.

- Phát triển các cây rau màu theo hướng thâm canh tăng năng suất tại các địa phương trong tỉnh.

- Phát triển các vùng trồng cây dong riềng tại các huyện Na Rì, Ba Bể, Ngân Sơn, Bạch Thông, Chợ Mới và Chợ Đồn; vùng trồng cây thuốc lá tại các huyện Ngân Sơn, Bạch Thông, Chợ Mới, Na Rì và Chợ Đồn. Xây dựng mô hình thâm canh, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm dong riềng, thuốc lá tại các huyện.

- Đầu tư thâm canh, tăng năng suất số diện tích cây ăn quả hiện có như cam quýt tại các huyện Bạch Thông, Chợ Đồn, Ba Bể; hồng không hạt tại các huyện Chợ Đồn, Ba Bể và Ngân Sơn; cây mơ tại thành phố Bắc Kạn và các huyện Chợ Mới, Bạch Thông. Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, đầu tư thâm canh, cải tạo, trồng bổ sung diện tích cam quýt, hồng không hạt, cây mơ già cỗi để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm tại các huyện, thành phố.

- Đầu tư thâm canh, cải tạo, trồng bổ sung, thay thế những diện tích chè già cỗi tại các huyện Chợ Mới, Chợ Đồn và Ba Bể... Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, đầu tư thâm canh, cải tạo, trồng mới thay thế diện tích chè già cỗi để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm tại các huyện.

2. Chăn nuôi

- Quản lý sức khỏe động vật thủy sản, điều kiện môi trường ao nuôi. Chủ động chỉ đạo sản xuất chăn nuôi phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương và có biện pháp phòng, chống thiên tai cho động vật, thủy sản.

- Làm tốt công tác tiêm phòng định kỳ, vệ sinh thú y đảm bảo an toàn dịch bệnh cho đàn vật nuôi, không để dịch bệnh xảy ra và lây lan ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.

- Tập trung chỉ đạo, hướng dẫn nông dân tích cực chăm sóc bảo vệ sức khoẻ cho đàn vật nuôi trong mùa đông, không để tình trạng trâu, bò chết do đói, rét, cụ thể:

+ Về thức ăn: Tận thu phụ phẩm nông nghiệp như rơm rạ, thân, lá ngô, ngọn lá mía, dây khoai lang, lá sắn, cây lạc bã dong giềng...; hướng dẫn các hộ chăn nuôi áp dụng các biện pháp chế biến để cải thiện giá trị dinh dưỡng của rơm rạ và các sản phẩm nông nghiệp; tăng cường chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng, đảm bảo sức khoẻ cho đàn vật nuôi để chống rét.

+ Về chuồng trại: Gia cố, tu sửa, che chắn chuồng trại, sử dụng các vật liệu sẵn có tại địa phương đảm bảo đủ ấm cho đàn vật nuôi trong mùa đông.

+ Thực hiện tốt các biện pháp chống dịch bệnh trên đàn gia súc; công tác tiêm phòng đợt II, công tác chống đói, rét cho đàn vật nuôi trong vụ Đông - Xuân năm 2017 - 2018; thanh tra chuyên ngành, kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ, vệ sinh thú y và vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các cơ sở kinh doanh thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thủy sản trên địa bàn; kiểm soát việc các tổ chức, cá nhân nhập con giống từ ngoài tỉnh về nuôi đảm bảo đã được tiêm phòng và kiểm dịch theo quy định; tăng cường công tác kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ, phát hiện các sai phạm để có biện pháp xử lý kịp thời; chỉ đạo việc quản lý môi trường và phòng ngừa dịch bệnh đối với động vật, thủy sản.

3. Trồng rừng

3.1. Cơ cấu loài cây trồng rừng

- Trồng rừng phòng hộ: Trồng hỗn giao giữa cây tầng cao như lát, trám, sấu và cây tầng trung như mỡ; trồng thuần loại các loài cây lát, thông, quế.

- Trồng rừng sản xuất: Trồng rừng tập trung chủ yếu trồng cây mỡ, keo tai tượng, thông, sa mộc, trúc, lát, tông dù, hồi, quế, bồ đề, xoan ta …; đối với trồng rừng sản xuất cây gỗ lớn, cây đa mục đích trồng các loài cây có giá trị kinh tế: Lát, trám, sao, thông, quế, hồi, giổi xanh....

