Quyết định 1405/QĐ-UBND năm 2019 công bố thủ tục hành chính mới lĩnh vực Đấu thầu thuộc phạm vi quản lý của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Sóc Trăng
Số hiệu: 1405/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Sóc Trăng Người ký: Trần Văn Chuyện
Ngày ban hành: 21/05/2019 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Thương mại, đầu tư, chứng khoán, Xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SÓC TRĂNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1405/-UBND

Sóc Trăng, ngày 21 tháng 5 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH LĨNH VỰC ĐẤU THẦU THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH SÓC TRĂNG

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SÓC TRĂNG

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;

Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Quyết định số 244/QĐ-BKHĐT ngày 12/3/2019 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về công bố danh mục thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ trong lĩnh vực đấu thầu thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Sóc Trăng tại Tờ trình số 64/TTr-SKHĐT ngày 16/5/2019,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính mới ban hành lĩnh vực Đấu thầu thuộc phạm vi quản lý của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Sóc Trăng.

Trường hợp thủ tục hành chính nêu tại Quyết định này được cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ sau ngày Quyết định này có hiệu lực và các thủ tục hành chính mới được ban hành thì áp dụng đúng quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phải cập nhật đ công b.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Thông tin và Truyền thông, tỉnh Sóc Trăng và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Cục Kiểm soát thủ tục hành chính (VPCP);
- Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính;
- Trung tâm Phục vụ hành chính công;
- Lưu:
HC.

CHỦ TỊCH




Trần Văn Chuyện

 

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH SÓC TRĂNG

(Ban hành kèm theo Quyết định số 405/QĐ-UBND ngày 21 tháng 5 năm 2019 của Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng)

PHẦN I

DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐU TƯ TỈNH SÓC TRĂNG

S TT

Tên thủ tục hành chính

Số trang

LĨNH VỰC ĐẤU THẦU

Đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP)

1

Thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, quyết định chủ trương đầu tư dự án do nhà đầu tư đề xuất

3

2

Thẩm định, phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án do nhà đầu tư đề xuất

8

3

Thẩm định, phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh dự án do nhà đầu tư đề xuất

14

 

Tổng cộng: 03 TTHC

 

PHN II

NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA SỞ KHOẠCH VÀ ĐU TƯ TỈNH SÓC TRĂNG

LĨNH VỰC ĐẤU THẦU: ĐẦU TƯ THEO HÌNH THỨC ĐỐI TÁC CÔNG TƯ (PPP)

1. Thủ tục: Thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, quyết định chủ trương đầu tư dự án do nhà đầu tư đề xuất

a) Trình tự thực hiện

- Nhà đầu tư lập hồ sơ đề xuất dự án gửi UBND tỉnh (Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Sóc Trăng; địa chỉ số 19, đường Trần Hưng Đạo, Phường 3 thành phố Sóc Trăng);

- Sở Kế hoạch và Đầu tư được UBND tỉnh giao nhiệm vụ tổ chức thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi;

- UBND tỉnh quyết định chủ trương đầu tư dự án.

b) Cách thức thực hin

- Trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh; bng văn bản.

c) Thành phần hồ sơ

Hồ sơ đề xuất dự án do nhà đầu tư chuẩn bị gồm các thành phần hồ sơ tại mục (1); hồ sơ trình quyết định chủ trương đầu tư do tổ chức, đơn vị được giao thẩm định trình gồm các thành phần hồ sơ tại mục (2). Cụ thể:

(1) Hồ sơ đxuất dự án nhà đầu tư:

- Văn bản đề xuất thực hiện dự án, bao gồm cam kết chịu mọi chi phí, rủi ro nếu hồ sơ đề xuất dự án không được chấp thuận;

- Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi;

- Hồ sơ về tư cách pháp lý, năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư;

- Các tài liệu cần thiết khác để giải trình hồ sơ đề xuất dự án (nếu có).

(2) Quyết định chủ trương đầu tư:

- Tờ trình cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư;

- Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi;

- Báo cáo thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi;

- Báo cáo thẩm định về nguồn vốn và khả năng cân đối vốn theo pháp luật về đầu tư công đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công làm phần phần Nhà nước tham gia trong dự án PPP;

- Văn bản có ý kiến của cơ quan tài chính theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước đối với dự án sử dụng nguồn chi thường xuyên hoặc nguồn thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ công làm vốn thanh toán cho nhà đầu tư.

d) Thời hạn giải quyết

- Đối với dự án nhóm A: Tối đa 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;

- Đối với dự án nhóm B: Tối đa 30 ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

e) Cơ quan thực hiện

(1) Đơn vị thẩm định: Sở Kế hoạch và Đầu tư được y ban nhân dân tỉnh giao nhiệm vụ tổ chức thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi;

(2) Cơ quan quyết định chủ trương đầu tư:

- Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định chủ trương đầu tư các dự án sau đây:

+ Dự án nhóm A không thuộc trường hợp Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư của địa phương mình;

+ Dự án nhóm B sử dụng vốn đầu tư công;

+ Dự án nhóm B áp dụng loại hp đồng BT.

