Quyết định 14/2003/QĐ-UB Quy định tạm thời về thủ tục lập hồ sơ, xét duyệt đưa người bán dâm vào cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính do Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành
Số hiệu: | 14/2003/QĐ-UB | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thành phố Hà Nội | Người ký: | Nguyễn Quốc Triệu |
Ngày ban hành: | 17/01/2003 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Trật tự an toàn xã hội, Chính sách xã hội, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 14/2003/QĐ-UB |
Hà Nội, ngày 17 tháng 01 năm 2003 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND;
Căn cứ Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính đã được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 02/7/2002;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở lao động Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 1032/TTr-LĐTBXH ngày 16/12/2002 về việc "Ban hành Qui định tạm thời về thủ tục lập hồ sơ, xét duyệt đưa người bán dâm vào Cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính".
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1 : Ban hành kèm theo quyết định này "Qui định tạm thời về thủ tục lập hồ sơ, xét duyệt đưa người bán dâm vào Cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính" gồm 5 chương, 17 điều.
Điều 2 : Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3 : Chánh Văn phòng HĐND và UBND Thành phố, Giám đốc Công an Thành phố, Giám đốc các Sở : Lao động Thương binh và Xã hội, Tư pháp, Y tế, Tài chính Vật giá, Thủ trưởng các sở, ban, ngành có liên quan, Chủ tịch UBND quận, huyện, Giám đốc các Cơ sở chữa bệnh và các cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM/ ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI |
VỀ THỦ TỤC LẬP HỒ SƠ, XÉT DUYỆT ĐƯA NGUỜI BÁN DÂM VÀO CƠ SỞ CHỮA BỆNH THEO PHÁP LỆNH XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH NĂM 2002
(Ban hành kèm theo Quyết định số 14/2003/QĐ-UB ngày 17/01/2003 của Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội).
Điều 1 : Đưa vào Cơ sở chữa bệnh (Trung tâm Giáo dục Lao động Xã hội số II thuộc Sở LĐTB&XH Hà Nội) là biện pháp xử lý hành chính do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận, huyện (Sau đây gọi chung là cấp huyện) quyết định đối với người có hành vi bán dâm để giáo dục, lao động, học văn hóa, học nghề và chữa bệnh dưới sự quản lý của Cơ sở chữa bệnh.
Cơ sở chữa bệnh phải thực hiện các biện pháp phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh truyền nhiễm khác.
Cơ sở chữa bệnh phải bố trí khu vực dành riêng cho người dưới 18 tuổi.
Điều 2 : Đối tượng áp dụng đưa vào Cơ sở chữa bệnh là người bán dâm từ đủ 16 tuổi đến 55 tuổi, gồm :
1. Người bán dâm có tính chất thường xuyên (là người thực hiện hành vi bán dâm nhiều lần đã bị phát hiện, xử lý ít nhất 2 lần trong thời gian 12 tháng) đã bị Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn (Sau đây gọi chung là cấp xã) ra quyết định áp dụng biện pháp giáo dục theo Nghị định 19/CP ngày 6/4/1996 của Chính phủ về biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn nhưng vẫn tái phạm.
2. Người bán dâm có tính chất thường xuyên, không có nơi chư trú nhất định, (là người ngoại tỉnh hoạt động bán dâm tại Hà Nội).
3. Không đưa vào Cơ sở chữa bệnh người bán dâm dưới 16 tuổi hoặc trên 55 tuổi. Người bán dâm trên 55 tuổi ở khoản 1 và 2 điều 2 đưa vào Trung tâm Bảo trợ Xã hội IV của ngành Lao động Thương binh Xã hội Hà Nội quản lý.
Điều 3 : Thời hạn áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh
1. Đưa vào Cơ sở chữa bệnh thời hạn 6 tháng đối với người bán dâm đã được giáo dục theo Nghị định 19/CP ngày 06/4/1996 của Chính phủ nhưng vẫn tái phạm, hoặc đã mắc bệnh lậu.
