Quyết định 1419/QĐ-TTg năm 2001 phê duyệt Đề án phát triển Tổng công ty Hàng hải Việt Nam giai đoạn 2001-2005 và định hướng đến năm 2010
Số hiệu: | 1419/QĐ-TTg | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 01/11/2001 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | 15/12/2001 | Số công báo: | Số 46 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, hợp tác xã, Giao thông, vận tải, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
|
Số: 1419/QĐ-TTg
|
Hà Nội, ngày 01 tháng 11 năm 2001 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN TỔNG CÔNG TY HÀNG HẢI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001-2005 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2010
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Xét Đề án phát triển Tổng công ty Hàng hải Việt Nam giai đoạn 5 năm 2001-2005 và định hướng đến năm 2010 (các tờ trình số: 127/KHĐT ngày 28 tháng 2 năm 2000; 783/KHĐT ngày 25 tháng 8 năm 2001 của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam và Tờ trình số 3115/GTVT-KHĐT ngày 19 tháng 9 năm 2001 của Bộ Giao thông vận tải);
Căn cứ ý kiến của các Bộ, ngành tại cuộc họp ngày 02 tháng 8 năm 2001;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án phát triển Tổng công ty Hàng hải Việt Nam giai đoạn 2001-2005 với nội dung chủ yếu sau:
1. Về mục tiêu:
Tổng công ty Hàng hải Việt Nam tập trung huy động các nguồn vốn để đầu tư, đổi mới và phát triển nhanh, vững chắc đội tầu vận tải biển, hệ thống cảng biển; tổ chức áp dụng đồng bộ công nghệ tiên tiến về vận tải, bốc xếp và dịch vụ hàng hải nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, đáp ứng yêu cầu vận tải trong nước, đồng thời mở rộng hoạt động, tăng thị phần và kim ngạch xuất khẩu dịch vụ hàng hải ở thị trường khu vực, phấn đấu đến năm 2010 Tổng công ty Hàng hải Việt Nam trở thành một tập đoàn hàng hải trung bình trong khu vực.
2. Về quy mô và năng lực kinh doanh:
- Đội tầu vận tải biển: Tiếp tục phát triển đội tầu vận tải biển để có tổng trong tải 1,5 triệu tấn vào năm 2005, tuổi bình quân đội tầu dưới 15 năm, bảo đảm vận chuyển 80% hàng hóa vận tải biển nội địa và 25% hàng xuất nhập khẩu bằng đường biển của cả nước, trong đó:
+ 40% khối lượng vận chuyển hàng xuất khẩu bằng container.
+ 30% lượng gạo xuất khẩu.
+ 20% lượng than xuất khẩu.
+ 10-15% lượng nhiên liệu nhập khẩu.
+ 20% phân bón nhập khẩu.
- Hệ thống cảng biển: Tiếp tục đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ cho các cảng hiện có, xây dựng cảng container Vũng Tàu, tham gia khai thác các cảng mới để đưa sản lượng hàng hóa thông qua đạt 32 triệu tấn/năm, năng suất đạt 3.500 tấn trên một mét cầu cảng/năm vào năm 2005.
- Khối doanh nghiệp dịch vụ: Phấn đấu đến năm 2005 đưa 30% năng lực của đội tầu và hệ thống dịch vụ tham gia thị trường hàng hải khu vực.
3. Kế hoạch đầu tư phát triển:
a) Đội tầu vận tải biển:
Tập trung phát triển đội tầu biển theo hướng chuyên dùng, hiện đại, phát triển thêm 75 tầu tương đương 938.000 DWT, trong đó đóng mới ở trong nước 32 tầu, tương đương 336.000 DWT và mua nước từ nước ngoài 43 tầu, tương đương 602.000 DWT.
Chi tiết kế hoạch đóng tầu, mua tầu hàng năm theo Phụ lục I.
b) Hệ thống cảng biển:
- Hoàn thành các dự án phát triển mở rộng các cảng Đà Nẵng, cảng Hải Phòng (bước 1 giai đoạn II) bằng vốn vay JBIC - Nhật Bản.
- Nghiên cứu, đầu tư xây dựng mới các cảng sau bằng nguồn vốn tự huy động và vốn vay:
+ Cảng container Vũng Tàu (Sao Mai - Bến Đình).
+ Hai bến tầu 20.000 DWT tại Đình Vũ - Hải Phòng.
+ Bến tổng hợp số 2 cảng Dung Quất.
- Tiếp tục đầu tư chiều sâu cho các cảng hiện có, tham gia đầu tư thiết bị để chủ động khai thác có hiệu quả các cảng mới.
- Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các cảng cạn tại Gia Lâm, Bắc Thăng Long, Đồng Nai; đồng thời nghiên cứu xây dựng cảng cạn tại các vùng kinh tế trọng điểm khác để phục vụ việc phân phối hàng hóa và áp dụng công nghệ “vận tải đa phương thức”, góp phần nâng cao hiệu qủa kinh doanh, khai thác chung của mạng lưới giao thông và vận tải cả nước.