- y ban nhân dân tỉnh quyết định chủ trương đầu tư dự án không thuộc Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng nhân dân quyết định chủ trương đầu tư của địa phương mình.

g) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, Cá nhân.

h) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định chủ trương đầu tư.

i) Lệ phí (nếu có và văn bản quy định về phí, lệ phí): Không có.

k) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (đính kèm): Phụ lục II (Hướng dẫn thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án PPP) ban hành kèm theo Thông tư số 09/2018/TT-BKHĐT ngày 28/12/2018 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 63/2018/NĐ-CP ngày 04/5/2018 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư.

l) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục (nếu có):

- Dự án do nhà đầu tư đề xuất phải đáp ứng các điu kiện sau:

+ Phù hp với quy hoạch phát trin ngành, lĩnh vực; quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

+ Phù hp với lĩnh vực được khuyến khích đầu tư theo hình thức PPP;

+ Không trùng lặp với các dự án đã có quyết định chủ trương đu tư, quyết định đầu tư;

+ Có khả năng thu hồi vốn cho nhà đầu tư;

+ Phù hợp với khả năng cân đối phần Nhà nước tham gia trong dự án PPP;

+ Có báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

- Nhà đầu tư là doanh nghiệp nhà nước phải liên danh với doanh nghiệp khác để đề xuất dự án nhưng phải bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu.

m) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Đầu tư công;

- Nghị định số 63/2018/NĐ-CP ngày 04/5/2018 về đầu tư theo hình thức PPP;

- Thông tư số 09/2018/TT-BKHĐT ngày 28/12/2018 hướng dẫn thực hiện một sđiều của Nghị định số 63/2018/NĐ-CP ngày 04/5/2018 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư.

Mu: Phụ lục II

HƯỚNG DN THẨM ĐỊNH BÁO CÁO NGHIÊN CỨU TIỀN KHẢ THI DỰ ÁN PPP

Căn cứ tính chất, quy mô, lĩnh vực và nội dung của báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (BCNCTKT), báo cáo thẩm định BCNCTKT được thực hiện theo các nội dung hướng dẫn dưới đây. Đối với BCNCTKT do nhà đầu tư lập, cần xem xét các yếu tố mà nhà đầu tư thuyết minh. Đơn vị thẩm định cần đưa ra ý kiến nhận xét cụ thể đối với từng nội dung và đề xuất phương án giải quyết trong trường hp có nội dung chưa đồng thuận hoặc cần bổ sung, hoàn thiện với đơn vị chuẩn bị dự án hoặc nhà đầu tư đề xuất dự án.

A. KHÁI QUÁT V D ÁN

Trình bày thông tin khái quát về dự án, bao gồm: Tên dự án; tên cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết hợp đồng với nhà đu tư; tên đơn vị chun bị dự án hoặc nhà đầu tư đề xuất dự án; địa điểm, quy mô, công suất dự án, diện tích sử dụng đất; yêu cầu về kỹ thuật; tổng vốn đầu tư; phần Nhà nước tham gia trong dự án (nếu có); loại hợp đồng dự án; các chỉ tiêu chính trong phương án tài chính; thời gian hợp đồng dự án; ưu đãi và bảo đảm đầu tư; các nội dung liên quan khác.

B. TỔNG HỢP Ý KIẾN CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ CÓ LIÊN QUAN

Đơn vị thẩm đnh tổng hợp ý kiến của các cơ quan, đơn vị có liên quan đối với hồ sơ BCNCTKT của dự án.

C. TNG HỢP KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH

I. Kiểm tra sơ bộ hồ sơ

Đơn vị thẩm định đưa ra đánh giá về:

- Tính đầy đủ về thành phần, nội dung hồ sơ.

- Sự phù hp của căn cứ pháp lý được áp dụng để lập BCNCTKT.

- Sự tuân thủ quy định của pháp luật trong quá trình tổ chức lập BCNCTKT.

II. Thẩm định về nội dung của hồ sơ

I. Sự cần thiết đầu tư dự án

Đơn vị thẩm định xem xét sự phù hp của BCNCTKT đối với một số nội dung sau:

- Sự phù hợp của dự án đối với quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, vùng, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Tính cấp bách, cần thiết phải đầu tư dự án.

- Tác động của việc thực hiện dự án đi với cộng đng, dân cư trong phạm vi dự án.

- Sự phù hp của các mục tiêu tổng thể và mục tiêu cụ thể đối với hiện trạng của ngành, lĩnh vực hoặc địa phương, khả năng giải quyết các vấn đề mà cộng đồng dân cư yêu cầu.

- Lợi thế của việc đầu tư dự án theo hình thức PPP so với các phương thức đầu tư khác.

2. Tính khả thi của dự án

a) Tính khả thi vmặt kỹ thuật

- Quy mô, công suất: Xem xét tính hợp lý của các căn cứ lựa chọn quy mô, công suất; sự phù hợp của quy mô, công suất với khả năng cung ứng đầu vào và các yếu tố đầu ra của dự án; tính ổn định của dịch vụ mà dự án cung cấp.

- Phương án kỹ thuật, công nghệ: Xem xét sự phù hp của phương án kỹ thuật, công nghệ với quy mô, công suất của dự án, các tiêu chuẩn, định mức và yêu cầu kỹ thuật đầu vào; tính sẵn có và khả năng ứng dụng thực tiễn của công nghệ được lựa chọn; tính rõ ràng, đầy đủ của việc xác định các rủi ro kỹ thuật chính, tính hp lý của phương án giảm thiểu các rủi ro đó.

- Tính phù hợp của địa điểm sẽ triển khai thực hiện dự án căn cứ đặc điểm về điều kiện tự nhiên, hành chính, xã hội, kinh tế, kỹ thuật, kết cấu hạ tầng, kết quả khảo sát (nếu đã thực hiện).

- Phương án thiết kế sơ bộ: Tổng hợp ý kiến thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng theo pháp luật xây dựng đối với dự án có cấu phần xây dựng hoặc cơ quan chuyên môn theo quy định của pháp luật chuyên ngành đối với dự án không có cấu phần xây dựng.

- Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư: Đánh giá tính phù hp và khả thi theo quy định của pháp luật về đất đai.

b) Hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án

- Đóng góp của dự án cho các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội: Việc phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội nhằm so sánh lợi ích giữa phương án thực hiện đầu tư dự án với phương án giữ nguyên hiện trạng, không thực hiện đầu tư. Bên cạnh đó, trường hp lựa chọn giữa nhiều dự án, những dự án có hiệu quả kinh tế - xã hội cao hơn sẽ được ưu tiên lựa chọn trên cơ sở kết hợp khả năng cân đối nguồn lực đầu tư của Nhà nước. Do vậy, đơn vị thẩm định cần xem xét sự phù hợp và tính chính xác của các yếu tố chi phí, lợi ích về mặt kinh tế - xã hội, tỷ số lợi ích trên chi phí về kinh tế của dự án (BCR). Dự án được đánh giá là đạt hiệu quả kinh tế - xã hội khi BCR phải lớn hơn 1 (>1). Trường hợp BCNCTKT không xác định BCR, đơn vị thẩm định xem xét tính hợp lý của các nhóm yếu tố còn lại.

- Tác động của dự án đối với môi trường, xã hội, quốc phòng, an ninh (nếu có): Xem xét sự phù hợp của phần thuyết minh về tác động của dự án đối với các vấn đmôi trường, xã hội, quốc phòng, an ninh và các tác động khác.

c) Tính khả thi về mặt tài chính

- Trừ dự án BT, đơn vị thẩm định xem xét sự phù hợp và tính chính xác của các yếu tố tài chính đầu vào, các chỉ tiêu tài chính và sơ bộ phương án tài chính của dự án. Dự án đạt hiệu quả tài chính khi NPV dương (>0). Bên cạnh đó, đối với BCNCTKT bổ sung các chỉ tiêu khác để đánh giá tính khả thi của phương án tài chính theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, đơn vị thẩm định xem xét thêm các chỉ tiêu này để đánh giá tính khả thi của dự án.

- Đối với dự án có sử dụng phần Nhà nước tham gia trong dự án hoặc vốn thanh toán cho nhà đầu tư: Xem xét sự phù hợp của giá trị phần vốn, khả năng cân đi và b trí vn, phương thức, kế hoạch và tiến độ giải ngân cho nhà đu tư.

- Đối với dự án sử dụng giá trị tài sản công làm phần Nhà nước tham gia: Tổng hợp giá trị tài sản công được xác định trong quyết định sử dụng tài sản công đtham gia dự án PPP.

- Đối với dự án BT sử dụng quỹ đất, trụ sở làm việc, tài sản kết cấu h tng hoặc quyn kinh doanh, khai thác công trình, dịch vụ thanh toán cho nhà đầu tư: Dự án có tính khả thi về tài chính khi quỹ đất, trụ sở làm việc, tài sản kết cấu hạ tầng được xác định cụ thể, phù hợp với quy định của pháp luật và đảm bảo nguyên tắc thanh toán theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng tài sản công và pháp luật chuyên ngành.

- Sự phù hợp của các hình thức ưu đãi, bảo đảm đầu tư.

3. Sự phù hợp của loại hợp đồng dự án

Đơn vị thẩm định xem xét BCNCTKT theo một số nội dung sau:

- Sự phù hợp của loại hợp đồng dự án và thời gian hợp đồng.

- Tính hợp lý trong việc phân chia trách nhiệm của các bên trong quá trình trin khai dự án và các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro.

4. Sự phù hợp ca kế hoạch triển khai dự án, cơ chế giám sát và quản lý dự án

Đơn vị thẩm định cần xem xét và có ý kiến cụ thể về sự phù hợp của kế hoạch triển khai dự án, cơ chế giám sát và quản lý dự án được trình bày trong BCNCTKT.

D. NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ

I. Nhận xét

Trên cơ sở các phân tích nêu trên, đơn vị thẩm định tổng hợp nhận xét về BCNCTKT, đánh giá sự phù hợp của BCNCTKT với các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 20 Nghị định số 63/2018/NĐ-CP .

II. Kiến nghị

- Trường hợp BCNCTKT phù hợp với quy định của pháp luật và được đánh giá là khả thi để triển khai đầu tư theo hình thức PPP, đơn vị thẩm định kiến nghị cấp có thẩm quyền thực hiện trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đu tư và kiến nghị nội dung cần được nghiên cứu chi tiết tại báo cáo nghiên cứu khả thi. Trường hợp dự án có từ hai nhà đầu tư trở lên cùng nộp hồ sơ đề xuất dự án theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định số 63/2018/NĐ-CP và Điều 4 Thông tư này, đơn vị thẩm định kiến nghị hồ sơ đề xuất dự án được lựa chọn để cấp có thẩm quyền thực hiện trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư.

- Trường hợp không thống nhất với nội dung của BCNCTKT, đơn vị thẩm định báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo một trong hai phương án sau:

+ Phương án 1: Yêu cầu đơn vị chuẩn bị dự án, nhà đầu tư điều chỉnh BCNCTKT.

+ Phương án 2: Không xem xét việc tiếp tục nghiên cứu dự án.

- Trường hợp dự án do nhà đầu tư đề xuất phải thực hiện thi tuyển, tuyển chọn phương án kiến trúc theo quy định của pháp luật về xây dựng, đơn vị thẩm định kiến nghị cấp có thẩm quyền việc giao lập báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế và dự toán (đối với dự án áp dụng loại hợp đồng BT) theo một trong hai phương án sau:

+ Giao nhà đầu tư thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 28 và điểm b khoản 2 Điều 33 Nghị định số 63/2018/NĐ-CP .

+ Chỉ định tác giả của thiết kế kiến trúc công trình trúng tuyển thực hiện theo pháp luật về đấu thầu.