Trong thiết kế trồng rừng căn cứ vào điều kiện tự nhiên, đặc biệt là điều kiện lập địa ưu tiên các diện tích thuộc chân đồi và sườn đồi, xem xét thiết kế trồng xen các loài cây gỗ lớn như lát, trám, sấu trên diện tích trồng các loài cây gỗ nhỏ như mỡ, keo hoặc quế, mật độ trồng xen 200 cây lát, trám, sấu/ha.

- Trồng cây phân tán: Yêu cầu 100% diện tích là các loại cây gỗ lớn như lát, trám (trám trắng, trám đen), tông dù (sao), sấu, giổi xanh.

- Trồng lại rừng sau khai thác căn cứ vào điều kiện tự nhiên, đặc biệt là điều kiện lập địa ưu tiên các diện tích thuộc chân đồi và sườn đồi, hướng dẫn, khuyến khích trồng xen các loài cây gỗ lớn như lát, trám, sấu trên diện tích trồng các loài cây gỗ nhỏ như mỡ, keo hoặc quế, mật độ trồng xen 200 cây lát, trám/ha.

3.2. Công tác chuẩn bị

3.2.1. Chuẩn bị hiện trường trồng rừng

Trên cơ sở kết quả theo dõi diễn biến tài nguyên rừng hàng năm, các Ban quản lý Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững cơ sở chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương tiến hành rà soát quỹ đất trồng rừng (trồng rừng tập trung, trồng cây phân tán), xác định diện tích đất đến từng lô trên thực địa cho kế hoạch trồng rừng năm 2018 và những năm tiếp theo. Căn cứ vào quỹ đất trồng rừng và diện tích các hộ dân đã đăng ký, Ban Quản lý Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững (Ban Quản lý CTMTPTLNBV) cơ sở chủ động hoàn thiện các thủ tục và ký hợp đồng với đơn vị tư vấn có đủ tư cách pháp nhân để tiến hành thiết kế trồng rừng.

3.2.2. Chuẩn bị vật liệu, tổ chức gieo ươm cây giống

- Về nguồn gốc giống:

+ Đối với hạt giống keo: Sử dụng hạt giống keo tai tượng có nguồn gốc xuất xứ nhập khẩu từ Úc và keo tai tượng có nguồn gốc trong nước.

+ Đối với hạt giống mỡ, thông mã vĩ, trám, lát, xoan… sử dụng hạt giống thu hái từ rừng giống chuyển hóa, cây trội… hoặc liên hệ với đơn vị có đủ điều kiện theo quy định để mua hạt giống đảm bảo chất lượng, nguồn gốc lô giống đúng quy định.

+ Đối với hom giống keo lai: Sử dụng hom giống được lấy từ vườn cung cấp hom đã được công nhận.

- Ban quản lý Chương trình cơ sở chủ động hoàn thiện các thủ tục và ký hợp đồng với các đơn vị có đủ điều kiện để sản xuất và cung ứng cây giống đảm bảo số lượng, chất lượng cây giống phục vụ cho trồng rừng năm 2018.

- Về nhân lực: Huy động người dân địa phương tham gia trồng rừng, khuyến khích các tổ chức chính trị - xã hội, đặc biệt là lực lượng đoàn thanh niên tham gia trồng rừng, trồng cây phân tán. Chỉ đạo, đôn đốc hộ trồng rừng tiến hành xử lý thực bì và cuốc, lấp hố trước để tận dụng lao động trong thời vụ nông nhàn.

3.2.3. Chuẩn bị các điều kiện khác để trồng rừng:

Ban quản lý Chương trình cơ sở đôn đốc, chỉ đạo, kiểm tra việc xử lý thực bì trồng rừng, cuốc, lấp hố theo quy trình kỹ thuật đảm bảo kịp thời vụ trồng rừng.

3.3. Tiến độ thực hiện kế hoạch trồng rừng

- Thời gian thiết kế ngoại nghiệp và trình phê duyệt xong trong tháng 12 năm 2017.

