Quyết định 1372/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án “Xã hội hóa phương tiện tránh thai và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản tại khu vực thành thị và nông thôn phát triển tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016-2020”
Số hiệu: 1372/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa Người ký: Phạm Đăng Quyền
Ngày ban hành: 20/04/2016 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Y tế - dược, Dân số, trẻ em, gia đình, bình đẳng giới, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1372/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 20 tháng 04 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “XÃ HỘI HÓA PHƯƠNG TIỆN TRÁNH THAI VÀ DỊCH VỤ KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH/SỨC KHỎE SINH SẢN TẠI KHU VỰC THÀNH THỊ VÀ NÔNG THÔN PHÁT TRIỂN TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2016-2020”.

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 ngày 19/6/2015;

Căn cứ Quyết định số 2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Dân số và sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011-2020;

Căn cứ Quyết định số 122/QĐ-TTg ngày 10/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Công văn số 3421/BYT-TCDS ngày 27/5/2015 của Bộ Y tế về việc triển khai xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ KHHGĐ/SKSS tại khu vực thành thị và nông thôn phát triển;

Căn cứ Nghị quyết số 06/2011/NQ/HĐND ngày 20/9/2011 của HĐND tỉnh Thanh Hóa về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020;

Căn cứ Chỉ thị 16-CT/TU ngày 10/9/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình và nâng cao chất lượng dân số trong tình hình hiện nay”;

Căn cứ Quyết định 4381/2011/QĐ-UBND ngày 28/12/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh “Về phê duyệt Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược Dân số - Sức khỏe sinh sản giai đoạn 2011 - 2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Y tế tại Tờ trình số 369/TTr-SYT ngày 15/03/2015 về việc phê duyệt Đề án “Xã hội hóa phương tiện tránh thai và dịch vụ KHHGĐ/SKSS tại khu vực thành thị và nông thôn phát triển tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016-2020” và hồ sơ liên quan,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án “Xã hội hóa phương tiện tránh thai và dịch vụ KHHGĐ/SKSS tại khu vực thành thị và nông thôn phát triển tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016-2020”, gồm những nội dung chủ yếu như sau:

- Tên đề án: Xã hội hóa phương tiện tránh thai và dịch vụ KHHGĐ/SKSS tại khu vực thành thị và nông thôn phát triển tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016-2020.

- Chủ đề án: Sở Y tế.

- Phạm vi thực hiện: Đề án được triển khai tại 27 huyện, thị xã, thành phố và 233 xã, phường, thị trấn (chú trọng khu vực nông thôn phát triển, khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu du lịch và dịch vụ thương mại khác).

NỘI DUNG ĐỀ ÁN:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Đáp ứng nhu cầu về số lượng, đa dạng về chủng loại, hình thức và chất lượng ngày càng cao của phương tiện tránh thai thông qua cơ chế thúc đẩy sự tiếp cận và sử dụng phương tiện tránh thai công bằng, phù hợp với điều kiện của mỗi nhóm khách hàng và cơ chế điều phối, huy động nguồn vốn đầu tư, kinh nghiệm cung cấp phương tiện tránh thai của các đơn vị dịch vụ công, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ, công ty tư nhân, người bán lẻ tham gia vào cung cấp phương tiện tránh thai theo phân khúc thị trường nhằm bảo đảm sự phát triển bền vững của chương trình Dân số-KHHGĐ, góp phần thực hiện thành công Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản giai đoạn 2011-2020.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Đa dạng hóa phương tiện tránh thai và hàng hóa kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản theo phân khúc thị trường, chú trọng vào các phương tiện tránh thai hiện đại có tác dụng lâu dài và hiệu quả.

- 100% cán bộ đảng, chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội các cấp và những người có uy tín thuộc địa bàn Đề án nhận thức được ý nghĩa, vai trò và tầm quan trọng của xã hội hóa các phương tiện tránh thai đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

- 100% Cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội các cấp thuộc địa bàn Đề án đưa vấn đề thực hiện xã hội hóa phương tiện tránh thai vào các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội; có chính sách hỗ trợ thực hiện phù hợp với từng địa phương.

- 100% cán bộ, nhân viên của các cơ sở y tế, các đơn vị cung cấp dịch vụ KHHGĐ/SKSS thuộc địa bàn Đề án được cung cấp thông tin, kiến thức về xã hội hóa.

- 100% cán bộ chuyên trách dân số, cán bộ y tế xã, cộng tác viên dân số, y tế thôn bản được cung cấp thông tin, kiến thức về xã hội hóa.

- 95% thanh niên, vị thành niên và các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ được tuyên truyền, tư vấn, vận động thực hiện xã hội hóa phương tiện tránh thai

2.2. Tăng cường tiếp cận dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản của người dân:

- Có Trung tâm Tư vấn và cung ứng dịch vụ Dân số - KHHGĐ cấp tỉnh nhằm thực hiện điều phối, cung cấp phương tiện tránh thai, hàng hóa và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản.

- 100% cấp huyện tại địa bàn Đề án có cơ sở y tế thực hiện xã hội hóa cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản;

- 100% cấp xã tại địa bàn Đề án có cơ sở thực hiện xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai, hàng hóa dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản.

II. ĐỐI TƯỢNG CỦA ĐỀ ÁN

- Đối tượng tác động: Doanh nghiệp, tổ chức, tư nhân phân phối, cung ứng phương tiện tránh thai, hàng hóa kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản; cơ sở y tế trong và ngoài công lập cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản.