2. Thủ tục: Thẩm định, phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án do nhà đầu tư đề xuất

a) Trình tự thực hiện:

- Nhà đầu tư được giao lập Báo cáo nghiên cứu khả thi, gửi UBND cấp tỉnh (Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Sóc Trăng; địa chỉ s19, đường Trần Hưng Đạo, Phường 3 thành phố Sóc Trăng);

- Sở Kế hoạch và Đầu tư được UBND tỉnh giao nhiệm vụ tchức thm định Báo cáo nghiên cứu khả thi;

- UBND tỉnh phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi.

b) Cách thức thực hiện:

- Trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh; bng văn bản.

c) Thành phần hồ sơ:

Hồ sơ báo cáo nghiên cứu khả thi do nhà đầu tư chuẩn bị gồm các thành phần hồ sơ tại mục (1); hồ sơ trình phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi do tchức, đơn vị được giao thẩm định trình gồm các thành phần hồ sơ tại mục (2). Cụ thể:

(1) Hồ sơ nhà đầu tư gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền

+ Tờ trình phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi;

+ Báo cáo nghiên cứu khả thi;

(2) Hồ sơ trình phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi của cơ quan, tổ chức thẩm định gồm:

+ Tờ trình phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi;

+ Báo cáo nghiên cứu khả thi;

+ Báo cáo thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi;

+ Quyết định chủ trương đầu tư dự án (trừ dự án nhóm C); báo cáo thẩm định nguồn vn và khả năng cân đi vốn đi với dự án nhóm C sử dụng vn đu tư công;

+ Các tài liệu, văn bản pháp lý có liên quan.

d) Thi hạn giải quyết:

Thời hạn thm định báo cáo nghiên cứu khả thi gm:

- Đối với dự án quan trọng quốc gia: Không quá 90 ngày;

- Đối với dự án nhóm A: Không quá 40 ngày;

- Đối với dự án nhóm B, nhóm C: Không quá 30 ngày.

e) Cơ quan thực hiện:

Thẩm quyền phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi: Chủ tịch y ban nhân dân tỉnh phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án không thuộc trường hợp Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

g) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, Cá nhân.

h) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Báo nghiên cứu khả thi được phê duyệt.

i) Lệ phí (nếu có và văn bản quy định về phí, lệ phí): Không có.

k) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (đính kèm): Phụ lục IV (Hướng dẫn thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi dự án PPP) ban hành kèm theo Thông tư s 09/2018/TT-BKHDT ngày 28/12/2018 hướng dẫn thực hiện một số điu của Nghị định số 63/2018/NĐ-CP ngày 04/5/2018 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư.

l) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục (nếu có): Đối với dự án BT, quy hoạch xây dựng tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/500 (nếu có) của quỹ đất dự kiến thanh toán cho nhà đầu tư phải được lập và phê duyệt theo quy định của pháp luật trước khi báo cáo nghiên cứu khả thi được phê duyệt.

m) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Đầu tư công;

- Nghị định số 63/2018/NĐ-CP ngày 04/5/2018 về đầu tư theo hình thức PPP;

- Thông tư số 09/2018/TT-BKHĐT ngày 28/12/2018 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 63/2018/NĐ-CP ngày 04/5/2018 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư.

Mu: Phụ lục IV

HƯỚNG DẪN THM ĐỊNH BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI DỰ ÁN PPP

Căn cứ tính chất, quy mô, lĩnh vực và nội dung của báo cáo nghiên cứu khả thi (BCNCKT), báo cáo thẩm định BCNCKT được thực hiện theo các nội dung hướng dẫn dưới đây. Đối với BCNCKT do nhà đầu tư lập, cần xem xét các yếu tố khác mà nhà đầu tư thuyết minh. Đơn vị thẩm định cần đưa ra ý kiến nhận xét cụ thể đối với từng nội dung và đề xuất phương án giải quyết trường hợp có nội dung chưa đồng thuận hoặc cần bổ sung, hoàn thiện với đơn vị chuẩn bị dự án hoặc nhà đầu tư lp BCNCKT.

A. KHÁI QUÁT VDỰ ÁN

Trình bày thông tin khái quát về dự án, bao gồm: Tên dự án; tên cơ quan nhà nước có thm quyền; tên đơn vị chuẩn bị dự án hoặc nhà đầu tư được giao lập BCNCKT; địa điểm, quy mô, công suất dự án, diện tích sử dụng đất; yêu cầu về kỹ thuật; tổng vốn đầu tư; vốn đầu tư của Nhà nước tham gia trong dự án (nếu có); loại hợp đồng dự án; phương án tài chính; thời gian hợp đồng dự án; ưu đãi và bảo đảm đầu tư; các nội dung liên quan khác.

B. TNG HỢP Ý KIN CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ CÓ LIÊN QUAN

1. Tổng hợp ý kiến của các cơ quan, đơn vị có liên quan.

2. Tổng hợp ý kiến đánh giá tác động của dự án theo nội dung quy định tại Mục 1.6 Phần D Phụ lục III Thông tư này.

C. TNG HỢP KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH

I. Kiểm tra hồ sơ

Đơn vị thẩm định đưa ra đánh giá về:

- Tính đầy đủ về thành phần, nội dung hồ sơ.

- Sự phù hợp của căn cứ pháp lý được áp dụng để lập BCNCKT.

- Sự tuân thủ quy định của pháp luật trong quá trình tổ chức lập BCNCKT.

II. Thẩm định về nội dung của hồ sơ

1. Sự cần thiết đầu tư dự án

Đơn vị thẩm định xem xét sự phù hợp của BCNCKT đối với một số nội dung sau:

- Sự phù hợp của dự án đối với quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, vùng, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Tính cấp bách, cn thiết phải đầu tư dự án.

- Tác động của việc thực hiện dự án đối với cộng đồng, dân cư trong phạm vi dự án.

- Sự phù hợp của các mục tiêu tổng thể và mục tiêu cụ thể đối với hiện trạng của ngành, lĩnh vực hoặc địa phương, khả năng giải quyết các vấn đề mà cộng đồng dân cư yêu cầu.