- Thời gian chuẩn bị hạt giống, vật tư, đất vườn ươm: Cơ bản xong trước ngày 15 tháng 11 năm 2017.

- Gieo ươm cây giống theo khung thời vụ tùy thuộc từng loài cây: Bắt đầu từ tháng 10 năm 2017.

- Xử lý thực bì trồng rừng: Xong trước tháng 02 năm 2018.

- Thời vụ trồng rừng: Vụ Xuân; Xuân - Hè, cơ bản kết thúc trồng rừng trước ngày 30/6/2018. Đối với một số loài cây có thời gian gieo ươm dài (thông, lát hoa, trám), kết thúc trồng rừng trước 15/8/2018.

4. Tổ chức chỉ đạo sản xuất

4.1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Thực hiện có hiệu quả công tác quản lý nhà nước về sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Hướng dẫn chỉ đạo sản xuất đảm bảo thời vụ, đảm bảo cơ cấu các loại cây trồng; chỉ đạo rộng rãi các biện pháp canh tác tiên tiến, đẩy nhanh việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, tập trung vào các cây trồng chủ lực có giá trị hàng hóa cao.

- Tăng cường công tác kiểm tra chất lượng nông sản; kiểm tra việc chấp hành pháp luật đối với sản xuất kinh doanh giống cây trồng, vật tư nông nghiệp.

- Chỉ đạo các đơn vị trong Ngành căn cứ chức năng nhiệm vụ của đơn vị và chủ trương, kế hoạch của tỉnh để tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ được giao; tham mưu cho ngành, phối hợp chặt chẽ với chính quyền các cấp trong công tác chỉ đạo sản xuất trên địa bàn, trong đó tập trung vào một số nhiệm vụ chính sau:

+ Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật hướng dẫn các địa phương thực hiện các biện pháp kỹ thuật canh tác, biện pháp quản lý dịch hại trên cây trồng, công tác phòng chống rét cho cây trồng; tăng cường công tác điều tra, dự tính, dự báo tình hình phát sinh phát triển của sâu, bệnh hại và có phương án phòng, chống dịch kịp thời.

+ Chi cục Thuỷ lợi và Phòng, chống lụt bão chỉ đạo Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Quản lý, khai thác công trình thủy lợi Bắc Kạn, tổ dùng nước chủ động nguồn nước tưới (tích nước vào các đập, hồ chứa), chủ động tu sửa, nạo vét kênh mương, bảo dưỡng sửa chữa các trạm bơm và máy bơm; hướng dẫn các biện pháp tưới tiêu hợp lý, xây dựng phương án phòng, chống hạn đảm bảo kế hoạch sản xuất.

+ Chi cục Thú y thực hiện tốt các biện pháp chống dịch bệnh trên đàn gia súc; công tác tiêm phòng đợt II năm 2017, công tác chống đói, rét cho đàn vật nuôi trong vụ Đông - Xuân năm 2017 - 2018; thanh tra chuyên ngành, kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ, vệ sinh thú y và vệ sinh an toàn thực phẩm.

+ Chi cục Kiểm lâm chỉ đạo các Ban Quản lý Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững các huyện, thành phố, Vườn Quốc gia Ba Bể, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Lâm nghiệp Bắc Kạn chuẩn bị đầy đủ số lượng, chủng loại cây giống đảm bảo chất lượng, hiện trường trồng rừng 2018 theo Kế hoạch.

+ Trung tâm Khuyến nông tăng cường công tác tuyên truyền cho nông dân sử dụng các giống lúa thuần, lúa tiến bộ kỹ thuật có năng suất, chất lượng cao, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, thâm canh tăng năng suất cây trồng để nâng cao hiệu quả kinh tế.

+ Các doanh nghiệp cung ứng vật tư nông nghiệp trên địa bàn tỉnh cung ứng đầy đủ các loại giống lúa, ngô,... theo chỉ đạo cơ cấu giống của tỉnh và các loại vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đảm bảo về chất lượng, đúng thời vụ, đáp ứng nhu cầu sản xuất của nông dân, không để các địa phương thiếu hoặc chậm trễ về các nhu cầu thiết yếu cho sản xuất trên địa bàn tỉnh.