- Đối tượng thụ hưởng: Người làm việc, người sinh sống tại địa bàn của Đề án, ưu tiên các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, thanh niên, vị thành niên.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ

1. Tuyên truyền, vận động để tạo môi trường xã hội đồng thuận thúc đẩy xã hội hóa và phát triển thị trường phương tiện tránh thai, hàng hóa kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản và thị trường cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản.

1.1. Tuyên truyền về thương hiệu Đề án xã hội hóa, các sản phẩm phương tiện tránh thai, hàng hóa và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình thuộc chương trình Đề án.

Hoạt động 1: Hỗ trợ biển hiệu quảng cáo, các giá kệ bày mẫu sản phẩm cho các cơ sở y tế tham gia Đề án

- Phương thức tiến hành: Ban quản lý Đề án tỉnh tiến hành khảo sát các cơ sở y tế từ đó xây dựng kế hoạch hỗ trợ và phối hợp với Ban quản lý Đề án các huyện, thị, thành phố các cơ sở y tế tổ chức thực hiện

- Số lượng

+ 188 cơ sở y tế công (thuộc tuyến huyện, xã)

+ 45 cơ sở y tế ngoài công lập

Hoạt động 2: Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng

- Phương thức tiến hành: Ban quản lý Đề án tỉnh, thành phố, thị xã, huyện phối hợp với các cơ quan báo, đài địa phương xây dựng và đăng tải các chuyên đề, phóng sự, chuyên trang, tin, bài.

- Số lượng: Mỗi năm thực hiện 1 phóng sự, 02 chuyên mục, 01 chuyên trang phản ánh các hoạt động của Đề án tuyên truyền trên Đài, Báo

Hoạt động 3: Tuyên truyền trên Bản tin, mạng thông tin Internet

- Phương thức tiến hành: Ban quản lý tỉnh, thành phố và thị xã, huyện viết các tin, bài đăng trên Bản tin Dân số, trang web của Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa.

- Số lượng: Hàng quý, đều có các tin bài tuyên truyền Đề án trên Bản tin và các trang web.

Hoạt động 4: Biên tập, nhân bản và cung cấp các sản phẩm truyền thông

- Nội dung: Cung cấp các tờ rơi, sách mỏng tuyên truyền, quảng bá thương hiệu Đề án xã hội hóa, các sản phẩm phương tiện tránh thai, hàng hóa và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình thuộc chương trình Đề án

- Phương thức tiến hành: Ban quản lý Đề án tỉnh căn cứ vào các tài liệu Ban quản lý Trung ương cấp in ấn và cấp phát tới các cơ sở y tế, Ban quản lý Đề án các huyện, thị xã, thành phố.

Hoạt động 5: Xây dựng các cụm panô tuyên truyền

- Phương thức tiến hành: Ban quản lý Đề án tỉnh khảo sát vị trí, địa điểm xây dựng kế hoạch phối hợp với Ban quản lý các huyện, thị xã, thành phố xin phép treo và tổ chức thực hiện.

- Số lượng: 27 huyện, thị xã, thành phố

1.2. Cung cấp thông tin về quyền lợi của cơ sở y tế đủ điều kiện thực hiện xã hội hóa

Hoạt động 1: Tổ chức hội nghị, hội thảo về Đề án xã hội hóa

- Mục đích, nội dung:

+ Cung cấp thông tin về quyền lợi của các cơ sở y tế đủ điều kiện thực hiện xã hội hóa nhằm huy động sự tham gia tích cực của các đơn vị

+ Tiếp cận phương tiện tránh thai có chất lượng, kịp thời, giá cả phù hợp.

+ Được hỗ trợ cơ chế, chính sách để cung cấp dịch vụ theo quy định: đặc biệt là cơ sở ngoài công lập tham gia đầu tư, như ưu đãi về thuế (TT 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 và TT 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính); ưu đãi cho các cơ sở tham gia XHH theo quyết định 1466/QĐ-TTg ngày 10/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ.

+ Hỗ trợ nâng cao chất lượng dịch vụ.

- Phương thức tiến hành: Ban quản lý Đề án tỉnh tổ chức hội nghị, hội thảo mời các đơn vị tham gia Đề án tham dự.

- Số lượng: Mỗi năm tổ chức 01 hội nghị, hội thảo

Hoạt động 2: Tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết Đề án xã hội hóa

- Nội dung: Thông qua kết quả hoạt động Đề án đồng thời biểu dương thành tích các đơn vị thực hiện tốt Đề án xã hội hóa.

- Phương thức tiến hành: Ban quản lý Đề án tỉnh tổ chức hội nghị mời các đơn vị tham gia Đề án tham dự.

- Số lượng: Tổ chức 01 hội nghị sơ kết, 01 hội nghị tổng kết

1.3. Truyền thông trực tiếp với đối tượng là khách hàng

- Nội dung: Tuyên truyền, tư vấn về các loại sản phẩm, giá cả, mẫu mã, tác dụng để khách hàng có những hiểu biết về sản phẩm từ đó sẽ quyết định có chấp nhận sử dụng sản phẩm của Đề án

- Phương thức tiến hành: Ban quản lý Đề án tỉnh cung cấp mẫu sản phẩm, các sản phẩm truyền thông (tờ rơi, áp phích, sách mỏng...) để cán bộ y tế tại các đơn vị tham gia Đề án tổ chức các cuộc tuyên truyền, tư vấn cho khách hàng

- Số lượng: 233 cuộc (100% các xã, phường triển khai, tổ chức tuyên truyền mỗi xã, phường 01 cuộc).

