Quyết định 1413/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Đề án “Tiếp tục củng cố, phát triển kinh tế tập thể tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2015”
Số hiệu: 1413/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Thái Nguyên Người ký: Vũ Hồng Bắc
Ngày ban hành: 09/06/2011 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Doanh nghiệp, hợp tác xã, Thương mại, đầu tư, chứng khoán, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI NGUYÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1413/QĐ-UBND

Thái Nguyên, ngày 09 tháng 6 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN: “TIẾP TỤC CỦNG CỐ, PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2011-2015

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, năm 2003;

Căn cứ Luật Hợp tác xã năm 2003;

Căn cứ Nghị quyết Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên khóa XVIII, Nghị quyết của HĐND tỉnh về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2010-2015;

Thực hiện Kế hoạch số 32/KH-UBND ngày 17/12/2010 của UBND tỉnh về triển khai Nghị quyết Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII; Thông báo số 164-TB/TU ngày 09/5/2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên về thông qua một số chương trình, đề án phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011-2015;

Xét đề nghị của Liên minh Hợp tác xã tỉnh tại Tờ trình số 84/TTr-LMHTX ngày 30/5/2011,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án tiếp tục củng cố, phát triển kinh tế tập thể tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2015 với các nội dung sau,

(có Đề án chi tiết đính kèm).

Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng Liên minh HTX tỉnh, các Sở, Ban, ngành, đoàn thể và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã và các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH




Vũ Hồng Bắc

 

ĐỀ ÁN

TIẾP TỤC CỦNG CỐ, PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2011- 2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1413/QĐ-UBND ngày 09 tháng 6 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên)

CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Căn cứ Nghị quyết 13-NQ/TW Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khoá IX ngày 18/3/2002 về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể;

Căn cứ Luật HTX hiện hành;

Căn cứ Chỉ thị 20-CT/TW ngày 02/01/2008 của Ban Bí thư “về tăng cường lãnh đạo thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (khoá IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể”;

Căn cứ Nghị định số 88/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ về một số chính sách khuyến khích phát triển HTX và các văn bản hướng dẫn thực hiện của các Bộ, Ngành Trung ương;

Căn cứ Chỉ thị 23-CT/TU ngày 25/7/2008 của Ban thường vụ Tỉnh uỷ “về việc tăng cường lãnh đạo thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, Chỉ thị số 20-CT/TW ngày 02/01/2008 của Ban Bí thư Trung ương (khoá X)”;

Căn cứ Chương trình số 420/CT-UBND ngày 31/3/2010 của UBND tỉnh về thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;

Căn cứ kết quả thực hiện đề án "Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006-2010".

Phần I

KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2006-2010

I. CÔNG TÁC LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO TRIỂN KHAI THỰC HIỆN:

1. Công tác chỉ đạo và triển khai thực hiện của các cấp, các ngành:

- Căn cứ Kết luận số 15-KL/TU ngày 05/9/2006 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc thực hiện đề án “Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006-2010”, UBND tỉnh đã có quyết định phê duyệt đề án và ban hành quy chế phối hợp hoạt động trong lĩnh vực kinh tế tập thể.

- Các sở, ban ngành, đoàn thể đã phối hợp chặt chẽ với Liên minh HTX tỉnh (Thường trực Ban chỉ đạo) triển khai thực hiện đề án. Sở Công thương thực hiện tốt chương trình hỗ trợ HTX (dạy nghề cho xã viên, người lao động trong các HTX, tổ hợp tác, hỗ trợ phát triển làng nghề, đổi mới thiết bị công nghệ,... từ nguồn kinh phí khuyến công). Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Liên minh HTX tỉnh xây dựng thành công 02 quỹ tín dụng nhân dân cơ sở làm mô hình điểm. Hàng năm, Sở Kế hoạch Đầu tư đã phối hợp với các ngành xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế tập thể; Sở Tài chính đã cân đối và cấp kinh phí hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý HTX và hỗ trợ thành lập HTX mới; Sở Nông nghiệp&PTNT đã chỉ đạo cho các đơn vị trực thuộc (Chi cục phát triển nông thôn, Trung tâm khuyến nông, Chi cục Bảo vệ thực vật,...) tiến hành chuyển giao khoa học kỹ thuật cho xã viên HTX, tổ hợp tác làm tăng hiệu quả sản xuất - kinh doanh; Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh và Báo Thái Nguyên đã tích cực tuyên truyền phát triển kinh tế tập thể trên các phương tiện thông tin đại chúng. Cục thuế tỉnh Thái Nguyên đã triển khai các văn bản về thuế đảm bảo cho các HTX được hưởng các chính sách ưu đãi theo luật định. Liên minh HTX tỉnh Thái Nguyên đã thể hiện tốt vai trò cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế hợp tác, HTX tỉnh thông qua việc xây dựng các chiến lược, định hướng phát triển kinh tế tập thể đến năm 2020; thực hiện tuyên truyền, vận động phát triển tổ hợp tác, HTX; đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ cán bộ quản lý HTX;...

- UBND các huyện, thành, thị đều củng cố Ban chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế hợp tác, HTX; giao cho một phòng chuyên môn làm Thường trực Ban chỉ đạo và cử cán bộ kiêm nhiệm công tác theo dõi phát triển kinh tế tập thể ở địa phương. Tuy nhiên, một số địa phương khi có thay đổi nhân sự chậm kiện toàn Ban chỉ đạo; cán bộ làm việc kiêm nhiệm nên công tác kiểm tra, giám sát hoạt động tổ Hợp tác, HTX chưa được thường xuyên.

2. Công tác tuyên truyền:

Từ năm 2006 đến năm 2010, Liên minh HTX tỉnh và Chi cục Phát triển nông thôn tổ chức tuyên truyền Luật HTX và các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế tập thể được 128 lớp với hơn 9.200 lượt người tham dự (trong đó Chi cục phát triển nông thôn tổ chức được 75 lớp, Liên minh HTX tỉnh 53 lớp). Hàng năm Liên minh HTX tỉnh xuất bản trên 4.000 cuốn Bản tin kinh tế hợp tác nhằm cung cấp thông tin cho các HTX, tổ hợp tác và thành viên Ban chỉ đạo tỉnh, các huyện, thành, thị. Năm 2007, Liên minh HTX đã xây dựng được trang thông tin điện tử từ kinh phí hỗ trợ của các đơn vị thành viên.

Ngoài ra, UBND các huyện, thành, thị cũng đều dành kinh phí để tuyên truyền phát triển kinh tế tập thể ở các địa phương.

3. Công tác thực hiện các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển kinh tế tập thể:

- Hàng năm, các HTX thành lập mới đều được hỗ trợ 2.000.000 đồng (Hai triệu đồng) từ nguồn ngân sách tỉnh để chi phí cho việc lập thủ tục hồ sơ và tổ chức hội nghị thành lập HTX.

- Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý HTX được thực hiện thường xuyên. 5 năm qua đã tổ chức đào tạo được 51 lớp với 1.903 lượt cán bộ HTX tham gia nâng cao trình độ (trong đó Chi cục phát triển nông thôn tổ chức được 10 lớp; Liên minh HTX tỉnh 41 lớp với 1.503 người tham dự).

Tổng kinh phí hỗ trợ tuyên truyền và đào tạo là 1.989,3 triệu đồng. Trong đó: Ngân sách Trung ương 1.285,8 triệu đồng. Ngân sách tỉnh 703,5 triệu đồng.

- Hỗ trợ về tín dụng: Liên minh HTX tỉnh đã phối hợp với các Sở, ngành đã tham mưu cho UBND tỉnh Thái Nguyên ra quyết định thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển HTX với nguồn vốn điều lệ ban đầu là 5 tỉ đồng và giao cho Liên minh HTX tỉnh quản lý. Sau khi khai trương hoạt động, Quỹ đã rải ngân hết 5 tỉ đồng cho 18 dự án của các HTX.

Ngoài nguồn vốn Quỹ hỗ trợ, các HTX còn được vay nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia giải quyết việc làm (120). Đến nay, tổng dư nợ của nguồn vốn chương trình này là 2.060 triệu đồng với 16 dự án. Các dự án được vay đều phát huy tốt hiệu quả đồng vốn.