- Lợi thế của việc đầu tư dự án theo hình thức PPP so với các phương thức đầu tư khác.

- Mức độ ảnh hưởng của các dự án có liên quan.

2. Tính khả thi của dự án

a) Thm định tính khả thi về mặt kỹ thuật

- Các yêu cầu về mặt kỹ thuật: Xem xét sự phù hợp của phương án kỹ thuật, công nghệ với quy mô, công suất của dự án, các tiêu chuẩn, định mức và yêu cầu kỹ thuật đầu vào; tính sẵn có và khả năng ứng dụng thực tiễn của công nghệ được lựa chọn; tính rõ ràng, đầy đủ của việc xác định các rủi ro kỹ thuật chính, tính hợp lý của phương án giảm thiểu các rủi ro đó; tính thực tiễn của các chỉ số đánh giá chất lượng thực hiện dự án về mặt kỹ thuật.

- Thiết kế cơ sở: Tổng hợp ý kiến thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng theo pháp luật xây dựng đối với dự án có cấu phần xây dựng hoặc cơ quan chuyên môn theo quy định của pháp luật chuyên ngành đi với dự án không có cấu phần xây dựng.

- Các yếu tố đầu vào cung ứng cho dự án: Xem xét sự phù hợp của khả năng cung ứng của các yếu tố đầu vào đối với quy mô, công suất của từng thời kỳ đảm bảo phù hợp với dự báo về tăng trưởng nhu cầu.

- Các yếu tố đầu ra của dự án: Xem xét sự phù hợp của các yếu t đu ra với quy mô, công suất, nhu cầu sử dụng công trình dự án, sản phm hoặc dịch vụ cung cấp; xem xét tính phù hợp của các chỉ số đánh giá chất lượng thực hiện dự án được trình bày trong BCNCKT.

b) Hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án

- Đóng góp của dự án cho các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội: Việc phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội nhằm so sánh lợi ích giữa phương án thực hiện đầu tư dự án với phương án giữ nguyên hiện trạng, không thực hiện đầu tư. Bên cạnh đó, trường hợp lựa chọn giữa nhiều dự án, những dự án có hiệu quả kinh tế - xã hội cao hơn sẽ được ưu tiên lựa chọn trên cơ sở kết hợp khả năng cân đối nguồn lực đầu tư của Nhà nước. Do vậy, đơn vị thẩm định cần xem xét sự phù hợp và tính chính xác của các nhóm yếu tố chi phí, lợi ích về mặt kinh tế - xã hội và các chỉ tiêu kinh tế (Giá trị hiện tại ròng kinh tế - ENPV; Tỷ số lợi ích trên chi phí về kinh tế - BCR; Tỷ suất nội hoàn kinh tế - EIRR). Dự án đạt hiệu quả kinh tế - xã hội khi các chỉ tiêu kinh tế nêu trên đáp ứng yêu cầu sau: ENPV phải dương (>0); BCR phải lớn hơn 1 (>1); EIRR phải lớn hơn tỷ suất chiết khấu xã hội (SDR).

- Tác động của dự án đối với môi trường: Hồ sơ đánh giá tác động môi trường của dự án phải được lập và phê duyệt phù hợp với quy định hiện hành của pháp luật về bảo vệ môi trường. Đơn vị thẩm định tổng hợp ý kiến thẩm định của cơ quan chuyên môn theo quy định của pháp luật về môi trường đối với hồ sơ nêu trên.

- Tác động của dự án đối với xã hội: Xem xét sự phù hợp của các tác động được thuyết minh trong BCNCKT đối với các nhóm đối tượng khác nhau trong xã hội, cộng đồng địa phương, những nhóm đối tượng thiệt thòi không có khả năng chi trả giá hoặc phí đối với sản phẩm, dịch vụ của dự án như phụ nữ, người nghèo, người tàn tật...

- Tác động của dự án đối với quốc phòng, an ninh (nếu có): Trường hợp dự án có liên quan đến các vấn đề quốc phòng, an ninh, xem xét sự phù hợp của các tác động và biện pháp giảm thiểu được trình bày trong BCNCKT.

c) Tính khả thi về mặt tài chính

- Trừ dự án áp dụng loại hợp đồng BT, đơn vị thẩm định xem xét sự phù hợp và tính chính xác của các yếu tố tài chính đầu vào, các chỉ tiêu tài chính (Giá trị hiện tại ròng tài chính - NPV; Tỷ suất nội hoàn tài chính - IRR) và phương án tài chính sơ bộ của dự án. Dự án đạt hiệu quả tài chính khi:

+ NPV phải dương (>0).

+ IRR lớn hơn giá trị (i) chi phí vốn bình quân gia quyền của dự án WACC và phù hợp với các giá trị: (ii) IRR của các dự án có tính chất tương tự, trong cùng lĩnh vực; (iii) IRR kỳ vọng tối thiểu của các nhà đầu tư tiềm năng đối với dự án.

+ Bên cạnh đó, đối với BCNCKT bổ sung các chỉ tiêu khác để đánh giá tính khả thi của phương án tài chính theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, đơn vị thẩm định xem xét thêm các chỉ tiêu này để đánh giá tính khả thi của dự án.

- Đối với dự án BT sử dụng quỹ đất, trụ sở làm việc, tài sản kết cấu hạ tầng hoặc quyền kinh doanh khai thác công trình, dịch vụ thanh toán cho nhà đầu tư, dự án có tính khả thi về tài chính khi quỹ đất, trụ sở làm việc, tài sản kết cấu hạ tầng hoặc quyền kinh doanh khai thác công trình, dịch vụ được xác đnh cụ thể, phù hợp với quy định của pháp luật và đảm bảo nguyên tắc thanh toán theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng tài sản công và pháp luật chuyên ngành.