2. Cung cấp phương tiện tránh thai, hàng hóa và hỗ trợ dịch vụ

2.1. Cung cấp dịch vụ tránh thai thu phí (tiếp thị xã hội cung cấp phương tiện tránh thai)

a) Phương tiện tránh thai phi lâm sàng

+ Tiếp thị xã hội sản phẩm: bao cao su, viên uống tránh thai theo hình thức trợ giá sản phẩm theo quy định của Tổng cục Dân số-KHHGĐ.

Hình thức thực hiện: Trung tâm Tư vấn và cung ứng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình thuộc Chi cục Dân số-KHHGĐ tỉnh nhận sản phẩm được giao từ Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, sau đó phân bổ cấp về Trung tâm Dân số - KHHGĐ tuyến huyện, thị xã, thành phố. Các đơn vị tham gia được hưởng chi phí phân phối tùy theo số lượng sản phẩm tiêu thụ (trong khung quy định mức chi phí phân phối của Tổng cục Dân số - KHHGĐ).

b) Phương tiện tránh thai lâm sàng

+ Tiếp thị xã hội sản phẩm: dụng cụ tử cung, thuốc tiêm tránh thai, thuốc cấy tránh thai theo hình thức trợ giá sản phẩm theo quy định của Tổng cục Dân số-KHHGĐ.

Hình thức thực hiện: Trung tâm Tư vấn và cung ứng dịch vụ thuộc Chi cục Dân số-KHHGĐ tỉnh nhận sản phẩm được giao từ Tổng cục, sau đó phân bổ về huyện cho các đơn vị y tế thực hiện dịch vụ kế hoạch hóa gia đình. Các đơn vị tham gia được hưởng chi phí phân phối tùy theo số lượng sản phẩm tiêu thụ trong khung quy định mức chi phí phân phối của Tổng cục DS-KHHGĐ và được hưởng chi phí dịch vụ theo khung giá dịch vụ quy định hiện hành.

2.2. Bảo quản phương tiện tránh thai

- Chi phí bảo quản, quản lý, thống kê, xuất nhập, kiểm kê kho... theo quy định.

3. Khuyến khích và huy động các kênh phân phối (cơ sở y tế trong và ngoài công lập) thực hiện xã hội hóa cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản.

Hoạt động 1: Nâng cao năng lực cho các cơ sở y tế công lập thực hiện xã hội hóa cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản.

- Nội dung: Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tư vấn, kỹ thuật dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản cho người cung cấp dịch vụ.

- Phương thức tổ chức: Ban quản lý Đề án thu thập thông tin về nhu cầu bồi dưỡng kiến thức để tổ chức các lớp tập huấn cho người tư vấn và cung cấp dịch vụ.

- Số lượng: Mỗi thành phố, thị xã, huyện triển khai Đề án tổ chức 01 lớp tập huấn

Hoạt động 2: Thanh tra, kiểm tra, giám sát và hỗ trợ kỹ thuật

- Mục đích: Thông qua hoạt động kiểm tra, giám sát định kỳ hoặc đột xuất, cơ quan quản lý cấp trên nắm bắt tình hình, đánh giá chất lượng việc triển khai thực hiện các hoạt động và có các chế độ hỗ trợ kỹ thuật nâng cao năng lực về quản lý và thực hiện nhiệm vụ của cơ quan quản lý tuyến dưới và các thành phần tham gia Đề án.

- Nội dung:

+ Công tác triển khai thực hiện các hoạt động của đề án.

+ Kiểm tra đánh giá chất lượng đào tạo, tập huấn...

+ Kiểm tra, giám sát việc sử dụng kinh phí theo từng nội dung của đề án.

+ Hỗ trợ kỹ thuật dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản cho các cơ sở y tế

+ Định kỳ kiểm tra, đánh giá chất lượng phương tiện tránh thai và hàng hóa kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản.

- Chế độ giám sát:

+ Tuyến tỉnh: giám sát tại các huyện, xã triển khai đề án định kỳ 6 tháng và 1 năm.

+ Tuyến huyện: Giám sát thường xuyên hàng tháng tại các đơn vị triển khai đề án.

4. Các hoạt động về tổ chức, quản lý, điều hành

4.1. Thành lập Trung tâm Tư vấn và cung ứng dịch vụ DS-KHHGĐ tỉnh

Sau khi Đề án được UBND tỉnh phê duyệt, Sở Y tế xây dựng Đề án thành lập Trung tâm Tư vấn và cung ứng dịch vụ Dân số - KHHGĐ cấp tỉnh, trình UBND tỉnh phê duyệt.

Trung tâm có chức năng tổ chức tư vấn, quản lý, cung ứng dịch vụ Kế hoạch hóa gia đình và các phương tiện tránh thai trên địa bàn toàn tỉnh.

4.2. Tham mưu ban hành các cơ chế, chính sách phù hợp để hỗ trợ

Xây dựng và trình ban hành các cơ chế, chính sách của địa phương, bao gồm những nội dung sau:

- Hỗ trợ phương tiện tránh thai, hàng hóa KHHGĐ/SKSS.

- Hỗ trợ chi phí kỹ thuật dịch vụ, quản lý, vận động đối tượng.