- Về hỗ trợ xúc tiến hoạt động thương mại: Từ năm 2006 đến nay, đã có 24 HTX tham gia hội chợ được hỗ trợ kinh phí thuê gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm của đơn vị.

- Về chính sách khuyến công, khuyến nông, khuyến ngư: Chi cục Phát triển nông thôn đã tổ chức tập huấn ứng dụng công nghệ và hỗ trợ máy móc thiết bị cho 5 HTX với tổng kinh phí 423 triệu đồng. Sở Công thương thực hiện hỗ trợ đào tạo nghề và chuyển giao công nghệ tới 24 HTX với tổng kinh phí là 2.811 triệu đồng.

4. Công tác xây dựng mô hình HTX điển hình tiên tiến:

Liên minh HTX tỉnh đã chủ động phối hợp với các huyện, thành, thị lựa chọn mỗi huyện được 1-2 HTX để xây dựng điển hình tiên tiến trong các lĩnh vực hoạt động. Các HTX này đang được tư vấn, hỗ trợ phát triển.

II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU

1. Về tổ hợp tác:

Theo số liệu điều tra của Ban chỉ đạo các địa phương, đến 31/12/2010, toàn tỉnh có 281 tổ hợp tác với 1.634 thành viên và 1.324 lao động. Số Tổ hợp tác hoạt động có chứng thực của UBND cấp xã là 231/280 tổ, chiếm 82,5%. Nguyên nhân Tổ hợp tác giảm do thực hiện Nghị định 151/NĐ-CP ngày 10/10/2007 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Tổ hợp tác nên các địa phương chỉ thống kê số tổ có hợp đồng hợp tác và chứng thực của UBND xã.

2. Tình hình các Hợp tác xã:

2.1. Về số lượng: Từ năm 2006 đến 31/12/2010, toàn tỉnh có 115 HTX thành lập mới (trung bình mỗi năm có 23 HTX thành lập mới). Tuy nhiên, do thực hiện đề án chuyển giao lưới điện nông thôn về Công ty điện lực Thái Nguyên quản lý nên đã có 118 HTX giải thể, chủ yếu là các HTX dịch vụ điện và HTX nông nghiệp kiêm dịch vụ điện. Vì vậy, toàn tỉnh chỉ còn 311 HTX hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế.

2.2. Về chất lượng và nguồn lực HTX:

- Về năng lực, trình độ của cán bộ quản lý HTX:

Số cán bộ quản lý HTX có trình độ đại học chỉ chiếm 3,98%; trình độ cao đẳng, trung cấp 21,78%; còn lại chưa có bằng cấp nhưng hầu hết đã được học qua các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý kinh tế ngắn hạn. Quản lý, điều hành hoạt động của các HTX chủ yếu là lòng nhiệt tình, trách nhiệm và bằng kinh nghiệm thực tế. Một số cán bộ HTX có trình độ, năng lực sau khi được đào tạo bồi dưỡng lại chuyển sang lĩnh vực khác. Nguyên nhân: nhiều cán bộ có năng lực, học vấn cao có tâm lý không muốn làm việc tại các HTX là do lĩnh vực kinh tế hợp tác còn nhiều khó khăn, chế độ đãi ngộ thấp.

- Về vốn: Tổng vốn của các HTX là 1.100 tỉ đồng, tăng 773,981 tỉ đồng so với năm 2006. Trong đó: vốn cố định: 574.387,767 triệu đồng, vốn lưu động: 525.612,233 triệu đồng.

- Về cơ sở vật chất: hiện nay có 104 HTX có trụ sở hoạt động độc lập, ổn định (chiếm 34,5%). Số còn lại vẫn phải đi thuê nhà để làm trụ sở làm việc nên cũng gặp nhiều khó khăn, không chủ động trong việc đầu tư trang thiết bị phục vụ cho hoạt động của HTX.

- Xã viên và người lao động: Tổng số xã viên HTX là: 21.452 người. Số lao động trong các HTX là 10.447 lao động. Đã có 81 HTX tham gia BHXH cho 1.681 xã viên và người lao động, tăng 375 người so với năm 2006.

- Về thu nhập: Thu nhập bình quân của xã viên và người lao động HTX phi nông nghiệp đạt 1.500.000 đồng/người/tháng, tăng gấp 2 lần so với năm 2006. Thu nhập bình quân của cán bộ quản lý HTX nông nghiệp đạt 550.000 đồng/người/tháng (không tính thu nhập của các hộ xã viên).

- Thực hiện nghĩa vụ ngân sách: Năm 2010, các HTX nộp ngân sách tỉnh 30,846 tỷ đồng, tăng 24,4 tỉ đồng so với năm 2006. Đóng góp cho ngân sách còn thấp do các HTX nông nghiệp được miễn thuế.

- Hoạt động xã hội: 5 năm qua các HTX tham gia hoạt động xã hội và đóng góp vào các quỹ từ thiện 7.316 triệu đồng.

3. Hoạt động của các HTX trong từng lĩnh vực:

- HTX nông nghiệp: Hiện nay, nhiều HTX có quy mô lớn, sản xuất kinh doanh tổng hợp đa ngành nghề, địa bàn hoạt động rộng nên hiệu quả kinh tế cao hơn. Nhiều HTX dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp đã nâng cao chất lượng phục vụ, hạ giá thành. Những loại hình HTX này hiện nay phù hợp với nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa; giải quyết được nhiều việc làm cho người lao động ở nông thôn và thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương; góp phần xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của các thành viên và cộng đồng dân cư địa phương. Tuy vậy, vẫn còn một số HTX sau khi chuyển đổi còn lúng túng trong hoạt động sản xuất – kinh doanh hoặc tồn tại hình thức, hoạt động không hiệu quả.

- HTX Công nghiệp-TTCN: Đây là loại hình HTX phát triển mạnh có nhiều tiềm năng để khai thác và tận dụng thế mạnh sẵn có của địa phương để phát triển kinh tế và giải quyết việc làm cho một số lượng lớn người lao động ở thành thị và lao động dôi dư trong các cơ quan, xí nghiệp… Các HTX CN-TTCN có vốn đầu tư chiếm 94,45% tổng số vốn của các HTX trong tỉnh. Hàng năm các HTX hoạt động trong lĩnh vực này nộp ngân sách chiếm tỉ trọng trên 85% tổng nộp ngân sách của các HTX toàn tỉnh. Nhiều HTX hiện nay đã phát triển lớn mạnh trở thành những HTX mạnh trong toàn quốc.

- HTX dịch vụ điện: Thực hiện chủ trương của Nhà nước, bàn giao lưới điện cho ngành điện quản lý, đến hết năm 2010 đã có 118 HTX bàn giao lưới điện. Hiện nay toàn tỉnh còn 68 HTX trong lĩnh vực này, trong đó có 30 HTX thuộc dự án năng lượng nông thôn II (RE-II) và 5 HTX có đủ điều kiện tiếp tục kinh doanh điện, 33 HTX chuyển sang kinh doanh ngành khác. Còn các HTX khác sau bàn giao đã giải thể hoặc ngừng hoạt động do không có vốn để chuyển đổi ngành nghề kinh doanh.

- HTX vận tải: Trong số 13 HTX vận tải có 3 HTX áp dụng mô hình quản lý kinh doanh tập trung, số còn lại áp dụng mô hình dịch vụ hỗ trợ cho xã viên. Một số HTX vận tải đang gặp khó khăn vì nhiều phương tiện đã hết niên hạn sử dụng nhưng thiếu vốn để đầu tư phương tiện mới.

- HTX vệ sinh môi trường: Đây là loại hình HTX phù hợp và cấp thiết ở các thị trấn, thị tứ và cả các vùng nông thôn các huyện. Nhưng loại hình HTX này hiện nay chưa phát triển được nhiều. Trong khi nhu bảo vệ môi trường hiện nay đòi hỏi bức xúc trong đời sống xã hội, vì vậy đòi hỏi phải có sự hỗ trợ mạnh mẽ của Nhà nước về vốn đầu tư, trang thiết bị cũng như quỹ đất quy hoạch xây dựng bãi rác thải… tạo điều kiện cho các HTX này phát triển.

