Quyết định 141/2004/QĐ-UB về việc thuỷ lợi phí, tiền nước trên địa bàn thành phố Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
Số hiệu: 141/2004/QĐ-UB Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội Người ký: Lê Quý Đôn
Ngày ban hành: 09/09/2004 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Nông nghiệp, nông thôn, Thuế, phí, lệ phí, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

UỶ BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 141/2004/QĐ-UB

Hà Nội, ngày 09 tháng 09 năm 2004

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ VIỆC THU THUỶ LỢI PHÍ, TIỀN NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

- Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND;
- Căn cứ Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thuỷ lợi;
- Căn cứ Nghị định số: 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thuỷ lợi;
- Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tại tờ trình số: 102/TTr-SNN-TL ngày 30/7/2004;

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bản Quy định về việc thu thuỷ lợi phí, tiền nước trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng HĐND và UBND Thành phố, Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành có liên quan; Chủ tịch UBND: quận, huyện, phường, xã, thị trấn; Thủ trưởng các tổ chức khai thác công trình thủy lợi; các tổ chức, cá nhân được hưởng lợi từ công trình thuỷ lợi chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Quý Đôn

 

QUY ĐỊNH

VỀ THU THUỶ LỢI PHÍ, TIỀN NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 141/2004/QĐ-UB ngày 09 tháng 09 năm 2004 của UBND Thành phố Hà Nội)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Văn bản này quy định về việc thu thuỷ lợi phí, tiền nước của các tổ chức, cá nhân được hưởng lợi từ công trình thuỷ lợi trên địa bàn Thành phố Hà Nội, theo quy định của Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi (CTTL).

Chương II

NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 2. Mức thu thuỷ lợi phí

1- Mức thu thuỷ lợi phí khi CTTL tưới tiêu để trồng lúa, trồng rau, hoa chuyên canh

a- Trường hợp được tưới, tiêu chủ động

Đơn vị: 1.000 đồng/ ha

TT

Quận, huyện

Vụ Xuân

Vụ Mùa

Bằng động lực

Bằng trọng lực

Bằng trọng lực kết hợp động lực

Bằng động lực

Bằng trọng lực

Bằng trọng lực kết hợp động lực

1

Huyện Đông Anh

560

500

530

450

40

420

2

Huyện Gia Lâm, Quận Long Biên

58

520

550

470

420

450

3

Huyện Sóc Sơn:

- Vùng đồng bằng

- Vùng trung du

 

500

440

 

450

410

 

480

425

 

450

390

 

400

360

 

420

375

4

Huyện Thanh trì;

Quận Hoàng Mai

560

500

530

470

420

450

5

Huyện Từ Liêm

Quận Tây Hồ

Quận Cầu Giấy

560

500

530

470

420

450

b- Trường hợp được tưới tiêu chủ động một phần thu bằng 60% mức quy định ở mục a ở trên.

c- Trường hợp CTTL chỉ tạo nguồn nước để tưới:

- Tạo nguồn bằng động lực thu bằng 50% mức quy định ở mục a ở trên.

- Tạo nguồn bằng trọng lực thu bằng 30% mức quy định ở mục a ở trên.

2- Mức thu thuỷ lợi phí khi CTTL tưới tiêu để trồng rau, hoa không chuyên canh, gieo mạ, trồng màu, cây công nghiệp ngắn ngày bằng 40% mức thu cùng thời vụ quy định ở khoản 1 Điều này.

3- Mức thu thuỷ lợi phí khi CTTL tưới tiêu để trồng cây vụ Đông bằng 40% mức thu thủy lợi phí vụ Xuân quy định ở khoản 1 Điều này.