- Xây dựng cơ chế giá viện phí từng loại hình dịch vụ KHHGĐ/SKSS.

- Thí điểm một số cơ chế, chính sách khuyến khích các cơ sở y tế đủ điều kiện tham gia vào Mô hình.

- Tổ chức nghiên cứu, học tập trao đổi kinh nghiệm trong và ngoài tỉnh; chính sách vận động, thu hút, khuyến khích các nhà đầu tư, các nhà tài trợ tham gia hợp tác, hỗ trợ kỹ thuật về cung ứng phương tiện tránh thai, hàng hóa và cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản trên địa bàn tỉnh.

IV. LỘ TRÌNH THỰC HIỆN

1. Giai đoạn 1 (từ năm 2016 đến 2017):

- Ban hành các văn bản nhằm hoàn thiện chính sách, tạo hành lang pháp lý thúc đẩy phát triển các thị trường để hỗ trợ thực hiện Đề án.

- Thực hiện các khảo sát, nghiên cứu, xây dựng thử nghiệm mô hình; tham mưu ban hành kế hoạch, các văn bản hướng dẫn.

- Triển khai mở rộng dịch vụ thông qua các loại hình dịch vụ hiện có, củng cố mạng lưới các cơ sở xã hội hóa.

- Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông thay đổi hành vi của cộng đồng trong việc tự chi trả các dịch vụ dân số/sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình; vận động các nhà tài trợ, sự tham gia của các đơn vị, tổ chức, cá nhân.

2. Giai đoạn 2 (từ năm 2018 đến 2020):

- Duy trì các hoạt động xã hội hóa đã triển khai giai đoạn 2016-2017 tại 58 phường, thị trấn và mở rộng thêm các hoạt động xã hội hóa tại 175 xã thuộc 16 huyện đồng bằng, trung du. (xem phụ lục 1)

- Trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện của giai đoạn 2016-2017, điều chỉnh chính sách khuyến khích phù hợp, triển khai toàn diện các nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện thành công các mục tiêu đề ra đến 2020.

V. KINH PHÍ ĐẦU TƯ VÀ NHÂN LỰC

1. Kinh phí thực hiện Đề án: Huy động các nguồn lực để triển khai thực hiện đề án gồm: Ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương và các nguồn ngân sách hợp pháp khác, trong đó nguồn ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương đóng vai trò chủ đạo. Đảm bảo đủ nguồn lực, đúng tiến độ triển khai các hoạt động của Đề án.

Kinh phí thực hiện Đề án gồm: Ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương và các nguồn ngân sách hợp pháp khác, trong đó nguồn ngân sách Nhà nước đóng vai trò chủ đạo. Đảm bảo đủ nguồn lực, đúng tiến độ triển khai các hoạt động của Đề án.

+ Dự kiến kinh phí thực hiện Đề án: 15.000 triệu đồng.

Trong đó: - Ngân sách Trung ương: 7.500 triệu đồng.

- Ngân sách CTMT: 1.200 triệu đồng

- Ngân sách tỉnh hỗ trợ: 3.900 triệu đồng

- Các nguồn huy động hợp pháp khác 2.400 triệu đồng.

(Chi tiết kinh phí thực hiện các hoạt động và phân kỳ vốn thực hiện tại đề án chi tiết kèm theo).

+ Dự kiến kinh phí từng năm: từ năm 2016-2020

Năm

Tổng kinh phí
(triệu đồng)

Trong đó

Kinh phí Trung ương

Kinh phí Chương trình mục tiêu

Nguồn ngân sách tỉnh hỗ trợ

Nguồn vốn huy động hợp pháp khác

15.000

7.500

1.200

3.900

2.400

2016

3.000

1.500

300

800

400

2017

3.000

1.500

300

800

400

2018

3.000

1.500

200

800

500

2019

3.000

1.500

200

800

500

2020

3.000

1.500

200

700

600

(Chi tiết tại Phụ lục 4 đề án kèm theo)

2. Cơ chế tài chính

Cơ chế quản lý và điều hành Đề án thực hiện theo các quy định pháp luật về quản lý nguồn vốn sự nghiệp y tế/dân số và xã hội hóa công tác y tế/dân số.

3. Nhân lực thực hiện Đề án

Các cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp chỉ đạo, quản lý Đề án. Cán bộ lãnh đạo, chuyên môn, kỹ thuật của các cơ quan y tế/dân số tại địa bàn thực hiện Đề án.

Người cung cấp dịch vụ, lãnh đạo của các cơ sở thực hiện xã hội hóa cung ứng phương tiện tránh thai, hàng hóa kế hoạch hóa gia đình, sức khỏe sinh sản và cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản.

Ngoài ra, căn cứ vào từng hoạt động, từng giai đoạn, từng địa bàn, cơ quan quản lý Đề án địa phương sẽ huy động nhân lực tại chỗ tham gia thực hiện Đề án.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ủy ban nhân dân tỉnh: Là cơ quan chủ quản.

2. Sở Y tế: Là cơ quan quản lý Đề án; Chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh và Bộ Y tế,Tổng cục Dân số-KHHGĐ về việc xây dựng Đề án, tổ chức thực hiện có hiệu quả các hoạt động của Đề án sau khi có Quyết định phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền ở địa phương.