4.2. Các Sở, Ban, Ngành, đoàn thể liên quan

- Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét bố trí nguồn kinh phí thực hiện Phương án, đồng thời có trách nhiệm phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh có phương án hỗ trợ kịp thời trong công tác sản xuất nông, lâm nghiệp, công tác phòng, chống rét cho cây trồng, vật nuôi, chống hạn, thiên tai, dịch bệnh và phòng, chống cháy rừng.

- Hội Nông dân tỉnh tăng cường chỉ đạo các cấp hội tuyên truyền vận động và hướng dẫn hội viên chuyển đổi cơ cấu cây trồng, gieo trồng các cây trồng có giá trị kinh tế cao theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.

- Báo Bắc Kạn, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh tăng cường thời lượng phát sóng, thông tin tuyên truyền về các biện pháp kỹ thuật, ứng dụng chuyển giao khoa học công nghệ và biện pháp phòng, chống thiên tai, dịch bệnh trong sản xuất nông, lâm nghiệp.

4.3. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

- Tổ chức triển khai phương án sản xuất vụ Đông - Xuân năm 2017 - 2018 và giao chỉ tiêu kế hoạch, nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị, địa phương trên địa bàn. Phối hợp với các đơn vị trong ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường công tác kiểm tra chỉ đạo, tuyên truyền, hướng dẫn, vận động hộ nông dân thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch được giao, trên cơ sở đó hàng tháng các cấp ủy Đảng, chính quyền tổ chức đánh giá kết quả thực hiện, đề xuất các giải pháp phù hợp.

- Thực hiện công tác quản lý giống cây trồng theo nội dung Văn bản số: 857/SNN-TT&BVTV ngày 26/7/2017 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Chủ động xây dựng và triển khai phương án phòng, chống dịch bệnh, đói rét trên cây trồng, vật nuôi phù hợp với thực tiễn tại địa phương.

- Duy trì chế độ thông tin báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

Trên đây là nội dung Phương án sản xuất vụ Đông - Xuân năm 2017 - 2018, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn yêu cầu các địa phương tổ chức triển khai thực hiện tốt các nội dung trên; trong quá trình tổ chức thực hiện, có gì vướng mắc kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) để xem xét giải quyết./.

 

BIỂU 1. KẾ HOẠCH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VỤ ĐÔNG - XUÂN NĂM 2017- 2018

(Kèm theo Quyết định số: 1430/QĐ-UBND ngày 18/9/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn)

TT

Chỉ tiêu

ĐVT

Các huyện, thành phố

Tổng số

TP Bắc Kạn

Ba Bể

Bạch Thông

Ngân Sơn

Na Rì

Chợ Mới

Chợ Đồn

Pác Nặm

I

VỤ ĐÔNG NĂM 2017

 

1.000

25

150

150

35

110

330

190

10

1

Cây khoai tây

+ Diện tích

Ha

100

5

40

10

5

10

20

10

 

 

+ Năng suất

Tạ/ha

100

 

110

100

85

85

85

95

 

 

+ Sản lượng

Tấn

800

0

440

100

42,5

42,5

127,5

47,5

0

2

Rau các loại

+ Diện tích

Ha

550

20

80

60

30

100

70

180

10

 

+ Năng suất

Tạ/ha

117

120

117

118

110

112

118

120

110

 

+ Sản lượng

Tấn

6.430

240

936

708

330

1.120

826

2160

110

3

Cây khoai lang

+ Diện tích

Ha

100

 

30

30

 

 

40

 

 

 

+ Năng suất

Tạ/ha

46

 

45

47

 

 

44

45

 

 

+ Sản lượng

Tấn

458

-

135

235

-

-

88

-

-

4

Cây ngô

+ Diện tích

Ha

250

 

 

50

 

 

200

 

 

 

+ Năng suất

Tạ/ha

30,4

 

 

32

 

 

30

 

 

 

+ Sản lượng

Tấn

760

 

 

160

 

 

600

 

 

II

VỤ XUÂN NĂM 2018

 

-

 

 

 

 

 

 

 

 

1

CÂY LƯƠNG THỰC CÓ HẠT

 

-

 

 

 

 

 

 

 

 