Điều 3. Mức thu tiền nước đối với việc sử dụng nước từ CTTL vào các mục đích khác:

TT

Mục đích sử dụng

Đơn vị

Thu theo các biện pháp công trình

Động lực

Hồ đập, kênh cống

1

Sản xuất công nghiệp, tiểu công nghiệp, dịch vụ

Đồng/ m3

800

400

2

Sản xuất nước sạch phục vụ sinh hoạt, chăn nuôi

Đồng/ m3

550

350

3

Trồng cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả, cây dược liệu

Đồng/ m3

450

350

4

Được cấp nước để nuôi trồng thuỷ sản

Đồng/ m3

350

250

5

- Nuôi trồng thuỷ sản tại công trình thuỷ lợi

- Nuôi cá bè

Đồng/ m2 mặt nước

% giá trị sản lượng

450

8%

6

Sử dụng công trình thuỷ lợi để kinh doanh du lịch, nghỉ mát, an dưỡng, giải trí (kể cả kinh doanh sân gôn, Casino, nhà hàng)

% tổng giá trị doanh thu

10%

Trường hợp tính tiền nước theo mét khối, lượng nước sử dụng được xác định tại vị trí nhận của nước tổ chức, cá nhân sử dụng nước.

Điều 4. Mức thu thuỷ lợi phí, tiền nước đối với diện tích đất được CTTL phục vụ tiêu nước mưa:

1- Đối với diện tích đất nông nghiệp

Đơn vị: 1.000 đồng/ha/vụ mùa

TT

Quận, Huyện

Tiêu bằng động lực

Tiêu bằng trọng lực

Tiêu bằng trọng lực kết hợp với động lực

1

Huyện Đông Anh

135

120

128

2

Huyện Gia Lâm, Quận Long Biên

140

127

134

3

Huyện Sóc Sơn

- Vùng đồng bằng

- Vùng trung du

 

108

100

 

97

90

 

102

96

4

Huyện Thanh Trì, Quận Hoàng Mai

140

127

134

5

Huyện Từ Liêm, Quận Tây Hồ, Quận Cầu Giấy

140

127

134

2- Đối với diện tích đất phi nông nghiệp

Đơn vị: 1.000 đồng/ha/năm

Tiêu bằng động lực

Tiêu bằng trọng lực

Tiêu bằng trọng lực kết hợp động lực

450

400

420

Điều 5. Thanh toán thuỷ lợi phí, tiền nước:

1- Tổ chức khai thác công trình (CTTL) thuỷ lợi và các tổ chức, cá nhân được hưởng lợi từ CTTL phải ký kết hợp đồng tưới tiêu, sử dụng nước theo vụ đối với sản xuất nông nghiệp có thời vụ; theo năm đối với việc sử dụng nước vào mục đích khác. Thời gian ký kết hợp đồng trong tháng đầu của vụ; của năm.

2- Thời gian thanh toán thuỷ lợi phí, tiền nước:

a- Sản xuất nông nghiệp có thời vụ: Sau khi ký kết hợp đồng, thanh toán 40% giá trị hợp đồng; kết thúc mỗi vụ tiến hành nghiệm thu, quyết toán và tiến hành thanh lý hợp đồng.

b- Nuôi trồng thuỷ sản thanh toán theo từng quý, vào thời điểm giữa quý.

c- Sử dụng nước vào diện tích khác thanh toán theo từng tháng, vào thời điểm cuối tháng.

d- Tiêu nước cho diện tích đất phi nông nghiệp thanh toán theo năm, vào thời điểm tháng đầu quý 3 hàng năm.

3- Các tổ chức, cá nhân được hưởng lợi từ công trình thuỷ lợi có trách nhiệm thanh toán thuỷ lợi phí tiền nước cho tổ chức KTCT thuỷ lợi theo quy định tại khoản 2 Điều này; nếu thanh toán chậm phải chịu lãi suất trả chậm theo lãi suất tiết kiệm không kỳ hạn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại thời điểm thanh toán.

4- Các tổ chức KTCT thuỷ lợi được trích không quá 5% (năm phần trăm) thuỷ lợi phí, tiền nước thu được để phục vụ cho công tác tổ chức thu; nguồn kinh phí này phải thể hiện trong kế hoạch tài chính năm, sử dụng thanh quyết toán đúng chế độ hiện hành.