- Chi cục Dân số - KHHGĐ: Là cơ quan tổ chức thực hiện. Chi cục Dân số - KHHGĐ giúp Sở Y tế quản lý, tổ chức điều hành việc triển khai thực hiện các hoạt động của Đề án có hiệu quả. Hàng năm, Chi cục Dân số - KHHGĐ có trách nhiệm xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí thực hiện Đề án. Căn cứ kinh phí Đề án được duyệt, Chi cục Dân số - KHHGĐ chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan, hướng dẫn Trung tâm Dân số - KHHGĐ huyện triển khai thực hiện Đề án ở địa phương giai đoạn 2016 - 2020.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì phối hợp với Sở Tài chính, Sở Y tế tham mưu cho UBND tỉnh về việc lồng ghép các chương trình, dự án và bố trí ngân sách để triển khai thực hiện Đề án.

4. Sở Tài chính: Sau khi Đề án được phê duyệt, hàng năm Sở Y tế lập dự toán chi tiết gửi Sở Tài chính thẩm định trình Chủ tịch UBND Tỉnh.

5. Sở Thông tin - Truyền thông: Tăng cường các giải pháp đa dạng hóa công tác tuyên truyền, vận động về xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai. Phối hợp với các ngành chức năng trong công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát sự tuân thủ các quy định của pháp luật về cung cấp phương tiện tránh thai và hàng hóa kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản.

6. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Thanh Hóa: phối hợp với Sở Y tế đưa tin, bài, xây dựng phóng sự, chuyên đề về chủ trương xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình.

7. Công an tỉnh: Phối hợp với các ngành có liên quan thanh tra, kiểm tra, giám sát sự tuân thủ các quy định của pháp luật trong cung cấp phương tiện tránh thai và hàng hóa kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản.

8. Các sở, ban ngành khác: Phối hợp với Sở Y tế và UBND các huyện, thị xã, thành phố tham gia thực hiện Đề án theo nhiệm vụ được giao.

9. UBND các huyện, thị xã, thành phố: Tích cực huy động và khai thác lợi thế của từng địa phương; tổ chức thực hiện Đề án theo chỉ đạo và hướng dẫn của Sở Y tế và các sở, ngành chức năng.

10. Đề nghị UBMTTQ Việt Nam tỉnh, các tổ chức thành viên: Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ tăng cường tuyên truyền, vận động thực hiện chính sách Dân số - KHHGĐ đến từng tổ chức hội cơ sở và hội viên. Đặc biệt tuyên truyền, vận động cộng đồng về các nội dung ý nghĩa của xã hội hóa về xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai đối với Chương trình Dân số - KHHGĐ.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Sở Y tế (Chủ đề án) căn cứ nội dung được phê duyệt tại Điều 1, tổ chức và phối hợp triển khai thực hiện đề án theo đúng pháp luật quy định.

2. Các Sở Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính và các sở, ngành đơn vị có liên quan theo chức năng nhiệm vụ, có trách nhiệm phối hợp, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc và tạo điều kiện để Chủ đầu tư thực hiện chủ trương đầu tư trên đúng quy định pháp luật.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở: Kế hoạch và đầu tư, Tài chính, Kho bạc Nhà nước tnh, Sở Y tế và Thủ trưởng các ngành, các đơn vị có liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3 QĐ;
- Bộ Y tế;
- Tổng cục DS-KHHG
Đ;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh (để báo cáo);
- Chánh VPUBND tỉnh (để theo dõi);
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
- Lưu: VT, VXsln.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phạm Đăng Quyền

 

PHỤ LỤC: 01

ĐỊA BÀN TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN

TT

Đơn vị

Giai đoạn 2016-2017

Giai đoạn 2018-2020

Phường

Thị trấn

1

TP. Thanh Hóa

20

 

17

2

TX. Bỉm Sơn

6

 

1

3

TX. Sầm Sơn

4

 

0

4

Quảng Xương

 

1

13

5

Nga Sơn

 

1

12

6

Hoằng Hóa

 

1

18

7

Đông Sơn

 

1

8

8

Nông Cống

 

1

16

9

Hậu Lộc

 

1

10

10

Thiệu Hóa

 

1

15

11

Tĩnh Gia

 

1

8

12

Thọ Xuân

 

3

15

13

Vĩnh Lộc

 

1

5

14

Triệu Sơn

 

1

15

15

Yên Định

 

2

13

16

Hà Trung

 

1

9

17

Như Thanh

 

1

 

18

Cẩm Thủy

 

1

 

19

Ngọc Lặc

 

1

 

20

Thạch Thành

 

2

 

21

Như Xuân

 

1

 

22

Thường Xuân

 

1

 

23

Bá Thước

 

1

 

24

Lang Chánh

 

1

 

25

Quan Sơn

 

1

 

26

Quan Hóa

 

1

 

27

Mường Lát

 

1

 

 

Tổng cộng

30

28

175

 