- HTX xây dựng: Một số HTX hoạt động có hiệu quả, nhưng có một số HTX gặp khó khăn do vốn ít, thiếu kinh nghiệm quản lý. Các HTX chưa kết hợp giữa xây lắp với sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng nên hiệu quả thấp. Hiện nay các HTX mới chỉ tham gia các dự án quy mô nhỏ và vừa, chủ yếu ở vùng nông thôn, chưa đủ sức cạnh tranh và thực hiện các dự án lớn.

- Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở: Có 02 quỹ tín dụng nhân dân cơ sở được thành lập theo mục tiêu đề án. Hai quỹ này đã hoạt động ổn định, có hiệu quả. Ngoài ra, còn có 02 HTX nông nghiệp hoạt động tín dụng nội bộ. Loại hình quỹ tín dụng nhân dân rất phù hợp với vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, góp phần phát triển kinh tế cho các hộ xã viên, giảm tình trạng cho vay nặng lãi.

- HTX hoạt động trong các lĩnh vực khác như: HTX chợ, HTX trường học, HTX HTX hoạt động trong lĩnh vực thương mại còn ít.

III. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT:

1. Mặt được:

- Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể các địa phương tập trung triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của tỉnh Thái Nguyên về phát triển kinh tế tập thể một cách sâu rộng tới cán bộ, đảng viên, nhân dân để mọi người nhận thức rõ về vai trò, vị trí của kinh tế hợp tác, HTX trong công cuộc đổi mới. Chính vì vậy nhận thức của cán bộ, đảng viên ở các cấp, các ngành, xã viên và người lao động đã có sự chuyển biến tích cực.

- Tổ chức và hoạt động sản xuất-kinh doanh của nhiều HTX đã đi vào ổn định. Các loại hình tổ hợp tác, HTX ngày càng phát triển, phong phú, đa dạng phù hợp với nhu cầu và trình độ ở các địa phương.

- Tính xã hội của HTX cao, đặc biệt là các HTX trong nông nghiệp. Nhiều khâu dịch vụ của HTX mang tính chất phục vụ, không vì mục tiêu lợi nhuận như các khâu tưới tiêu, giống cây trồng,… làm cho xã viên thấy được sự cần thiết gắn bó với HTX.

- Hoạt động của các tổ hợp tác, HTX đã góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế; giải quyết được nhiều lao động có việc làm ổn định với mức thu nhập khá. Phát triển nhiều ngành nghề mới và khai thác được tiềm năng, thế mạnh sẵn có ở các địa phương. Góp phần xóa đói giảm nghèo, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn địa phương.

2. Những hạn chế và nguyên nhân:

2.1. Tồn tại, hạn chế:

- Mặc dù đã có những chuyển biến tích cực, song nhìn chung, việc khắc phục những hạn chế yếu kém của kinh tế hợp tác, HTX vẫn còn chậm so với mục tiêu, yêu cầu đề ra. Tốc độ phát triển của khu vực kinh tế HT-HTX còn chậm so với các khu vực kinh tế khác.

- Năng lực nội tại của HTX còn yếu: Tài sản, vốn, quỹ của HTX ít, đặc biệt là HTX nông nghiệp quy mô nhỏ bé. Trình độ chuyên môn và năng lực cán bộ quản lý của các HTX còn thấp. Khả năng mở rộng quy mô, đa dạng hoá ngành nghề, tiếp cận với các chương trình, dự án cũng như các nguồn vốn tín dụng của các HTX còn hạn chế. Hoạt động của các HTX thiếu sự liên doanh, liên kết trong hệ thống với nhau cũng như với các thành phần kinh tế khác.

2.2. Nguyên nhân tồn tại:

- Sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng một số địa phương chưa sâu sát; vai trò quản lý nhà nước đối với kinh tế Hợp tác, HTX của chính quyền các cấp thể hiện chưa rõ; một số ban ngành chức năng liên quan chưa thường xuyên quan tâm đến HTX, thậm chí còn buông lỏng. Ngược lại, một số nơi chính quyền địa phương lại can thiệp quá sâu, làm giảm tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của HTX.

- Vẫn còn một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên từ cấp tỉnh đến cơ sở, xã viên và người lao động chưa nhận thức đúng và đầy đủ về quan điểm, về vị trí, vai trò, tính tất yếu khách quan của việc phát triển kinh tế tập thể.

- Năng lực, trình độ đội ngũ cán bộ quản lý còn yếu kém, chưa thực sự chủ động, sáng tạo trong hoạt động, tổ chức sản xuất kinh doanh của HTX; một số vẫn còn tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước.

- Một số chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triển kinh tế tập thể của Nhà nước ban hành chậm và thiếu đồng bộ nên khó thực hiện.

Phần II

MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2011-2015

I. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT:

- Đẩy mạnh việc củng cố và phát triển các loại hình kinh tế hợp tác, HTX. Từng bước khắc phục những yếu kém, hạn chế hiện nay của các HTX; nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ hợp tác, HTX trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc, giá trị HTX và các quy định của pháp luật.

- Tạo sự chuyển biến tích cực trong kinh tế tập thể, góp phần xoá đói giảm nghèo, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của các thành viên và cộng đồng dân cư góp phần xây dựng nông thôn mới.

II. CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU:

1. Trung bình mỗi năm thành lập mới từ 15-20 HTX và 30 Tổ hợp tác. Đến năm 2015 toàn tỉnh có 400 HTX và 430 tổ hợp tác hoạt động tốt.

2. Nâng tỷ lệ HTX khá giỏi đạt từ 35% trở lên; giảm tỉ lệ HTX yếu kém xuống dưới 20%.

3. Thu nhập bình quân của cán bộ quản lý HTX, xã viên và người lao động tăng từ 1,5-2 lần so với năm 2010.

4. Mỗi huyện, thành, thị xây dựng ít nhất 2 mô hình HTX điển hình toàn diện để nhân rộng ra địa bàn toàn tỉnh.

5. Mỗi xã xây dựng nông thôn mới có ít nhất 1 HTX hoạt động có hiệu quả.

6. Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng để 100% cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn nghiệp vụ HTX được đào tạo bổ sung kiến thức, nâng cao kỹ năng quản lý kinh tế HTX. Đồng thời nâng số cán bộ quản lý HTX còn trẻ đào tạo nâng cao trình độ đại học lên 5-7% và trình độ cao đẳng, trung cấp lên 30-35%.

III. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN:

Tiếp tục phát triển kinh tế tập thể với nhiều hình thức đa dạng mà nòng cốt là các HTX. Đổi mới các HTX theo hướng thực sự là các đơn vị kinh doanh, có chức năng kinh tế và xã hội. Có cơ chế, chính sách hỗ trợ hợp lý giúp các Tổ hợp tác, HTX đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; tiếp cận các nguồn vốn; mở rộng thị trường; ứng dụng công nghệ mới.

1. Về loại hình, quy mô tổ chức sản xuất:

a. Phát triển loại hình HTX trong nông thôn:

- Củng cố, phát triển các HTX nông nghiệp theo hướng đa ngành nghề và tổng hợp: vừa làm dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp, vừa chế biến, tiêu thụ sản phẩm, tổ chức tín dụng nội bộ, dịch vụ đời sống cho xã viên.

- Xây dựng và mở rộng mô hình HTX đầu tư khoa học kỹ thuật để thâm canh và phát triển chiều sâu như: HTX chăn nuôi gia súc gia cầm, HTX rau sạch, HTX chè, HTX nấm,...Củng cố, phát triển HTX thủy sản nhằm khai thác tiềm năng ao, hồ sẵn có ở các địa phương.

- Củng cố hoạt động của các HTX dịch vụ điện, phát triển xã viên, huy động thêm vốn để đầu tư nâng cấp lưới điện đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu của người tiêu dùng đồng thời mở rộng thêm ngành nghề, thu hút lao động và tăng thu nhập.

b. Phát triển loại hình HTX công nghiệp-TTCN:

- Tiếp tục củng cố các HTX hiện có để từng bước mở rộng quy mô và phạm vi hoạt động. Chú trọng phát triển các HTX công nghiệp-TTCN theo hướng vừa sản xuất tập trung vừa phân tán nhằm tận dụng nguồn nguyên liệu và lao động tại chỗ. Phát triển HTX gắn với các chương trình khuyến công, công nghiệp hoá-hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.

