Quyết định 14/QĐ-UBND năm 2009 phê duyệt Đề án giao rừng, cho thuê rừng tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2009-2013
Số hiệu: 14/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Giang Người ký: Nguyễn Văn Linh
Ngày ban hành: 09/03/2009 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Nông nghiệp, nông thôn, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 14/QĐ-UBND

Bắc Giang, ngày 09 tháng 3 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN GIAO RỪNG, CHO THUÊ RỪNG TỈNH BẮC GIANG GIAI ĐOẠN 2009-2013

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Thông báo số 13/TB-UBND ngày 23/02/2009 của Chủ tịch UBND tỉnh về kết luận phiên họp UBND tỉnh tháng 2 năm 2009;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 17/TTr-SNN ngày 13/02/2009,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án giao rừng, cho thuê rừng tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2009-2013 với những nội dung chính sau:

I. Mục tiêu:

Nhằm bảo vệ và khai thác có hiệu quả tiềm năng kinh tế rừng của địa phương; tạo động lực khuyến khích nhân dân tích cực tham gia bảo vệ và phát triển rừng; đảm bảo cho thu nhập từ rừng trở thành nguồn thu đáng kể đối với các hộ nông dân miền núi; góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định chính trị - xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái. Phấn đấu hoàn thành cơ bản việc giao đất, giao rừng cho các chủ rừng thuộc mọi thành phần kinh tế để tổ chức quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên rừng, cụ thể:

1. Đến năm 2010: Hoàn thành cơ bản việc giao rừng, cho thuê rừng trên thực địa, gắn với giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp đối với gần 31.000 ha do UBND cấp xã hiện đang quản lý và rà soát thu hồi một phần đất rừng của các Công ty lâm nghiệp (khoảng 6.000 ha) để giao hoặc cho thuê đến các chủ rừng, trong đó:

1.1. Ưu tiên giao đất, giao rừng cho những hộ gia đình, cá nhân đang nhận khoán (trồng và bảo vệ rừng), các hộ gia đình nhân dân địa phương còn thiếu đất sản xuất, diện tích khoảng 30.000 ha.

1.2. Cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu thuê rừng, thuê đất để sản xuất kinh doanh lâm nghiệp (theo quy định tại Điều 25 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng) diện tích khoảng 7.000 ha.

1.3. Giao rừng có thu tiền sử dụng rừng, đối với toàn bộ diện tích rừng sản xuất là rừng tự nhiên và rừng trồng bằng vốn ngân sách cho các Công ty lâm nghiệp (sau rà soát) diện tích khoảng 5.000 ha.

2. Đến năm 2013: Hoàn thiện toàn bộ hồ sơ giao, cho thuê rừng và đất lâm nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý rừng toàn tỉnh, trong đó:

2.1. Tiếp tục hoàn thiện hồ sơ giao, cho thuê rừng và đất lâm nghiệp giai đoạn (2009 - 2010) đã giao trên thực địa, diện tích gần 37.000 ha.

2.2. Rà soát hoàn thiện hồ sơ giao rừng cho các hộ gia đình, cá nhân đã nhận rừng trước đây nhưng chưa hoàn thiện hồ sơ, diện tích 23.800 ha (gồm 22.770 ha rừng tự nhiên, 1.030 ha rừng trồng bằng vốn ngân sách).

2.3. Rà soát toàn bộ diện tích 32.565,7 ha rừng và đất lâm nghiệp cho 3 Ban quản lý rừng phòng hộ - đặc dụng đang quản lý; hoàn thiện hồ sơ giao rừng đối với diện tích 27.870 ha (gồm 15.325 ha rừng phòng hộ; 12.545 ha rừng đặc dụng).

2.4. Xây dựng và hoàn chỉnh cơ sở dữ liệu quản lý hồ sơ giao rừng, cho thuê rừng gắn với giao đất lâm nghiệp các cấp (tỉnh, huyện, xã).

II. Các giải pháp chủ yếu trong công tác giao rừng, cho thuê rừng gắn với giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp

1. Rà soát xác định hiện trạng và quy hoạch đất rừng để giao, cho thuê

1.1. Rà soát thu hồi 1 phần đất rừng của các Công ty lâm nghiệp:

1.2. Rà soát quy hoạch xác định các lâm phận rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất ổn định cả trên bản đồ và thực địa để quản lý trong quá trình giao và cho thuê theo quy chế quản lý rừng.