PHỤ LỤC 2

DANH SÁCH PHƯỜNG, THỊ TRẤN

Phường

Thị trấn

TT

30

TT

28

1

Phường An Hoạch, TP Thanh Hóa

1

Thị trấn Rừng Thông, huyện Đông Sơn

2

Phường Ba Đình, TP Thanh Hóa

2

Thị trấn Hà Trung, huyện Hà Trung

3

Phường Điện Biên, TP Thanh Hóa

3

Thị trấn Nông Cống, huyện Nông Cống

4

Phường Đông Sơn, TP Thanh Hóa

4

Thị trấn Vạn Hà, huyện Thiệu Hóa

5

Phường Đông Thọ, TP Thanh Hóa

5

Thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân

6

Phường Đông Vệ, TP Thanh Hóa

6

Thị trấn Sao Vàng, huyện Thọ Xuân

7

Phường Hàm Rồng, TP Thanh Hóa

7

Thị trấn Thọ Xuân, huyện Thọ Xuân

8

Phường Lam Sơn, TP Thanh Hóa

8

Thị trấn Triệu Sơn, huyện Triệu Sơn

9

Phường Nam Ngạn, TP Thanh Hóa

9

Thị trấn Vĩnh Lộc, huyện Vĩnh Lộc

10

Phường Ngọc Trạo, TP Thanh Hóa

10

Thị trấn Nông Trường Thống Nhất, huyện Yên Định

11

Phường Phú Sơn, TP Thanh Hóa

11

Thị trấn quán Lào, huyện Yên Định

12

Phường Tào Xuyên, TP Thanh Hóa

12

Thị trấn Cành Nàng, huyện Bá Thước

13

Phường Tân Sơn, TP Thanh Hóa

13

Thị trấn Cẩm Thủy, huyện Cẩm Thủy

14

Phường Trường Thi, TP Thanh Hóa

14

Thị trấn Lang Chánh, huyện Lang Chánh

15

Phường Đông Cương, TP Thanh Hóa

15

Thị trấn Mường Lát, huyện Mường Lát

16

Phường Đông Hải, TP Thanh Hóa

16

Thị trấn Ngọc Lặc, huyện Ngọc Lặc

17

Phường Đông Hương, TP Thanh Hóa

17

Thị trấn Bến Sung,huyện Như Thanh

18

Phường Quảng Hưng, TP Thanh Hóa

18

Thị trấn Yên Cát, huyện Như Xuân

19

Phường Quảng Thành, TP Thanh Hóa

19

Thị trấn Quan Hóa, huyện Quan Hóa

20

Phường Quảng Thắng, TP Thanh Hóa

20

Thị trấn Quan Sơn, huyện Quan Sơn

21

Phường Ba Đình, Thị xã Bỉm Sơn

21

Thị trấn Kim Tân, huyện Thạch Thành

22

Phường Bắc Sơn, Thị xã Bỉm Sơn

22

Thị trấn Vân Du, huyện Thạch Thành

23

Phường Đông Sơn, Thị xã Bỉm Sơn

23

Thị trấn Thường Xuân, huyện Thường Xuân

24

Phường Lam Sơn, Thị xã Bỉm Sơn

24

Thị trấn Hậu Lộc, huyện Hậu Lộc

25

Phường Ngọc Trạo, Thị xã Bỉm Sơn

25

Thị trấn Bút Sơn, huyện Hoằng Hóa

26

Phường Phú Sơn, Thị xã Bỉm Sơn

26

Thị trấn Nga Sơn, huyện Nga Sơn

27

Phường Bắc Sơn, Thị xã Sầm Sơn

27

Thị trấn Quảng Xương, huyện Quảng Xương

28

Phường Trung Sơn, Thị xã Sầm Sơn

28

Thị trấn Tĩnh Gia, huyện Tĩnh Gia

29

Phường Trường Sơn, Thị xã Sầm Sơn

 

 

30

Phường Quảng Tiến, Thị xã Sầm Sơn

 

 

 

PHỤ LỤC 3:

DÂN SỐ VÀ SỐ PHỤ NỮ ĐANG SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP TRÁNH THAI

TT

Đơn vị

Dân số

Số PN 15-49 có chồng

Số cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ đang sử dụng BPTT đến (31/12/2014)

Đặt vòng

Triệt sản

Bao cao su

Thuốc tránh thai

Tổng cộng

Nam

Nữ

Uống

Tiêm

Cấy

 