Chi tiết kế hoạch đầu tư, phát triển cảng theo Phụ lục II.
c) Hệ thống dịch vụ hàng hải:
Đến năm 2003 phấn đấu hoàn thành việc sắp xếp, cổ phần hóa các doanh nghiệp dịch vụ hàng hải; đồng thời tiến hành nghiên cứu, thành lập các doanh nghiệp dịch vụ hàng hải tại các cảng lớn ở nước ngoài để phục vụ hoạt động xuất khẩu dịch vụ vận tải, thuyền viên.
d) Về khoa học công nghệ:
- Đến năm 2003 phấn đấu đạt tiêu chuẩn của hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000 các doanh nghiệp vận tải, dịch vụ.
- Hoàn thành việc triển khai thực hiện “Bộ luật quản lý an toàn hàng hải” (ISM code) và “Công ước về huấn luyện, trực ca và cấp chứng chỉ cho thuyền viên” (STCW 95) cho các doanh nghiệp vận tải và xuất khẩu thuyền viên trong năm 2002.
- Triển khai “phần mềm kế toán thống nhất” cho các doanh nghiệp và toàn Tổng công ty vào năm 2003.
e) Về tổ chức sản xuất kinh doanh:
- Tập trung thực hiện Quyết định số 512/QĐ-TTg ngày 26 tháng 4 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về thí điểm loại hình Tổng công ty tham gia góp vốn với các doanh nghiệp thành viên, bảo đảm đến năm 2003 Tổng công ty Hàng hải Việt Nam hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con.
- Sắp xếp, cổ phần hóa các doanh nghiệp dịch vụ hàng hải; nghiên cứu thành lập các Công ty dịch vụ hàng hải tại nước ngoài để đạt mục tiêu đề ra.
- Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất, thực hiện dịch vụ trung chuyển container tại các cảng biển phù hợp.
4. Nhu cầu vốn đầu tư:
Tổng vốn đầu tư phát triển của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam giai đoạn 2001-2005 dự tính là 10.449 tỷ VNĐ và 226 triệu USD, trong đó:
- Vốn đầu tư phát triển đội tầu khoảng 5.120 tỷ VNĐ và 226 triệu USD.
- Vốn đầu tư phát triển cảng và dịch vụ hàng hải khoảng 5.329 tỷ VNĐ.
Điều 2.
1. Các dự án đóng mới tầu ở trong nước được vay vốn từ Quỹ hỗ trợ phát triển theo quy định tại Quyết định số 117/2000/QĐ-TTg ngày 10 tháng 10 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ.
2. Tổng công ty Hàng hải Việt Nam được ưu tiên sử dụng các nguồn vốn vay ODA cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng cảng biển.
Điều 3.
1. Trách nhiệm của Bộ Giao thông vận tải:
- Phê duyệt và chỉ đạo thực hiện kế hoạch hàng năm về đóng tầu trong nước và mua tầu từ thị trường nước ngoài để Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Tổng công ty Công nghiệp tầu thủy Việt Nam chủ động trong kinh doanh và đầu tư phát triển.
- Chủ trì cùng các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Thương mại và các doanh nghiệp có hàng hóa xuất khẩu nghiên cứu, ban hành hoặc trình Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam sử dụng dịch vụ vận tải biển và bảo hiểm của Việt Nam.
2. Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam phối hợp với Tổng công ty Than Việt Nam, Tổng công ty Dầu khí Việt Nam, Tổng công ty Xi măng Việt Nam, Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam và các Tổng công ty lương thực.
- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế, chính sách để khuyến khích tăng năng lực của đội tàu vận tải biển Việt Nam phù hợp với yêu cầu đổi mới, thông lệ quốc tế cũng như tiến trình hội nhập kinh tế khu vực.
- Tìm các giải pháp ổn định nguồn hàng, xác định phương thức hợp tác thích hợp ở trong nước, ngoài nước để tạo nguồn hàng vận chuyển.
3. Bộ Giao thông vận tải và Tổng công ty Hàng hải Việt Nam chủ động phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trong việc chỉ đạo, quản lý các doanh nghiệp dịch vụ hàng hải đóng tại địa phương nhằm bảo đảm quản lý tốt thị trường hàng hải mang lại hiệu quả kinh tế chung cho đất nước.
Điều 4.