1.3. Rà soát xác định hiện trạng, diện tích rừng và đất lâm nghiệp chưa giao do UBND xã quản lý; diện tích đã giao khoán bảo vệ rừng đến lô trạng thái;

1.4. Rà soát xác định diện tích, loại rừng và chủ quản lý đã được nhà nước giao trước đây nhưng chưa hoàn thiện hồ sơ giao rừng.

1.5. Xây dựng kế hoạch giao, cho thuê, thu hồi rừng và đất lâm nghiệp.

2. Xác định hạn mức, đối tượng, điều kiện giao rừng và đất lâm nghiệp

2.1. Hạn mức giao rừng và đất lâm nghiệp

- Đối với hộ gia đình, cá nhân do UBND cấp huyện đề nghị UBND tỉnh phê duyệt trên cơ sở quỹ rừng của từng địa phương, nhưng không vượt quá hạn mức tối đa quy định tại Điều 22, Nghị định 23/2006/NĐ- CP về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (không quá 30 ha/hộ).

- Đối với các chủ rừng khác, trên cơ sở quỹ rừng và đất lâm nghiệp của từng địa phương, UBND các cấp căn cứ vào nhu cầu thực tế và năng lực của chủ rừng để quyết định hạn mức giao, cho thuê theo thẩm quyền.

2.2. Đối tượng rừng, đất để giao, cho thuê và hoàn thiện hồ sơ:

- Diện tích rừng và đất lâm nghiệp do UBND cấp xã đang quản lý.

- Diện tích rừng và đất lâm nghiệp do các Công ty lâm nghiệp rà soát bàn giao trả cho địa phương.

- Toàn bộ quỹ rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất là rừng tự nhiên, rừng trồng bằng vốn ngân sách do các tổ chức nhà nước quản lý, nhưng chưa hoàn thiện hồ sơ giao, cho thuê rừng.

- Diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng bằng vốn ngân sách nằm trên đất đã được cấp GCNQSD đất cho các hộ gia đình cá nhân, nhưng chưa hoàn thiện hồ sơ giao rừng, thì tiếp tục hoàn thiện hồ sơ giao rừng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đó.

2.3. Đối tượng được giao, cho thuê rừng và đất lâm nghiệp:

2.3.1. Đối tượng được giao rừng, đất lâm nghiệp không thu tiền hoặc có thu tiền sử dụng và đối tượng phải thuê thực hiện theo quy định tại Điều 24, 25 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng và các Điều 33, 34, 35 của Luật Đất đai.

2.3.2. Điều kiện giao rừng và đất lâm nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân không phải thu tiền sử dụng:

- Hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống trên địa bàn cấp xã nơi có rừng, trực tiếp tham gia sản xuất lâm nghiệp.

- Có khả năng quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; có nhu cầu và đơn xin nhận đất, nhận rừng được UBND cấp xã nơi có rừng xác nhận.

- Diện tích được giao phải nằm trong phương án giao rừng và đất lâm nghiệp của UBND cấp xã, được UBND cấp huyện phê duyệt.

2.3.3. Đối tượng và thứ tự ưu tiên trong giao đất, giao rừng:

- Hộ gia đình, cá nhân đang nhận khoán trồng và bảo vệ rừng hoặc đã gắn bó lâu đời với khu rừng cụ thể ở địa phương được cộng đồng dân cư công nhận.

- Hộ gia đình, cá nhân chưa được giao đất, giao rừng hoặc thiếu đất sản xuất lâm nghiệp.

- Cộng đồng dân cư thôn được giao những khu rừng thiêng, rừng bảo vệ nguồn nước, những khu rừng đã gắn bó lâu đời với cộng đồng.

- Các Ban quản lý rừng phòng hộ, rừng đặc dụng.

- Các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân khác.

2.3.4. Khu vực ưu tiên thực hiện giao, cho thuê rừng và đất lâm nghiệp:

- Huyện Sơn Động.

- Trên địa bàn xã có tỷ lệ hộ nghèo cao (trên 50%) của huyện Lục Ngạn.

- Các địa phương kinh tế lâm nghiệp đang phát triển mạnh.

3. Đào tạo và tuyên truyền về giao, cho thuê rừng và đất lâm nghiệp

3.1. Đào tạo, tập huấn, huấn luyện kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn cho các cơ quan, cán bộ quản lý, kỹ thuật để tổ chức thực hiện phương án giao rừng, cho thuê rừng, nhất là đối với cấp cơ sở.