- Phát triển các HTX thủ công mỹ nghệ, HTX làng nghề, HTX mây tre đan theo phương thức kết hợp giữa công nghệ truyền thống và hiện đại. Hỗ trợ phát triển các HTX cơ khí, sửa chữa máy móc và công cụ sản xuất ở miền núi, vùng sâu, vùng xa và khu vực nông thôn.

c. Phát triển loại hình HTX vận tải:

Tiếp tục phát triển đa dạng các HTX vận tải đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân. Từng bước hình thành Liên hiệp HTX vận tải. Tạo điều kiện cho các HTX xây dựng bến bãi, cơ sở sửa chữa, cung cấp xăng dầu phục vụ xã viên và cộng đồng dân cư.

d. Phát triển loại hình HTX xây dựng:

Phát triển các HTX xây dựng bao gồm cả sản xuất vật liệu xây dựng, kinh doanh vật tư xây dựng, dịch vụ xây dựng, san lấp mặt bằng; trong đó chú trọng phát triển HTX có năng lực đảm nhận các công trình xây dựng quy mô vừa và nhỏ, tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn.

đ. Phát triển loại hình HTX vệ sinh môi trường:

Tập trung củng cố hoạt động của các HTX vệ sinh môi trường hiện có và thành lập mới các HTX kể cả các HTX môi trường ở trong nông thôn. Tạo điều kiện cho các HTX xây dựng hệ thống xử lý rác thải đảm bảo yêu cầu vệ sinh môi trường và tận dụng rác thải để sản xuất phân bón phục vụ nông nghiệp.

e. Phát triển loại hình Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở:

Củng cố hoạt động của Quỹ tín dụng theo hướng mở rộng địa bàn hoạt động gắn với việc phát triển thành viên. Tích cực khai thác các nguồn vốn để nâng cao năng lực tài chính của quỹ. Hướng dẫn phát triển thêm các quỹ tín dụng ở các địa phương có nhu cầu.

g. Phát triển các loại hình HTX khác:

Khuyến khích phát triển HTX dịch vụ ở những địa phương có tiềm năng du lịch; tuyên truyền, hướng dẫn thành lập mô hình HTX quản lý chợ, HTX dịch vụ hội nghị,... phục vụ nhu cầu ngày càng đa dạng của cộng đồng dân cư.

2. Về phát triển nguồn lực:

Đầu tư, hỗ trợ tăng cường năng lực về trình độ chuyên môn, trình độ quản lý cho đội ngũ cán bộ quản lý HTX, đồng thời nâng cao tay nghề cho xã viên và người lao động. Việc đào tạo, bồi dưỡng Chủ nhiệm, Ban quản trị và đội ngũ nhân viên nghiệp vụ phải được đổi mới theo nguyên tắc lấy mục tiêu hiệu quả kinh doanh của HTX làm tiêu chí hàng đầu.

3. Về phát triển khoa học-công nghệ:

HTX phải chú trọng đến hoạt động chuyển giao khoa học và công nghệ; từ đó có phương án ứng dụng, tiếp nhận chuyển giao khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất-kinh doanh, dịch vụ phù hợp với điều kiện của từng đơn vị.

4. Về thị trường tiêu thụ sản phẩm:

Tăng cường phát triển thị trường sản phẩm hàng hoá, đặc biệt chú ý thị trường nông thôn nhằm thực hiện tốt việc cung ứng đầu vào cho sản xuất, cung ứng hàng hoá phục vụ cho tiêu dùng đồng thời tiêu thụ các loại nông sản, thực phẩm sản xuất ra; tạo điều kiện cho sản xuất công nghiệp-TTCN và hoạt động dịch vụ của các HTX ngày càng phát triển.

5. Về hợp tác, liên kết trong sản xuất-kinh doanh:

Tạo điều kiện để các HTX thực hiện việc liên kết hợp tác giữa các HTX với nhau và với các thành phần kinh tế khác. Khuyến khích các HTX tham gia thành viên Liên minh HTX tỉnh để tạo ra sự gắn kết trong khu vực kinh tế hợp tác.

Tăng cường các mối quan hệ hợp tác quốc tế, tranh thủ sự đầu tư của các tổ chức phi chính phủ vào lĩnh vực kinh tế tập thể.

IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:

1. Tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp uỷ đảng, chỉ đạo của các cấp chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội đối với khu vực kinh tế tập thể:

- Các cấp uỷ Đảng tiếp tục quán triệt và tăng cường chỉ đạo thực hiện Nghị quyết 13 Hội nghị Trung ương 5 (khoá IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu quả của kinh tế tập thể và việc triển khai thi hành Luật HTX, Nghị quyết Đại hội lần thứ X, XI của Đảng. Có nghị quyết chuyên đề và chương trình hành động cụ thể về phát triển kinh tế tập thể ở địa phương trong giai đoạn 2011-2015.

- Hàng năm UBND các cấp, các ngành chủ động xây dựng kế hoạch, bố trí kinh phí và tổ chức triển khai thực hiện phát triển kinh tế hợp tác, HTX ở địa phương, ngành mình. Đồng thời kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể của cấp trên đối với cấp dưới, của ngành đối với địa phương. Sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm việc thực hiện để sửa đổi, bổ sung kịp thời những khiếm khuyết trong công tác chỉ đạo.

- Định kỳ hàng năm, lãnh đạo UBND tỉnh tổ chức gặp mặt Chủ nhiệm các HTX để nghe báo cáo tình hình phát triển kinh tế tập thể, giải quyết kịp thời khó khăn vướng mắc của các tổ hợp tác, HTX.

- UBND tỉnh ban hành quy chế phối hợp hoạt động trong lĩnh vực phát triển kinh tế hợp tác, HTX trong tỉnh.

- Làm tốt công tác động viên thi đua khen thưởng, kịp thời tôn vinh những cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong lĩnh vực phát triển kinh tế tập thể.

2. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền Luật HTX, vận động sâu rộng hơn nữa về phát triển kinh tế Hợp tác, HTX trong nhân dân:

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền Luật HTX, các chính sách phát triển kinh tế tập thể của Nhà nước, của tỉnh Thái Nguyên đến cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân thông qua các hình thức tuyên truyền như: giới thiệu nội dung Luật HTX trong chương trình giảng dạy của các cơ sở đào tạo; tổ chức toạ đàm, hội thảo chuyên đề; tổ chức các lớp tuyên truyền Luật HTX riêng hoặc lồng ghép với các chương trình khác; xây dựng chuyên mục về kinh tế tập thể để đưa tin trên đài phát thanh, truyền hình tỉnh và báo chí; in các tờ rơi và xuất bản các ấn phẩm về HTX,...

Trước mắt, công tác tuyên truyền thực hiện theo chế độ quy định tại Thông tư 97/2010/TT-BTC ngày 06/7/2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập. Khi chính sách thay đổi sẽ thực hiện theo quy định mới.

3. Về xây dựng mô hình HTX kiểu mới, điển hình tiên tiến nhân ra diện rộng:

Nhà nước hỗ trợ kinh phí, đầu tư để các huyện thành, thị xây dựng các mô hình hợp tác xã hoạt động có hiệu quả, HTX điển hình tiên tiến. Đặc biệt chú trọng các xã xây dựng mô hình nông thôn mới.

Bên cạnh đó thành lập thí điểm một số mô hình HTX mới như: HTX quản lý chợ, HTX dịch vụ hội nghị, du lịch,... và tăng cường hoạt động của các HTX chế biến nông- lâm sản nhằm tận dụng tối đa tiềm năng ở các địa phương.

4. Nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác phát triển kinh tế tập thể:

- Bổ sung biên chế và cơ sở vật chất để thành lập Trung tâm tư vấn hỗ trợ phát triển HTX thuộc Liên minh HTX tỉnh.