2. Đưa vào Cơ sở chữa bệnh thời hạn 9 tháng đối với người bán dâm đã bị đưa vào Cơ sở chữa bệnh lần thứ nhất vẫn tái phạm hoặc có bệnh giang mai.
3. Đưa vào Cơ sở chữa bệnh thời hạn 12 tháng đối với người bán dâm đã bị đưa vào Cơ sở chữa bệnh nhưng tái phạm lần thứ hai.
4. Đưa vào Cơ sở chữa bệnh thời hạn 18 tháng đối với người bán dâm nhiễm HIV hoặc đã bị đưa vào Cơ sở chữa bệnh nhưng tái phạm lần thứ ba.
5. Đưa vào Cơ sở chữa bệnh thời hạn 24 tháng đối với người bán dâm nghiện ma tuý.
Thời hạn chấp hành Quyết định đưa vào Cơ sở chữa bệnh được tính từ ngày người phải chấp hành Quyết định được đưa vào Cơ sở chữa bệnh.
Điều 4 : Hội đồng tư vấn về việc đưa vào Cơ sở chữa bệnh do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập gồm Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Cán bộ Tư pháp, Trưởng Công an và Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ cấp huyện. Trong trường hợp đối tượng đề nghị đưa vào Cơ sở chữa bệnh là người chưa thành niên thì Hội đồng Tư vấn phải có sự tham gia của Chủ nhiệm Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em cấp huyện, Trưởng phòng Lao động Thương binh và Xã hội là Thường trực Hội đồng tư vấn.
Hội đồng tư vấn làm việc theo chế độ tập thể, kết luận theo đa số. Các ý kiến khác nhau phải được ghi vào biên bản cuộc họp kèm theo báo cáo trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
Điều 5 : Việc lập hồ sơ và quyết định đưa người bán dâm vào Cơ sở chữa bệnh phải đảm bảo đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền qui định tại điều 93, 94, 95, 96, 97 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
THỦ TỤC LẬP HỒ SƠ ĐƯA NGƯỜI BÁN DÂM VÀO CƠ SỞ CHỮA BỆNH
2. Hồ sơ đưa vào Cơ sở chữa bệnh đối với người bán dâm có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội gồm :
- Sơ yếu lý lịch :
Do cảnh sát khu vực nơi người vi phạm có hộ khẩu thường trú lập, có xác nhận của Trưởng Công an cấp xã và dán ảnh mầu 4 x 6, đóng dấu giáp lai vào ảnh và các trang trong sơ yếu lý lịch.
- Bệnh án (nếu có)
- Các biên bản về các lần vi phạm bị xử lý, tài liệu về các biện pháp giáo dục đã áp dụng tại cấp xã và các tài liệu vi phạm khác.
- Nhận xét của cơ quan Công an, ý kiến của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức xã hội cấp xã có liên quan.
- Bản tóm tắt hành vi vi phạm.
Đối với người có hộ khẩu tại Hà Nội, đăng ký tạm trú dài hạn ở nơi khác cũng thuộc Hà Nội và đang sống ở nơi đăng ký tạm trú (KT2), có hành vi vi phạm thì cơ quan bắt giữ lập biên bản vi phạm gửi cơ quan công an nơi người đó đang sinh sống lập hồ sơ, đề nghị đưa vào Cơ sở chữa bệnh (nếu có đủ điều kiện như qui định tại khoản 1 điều 2 Qui định này).
Trưởng trại Lộc Hà lập hồ sơ và làm văn bản đề nghị đưa người bán dâm vào Cơ sở chữa bệnh.
2. Hồ sơ đưa vào cơ sở chữa bệnh đối với người bán dâm không có nơi cư trú nhất định (người ngoại tỉnh hoạt động bán dâm tại Hà Nội) gồm :
- Biên bản về hành vi bán dâm do cơ quan Công an phát hiện đối tượng có hành vi vi phạm lập.
- Quyết định tạm giữ hành chính.
- Biên bản bàn giao đối tượng của cơ quan bắt giữ chuyển trại Lộc Hà.