3.2. Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cộng đồng về các chế độ chính sách của nhà nước về giao rừng, cho thuê rừng.

4. Tổ chức và quản lý quá trình giao, cho thuê rừng và đất lâm nghiệp

4.1. Xây dựng phương án giao rừng, cho thuê rừng

Trên cơ sở loại rừng và đối tượng được giao, thuê rừng đã được xác định, UBND các cấp chỉ đạo các ngành liên quan xây dựng phương án giao, cho thuê rừng và đất lâm nghiệp. Phương án phải được cụ thể hóa đến từng thôn, bản, có sự tham gia của người dân địa phương, chính quyền cơ sở và xây dựng lịch trình, tiến độ cụ thể, được công bố công khai để nhân dân biết.

4.2. Cấp GCNQSD đất lâm nghiệp và quyền sử dụng rừng

- Cấp GCNQSD đất phải tiến hành đồng thời với việc cấp GCNQSD rừng.

- Những nơi cấp GCNQSD đất chậm thì tiến hành cấp GCNQSD rừng trước; những nơi đã được cấp GCNQSD đất, nhưng chưa hoàn thiện hồ sơ giao rừng, thì tiếp tục hoàn thiện để cấp GCNQSD rừng.

4.3. Quản lý hồ sơ giao rừng, cho thuê rừng

Toàn bộ hồ sơ giao rừng, cho thuê rừng (gồm cả giao đất lâm nghiệp) phải được thiết lập, cập nhật vào cơ sở dữ liệu cấp tỉnh, huyện, xã. Hồ sơ gồm 3 bộ: chủ rừng giữ 01 bộ, cơ quan kiểm lâm cùng cấp 01 bộ và cấp chính quyền ra quyết định giao rừng, cho thuê rừng 01 bộ.

5. Giải pháp về khoa học công nghệ

Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giao, cho thuê rừng và đất đất lâm nghiệp, trang bị cơ sở vật chất - kỹ thuật đáp ứng yêu cầu công tác giao rừng, cho thuê rừng từ tỉnh đến cơ sở.

III. Kinh phí thực hiện

1. Nguồn kinh phí: Chủ yếu do ngân sách nhà nước cấp (gồm ngân sách trung ương, ngân sách địa phương) và đóng góp của các chủ rừng, cụ thể:

- Nguồn ngân sách trung ương: Hỗ trợ toàn bộ kinh phí giao rừng gắn với giao đất lâm nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn và hoàn thiện hồ sơ giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân đã được giao trước đây trên địa bàn huyện Sơn Động.

- Ngân sách địa phương:

+ Xây dựng đề án giao rừng, cho thuê rừng cấp tỉnh; hoạt động của Ban chỉ đạo và Tổ công tác thường trực các cấp; chuyển hệ quy chiếu bản đồ;...

+ Tuyên truyền, đào tạo, tập huấn; mua sắm trang bị cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giao, cho thuê rừng và đất lâm nghiệp;

+ Công tác giao mới rừng và đất lâm nghiệp đối với cộng đồng dân cư thôn; hoàn thiện hồ sơ giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân được giao trước đây;

+ Giao rừng cho 9 tổ chức nhà nước (3 Ban quản lý rừng và 6 Công ty lâm nghiệp) và hỗ trợ 50% đơn giá cho công tác giao mới rừng và đất lâm nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân;

+ Tổng hợp, xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý hồ sơ giao rừng, cho thuê rừng và đất lâm nghiệp toàn tỉnh.

- Nguồn đóng góp của các chủ rừng:

+ Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân (trừ huyện Sơn Động) đóng góp 50% đơn giá cho công tác giao mới rừng và đất lâm nghiệp.

+ Các chủ rừng khác được thuê đất rừng có trách nhiệm đóng góp 100% đơn giá cho công tác giao, cho thuê rừng và đất lâm nghiệp.