- Hàng năm, tỉnh hỗ trợ kinh phí cho Ban chỉ đạo tỉnh đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác hỗ trợ, phát triển và quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể thông qua việc tổ chức các lớp tập huấn gắn với tham quan học tập kinh nghiệm. Kinh phí này giao cho Thường trực Ban chỉ đạo đổi mới phát triển kinh tế hợp tác, HTX tỉnh tổ chức thực hiện.

5. Về liên doanh, liên kết, tăng cường đối ngoại và hợp tác quốc tế:

- Các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể và Liên minh HTX tỉnh Thái Nguyên là cầu nối giúp các HTX liên doanh, liên kết với nhau và với các thành phần kinh tế khác để phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ.

- Tiếp tục duy trì mối quan hệ với các tổ chức như: Liên đoàn HTX Đức (DGVR), tổ chức CARE của Thụy Điển và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế nhằm tranh thủ nguồn vốn, công nghệ, quản lý tiên tiến áp dụng vào sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm cho các HTX.

6. Về khoa học, công nghệ:

Các Trung tâm: khuyến công, khuyến nông và khoa học công nghệ của tỉnh ưu tiên tổ chức tập huấn cho xã viên, người lao động tiếp thu công nghệ mới và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng trong sản xuất kinh doanh.

7. Tăng cường kiểm tra hoạt động của các HTX:

Cấp uỷ, chính quyền các cấp tăng cường công tác kiểm tra các Tổ hợp tác, HTX nhằm giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc; đồng thời giúp các đơn vị nhận ra tồn tại, hạn chế để có biện pháp khắc phục.

8. Về cơ chế, chính sách:

8.1. Hỗ trợ thành lập HTX:

Các HTX thành lập mới hoặc chuyển đổi, ngoài việc được tư vấn, cung cấp thông tin, kiến thức về HTX, hướng dẫn xây dựng điều lệ, hoàn thiện các thủ tục thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định hiện hành của Nhà nước còn được hỗ trợ 4.000.000 đồng/HTX (bốn triệu đồng) từ nguồn ngân sách tỉnh (Mức hỗ trợ cho 1 HTX thành lập mới giai đoạn 2006-2010 là 2.000.000 đồng).

8.2. Bồi dưỡng, đào tạo cán bộ HTX:

- Bồi dưỡng ngắn hạn: Ngoài phần kinh phí hỗ trợ của Trung ương, hàng năm, tỉnh tiếp tục cân đối kinh phí hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cho 20% cán bộ 3 chức danh (gồm: thành viên Ban quản trị, Ban Kiểm soát, Chủ nhiệm, Kế toán HTX) và cán bộ nghiệp vụ HTX từ nguồn ngân sách địa phương. Trước mắt, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ HTX thực hiện theo chế độ quy định tại Thông tư 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ Tài chính. Khi chính sách thay đổi sẽ thực hiện theo quy định mới.

- Đào tạo dài hạn: Cán bộ, xã viên HTX có đủ điều kiện đi học các trường đại học, cao đẳng trung học chuyên nghiệp, dạy nghề (chính quy hoặc tại chức) có cam kết làm việc cho HTX ít nhất 5 năm sau khi tốt nghiệp, được ngân sách Nhà nước hỗ trợ 50% học phí theo quy định của trường (Chính sách này thực hiện theo Nghị định số 88/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ về một số chính sách khuyến khích phát triển HTX. Đề nghị tỉnh quy định cụ thể mức hỗ trợ cho xã viên, người lao động trong các HTX khi tham gia các lớp đào tạo).

8.3. Hỗ trợ cung cấp thông tin:

Hàng năm, tỉnh bố trí một khoản kinh phí từ ngân sách hỗ trợ Liên minh HTX tỉnh tổ chức mạng lưới thường xuyên cung cấp thông tin cần thiết cho các HTX trong tỉnh thông qua việc xuất bản “Bản tin kinh tế hợp tác” và phối hợp với Đài phát thanh, truyền hình tỉnh xây dựng, phát sóng các phóng sự chuyên đề về phát triển kinh tế tập thể.

8.4. Hỗ trợ hoạt động xúc tiến xuất khẩu hàng hóa:

Các HTX sản xuất hàng hoá xuất khẩu không thuộc đối tượng được hỗ trợ kinh phí từ chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia, nếu có dự án xúc tiến thương mại được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì được hỗ trợ 50% kinh phí cho các nội dung hoạt động sau: Thông tin thương mại, tuyên truyền xuất khẩu; tư vấn xuất khẩu; đào tạo nâng cao năng lực và kỹ năng kinh doanh xuất khẩu; tham gia hội chợ triển lãm và quảng bá thương hiệu sản phẩm.

8.5. Hỗ trợ tín dụng:

Các HTX, Tổ hợp tác và xã viên HTX là thành viên của Liên minh HTX tỉnh có dự án sản xuất-kinh doanh khả thi sẽ được vay vốn với lãi suất ưu đãi từ Quỹ hỗ trợ phát triển HTX của tỉnh. Trên cơ sở hoạt động cho vay hỗ trợ có hiệu quả của Quỹ, hàng năm tỉnh bổ sung từ ngân sách phù hợp cho Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã để tăng vốn, hỗ trợ tín dụng giúp các HTX phát triển.

8.6. Về chính sách đất đai đối với HTX:

- Cấp đất và xác nhận quyền sử dụng đất cho các HTX. Những HTX đang có nhu cầu sử dụng đất để xây dựng trụ sở, nhà kho, cơ sở sản xuất, cơ sở dịch vụ trực tiếp phục vụ sản xuất nông-lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản nhưng chưa được giao đất thì làm thủ tục xin giao đất. Cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định việc giao đất không thu tiền sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho HTX. Những địa phương không còn quỹ đất công ích, nếu HTX tự tìm được đất mà đất đó là đất nông-lâm nghiệp, phù hợp với quy hoạch thì được cấp có thẩm quyền xem xét chuyển mục đích sử dụng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải trả tiền chuyển mục đích sử dụng đất.

- Ngoài diện tích được sử dụng trên, HTX nông nghiệp có nhu cầu và căn cứ vào quỹ đất của địa phương có thể được giao thêm một phần diện tích đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất trả tiền hàng năm theo quy định của Luật đất đai và được hưởng chính sách ưu đãi về miễn giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định hiện hành.

- Đối với đất sản xuất của xã viên HTX nông nghiệp cần vận động thực hiện việc dồn điển đổi thửa. Khuyến khích và tạo điều kiện để người dân không có nhu cầu sử dụng chuyển nhượng đất cho người có nhu cầu. Hình thức chuyển nhượng này giúp cho việc dồn điền đổi thửa thuận lợi, tạo điều kiện thực hiện nhanh việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ sinh học vào sản xuất sản phẩm hàng hoá.

- Các HTX phi nông nghiệp chủ động tìm kiếm địa điểm để xây dựng trụ sở, cơ sở sản xuất - kinh doanh và lựa chọn hình thức giao đất hoặc thuê đất trả tiền hàng năm theo quy định của Luật đất đai. Khuyến khích và ưu tiên các HTX đầu tư cơ sở sản xuất kinh doanh vào các khu công nghiệp tập trung.

Chính sách đất đai thực hiện theo Nghị định số 88/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ về một số chính sách khuyến khích phát triển HTX.

9. Kinh phí thực hiện đề án:

Tổng kinh phí thực hiện đề án “Tiếp tục củng cố, phát triển kinh tế tập thể tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2015” là: 8.468,2 triệu đồng.

Trong đó: Ngân sách Trung ương: 5.098,2 triệu đồng (60%).

Ngân sách tỉnh: 3.370 triệu đồng (40%).

(Chi tiết có các Phụ biểu đính kèm)

V- TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện đề án: giao Liên minh Hợp tác xã tỉnh chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành đề xuất các thành viên tham gia Ban Chỉ đạo theo các tiêu chí phù hợp và trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.

2. Phân công các cấp, các ngành phối hợp thực hiện đề án:

2.1. Liên minh HTX tỉnh (Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo tỉnh):

- Phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan, hàng năm tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ chủ chốt các huyện, thành, thị, cán bộ sở, ban, ngành và Ban chỉ đạo đổi mới phát triển HTX các địa phương về những chủ trương, chính sách mới của Đảng, Nhà nước về kinh tế tập thể.