- Sơ yếu lý lịch do Công an trại Lộc Hà lập, có phiếu xác minh nhân thân của người bán dâm, có dán ảnh, đóng dấu giáp lai.
- Văn bản đề nghị đưa người bán dâm vào Cơ sở chữa bệnh (của trại Lộc Hà).
- Các tài liệu khác (nếu có).
- Bản tóm tắt hành vi vi phạm.
Đối với người bán dâm trên 55 tuổi không có nơi cư trú nhất định (người ngoại tỉnh) thì trại Lộc Hà lập hồ sơ, báo cáo phòng Cảnh sát trật tự đề nghị Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội đưa vào Trung tâm Bảo trợ Xã hội IV quản lý nuôi dưỡng lâu dài; Nếu có địa chỉ cư trú tại Hà Nội thì chuyển UBND cấp xã nơi người đó cư trú ra quyết định giáo dục địa phương.
Điều 8 : Hồ sơ đối tượng phải lập thành 3 bộ, gồm 1 bộ hồ sơ gốc và 2 bộ hồ sơ phô tô, Trưởng Công an nơi lập hồ sơ ký tên và đóng dấu sao y bản chính. Bộ gốc lưu tại Công an nơi lập hồ sơ, 2 bộ hồ sơ phô tô giao Phòng Lao động Thương binh và Xã hội cấp huyện và Trung tâm Giáo dục Lao động Xã hội số II.
TRÌNH TỰ THỦ TỤC XÉT DUYỆT VÀ THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH ĐƯA NGƯỜI BÁN DÂM VÀO CƠ SỞ CHỮA BỆNH
Điều 9 : Thủ tục xét duyệt đối với người bán dâm có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội :
1. Thủ tục xét duyệt tại cấp xã :
Sau khi đã thu thập đầy đủ tài liệu và lập hồ sơ của người vi phạm, Ban chỉ đạo phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma tuý, mại dâm cấp xã tiến hành họp xét duyệt, làm văn bản đề nghị kèm theo biên bản xét duyệt gửi Hội đồng tư vấn cấp huyện (qua phòng Lao động Thương binh và Xã hội cấp huyện).
2. Thủ tục xét duyệt tại cấp huyện :
Trong thời hạn 3 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị đưa người vào Cơ sở chữa bệnh, Chủ tịch UBND cấp huyện giao cho Trưởng Phòng Lao động Thương binh và Xã hội cấp huyện (Thường trực Hội đồng Tư vấn cấp huyện). Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Trưởng Phòng Lao động Thương binh và Xã hội phối hợp với cơ quan công an cùng cấp thẩm tra từng hồ sơ trước khi trình Hội đồng Tư vấn cấp huyện.
Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Thường trực hội đồng tư vấn cấp huyện tổ chức họp hội đồng tư vấn xét duyệt, biểu quyết từng trường hợp cụ thể, kết luận theo đa số.
Biên bản họp hội đồng tư vấn cấp huyện phải ghi rõ ý kiến phát biểu của từng thành viên hội đồng tư vấn. Thường trực hội đồng tư vấn có trách nhiệm dụ thảo quyết định (kèm theo biên bản họp hội đồng tư vấn) trình Chủ tịch UBND cấp huyện ký quyết định.
Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Hội đồng tư vấn, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện xem xét và quyết định việc đưa người bán dâm vào Cơ sở chữa bệnh.
Điều 10 : Thủ tục xét duyệt đối với người bán dâm không có nơi cư trú nhất định (người ngoại tỉnh hoạt động bán dâm tại Hà Nội) :
Đối với người bán dân không có nơi cư trú nhất định, cơ quan bắt giữ lập biên bản vi phạm chuyển trại Lộc Hà lập hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở chữa bệnh và chuyển cho Phòng Lao động Thương binh Xã hội cấp huyện nơi người đó vi phạm thẩm định.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ khi nhận hồ sơ, Trưởng phòng Lao động Thương binh và Xã hội phối hợp với trại Lộc Hà kiểm tra, hoàn chỉnh hồ sơ và trình Hội đồng Tư vấn cấp huyện.
Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, Hội đồng tư vấn có trách nhiệm xem xét hồ sơ và tổ chức họp xét duyệt, trình Chủ tịch UBND cấp huyện.
Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo của Hội đồng Tư vấn, Chủ tịch UBND cấp huyện ra quyết định đưa người bán dâm vào Trung tâm Giáo dục Lao động Xã hội số II thuộc Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội chữa bệnh, giáo dục.
Điều 11 : Quyết định đưa vào Cơ sở chữa bệnh có hiệu lực thi hành từ ngày ký. Thường trực Hội đồng Tư vấn có trách nhiệm gửi ngay Quyết định cho người bị đưa vào Cơ sở chữa bệnh, gia đình người bị đưa vào Cơ sở chữa bệnh, Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội, cơ quan Công an, HĐND cấp huyện và UBND cấp xã nơi người đó cư trú hoặc nơi người đó vi phạm. Trường hợp đối tượng là người chưa thành niên thì quyết định đưa vào Cơ sở chữa bệnh gửi cho cha mẹ hoặc người giám hộ của người đó.
Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận được Quyết định, cơ quan Công an cấp huyện hoặc trại Lộc Hà có trách nhiệm tổ chức đưa người phải chấp hành quyết định vào Cơ sở chữa bệnh.
Đối với người bán dâm không có nơi cư trú nhất định (người ngoại tỉnh) đã được lực lượng Công an các cấp đưa vào trại Lộc Hà, trong khi chờ quyết định, Phòng Cảnh sát trật tự Công an thành phố có thể đưa người bán dâm gửi vào Cơ sở chữa bệnh theo qui định tại Thông tư 24/TTLT ngày 26/11/1996 của Liên Bộ Lao động Thương binh Xã hội - Công an - Y tế. Thời hạn chấp hành quyết định tính từ ngày người phải chấp hành vào Cơ sở chữa bệnh.
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN CÓ LIÊN QUAN TRONG VIỆC THỰC HIỆN ĐƯA NGƯỜI BÁN DÂM VÀO CƠ SỞ CHỮA BỆNH
Điều 12 : Sở Lao động Thương binh và Xã hội :
1. Theo dõi biến động số người bán dâm trên địa bàn thành phố; Giao chỉ tiêu xét duyệt đưa người bán dâm vào cơ sở chữa bệnh theo quí, năm.
2. Phối hợp với Công an Thành phố kiểm tra, hướng dẫn lập hồ sơ, đôn đốc thi hành Quyết định đưa người bán dâm vào Cơ sở chữa bệnh.
3. Kiểm tra, giám sát việc tiếp nhận, quản lý, giáo dục, chữa bệnh cho người bán dâm ở Trung tâm Giáo dục Lao động Xã hội số II.
4. Lập biểu mẫu thống kê, báo cáo, sử dụng thống nhất toàn Thành phố.
1. Kiểm tra và chỉ đạo Công an các cấp phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội, các cơ quan hữu quan trong việc phát hiện, lập hồ sơ và tổ chức đưa người bán dâm vào Cơ sở chữa bệnh theo qui định của pháp luật.
2. Tổ chức việc truy tìm đối tượng trốn, không thi hành quyết định hoặc đang thi hành quyết định trốn khỏi Cơ sở chữa bệnh.
Điều 14 : UBND cấp huyện, cấp xã.
1. Chỉ đạo các cơ quan chức năng tiến hành rà soát, nắm chắc đối tượng, lập hồ sơ, tổ chức xét duyệt theo đúng trình tự, thủ tục qui định.
2. Chủ tịch UBND cấp huyện ra quyết định đưa người bán dâm vào Cơ sở chữa bệnh xem xét, quyết định việc hoãn hoặc miễn chấp hành quyết định, giảm thời hạn; tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại tại Cơ sở chữa bệnh theo điều 98, 99 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
3. Tổ chức kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo về việc lập hồ sơ đưa người bán dâm vào Cơ sở chữa bệnh.