2. Khái toán vốn đầu tư cả giai đoạn 2009-2013

* Tổng dự toán kinh phí: 33.547,137 triệu đồng

Bằng chữ: (Ba mươi ba tỷ, năm trăm bốn mươi bảy triệu, một trăm ba mươi bảy ngàn đồng chẵn)

Trong đó:

- Kinh phí từ ngân sách trung ương: 11.869,182 triệu đồng

- Ngân sách địa phương: 12.684,263 triệu đồng

- Kinh phí chủ rừng đóng góp: 8.993,692 triệu đồng

- Phân kỳ đầu tư

TT

Năm

Tổng kinh phí
(triệu đồng)

Nguồn vốn đầu tư (triệu đồng)

Ngân sách trung ương

Ngân sách địa phương

Chủ rừng đóng góp

1

2009

5.414,867

944,786

2.189,186

2.280,895

2

2010

6.903,227

1.158,128

2.383,984

3.361,115

3

2011

7.036,564

1.176,994

2.507,888

3.351,682

4

2012

6.871,759

4.271,034

2.600,725

 

5

2013

7.320,720

4.318,240

3.002,480

 

IV. Kế hoạch thực hiện:

1. Giai đoạn 2009 - 2010: Tập trung giao xong trên thực địa toàn bộ diện tích rừng và đất lâm nghiệp do UBND cấp xã đang quản lý; thu hồi đất rừng sau rà soát của các Công ty lâm nghiệp; giao rừng có thu tiền sử dụng rừng cho các Công ty lâm nghiệp; cho thuê rừng gắn với thuê đất lâm nghiệp cho các tổ chức, cá nhân khác.

2. Giai đoạn 2011 - 2013: Tập trung hoàn thiện toàn bộ hồ sơ giao, cho thuê rừng và đất lâm nghiệp cho các chủ rừng cụ thể và xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý hồ sơ giao rừng, cho thuê rừng gắn với đất lâm nghiệp cấp tỉnh, huyện, xã.

(các nội dung chi tiết theo đề án được phê duyệt)

Điều 2. Tổ chức thực hiện đề án:

1. Cấp tỉnh:

- Thành lập Ban chỉ đạo giao rừng, cho thuê rừng và đất lâm nghiệp, do Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban, Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT làm Phó Ban thường trực; Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường làm Phó ban; Lãnh đạo các Sở Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Chi cục Kiểm lâm, Chi cục Lâm nghiệp và Chủ tịch UBND 4 huyện có nhiều rừng làm ủy viên. Văn phòng Ban chỉ đạo đặt tại Chi cục Kiểm lâm.

- Sở Nông nghiệp và PTNT là cơ quan chủ trì phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện công tác giao rừng, cho thuê rừng gắn với giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp trên phạm vi toàn tỉnh.

2. Cấp huyện:

- Thành lập Ban chỉ đạo giao rừng, cho thuê rừng và đất lâm nghiệp cấp huyện do Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng ban; các thành viên là Lãnh đạo Hạt Kiểm lâm, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Nông nghiệp, Mặt trận tổ quốc, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh huyện,...

- UBND cấp huyện có trách nhiệm:

+ Chỉ đạo việc lập Đề án giao rừng, cho thuê rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt, tổ chức thực hiện;

+ Chỉ đạo việc lập và phê duyệt phương án giao rừng, cho thuê rừng và đất lâm nghiệp cấp xã.

+ Chỉ đạo thực hiện việc giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng thống nhất, đồng bộ với việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp về bảo vệ và phát triển rừng.

3. Cấp xã:

- Thành lập Hội đồng giao rừng, cho thuê rừng và đất lâm nghiệp của xã do Chủ tịch UBND xã làm Chủ tịch Hội đồng và các thành viên là: Cán bộ lâm nghiệp, Kiểm lâm địa bàn, địa chính, đại diện của Mặt trận tổ quốc, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, đại diện bí thư chi bộ và trưởng các thôn, bản trong xã,...

- UBND cấp xã có trách nhiệm lập phương án giao rừng, cho thuê rừng và đất lâm nghiệp của địa phương thông qua Hội đồng nhân dân xã, trình UBND huyện phê duyệt và tổ chức thực hiện.

Điều 3. Thủ trưởng các cơ quan: Văn phòng UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện: Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế; Chi cục Kiểm lâm tỉnh và các cơ quan liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các PCT UBND tỉnh;
- Các đồng chí thành viên UBND tỉnh;
- Báo Bắc Giang, Đài PTTH tỉnh;
- KT, TH, TKCT, LĐVP;
- Trung tâm công báo;
- Lưu: VT, NN.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Linh

 

 





Hiện tại không có văn bản nào liên quan.