Toàn tỉnh

3,518,000

647,778

325,082

914

11,466

25,542

16,408

2,587

837

382,836

1

TP. Thanh Hóa

329,192

60,300

24,523

17

597

3,571

1,041

97

18

29,864

2

TX. Bỉm Sơn

58,174

10,002

4,135

3

46

496

127

26

0

4,833

3

TX. Sầm Sơn

60,370

10,234

5,360

5

248

354

128

16

0

6,111

4

Quảng Xương

252,449

48,310

24,625

96

619

1,652

385

19

14

27,410

5

Nga Sơn

137,968

22,007

10,400

21

351

1,230

934

22

0

12,958

6

Hoằng Hóa

227,566

37,198

18,600

8

327

823

569

76

1

20,404

7

Đông Sơn

77,612

12,849

6,759

5

296

1,014

486

55

20

8,635

8

Nông Cống

184,141

29,531

15,332

19

540

1,208

763

84

52

17,998

9

Hậu Lộc

173,587

36,985

15,038

9

214

765

474

158

1

16,659

10

Thiệu Hóa

157,189

25,960

15,376

10

409

524

395

23

0

16,737

11

Tĩnh Gia

240,939

39,220

19,508

15

655

1,109

606

161

75

22,129

12

Thọ Xuân

226,460

39,231

18,448

17

924

1,210

833

35

89

21,556

13

Vĩnh Lộc

80,777

12,868

7,540

4

97

536

359

16

0

8,552

14

Triệu Sơn

210,285

37,974

20,575

23

731

634

404

117

28

22,512

15

Yên Định

156,074

29,577

16,509

29

210

492

328

198

48

17,814

16

Hà Trung

112,629

17,774

10,014

1

458

1,314

932

106

12

12,837

17

Như Thanh

92,752

16,353

9,859

16

866

728

576

86

23

12,154

18

Cẩm Thủy

112,025

20,820

8,737

74

501

1,162

1,157

16

28

11,675

19

Ngọc Lặc

140,173

26,579

12,640

144

1,356

2,019

1,603

69

31

17,862

20

Thạch Thành

144,559

28,271

13,750

46

563

784

528

150

30

15,851

21

Như Xuân

67,582

12,595

6,441

78

465

440

461

29

3

7,917

22

Thường Xuân

91,359

16,371

10,157

60

254

478

210

42

0

11,201

23

Bá Thước

107,726

21,439

13,740

102

210

1,589

613

85

86

16,425

24

Lang Chánh

49,115

11,103

6,157

20

282

500

416

193

1

7,569

25

Quan Sơn

37,601

7,337

3,376

47

129

198

484

477

123

4,834

26

Quan Hóa

46,368

10,461

4,202

40

100

496

1,049

46

20

5,953

27

Mường Lát

36,071

6,429

3,281

5

18

216

547

185

134

4,386

 

PHỤ LỤC 4.1

NHU CẦU KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN NĂM 2016

ĐVT: Triệu đồng

TT

Nội dung hoạt động

Kết quả đầu ra

Thời gian thực hiện

Năm 2016

 

Kinh phí TW

Kinh phí CTMT

Nguồn ngân sách tỉnh hỗ trợ

Nguồn vốn huy động hợp pháp khác

 

1500

300

800

400

 

1

Truyền thông, vận động thay đổi hành vi

 

 

400

80

213

106

 

1.1

Xây dựng các Pa nô, nhân bản các tài liệu, tờ rơi, sách tuyên truyền

Pa nô, Tài liệu tuyên truyền được phát hành

2016-2020

180

36

96

48

 

1.2

Sản xuất và phát sóng các chương trình truyền hình, phát thanh của tỉnh, và huyện

Các tin, bài, chuyên mục được phát sóng

2016-2020

30

6

16

8

 

1.3

Xây dựng chuyên trang trên báo Thanh Hóa phát hành bản tin Dân số, đưa tin trên website Chi cục DS-KHHGĐ và Sở Y tế

Các tin, bài, được đăng tải

2016-2020

20

4

11

5

 

1.4

Các hoạt động truyền thông tư vấn trực tiếp tại cộng đồng, cung cấp thông tin kiến thức các truyền thông sự kiện về các vấn đề xã hội hóa đến các đối tượng

Các hoạt động truyền thông tư vấn được tổ chức

2016-2020

170

34

91

45

 

2

Hỗ trợ bổ sung trang thiết bị, dụng cụ KHHGĐ/SKSS cho các cơ sở y tế

 

 

420

84

224

112

 

2.1

Thu thập thông tin về nhu cầu bổ sung trang thiết bị, dụng cụ KHHGĐ tại cơ sở y tế

Mô hình được triển khai

2016-2020

20

4

11

5

 

2.3

Hỗ trợ trang thiết bị y tế phục vụ dịch vụ KHHGĐ/SKSS tại cơ sở Y tế

Đối tượng hiểu và tham gia thực hiện xã hội hóa

2016-2020

400

80

213

106

 

3

Tập huấn, nâng cao năng lực cho các cơ sở y tế tham gia xã hội hóa cung cấp dịch vụ KHHGĐ/SKSS và cung ứng PTTT

 

 

300

60

160

80

 

3.1

Tập huấn cập nhật, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng tư vấn sử dụng các chủng loại PTTT cho người cung ứng PTTT

Các lớp tập huấn được triển khai

2016-2020

50

10

27

13

 

3.2

Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tư vấn, kỹ thuật dịch vụ KHHGĐ/SKSS cho người cung cấp dịch vụ.

Các lớp tập huấn được triển khai

2016-2020

50

10

27

13

 

3.3

Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về xã hội hóa PTTT cho cán bộ chuyên trách dân số xã và Cộng tác viên

Các lớp tập huấn được triển khai

2016-2020

200

40

107

53

 

4

Triển khai xã hội hóa cung cấp PTTT và DV KHHGĐ

Người cung cấp dịch vụ được hỗ trợ

2016-2020

80

16

43

21

 

5

Đầu tư cơ sở Vật chất trung tâm Tư vấn và cung ứng dịch vụ KHHGĐ/SKSS thuộc Chi cục DS-KHHGĐ

 

 

230

46

123

61

 

5.1

Nhân lực 3 Hợp đồng lao động

03 Hợp đồng lao động

2016-2020

80

16

43

21

 

5.2

Trang thiết bị

Trang thiết bị phục vụ Trung tâm Tư vấn và cung ứng DVKHHGĐ

2016

150

30

80

40

 

6

Hoạt động về tổ chức, quản lý, điều hành

 

 

70

14

37

20

 

6.1

Hỗ trợ Ban chỉ đạo, Ban quản lý Đề án. Kiểm tra, giám sát triển khai đề án

Báo cáo định kỳ

2016-2020

20

4

11

5

 

6.2

Tổ chức đoàn học tập kinh nghiệm các tỉnh bạn

Báo cáo kết quả được thông qua

2016-2020

20

4

11

5

 

6.3

Xây dựng và trình ban hành các cơ chế, chính sách

Văn bản được xây dựng và ban hành

2016-2019

20

4

11

5

 