- Phối hợp với sở Nông nghiệp&PTNT, Sở kế hoạch Đầu tư lập kế hoạch đào tạo dài hạn, hàng năm của các HTX trong tỉnh. Phối hợp với Sở Tài chính hướng dẫn thực hiện việc hỗ trợ kinh phí hàng năm cho cán bộ HTX theo học tại các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp. Phối hợp với Sở Nội vụ xây dựng đề án thành lập Trung tâm hỗ trợ tư vấn phát triển HTX. Tổ chức các lớp bồi dưỡng ngắn hạn nâng cao nghiệp vụ quản lý kinh tế cho đội ngũ cán bộ quản lý HTX.

- Tổ chức mạng lưới cung cấp thông tin về chính sách, chế độ, giá cả, thị trường và các thông tin cần thiết khác cho các HTX thông qua việc xuất bản "Bản tin kinh tế hợp tác".

- Phối hợp với các cơ quan, các tổ chức đoàn thể và UBND các huyện, thành, thị tổ chức tuyên truyền Luật HTX và các chính sách phát triển kinh tế tập thể đến cán bộ, đảng viên và mọi tầng lớp nhân dân.

- Tham mưu cho UBND tỉnh, hàng năm tổ chức buổi gặp mặt giữa Lãnh đạo UBND tỉnh với đại diện các HTX.

- Là cơ quan thường trực, chủ trì và phối hợp triển khai thực hiện đề án; theo dõi, tổng hợp, định kỳ báo cáo UBND tỉnh việc thực hiện đề án này.

2.2. Sở kế hoạch Đầu tư:

Căn cứ kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2011-2015 của Chính phủ và đề án phát triển kinh tế tập thể giai đoạn 2011-2015 của tỉnh, tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế tập thể hàng năm, tổng hợp kết quả thực hiện báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Hướng dẫn, đôn đốc các ngành, các địa phương xây dựng và thực hiện kế hoạch; phối hợp với các sở, ngành liên quan, hàng năm bố trí kế hoạch kinh phí phù hợp từ nguồn ngân sách nhà nước để thực hiện.

2.3. Sở Tài chính: Cân đối, bố trí kinh phí cho các hoạt động theo kế hoạch. Phối hợp với Sở Kế hoạch Đầu tư, Sở Nông nghiệp&PTNT và Liên minh HTX tỉnh hướng dẫn các đơn vị lập dự toán ngân sách hàng năm báo cáo Bộ Tài chính.

2.4. Sở Nội vụ: Phối hợp với Liên minh HTX tỉnh nghiên cứu xây dựng mô hình trung tâm tư vấn, hỗ trợ phát triển HTX tỉnh Thái Nguyên nhằm phát triển HTX theo hướng đa ngành nghề, có hiệu quả, tăng thu nhập cho xã viên và người lao động, góp phần phát triển KT-XH của tỉnh.

2.5. Sở Công thương: Triển khai thực hiện chương trình khuyến công đến các HTX; tư vấn, hướng dẫn các HTX thực hiện các chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại; giới thiệu và quảng bá sản phẩm.

2.6. Sở Nông nghiệp&PTNT và Chi cục Phát triển nông thôn:

Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện công tác khuyến nông, khuyến ngư đối với các HTX nông nghiệp, các tổ hợp tác. Phối hợp với Liên minh HTX tỉnh trong việc tổ chức các khóa bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ HTX.

2.7. Đài phát thanh, truyền hình các cấp, báo địa phương:

Xây dựng chuyên mục về kinh tế tập thể, tăng thời lượng đưa tin, phát sóng và đổi mới phương thức nội dung tuyên truyền về kinh tế tập thể.

2.8. Sở Thông tin và truyền thông: Hướng dẫn về thủ tục thực hiện chính sách hỗ trợ công nghệ thông tin đối với các HTX.

2.9. Sở Khoa học và Công nghệ: Tư vấn, hướng dẫn các HTX thực hiện các chính sách hỗ trợ ứng dụng đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ; đăng ký chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu.

2.10. Cục thuế tỉnh: Hướng dẫn các thủ tục cụ thể để các HTX được hưởng chính sách ưu đãi thuế theo quy định của pháp luật.

2.11. Sở Tài nguyên và Môi trường:

Hướng dẫn các HTX về trình tự, thủ tục hồ sơ và thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các HTX khi có nhu cầu.

2.12. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Thái Nguyên:

Kiểm tra hoạt động của các Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở và các HTX có hoạt động tín dụng nội bộ đảm bảo đúng quy định hiện hành của Nhà nước; hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn đối với cán bộ, nhân viên Quỹ hỗ trợ phát triển HTX của tỉnh. Hướng dẫn, tạo điều kiện phát triển các Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở ở những địa phương có nhu cầu.

2.13. Sở Giao thông vận tải, Sở Xây dựng: Chủ động xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế tập thể 5 năm (2011-2015) của từng ngành.

2.14. Sở Ngoại vụ: Phối hợp với Liên minh HTX tỉnh xây dựng các dự án kêu gọi đầu tư từ các tổ chức phi Chính phủ để phát triển kinh tế tập thể.

2.15. Các Sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện thành, thị:

Phối hợp xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế tập thể giai đoạn 2011-2015 và kế hoạch từng năm gửi về Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và Thường trực Ban chỉ đạo tỉnh trước ngày 15/5 hàng năm để tổng hợp, đồng thời có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện kế hoạch đã đề ra. Tiến hành rà soát các HTX dịch vụ điện sau khi bàn giao lưới điện nông thôn, những HTX không chuyển đổi được ngành nghề thì thu hồi con dấu, giấy phép kinh doanh và hướng dẫn giải thể./.

 

BIỂU 01: TỔNG HỢP CÁC TỔ HỢP TÁC TOÀN TỈNH (TÍNH ĐẾN 31/12/2010)

ĐỊA BÀN

TỔNG SỐ

TỔ DV NÔNG NGHIỆP

TỔ KHÁC

TỔ CÓ CHỨNG THỰC CỦA UBND XÃ

SỐ LƯỢNG

TỶ LỆ %

Thành phố TN

0

0

0

0

0

Huyện Đồng Hỷ

9

0

9

1

11

Huyện Phổ Yên

0

0

0

0

0

Huyện Phú Bình

11

11

0

10

91

Thị xã Sông Công

28

28

0

28

100

Huyện Phú Lương

42

41

1

27

66

Huyện Đại Từ

5

0

5

5

100

Huyện Định Hoá

140

140

0

133

95

Huyện Võ Nhai

46

46

0

27

59

TỔNG CỘNG

281

264

17

221

79

 

BIỂU 02: PHÂN LOẠI HTX THEO NGÀNH NGHỀ HOẠT ĐỘNG

TT

LOẠI HÌNH HTX

Tổng số HTX đến 31/12/2010

I

HTX nông nghiệp

127

1

HTX thủy sản

01

2

HTX dâu tằm tơ

03

3

HTX thủy lợi và dịch vụ tổng hợp

96

4

HTX chăn nuôi và dịch vụ tổng hợp

09

5

HTX chè

12

6

HTX nấm

04

7

HTX trồng hoa và rau an toàn

02

II

HTX phi nông nghiệp

184

1

HTX xây dựng và khai thác vật liệu xây dựng

11

2

HTX vận tải

13

3

HTX dịch vụ điện

68

4

HTX dịch vụ thương mại

05

5

HTX dịch vụ môi trường

06

6

HTX công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

79

7

Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở

02

 

TỔNG CỘNG

311

 

BIỂU 03: TỔNG HỢP CÁC HTX THEO ĐỊA BÀN TOÀN TỈNH ĐẾN 31/12/2010

TT

ĐỊA BÀN

TỔNG HỢP

ĐANG HOẠT ĐỘNG

NGỪNG HOẠT ĐỘNG

TỔNG SỐ

HTX NÔNG NGHIỆP

HTX PHI NN

HTX NN

HTX PHI NN

HTX NN

HTX PHI NN

1

Thành phố Thái Nguyên

54

22

32

14

32

8

0

2

Huyện Đồng Hỷ

54

30

24

27

19

3

5

3

Huyện Phổ Yên

66

23

43

19

24

4

19

4

Huyện Phú Bình

23

14

9

9

9

5

0

5

Thị xã Sông Công

13

6

7

5

4

1

3

6

Huyện Phú Lương

30

11

19

5

13

6

6

7

Huyện Đại Từ

28

7

21

4

21

3

0

8

Huyện Định Hoá

14

8

6

3

6

5

0

9

Huyện Võ Nhai

29

6

23

3

20

3

3

 