- Trường hợp dự án có sử dụng phần Nhà nước tham gia trong dự án: Xem xét sự phù hợp của giá trị phần vốn, số vốn được bố trí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn đối với vốn đầu tư công; sự phù hợp của giá trị và mục đích sử dụng tài sản công được xác định trong quyết định sử dụng tài sản công để tham gia dự án PPP theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công hoặc vốn từ nguồn thu để lại từ hoạt động cung cấp dịch vụ công để thanh toán cho nhà đầu tư hoặc kế hoạch vốn, dự toán chi đối với vốn từ nguồn chi thường xuyên, phương thức, kế hoạch và tiến độ giải ngân cho nhà đầu tư.

- Đối với dự án nhóm C sử dụng vốn đầu tư công, việc thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn đối với phần vốn đầu tư công theo phân cấp quy định tại pháp luật về đầu tư công, làm cơ sở để phê duyệt BCNCKT;

- Sự phù hợp của các hình thức ưu đãi, bảo đảm đầu tư.

3. Sự phù hợp của loại hợp đồng dự án

Đơn vị thẩm định xem xét BCNCKT theo một số nội dung sau:

- Sự phù hợp của loại hợp đồng dự án và thi gian hợp đồng được lựa chọn.

- Tính hợp lý trong việc phân chia trách nhiệm của các bên trong quá trình triển khai dự án.

- Các rủi ro chính của dự án được xác định đầy đủ và phù hợp trong các kịch bản tài chính;

- Khả năng xảy ra các rủi ro và mức độ ảnh hưởng đối với dự án được xác định cụ thể và phù hợp;

- Các biện pháp giảm thiểu rủi ro được xác định phù hợp.

4. Sự phù hợp của kế hoạch triển khai dự án, cơ chế giám sát và quản lý dự án

Đơn vị thm định cần xem xét và có ý kiến cụ thể về sự phù hợp của kế hoạch triển khai dự án, cơ chế giám sát và quản lý dự án được trình bày trong BCNCKT.

D. NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ

I. Nhận xét

Trên cơ sở các phân tích nêu trên, đơn vị thẩm định tổng hợp nhận xét về BCNCKT.

II. Kiến nghị

- Trường hợp BCNCKT phù hợp với quy định của pháp luật và được đánh giá là khả thi để triển khai đầu tư theo hình thức PPP, đơn vị thẩm định kiến nghị cấp có thẩm quyền phê duyệt BCNCKT. Đối với dự án nhóm C có từ hai nhà đầu tư trở lên cùng nộp hồ sơ đề xuất dự án theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định số 63/2018/NĐ-CP và Điều 4 Thông tư này, đơn vị thẩm đnh kiến nghị hồ sơ đề xuất dự án được lựa chọn để cấp có thẩm quyền phê duyệt BCNCKT.

- Trường hợp không thống nhất với nội dung của BCNCKT, đơn vị thẩm định báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo một trong hai phương án sau:

+ Phương án 1: Yêu cầu đơn vị chuẩn bị dự án, nhà đầu tư điều chỉnh BCNCKT

+ Phương án 2: Không phê duyệt BCNCKT.

3. Thủ tục: Thẩm định, phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh dự án do nhà đầu tư đề xuất

a) Trình t thc hin

- Nhà đu tư được giao lập Báo cáo nghiên cứu khả thi điu chỉnh, gửi UBND cấp tỉnh (Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Sóc Trăng; địa chỉ số 19, đường Trần Hưng Đạo, Phường 3 thành phố Sóc Trăng);

- Sở Kế hoạch và Đầu tư được UBND tỉnh giao nhiệm vụ tổ chức thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh;

- UBND tỉnh phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh.

b) Cách thức thc hin:

- Trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh; bng văn bản.

c) Thành phần hồ sơ:

Hồ sơ báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh do nhà đầu tư chuẩn bị gồm các thành phần hồ sơ tại mục (1); hồ sơ trình phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh do tổ chức, đơn vị được giao thẩm định trình gồm các thành phần hồ sơ tại mục (2). Cụ thể:

(1) Hồ sơ nhà đầu tư gửi cơ quan nhà nước có thm quyền

+ Tờ trình phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh;

+ Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh;

(2) Hồ sơ trình phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh:

+ Tờ trình phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh;

+ Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh;

+ Báo cáo thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh;

+ Quyết định chủ trương đầu tư dự án (trừ dự án nhóm C); báo cáo thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn đối với dự án nhóm C sử dụng vốn đầu tư công;

+ Các tài liệu, văn bản pháp lý có liên quan.

d) Thi hạn giải quyết:

Thời hạn thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh gồm:

- Đối với dự án quan trọng quốc gia: Không quá 90 ngày;

- Đối với dự án nhóm A: Không quá 40 ngày;

- Đối với dự án nhóm B, nhóm C: Không quá 30 ngày.

e) Cơ quan thực hiện:

Thẩm quyền phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi: Chủ tịch y ban nhân dân tỉnh phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án không thuộc trường hợp Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

g) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, Cá nhân.

h) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Báo nghiên cứu khả thi điều chỉnh được phê duyệt.

i) Lệ phí (nếu có và văn bản quy định về phí, lệ phí): Không có

k) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (đính kèm): Phụ lục IV (Hướng dẫn thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi dự án PPP) ban hành kèm theo Thông tư số 09/2018/TT-BKHĐT ngày 28/12/2018 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 63/2018/NĐ-CP ngày 04/5/2018 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đi tác công tư.