*

Diện tích cây lương thực có hạt

Ha

17.850

400

3.150

1.700

950

3.550

2.000

3.000

3.100

*

Sản lượng lương thực có hạt

Tấn

86.100

2.025

15.525

8.929

4.510

17.088

9.650

15.200

13.173

 

Trong đó:

+ Thóc

Tấn

46.211

1.590

9.720

6.498

750

8.800

5.300

9.350

4.203

 

+ Ngô

Tấn

39.889

435

5.805

2.431

3.760

8.288

4.350

5.850

8.970

1.1

Cây lúa

+ Diện tích

Ha

8.500

300

1.800

1.150

150

1.600

1.000

1.700

800

 

+ Năng suất

Tạ/ha

54,4

53,0

54,0

56,5

50,0

55,0

53,0

55,0

52,5

 

+ Sản lượng

Tấn

46.211

1.590

9.720

6.498

750

8.800

5.300

9.350

4.203

 

Trong đó sản xuất lúa hàng hóa

Ha

200

 

 

100

 

 

100

 

 

1.2

Cây ngô

+ Diện tích

Ha

9.350

100

1.350

550

800

1.950

1.000

1.300

2.300

 

+ Năng suất

Tạ/ha

42,7

43,5

43,0

44,2

47,0

42,5

43,5

45,0

39,0

 

+ Sản lượng

Tấn

39.889

435

5.805

2.431

3.760

8.288

4.350

5.850

8.970

2

CÂY CHẤT BỘT

Ha

-

 

 

 

 

 

 

 

 

2.1

Cây khoai môn:

+ Diện tích

Ha

235

5

-

60

-

30

70

40

30

 

+ Năng suất

Tạ/ha

81,1

95,0

-

85,0

-

86,0

80,0

80,0

70,0

 

+ Sản lượng

Tấn

1.906

48

-

510

-

258

560

320

210

2.2

Cây dong riềng:

+ Diện tích

Ha

950

-

285

85

-

500

50

-

30

 

+ Năng suất

Tạ/ha

700

-

700

700

 

700

700

-

700

 

+ Sản lượng

Tấn

66.500

-

19.950

5.950

-

35.000

3.500

-

2.100

2.3

Cây khoai lang:

+ Diện tích

Ha

150

 

 

 -

-

50

30

50

20

 

+ Năng suất

Tạ/ha

45,7

 

 

 -

-

47,0

44,0

46,0

44,0

 

+ Sản lượng

Tấn

685,0

 -

-

 -

-

235,0

132,0

230,0

88,0

3

CÂY RAU, ĐẬU CÁC LOẠI

 

1.000

55

120

135

45

200

150

120

175

3.1

Cây rau:

+ Diện tích

Ha

700,0

50,0

90,0

125,0

25,0

80,0

100,0

100,0

130,0

 

+ Năng suất

Tạ/ha

116,1

115,0

117,0

118,0

110,0

113,0

118,0

120,0

118,0

 

+ Sản lượng

Tấn

8.196

575

1.053

1.475

275

904

1.180

1.200

1.534

3.2

Cây đậu đỗ:

+ Diện tích

Ha

300

5

30

10

20

120

50

20

45

 

+ Năng suất

Tạ/ha

10,7

12,0

12,0

13,0

9,0

11,5

10,5

10,0

8,5

 

+ Sản lượng

Tấn

321,8

6,0

36,0

13,0

18,0

138,0

52,5

20,0

38,3

4

CÂY CÔNG NGHIỆP

 

4.770

30

750

265

790

380

1.570

760

225

4.1

Cây Đậu tương:

+ Diện tích

Ha

350

 -

70

30

30

120

50

20

30

 

+ Năng suất

Tạ/ha

15,8

 

17,0

15,0

16,0

16,0

14,0

16,0

16,0

 

+ Sản lượng

Tấn

554,0

 -

119,0

45,0

48,0

192,0

70,0

32,0

48,0

4.2

Cây lạc:

+ Diện tích

Ha

275

 

30

25

10

100

55

45

10

 

+ Năng suất

Tạ/ha

16,1

 

16,5

19,0

16,0

14,0

19,0

16,0

13,0

 

+ Sản lượng

Tấn

442,5

 -

49,5

47,5

16,0

140,0

104,5

72,0

13,0

4.3

Thuốc lá

+ Diện tích

Ha

1.000

 -

-

170

750

20

40

20

-

 