Bộ trưởng các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Thương mại, Giao thông vận tải, Công nghiệp, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thủ tướng các cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Quản trị và Tổng giám đốc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam và các Tổng công ty có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
PHỤ LỤC 1
KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐỘI TẦU GIAI ĐOẠN 2001-2005
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1419/QĐ-TTg ngày 01/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ)
Số thứ tự |
Loại tầu |
Nhu cầu về tầu |
Khả năng đóng tầu mới tầu trong nước |
Mua tầu đang kinh doanh |
Phân kỳ đầu tư |
|||||||||||||
Để thay thế |
Phát triển tăng thêm |
Cộng |
Tầu |
DWT |
Tầu |
DWT |
Năm 2001 |
Năm 2002 |
Năm 2003 |
Năm 2004 |
Năm 2005 |
|||||||
Đóng mới |
Mua |
Đóng mới |
Mua |
Đóng mới |
Mua |
Đóng mới |
Mua |
Đóng mới |
Mua |
|||||||||
1 |
Đến 4.000 DWT |
04 |
- |
04 |
04 |
16.000 |
- |
- |
- |
- |
02 |
- |
02 |
- |
- |
- |
- |
- |
2 |
Từ 6.500-8.000 DWT |
05 |
13 |
18 |
10 |
65.000 |
08 |
52.000 |
- |
04 |
03 |
02 |
03 |
02 |
02 |
- |
02 |
- |
3 |
Từ 8.000-12.000 DWT |
11 |
- |
11 |
- |
- |
11 |
90.000 |
- |
- |
- |
03 |
- |
03 |
- |
03 |
- |
02 |
4 |
Từ 12.000-15.000 DWT |
09 |
01 |
10 |
08 |
100.000 |
02 |
25.000 |
- |
- |
- |
01 |
02 |
01 |
03 |
- |
03 |
- |
5 |
Từ 15.000-20.000DWT |
- |
10 |
10 |
08 |
120.000 |
02 |
30.000 |
- |
- |
- |
01 |
- |
01 |
04 |
- |
04 |
- |
6 |
Trên 20.000 DWT |
01 |
04 |
05 |
- |
- |
05 |
100.000 |
- |
- |
- |
01 |
- |
02 |
- |
01 |
- |
01 |
7 |
Tầu chở container |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Loại trên 1.000 TEU |
- |
06 |
06 |
- |
- |
06 |
90.000 |
- |
02 |
- |
02 |
- |
02 |
- |
- |
- |
- |
|
- Loại 1.500 TEU |
- |
04 |
04 |
02 |
35.000 |
02 |
35.000 |
- |
- |
- |
01 |
- |
01 |
01 |
- |
01 |
- |
|
- Loại 2.000 TEU |
- |
02 |
02 |
- |
- |
02 |
40.000 |
- |
- |
- |
02 |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
|
- Loại 2.500 TEU |
- |
02 |
02 |
- |
- |
02 |
50.000 |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
02 |
- |
- |
8 |
Tầu chở dầu -Sản phẩm 300.000 DWT |
- |
03 |
03 |
- |
- |
03 |
90.000 |
- |
- |
- |
01 |
- |
- |
- |
01 |
- |
01
|
|
Tổng cộng tầu |
30 |
45 |
75 |
32 |
|
43 |
|
- |
06 |
05 |
14 |
07 |
12 |
10 |
07 |
10 |
04 |
|
Tổng cộng tấn trọng tải (DWT) |
321.000 |
|
|
|
336.000 |
|
602.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
PHỤC LỤC 2
KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CẢNG BIỂN GIAI ĐOẠN 2001-2005.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1419/QĐ-TTg ngày 01/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ).
Dự án |
Kế hoạch 2001-2005 |
Dự kiến kinh phí |
1. Cảng Hải Phòng |
Giai đoạn II (bước 1) |
|
|
(Nạo vét luồng + xây dựng 2 bến container) |
|
|
(Vốn JBIC và vốn đối ứng) |
|
2. Cảng Đà Nẵng |
- Đê chắn sóng 250m và nâng cấp cầu 1,2 Tiên Sa; nạo vét luồng và vũng quay tầu 900.00m3, xây dựng bãi container 40.000m2 và công trình phụ trợ (vốn JBIC và vốn đối xứng) |
|
|
- Khôi phục cầu cảng sông Hàn |
|
3. Cảng Cần Thơ |
Xây dựng cần tầu và trang thiết bị bốc xếp |
|
4. Cảng container chuyển tải Vũng Tầu (Bến Đình – Sao Mai) |
- Bến bãi và công trình hạ tầng cơ sở |
|
|
- Thiết bị |
|
5. Cảng cạn: - Bắc Thăng Long - Cổ Bi (Gia Lâm) |
Bãi 500.000 TEU/năm |
|
6. Cảng container Đình Vũ (Hải Phòng) |
- 2 bến tầu 20.000 DWT - Bến chuyển tải Bến Gót |
|
7. Cảng Dung Quất |
- Bến, bãi và cơ sở hạ tầng |
|
8. Các công trình khác + Bến Tạm Cái Lân + Cảnh Khuyến Lương + Trung tâm thông tin thương mại hàng hải quốc tế Hà Nội |
|
|
Tổng cộng |
|
5.329,1 |
Quyết định 117/2000/QĐ-TTg về chính sách và cơ chế tài chính cho các dự án đóng tàu biểu của ngành đóng tàu biển Việt Nam Ban hành: 10/10/2000 | Cập nhật: 21/12/2009