Điều 6. Miễn, giảm thuỷ lợi phí

1- Mức độ miễn giảm:

Trong trường hợp xảy ra thiên tai như: úng, lụt, hạn hán, chuột, sâu bệnh gây mất mùa, thiệt hại về năng suất, sản lượng cây trồng thì thuỷ lợi phí được miễn giảm như sau:

a- Thiệt hại từ 25% đến dưới 30% sản lượng thì được giảm 50% thuỷ lợi phí;

b- Thiệt hại từ 30% đến dưới 50% sản lượng thì được giảm 70% thuỷ lợi phí

c- Thiệt hại từ 50% sản lượng trở lên thì miễn thu thủy lợi phí

2- Trình tự, thủ tục miễn giảm thuỷ lợi phí:

a- Khi thiên tai xảy ra, căn cứ vào yêu cầu của các tổ chức, cá nhân được hưởng lợi từ công trình thuỷ lợi và đề nghị của các tổ chức KTCT thuỷ lợi, UBND quận, huyện chỉ đạo các cơ quan chuyên môn của quận, huyện, UBND xã, phường cùng đại diện các tổ chức KTCT thuỷ lợi, đại diện tổ chức cá nhân hưởng lợi từ CTTL kiểm tra thực tế, xác định diện tích, đánh giá, lập biên bản về mức độ thiệt hại; quyết định miễn, giảm thuỷ lợi phí cho tổ chức, cá nhân được hưởng lợi từ CTTL do quận, huyện, xã, phường, thị trấn tổ chức quản lý; báo cáo để UBND Thành phố quyết định miễn, giảm thuỷ lợi phí cho tổ chức, cá nhân được hưởng lợi từ CTTL do Thành phố quản lý.

b- Liên ngành: Sở Nông nghiệp & PTNN, Sở Tài chính, Cục Thống kê xem xét đề nghị của UBND các quận, huyện, kiểm tra, thẩm định, trình UBND Thành phố quyết định miễn, giảm thuỷ lợi phí và cấp phần thuỷ lợi phí bị thất thu cho các tổ chức KTCT thuỷ lợi do Thành phố quản lý.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 7. Trách nhiệm trong công tác thu thuỷ lợi phí, tiền nước.

1- Các tổ chức KTCT thuỷ lợi có trách nhiệm:

a- Căn cứ nhu cầu dùng nước trên địa bàn phục vụ, xây dựng kế hoạch thu thuỷ lợi phí, tiền nước của từng vụ, từng năm.

b- Tổ chức thu, quản lý, sử dụng thuỷ lợi phí, tiền nước theo đúng quy định hiện hành.

2- Sở Nông nghiệp & PTNN, Sở Tài chính xem xét, trình UBND Thành phố quyết định giao kế hoạch thu thuỷ lợi phí, tiền nước cho các tổ chức KTCT thuỷ lợi do Thành phố quản lý; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thu, chi thuỷ lợi phí, tiền nước theo hoặc được UBND Thành phố giao.

3- UBND quận, huyện quyết định giao kế hoạch thu thuỷ lợi phí, tiền nước cho các tổ chức KTCT thuộc quận, huyện, xã, phường, thị trấn; chỉ đạo việc hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thu, chi thuỷ lợi phí, tiền nước theo kế hoạch đã giao.

4- UBND các xã, phường, thị trấn có trách nhiệm phối hợp với các tổ chức KTCT thuỷ lợi, đôn đốc các tổ chức, cá nhân được hưởng lợi từ công trình thuỷ lợi thanh toán thuỷ lợi phí, tiền nước đầy đủ, đúng thời gian quy định.

Điều 8.

Quy định này được áp dụng từ vụ mùa năm 2004, các nội dung khác liên quan đến việc thu thuỷ lợi phí, tiền nước không nêu trong quy định này áp dụng và thực hiện theo Nghị định 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi.

Những quy định trước đây trái với quy định này đều bãi bỏ.

Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNN có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành quy định này; phối hợp với các sở, ngành liên quan giải quyết những vướng mắc trong quá trình thực hiện; tổng kết, kịp thời báo cáo UBND Thành phố xem xét, sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung những nội dung chưa phù hợp./.