Điều 15 : Phòng Lao động Thương binh và Xã hội cấp huyện :
1. Thực hiện nhiệm vụ Thường trực Hội đồng Tư vấn, phối hợp với Công an cấp huyện tiến hành kiểm tra hồ sơ trước khi trình Hội đồng Tư vấn cấp huyện xét duyệt.
2. Lập danh sách đối tượng có Quyết định vào Cơ sở chữa bệnh báo cáo Chủ tịch UBND cấp huyện và Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội (thông qua Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội).
3. Theo dõi, đôn đốc việc chấp hành quyết định đưa vào Cơ sở chữa bệnh.
4. Theo dõi, tạo điều kiện cho người bán dâm hết thời hạn ở Cơ sở chữa bệnh tái hòa nhập cộng đồng.
Điều 16 : Trung tâm Giáo dục Lao động Xã hội số II.
1. Tiếp nhận người có quyết định vào khám, chữa bệnh,quản lý, giáo dục, thực hiện các biện pháp phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh truyền nhiễm khác theo đúng qui định của pháp luật.
2. Hàng tháng báo cáo số lượng người vào, ra Trung tâm cho Sở Lao động Thương binh và Xã hội (qua Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội).
3. Xem xét, đề xuất với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định việc giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại tại Cơ sở chữa bệnh đối với người đang chấp hành quyết định tại Trung tâm theo điều 99 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002.
4. Báo cáo các cơ quan cấp trên và cơ quan chức năng, tổ chức truy tìm đối tượng trốn khỏi Trung tâm.
Điều 17 : Qui định này gồm 5 chương 17 điều và có hiệu lực kể từ ngày ký.
Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Công an thành phố, thủ trưởng các sở ban, ngành liên quan, Chủ tịch UBND quận, huyện, giám đốc Trung tâm Giáo dục Lao động Xã hội số II, Trung tâm Bảo trợ Xã hội IV có trách nhiệm thi hành Qui định này.
Các Qui định trước đây trái với Qui định này đều bãi bỏ.
|
TM/ ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI |
UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI Số : ........./QĐ-UB
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày tháng năm 200
|
MẪU QUYẾT ĐỊNH CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
VỀ VIỆC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH ĐƯA VÀO CƠ SỞ CHỮA BỆNH
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN, HUYỆN ......
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND;
Căn cứ Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính đã được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 02/7/2002;
Căn cứ Quy định tạm thời về thủ tục đưa người bán dâm vào Cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 ban hành kèm theo Quyết định số ........./2002/QĐ-UB ngày ......./....../2002 của UBND Thành phố Hà Nội;
Xét đề nghị của Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn ..........................;
Căn cứ biên bản phiên họp ngày ...../....../200... của Hội đồng tư vấn xử lý các vi phạm tệ nạn xã hội, quận, huyện.........................................
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào Cơ sở chữa bệnh tại Trung tâm Giáo dục Lao động Xã hội số 11 (địa chỉ: xã Yên Bài - huyện Ba Vì - Tỉnh Hà Tây) đối với:
Họ tên: ......................................................................................................
Các tên khác..............................................................................................
Sinh ngày....... tháng .......năm ....................................................................
Quốc tịch: ..........Dân tộc:............Tôn giáo:...............Trình độ văn hoá: .....
Quê quán:..................................................................................................
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:.................................................................
Chỗ ở hiện nay:..........................................................................................
Nghề nghiệp:..............................................................................................
Đã có hành vi vi phạm Điều 26 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
Loại đối tượng:...........................................................................................
Điều 2: Thời hạn áp dụng biện pháp này là........tháng tính từ ngày người có tên trên vào Cơ sở chữa bệnh. Đương sự có quyền gửi đơn khiếu nại đến Chủ tịch UBND quận, huyện trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định này.
Điều 3: Chánh Văn phòng HDND và UBND quận, huyện ...............Trưởng Công an quận, huyện, Trưởng phòng LĐTB&XH quận, huyện, Chủ tịch UBND phường, xã, thị trấn .............Giám đốc Trung tâm GDLĐXH số II và người có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
T/M UỶ BAN NHÂN DÂN QUẬN, HUYỆN ......... |