+ Năng suất

Tạ/ha

21,4

 -

-

21,7

22,0

 

21,0

20,0

-

 

+ Sản lượng

Tấn

2.143

 -

-

369

1.650

-

84

40

-

4.4

Gừng

+ Diện tích

Ha

330

 -

-

 -

-

55

100

-

175

 

+ Năng suất

Tạ/ha

265

 -

-

 -

-

250

300

-

250

 

+ Sản lượng

Tấn

8.750

 -

-

 -

-

1.375

3.000

-

4.375

4.5

Mía

+ Diện tích

Ha

115

 -

-

 -

-

20

70

15

10

 

+ Năng suất

Tạ/ha

387

 -

-

 -

-

100

500.0

300

300

 

+ Sản lượng

Tấn

4.450

 -

-

 -

-

200

3.500

450

300

4.6

Chè

+ Diện tích

Ha

2.700

30

650

40

-

65

1.255

660

-

 

+ DT cho thu hoạch

Ha

2.500

35

630

35

-

60

1.100

640

-

 

+ Năng suất

Tạ/ha

38,2

34,3

36,5

37,1

-

60,0

38,5

37,5

-

 

+ Sản lượng

Tấn

9.550

120

2.300

130

-

360

4.240

2.400

-

5

Cây ăn quả

Ha

3.535

78

409

1.461

165

217

367

783

54

5.1

Cam, quýt:

+ Diện tích

Ha

2.660

63

184

1.415

45

188

252

484

29

 

+ DT cho thu hoạch

Ha

2.100

35

150

1.130

18

130

207

420

10

 

+ Năng suất

Tạ/ha

80,0

74,3

80,0

84,1

66,7

57,7

82,1

76,2

70,0

 

+ Sản lượng

Tấn

16.800

260

 1.200

9.500

120

750

1.700

3.200

70

5.2

Hồng không hạt:

+ Diện tích

Ha

875

15

225

46

120

29

115

300

25

 

+ DT cho thu hoạch

Ha

600

15

170

30

90

10

65

200

20.0

 

+ Năng suất

Tạ/ha

39,2

32,0

40,0

40,0

39,1

40,0

38,5

40,0

30,0

 

+ Sản lượng

Tấn

2.350

48

680

120

352

40

250

800

60

6

Diện tích đất ruộng, soi bãi đạt 100 triệu đồng/ha

 

3.300

150

400

520

850

440

400

400

140

 

BIỂU 2. TẠM GIAO KẾ HOẠCH TRỒNG RỪNG NĂM 2018

(Kèm theo Quyết định số: 1430/QĐ-UBND ngày 18/9/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn)

Đơn vị tính: Ha

STT

Huyện, thành phố/DA

Kế hoạch giao

Ghi chú

Tổng

Trồng mới (NSNN hỗ trợ)

Trồng lại rừng sau khai thác

Tổng

Trồng rừng phòng hộ, đặc dụng

Trồng rừng sản xuất

Tổng

Tập trung

Phân tán

Gỗ lớn

Gỗ nhỏ

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

1

Ba Bể

500

350

15

225

100

125

110

150

 

1.1

Huyện Ba Bể

465

315

15

200

120

80

100

150

 

1.2

Vườn Quốc gia Ba Bể

35

35

 

25

10

15

10

 

 

2

Pác Nặm

370

250

 

200

70

130

50

120

 

3

Ngân Sơn

600

500

 

200

120

80

300

100

 

4

Bạch Thông

370

210

20

50

10

40

140

160

 

5

Na Rì

895

620

20

400

150

250

200

275

Gồm 10ha rừng phòng hộ và 10ha rừng đặc dụng

6

Chợ Đồn

855

580

20

180

60

120

380

275

 

7

Chợ Mới

1.590

1.140

 

840

250

590

300

450

 

8

Thành phố Bắc Kạn

160

40

 

20

10

10

20

120

 

9

Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Lâm nghiệp Bắc Kạn

860

410

10

400

200

200

0

450

 

Cộng

6.200

4.100

85

2.515

1.000

1.515

1.500

2.100

 

 

 





Hiện tại không có văn bản nào liên quan.