Mu: Phụ lục IV

HƯỚNG DẪN THM ĐỊNH BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI DỰ ÁN PPP

Căn cứ tính chất, quy mô, lĩnh vực và nội dung của báo cáo nghiên cứu khả thi (BCNCKT), báo cáo thẩm định BCNCKT được thực hiện theo các nội dung hướng dẫn dưới đây. Đối với BCNCKT do nhà đầu tư lập, cần xem xét các yếu tố khác mà nhà đầu tư thuyết minh. Đơn vị thẩm định cn đưa ra ý kiến nhận xét cụ thể đối với từng nội dung và đề xuất phương án giải quyết trường hợp có nội dung chưa đồng thuận hoặc cần bổ sung, hoàn thiện với đơn vị chuẩn bị dự án hoặc nhà đầu tư lập BCNCKT.

A. KHÁI QUÁT VỀ DỰ ÁN

Trình bày thông tin khái quát về dự án, bao gồm: Tên dự án; tên cơ quan nhà nước có thẩm quyn; tên đơn vị chun bị dự án hoặc nhà đu tư được giao lập BCNCKT; địa điểm, quy mô, công suất dự án, diện tích sử dụng đt; yêu cu về kỹ thuật; tổng vốn đầu tư; vốn đầu tư của Nhà nước tham gia trong dự án (nếu có); loại hợp đồng dự án; phương án tài chính; thời gian hợp đng dự án; ưu đãi và bảo đảm đầu tư; các nội dung liên quan khác.

B. TNG HỢP Ý KIẾN CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ CÓ LIÊN QUAN

1. Tổng hợp ý kiến của các cơ quan, đơn vị có liên quan.

2. Tổng hợp ý kiến đánh giá tác động của dự án theo nội dung quy định tại Mục 1.6 Phần D Phụ lục III Thông tư này.

C. TỔNG HỢP KT QU THM ĐỊNH

I. Kiểm tra hồ sơ

Đơn vị thẩm định đưa ra đánh giá về:

- Tính đầy đủ về thành phần, nội dung hồ sơ.

- Sự phù hợp của căn cứ pháp lý được áp dụng để lập BCNCKT.

- Sự tuân thủ quy định của pháp luật trong quá trình tchức lập BCNCKT.

II. Thẩm định về nội dung của hồ sơ

1. Sự cần thiết đầu tư dự án

Đơn vị thẩm định xem xét sự phù hợp của BCNCKT đối với một số nội dung sau:

- Sự phù hợp của dự án đi với quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, vùng, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Tính cp bách, cần thiết phải đầu tư dự án.

- Tác động của việc thực hiện dự án đối với cộng đồng, dân cư trong phạm vi dự án.

- Sự phù hợp của các mục tiêu tổng thể và mục tiêu cụ thể đối với hiện trạng của ngành, lĩnh vực hoặc địa phương, khả năng giải quyết các vấn đề mà cộng đồng dân cư yêu cầu.

- Lợi thế của việc đầu tư dự án theo hình thức PPP so với các phương thức đầu tư khác.

- Mức độ ảnh hưởng của các dự án có liên quan.

2. Tính khả thi của dự án

a) Thẩm định tính khả thi về mặt kỹ thuật

- Các yêu cầu về mặt kỹ thuật: Xem xét sự phù hợp của phương án kỹ thuật, công nghệ với quy mô, công suất của dự án, các tiêu chuẩn, định mức và yêu cầu kỹ thuật đầu vào; tính sẵn có và khả năng ứng dụng thực tin của công nghệ được lựa chọn; tính rõ ràng, đầy đủ của việc xác định các rủi ro kỹ thuật chính, tính hợp lý của phương án giảm thiểu các rủi ro đó; tính thực tin của các chỉ số đánh giá chất lượng thực hiện dự án về mặt kỹ thuật.

- Thiết kế cơ sở: Tổng hợp ý kiến thẩm định của cơ quan chuyên môn vxây dựng theo pháp luật xây dựng đối với dự án có cấu phần xây dựng hoặc cơ quan chuyên môn theo quy định của pháp luật chuyên ngành đi với dự án không có cấu phần xây dựng.

- Các yếu tđầu vào cung ứng cho dự án: Xem xét sự phù hợp của khả năng cung ng của các yếu tố đầu vào đối với quy mô, công suất của từng thời kỳ đảm bảo phù hợp với dự báo vtăng trưởng nhu cu.

- Các yếu tố đầu ra của dự án: Xem xét sự phù hp của các yếu tố đầu ra vi quy mô, công suất, nhu cầu sử dụng công trình dự án, sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp; xem xét tính phù hợp của các chỉ số đánh giá chất lượng thực hiện dự án được trình bày trong BCNCKT.

b) Hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án

- Đóng góp của dự án cho các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội: Việc phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội nhằm so sánh lợi ích giữa phương án thực hiện đầu tư dự án vi phương án giữ nguyên hiện trạng, không thực hiện đu tư. Bên cạnh đó, trường hợp lựa chọn giữa nhiều dự án, những dự án có hiệu qukinh tế - xã hội cao hơn sẽ được ưu tiên lựa chọn trên cơ sở kết hợp khả năng cân đối nguồn lực đầu tư của Nhà nước. Do vậy, đơn vị thẩm định cần xem xét sư phù hợp và tính chính xác của các nhóm yếu tố chi phí, lợi ích về mặt kinh tế - xã hội và các chỉ tiêu kinh tế (Giá trị hiện tại ròng kinh tế - ENPV; Tỷ số lợi ích trên chi phí về kinh tế - BCR; Tỷ suất nội hoàn kinh tế - EIRR). Dự án đạt hiu quả kinh tế - xã hội khi các chỉ tiêu kinh tế nêu trên đáp ứng yêu cầu sau: ENPV phải dương (>0); BCR phải lớn hơn 1 (>1); EIRR phải lớn hơn tỷ suất chiết khấu xã hội (SDR).