TỔNG CỘNG

311

127

184

89

148

38

36

 

BIỂU 04: SỐ LƯỢNG VÀ TRÌNH ĐỘ CÁN BỘ QUẢN LÝ HTX

 Đơn vị tính: người

TT

ĐƠN VỊ

CÁN BỘ QUẢN LÝ

TRÌNH ĐỘ

TỔNG SỐ

BAN QUẢN TRỊ

KIỂM SOÁT

KẾ TOÁN

VĂN HOÁ

CHUYÊN MÔN

CẤP I

CẤP II

CẤP III

CHƯA QUA ĐÀO TẠO

SƠ CẤP

T.CẤP; C.ĐẲNG

ĐH

 

A

1=2+3+4

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

1

Thành phố

249

144

52

53

0

152

84

132

0

96

21

2

Đồng Hỷ

256

153

52

51

0

168

79

212

0

39

5

3

Phổ Yên

291

179

69

43

0

217

67

253

0

34

4

4

Phú Bình

109

62

29

18

0

45

64

79

0

24

6

5

Sông Công

64

35

16

13

0

28

34

52

0

8

4

6

Phú Lương

139

90

32

17

0

43

93

88

0

41

10

7

Đại Từ

117

66

25

26

0

77

34

75

0

37

5

8

Định Hoá

68

40

16

12

0

28

40

59

0

9

0

9

Võ Nhai

139

84

31

24

0

110

25

111

0

24

2

 

Toàn tỉnh

1.432

853

322

257

0

868

564

1.063

0

312

57

 

Tỷ lệ

 

59,56%

22,48%

17,98%

 

60,61%

39,39%

74,23%

0

21,78%

3,98%

 

BIỂU 05: TÌNH HÌNH VỐN QUỸ CỦA CÁC HTX ĐẾN 31/12/2010

TT

ĐỊA BÀN

TỔNG HỢP VỐN CỦA CÁC HTX

HTX PHI NÔNG NGHIỆP

HTX DV NÔNG NGHIỆP

TỔNG SỐ

VỐN CỐ ĐỊNH

VỐN LƯU ĐỘNG

TỔNG SỐ

VỐN CỐ ĐỊNH

VỐN LƯU ĐỘNG

TỔNG SỐ

VỐN CỐ ĐỊNH

VỐN LƯU ĐỘNG

A

B

1=2+3

2=5+8

3=6+9

4

5

6

7

8

9

1

Thành phố TN

313.561.606

170.892.450

142.669.156

303.173.801

166.334.453

136.839.258

10.387.805

4.557.907

5.829.898

5

Đồng Hỷ

36.384.389

19.411.568

16.972.821

30.981.201

15.486.880

15.494.321

5.403.188

3.924.688

1.478.500

2

Phổ Yên

78.102.766

17.532.569

60.570.197

74.333.850

15.679.500

58.654.350

3.768.916

1.853.069

1.915847

3

Phú Bình

28.138.335

12.659.935

15.478.400

22.637.935

8.829.935

13.808.000

5.500.400

2.830.000

2.670.400

4

Sông Công

581.438.493

307.767.029

273.671.464

576.567.493

305.096.029

271.471.464

4.871.000

2.671.000

2.200.000

7

Phú Lương

18.872.456

13.555.674

5.316.782

15.128.772

12.856.674

3.732.098

3.743.684

699.000

1.584.684

6

Đại Từ

12.140.635

8.003.622

4.137.013

5.752.500

4.460.000

1.292.500

6.388.135

3.543.622

2.844.513

8

Định Hoá

14.472.320

13.440.920

1.031.400

13.563.320

12.531.920

585.400

909.000

463.000

446.000

9

Võ Nhai

16.889.000

11.124.000

5.765.000

16.429.000

10.869.000

5.410.000

360.000

255.000

105.000

 

TỔNG CỘNG

1.100.000.000

574.387.767

525.612.233

1.058.567.872

552.144.391

506.423.481

41.432.128

22.243.376

19.278.752

 

BIỂU 06: LAO ĐỘNG VÀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÁC HTX TOÀN TỈNH ĐẾN 31/12/2010

TT

TIÊU CHÍ

ĐƠN VỊ TÍNH

TỔNG CỘNG

HTX PHI NÔNG NGHIỆP

HTX DV NÔNG NGHIỆP

GHI CHÚ

A

B

C

1=2+3

2

3

4

1

Tổng vốn

1000 đ

1.100.000.000

1.058.567.872

41.432.128

 

2

Doanh thu

1000 đ

1.900.012.480

1.676.412.993

223.599.487

 

3

Nộp ngân sách

1000 đ

30.846.000

29.194.723

1.651.277

 

4

Lợi nhuận

1000 đ

14.430.346

12.899.281

1.531.065

 

5

Xã viên

Người

21.452

4.449

17.003

 

6

Người lao động

Người

10.447

4.385

6.062

 

 

Trong đó: xã viên là người lao động

Người

5.089

2.648

2.441

 

 

BIỂU 07: KẾ HOẠCH TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN LUẬT HTX

1. Tập huấn tại các xã: Đối tượng là cán bộ chủ chốt các ban ngành, đoàn thể xã, cán bộ chủ chốt các thôn, bản và sáng lập viên các HTX. Số lượng 100 người/lớp. Chi phí 1 lớp 15.800.000 đồng.

Đơn vị tính: 1.000 đồng

TT

NĂM

SỐ LỚP

CHI PHÍ 1 LỚP

THÀNH TIỀN

GHI CHÚ

1

2011

40

15.800

632.000

 

2

2012

40

15.800

632.000

 

3

2013

40

15.800

632.000

 

4

2014

40

15.800

632.000

 

5

2015

40

15.800

632.000

 

Cộng 5 năm

 

 

3.160.000

 

2. Tập huấn tại các huyện: đối tượng là cán bộ chủ chốt huyện, các ban ngành và cán bộ chủ chốt các xã. Số lượng 100 người/lớp, trong đó có 60 người không hưởng lương từ ngân sách Nhà nước. Chi phí cho 1 lớp 14.800.000 đồng.

Đơn vị tính: 1.000 đồng

TT

NĂM

SỐ LỚP TẬP HUẤN

CHI PHÍ CHO 1 LỚP

THÀNH TIỀN

GHI CHÚ

1

2011

9

14.800

133.200

 

2

2012

9

14.800

133.200

 

3

2013

9

14.800

133.200

 

4

2014

9

14.800

133.200

 

5

2015

9

14.800

133.200

 

Cộng 5 năm

45

 

666.000

 

 

BIỂU 08: KẾ HOẠCH CHI PHÍ HỖ TRỢ THÀNH LẬP MỚI HTX

Đơn vị tính: 1.000 đồng

NĂM

SỐ HTX THÀNH LẬP MỚI

MỨC HỖ TRỢ/ 1 HTX

THÀNH TIỀN

GHI CHÚ

2011

20

4.000

80.000

 

2012

20

4.000

80.000

 

2013

20

4.000

80.000

 

2014

20

4.000

80.000

 

2015

20

4.000

80.000

 

Cộng

100

 

400.000

 

Khoản hỗ trợ này chi phí tại tỉnh, giao cho Liên minh HTX tỉnh triển khai thực hiện.

 

BIỂU 09: KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ HTX GIAI ĐOẠN 2011-2015

Thời gian bồi dưỡng: tối đa 10 ngày.

Mức chi phí các năm như sau:

TT

NĂM

SỐ HTX

TỔNG SỐ CÁN BỘ

KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO
(20% SỐ CÁN BỘ)

CHI PHÍ (1000đồng)

THÀNH TIỀN (1000đồng)

3 chức danh

Cán bộ nghiệp vụ

3 chức danh

Cán bộ nghiệp vụ

3 chức danh

Cán bộ nghiệp vụ

1

2011

320

960

640

190

130

2.000/ng

500/ng

445.000

2

2012

340

1.020

680

200

140

2.000

500

470.000

3

2013

360

1.080

720

210

140

2.000

500

490.000

4

2014

380

1.140

760

220

150

2.000

500

515.000

5

2015

400

1.200

800

240

160

2.000

500

560.000

Tổng 5 năm

 

 

 

 

 

 

 

2.480.000

 

Biểu 10: KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO DÀI HẠN CÁN BỘ HTX

Dự kiến mỗi năm toàn tỉnh có từ 15-20 cán bộ HTX đi đào tạo nâng cao kiến thức quản lý tại các trường chuyên nghiệp. Học phí bình quân 4 triệu/năm (được hỗ trợ 50%). Dự tính chi phí hỗ trợ như sau:

Đơn vị tính: 1.000 đồng

NĂM

Số học viên đi học

Mức học phí hỗ trợ (50% năm)

Tiền hỗ trợ

Ghi chú

2011

20

2.000

40.000

 

2012

20

2.000

40.000

 

2013

20

2.000

40.000

 

2014

20

2.000

40.000

 

2015

20

2.000

40.000

 

CỘNG 5 NĂM

100

 

200.000

 

 

Biểu 11a: KẾ HOẠCH XUẤT BẢN BẢN TIN VÀ CHI PHÍ 5 NĂM ( 2011-2015)

Kế hoạch phát hành: Mỗi HTX 1 bản; Ban chỉ đạo các huyện, thành, thị mỗi đơn vị 2 bản; Lãnh đạo các Sở Ban ngành 1 bản; thành viên Ban chỉ đạo phát triển HTX tỉnh 1 bản; các ban, đơn vị thuộc Liên minh HTX Việt Nam 5 bản, các đối tác của Liên minh HTX tỉnh 50 bản.

Kế hoạch và chi phí như sau:

Đơn vị tính: 1.000 đồng

NĂM

SỐ LƯỢNG BẢN 1 THÁNG

GIÁ THÀNH
(ĐỒNG /BẢN)

THÀNH TIỀN
(1THÁNG)

THÀNH TIỀN
(1 NĂM)

1

2

3

4 = 2x3

5 = 4x12 tháng

2011

350

33,6

11.760

141.120

2012

400

33,6

13.440

161.280

2013

450

33,6

15.120

181.440

2014

500

33,6

16.800

201.600

2015

550

33,6

18.480

221.760

Cộng 5 năm

2.250

 

 

907.200

 

Biểu 11b: KẾ HOẠCH XÂY DỰNG PHÓNG SỰ TUYÊN TRUYỀN VÀ DỰ TOÁN CHI PHÍ 5 NĂM (2011-2015)

Đơn vị tính: 1.000 đồng

NĂM

SỐ LƯỢNG BÀI/NĂM

GIÁ THÀNH

THÀNH TIỀN (1 NĂM)

GHI CHÚ

2011

4

10.000

40.000

 

2012

4

10.000

40.000

 

2013

4

10.000

40.000

 

2014

4

10.000

40.000

 

2015

4

10.000

40.000

 

Cộng 5 năm

20

 

200.000

 

Khoản hỗ trợ này chi phí tại tỉnh, giao cho Liên minh HTX tỉnh triển khai thực hiện.

 

Biểu 12: KẾ HOẠCH HỖ TRỢ HTX XÚC TIẾN XUẤT KHẨU HÀNG HÓA

Hàng năm sẽ dành một khoản kinh phí hỗ trợ các HTX sản xuất hàng hoá xuất khẩu không thuộc đối tượng được hỗ trợ từ chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia mà có dự án xúc tiến thương mại được duyệt thì được hỗ trợ 50% kinh phí theo quy định của chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia cho các nội dung:

- Thông tin thương mại, tuyên truyền xuất khẩu; tư vấn xuất khẩu.

- Đào tạo nâng cao năng lực và kỹ năng kinh doanh xuất khẩu.

- Tham gia hội chợ triển lãm xuất khẩu.

- Quảng bá thương hiệu sản phẩm.

Dự kiến: mỗi năm có 5 HTX thuộc đối tượng trên

Mức hỗ trợ: Mỗi HTX bình quân 10 triệu/năm

Kế hoạch chi phí hỗ trợ như sau:

Đơn vị tính: 1.000 đồng

TT

ĐỐI TƯỢNG HỖ TRỢ

SỐ LƯỢNG HTX

MỨC HỖ TRỢ

THÀNH TIỀN

Ghi chú

1

HTX sản xuất hàng xuất khẩu

5

10.000

50.000

 

 

Cộng 5 năm

 

 

250.000

 

 

Biểu 13: CHI PHÍ HỖ TRỢ XÂY DỰNG HTX ĐIỂN HÌNH TIÊN TIẾN

Đơn vị tính: 1.000 đồng

TT

NĂM

SỐ HUYỆN

SỐ HTX

MỨC HỖ TRỢ/HTX

THÀNH TIỀN
(1.000 đồng)

1

2011

9

18

2.000

36.000

2

2012

9

18

2.000

36.000

3

2013

9

18

2.000

36.000

4

2014

9

18

2.000

36.000

5

2015

9

18

2.000

36.000

Cộng 5 năm

 

 

 

180.000

Khoản hỗ trợ này chi phí tại tỉnh, giao Liên minh HTX tỉnh chỉ đạo thực hiện.

 

Biểu 14: KẾ HOẠCH NÂNG CAO NĂNG LỰC CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LÀM CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ TẬP THỂ GIAI ĐOẠN 2011-2015

Đơn vị tính: 1.000 đồng

Năm

Số lượng cán bộ tham gia (người)

Trong đó

Mức hỗ trợ/người/năm

Thành tiền

Huyện, thành, thị

Các Sở, ban, ngành

2011

30

2

28

1.500

45.000

2012

30

2

28

1.500

45.000

2013

30

2

28

1.500

45.000

2014

30

2

28

1.500

45.000

2015

30

2

28

1.500

45.000

Cộng 5 năm

 

 

 

 

225.000

Khoản hỗ trợ này chi phí tại tỉnh, giao cho Liên minh HTX tỉnh chỉ đạo thực hiện.

 

Biểu 15: TỔNG HỢP CHI PHÍ CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG ĐỀ ÁN "TIẾP TỤC CỦNG CỐ, PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2011-2015".

Đơn vị tính: 1.000 đồng

TT

Số biểu

Nội dung hoạt động

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Cộng 5 năm

1

Biểu 07

Tuyên truyền luật HTX ở các xã, cụm xã

632.000

632.000

632.000

632.000

632.000

3.160.000

 

 

Tuyên truyền luật HTX ở các huyện

133.200

133.200

133.200

133.200

133.200

666.000

2

Biểu 08

Chi hỗ trợ thành lập mới HTX

80.000

80.000

80.000

80.000

80.000

400.000

3

Biểu 09

Chi hỗ trợ công tác bồi dưỡng cán bộ HTX

445.000

470.000

490.000

515.000

560.000

2.480.000

4

Biểu 10

Hỗ trợ học phí đào tạo dài hạn

40.000

40.000

40.000

40.000

40.000

200.000

5

Biểu 11

Chi phí xuất bản bản tin "Kinh tế hợp tác"

141.120

161.280

181.440

201.600

221.760

907.200

7

Biểu 12

Chi hỗ trợ HTX xúc tiến thương mại

50.000

50.000

50.000

50.000

50.000

250.000

8

Biểu 13

Chi hỗ trợ xây dựng HTX điểm

36.000

36.000

36.000

36.000

36.000

180.000

9

Biểu 14

Hỗ trợ nâng cao năng lực cho CB làm công tác QLNN về KTTT

45.000

45.000

45.000

45.000

45.000

225.000

 

 

Tổng cộng

1.602.320

1.647.480

1.687.640

1.732.800

1.797.960

8.468.200

 

 

Trong đó: Ngân sách TW

962.320

987.480

1.017.640

1.042.800

1.087.960

5.098.200

 

 

Ngân sách tỉnh

640.000

660.000

670.000

690.000

710.000

3.370.000