- Tác động của dự án đi với môi trường: Hồ sơ đánh giá tác động môi trường của dự án phải được lập và phê duyệt phù hợp với quy định hiện hành của pháp luật về bảo vệ môi trường. Đơn vị thẩm định tổng hp ý kiến thẩm định của cơ quan chuyên môn theo quy định của pháp luật về môi trường đối với hồ sơ nêu trên.

- Tác động của dự án đối với xã hội: Xem xét sự phù hợp của các tác động được thuyết minh trong BCNCKT đối với các nhóm đối tượng khác nhau trong xã hội, cộng đồng địa phương, những nhóm đối tượng thiệt thòi không có khả năng chi trả giá hoặc phí đối với sản phẩm, dịch vụ của dự án như phụ nữ, người nghèo, người tàn tật...

- Tác động của dự án đối với quốc phòng, an ninh (nếu có): Trường hợp dự án có liên quan đến các vấn đề quốc phòng, an ninh, xem xét sự phù hợp của các tác động và biện pháp giảm thiểu được trình bày trong BCNCKT.

c) Tính khả thi về mặt tài chính

- Trừ dự án áp dụng loại hợp đồng BT, đơn vị thẩm định xem xét sự phù hợp và tính chính xác của các yếu tố tài chính đầu vào, các chỉ tiêu tài chính (Giá trị hiện tại ròng tài chính - NPV; Tỷ suất nội hoàn tài chính - IRR) và phương án tài chính sơ bộ của dự án. Dự án đạt hiệu quả tài chính khi:

+ NPV phải dương (>0).

+ IRR lớn hơn giá trị (i) chi phí vốn bình quân gia quyền của dự án WACC và phù hợp với các giá trị: (ii) IRR của các dự án có tính chất tương tự, trong cùng lĩnh vực; (iii) IRR kỳ vọng tối thiểu của các nhà đầu tư tiềm năng đối với dự án.

+ Bên cạnh đó, đối với BCNCKT bổ sung các chỉ tiêu khác để đánh giá tính khả thi của phương án tài chính theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, đơn vị thẩm định xem xét thêm các chỉ tiêu này để đánh giá tính khả thi của dự án.

- Đối với dự án BT sử dụng quỹ đất, trụ sở làm việc, tài sản kết cấu hạ tầng hoặc quyền kinh doanh khai thác công trình, dịch vụ thanh toán cho nhà đầu tư, dự án có tính khả thi về tài chính khi quỹ đất, trụ sở làm việc, tài sản kết cấu hạ tầng hoặc quyền kinh doanh khai thác công trình, dịch vụ được xác định cụ thể, phù hợp với quy định của pháp luật và đảm bảo nguyên tắc thanh toán theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng tài sản công và pháp luật chuyên ngành.

- Trường hợp dự án có sử dụng phần Nhà nước tham gia trong dự án: Xem xét sự phù hợp của giá trị phần vốn, số vốn được bố trí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn đối với vốn đầu tư công; sự phù hợp của giá trị và mục đích sử dụng tài sản công được xác định trong quyết định sử dụng tài sản công để tham gia dự án PPP theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công hoặc vốn từ nguồn thu để lại từ hoạt động cung cấp dịch vụ công để thanh toán cho nhà đầu tư hoặc kế hoạch vốn, dự toán chi đối với vốn từ nguồn chi thường xuyên, phương thức, kế hoạch và tiến độ giải ngân cho nhà đầu tư.

- Đối với dự án nhóm C sử dụng vốn đầu tư công, việc thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn đối với phần vốn đầu tư công theo phân cấp quy định tại pháp luật về đầu tư công, làm cơ sở để phê duyệt BCNCKT;

- Sự phù hợp của các hình thức ưu đãi, bảo đảm đầu tư.

3. Sự phù hợp của loại hợp đồng dự án

Đơn vị thẩm định xem xét BCNCKT theo một số nội dung sau:

- Sự phù hợp của loại hợp đồng dự án và thời gian hợp đồng được la chọn.

- Tính hợp lý trong việc phân chia trách nhiệm của các bên trong quá trình triển khai dự án.

- Các rủi ro chính của dự án được xác định đầy đủ và phù hợp trong các kịch bản tài chính;

- Khả năng xảy ra các rủi ro và mức độ ảnh hưởng đối với dự án được xác định cụ thể và phù hợp;

- Các biện pháp giảm thiểu rủi ro được xác định phù hợp.

4. Sự phù hợp cửa kế hoạch triển khai dự án, cơ chế giám sát và quản lý dự án

Đơn vị thẩm định cần xem xét và có ý kiến cụ thể về sự phù hợp của kế hoạch triển khai dự án, cơ chế giám sát và quản lý dự án được trình bày trong BCNCKT.

D. NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ

I. Nhn xét

Trên cơ sở các phân tích nêu trên, đơn vị thẩm định tổng hợp nhận xét về BCNCKT.

II. Kiến nghị

- Trường hợp BCNCKT phù hợp với quy định của pháp luật và được đánh giá là khả thi để triển khai đầu tư theo hình thức PPP, đơn vị thẩm định kiến nghị cấp có thẩm quyền phê duyệt BCNCKT. Đối với dự án nhóm C có từ hai nhà đầu tư trở lên cùng nộp hồ sơ đề xuất dự án theo quy định tại khoản 2 Điều, 24 Nghị định số 63/2018/NĐ-CP và Điều 4 Thông tư này, đơn vị thẩm định kiến nghị hồ sơ đề xuất dự án được lựa chọn để cấp có thẩm quyền phê duyệt BCNCKT.

- Trường hợp không thống nhất với nội dung của BCNCKT, đơn vị thẩm định báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo một trong hai phương án sau:

+ Phương án 1: Yêu cầu đơn vị chuẩn bị dự án, nhà đầu tư điều chỉnh BCNCKT.

+ Phương án 2: Không phê duyệt BCNCKT.