6.4

Hội thảo, hội nghị, sơ kết, tổng kết Đề án

Hội thảo được tổ chức

2016-2019

10

2

5

4

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 4.2

NHU CẦU KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN NĂM 2017

ĐVT: Triệu đồng

TT

Nội dung hoạt động

Kết quả đầu ra

Thời gian thực hiện

Năm 2017

 

Kinh phí TW

Kinh phí CTMT

Nguồn ngân sách tỉnh hỗ trợ

Nguồn vốn huy động hợp pháp khác

 

1500

300

800

400

 

1

Truyền thông, vận động thay đổi hành vi

 

 

400

80

213

106

 

1.1

Xây dựng các Pa nô, nhân bản các tài liệu, tờ rơi, sách tuyên truyền

Pa nô, Tài liệu tuyên truyền được phát hành

2016-2020

180

36

96

48

 

1.2

Sản xuất và phát sóng các chương trình truyền hình, phát thanh của tỉnh, và huyện

Các tin, bài, chuyên mục được phát sóng

2016-2020

30

6

16

8

 

1.3

Xây dựng chuyên trang trên báo Thanh Hóa phát hành bản tin Dân số, đưa tin trên website Chi cục DS-KHHGĐ và Sở Y tế

Các tin, bài, được đăng tải

2016-2020

20

4

11

5

 

1.4

Các hoạt động truyền thông tư vấn trực tiếp tại cộng đồng, cung cấp thông tin kiến thức các truyền thông sự kiện về các vấn đề xã hội hóa đến các đối tượng

Các hoạt động truyền thông tư vấn được tổ chức

2016-2020

170

34

91

45

 

2

Hỗ trợ bổ sung trang thiết bị, dụng cụ KHHGĐ/SKSS cho các cơ sở y tế

 

 

420

84

224

112

 

2.1

Thu thập thông tin về nhu cầu bổ sung trang thiết bị, dụng cụ KHHGĐ tại cơ sở y tế

Mô hình được triển khai

2016-2020

20

4

11

5

 

2.3

Hỗ trợ trang thiết bị y tế phục vụ dịch vụ KHHGĐ/SKSS tại cơ sở Y tế

Đối tượng hiểu và tham gia thực hiện xã hội hóa

2016-2020

400

80

213

106

 

3

Tập huấn, nâng cao năng lực cho các cơ sở y tế tham gia xã hội hóa cung cấp dịch vụ KHHGĐ/SKSS và cung ứng PTTT

 

 

300

60

160

80

 

3.1

Tập huấn cập nhật, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng tư vấn sử dụng các chủng loại PTTT cho người cung ứng PTTT

Các lớp tập huấn được triển khai

2016-2020

50

10

27

13

3.2

Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tư vấn, kỹ thuật dịch vụ KHHGĐ/SKSS cho người cung cấp dịch vụ.

Các lớp tập huấn được triển khai

2016-2020

50

10

27

13

3.3

Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về xã hội hóa PTTT cho cán bộ chuyên trách dân số xã và Cộng tác viên

Các lớp tập huấn được triển khai

2016-2020

200

40

107

53

4

Triển khai xã hội hóa cung cấp PTTT và DV KHHGĐ

Người cung cấp dịch vụ được hỗ trợ

2016-2020

80

16

43

21

5

Đầu tư cơ sở Vật chất trung tâm Tư vấn và cung ứng dịch vụ KHHGĐ/SKSS thuộc Chi cục DS-KHHGĐ

 

 

230

46

123

61

5.1

Nhân lực 3 Hợp đồng lao động

03 Hợp đồng lao động

2016-2020

80

16

43

21

5.2

Trang thiết bị

Trang thiết bị phục vụ Trung tâm Tư vấn và cung ứng DVKHHGĐ

2016

150

30

80

40

6

Hoạt động về tổ chức, quản lý, điều hành

 

 

70

14

37

20

6.1

Hỗ trợ Ban chỉ đạo, Ban quản lý đề án. Kiểm tra, giám sát triển khai đề án

Báo cáo định kỳ

2016-2020

20

4

11

5

6.2

Tổ chức đoàn học tập kinh nghiệm các tỉnh bạn

Báo cáo kết quả được thông qua

2016-2020

20

4

11

5

6.3

Xây dựng và trình ban hành các cơ chế, chính sách

Văn bản được xây dựng và ban hành

2016-2019

20

4

11

5

6.4

Hội thảo, hội nghị, sơ kết, tổng kết Đề án

Hội thảo được tổ chức

2016-2019

10

2

5

4

 

PHỤ LỤC 4.3

NHU CẦU KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN NĂM 2018

ĐVT: Triệu đồng

TT

Nội dung hoạt động

Kết quả đầu ra

Thời gian thực hiện

Năm 2018

Kinh phí TW

Kinh phí CTMT

Nguồn ngân sách tỉnh hỗ trợ

Nguồn vốn huy động hợp pháp khác

1500

200

800

500

1

Truyền thông, vận động thay đổi hành vi

 

 

400

53

213

133

1.1

Xây dựng các Pa nô, nhân bản các tài liệu, tờ rơi, sách tuyên truyền

Pa nô, Tài liệu tuyên truyền được phát hành

2016-2020

180

24

96

60

1.2

Sản xuất và phát sóng các chương trình truyền hình, phát thanh của tỉnh, và huyện

Các tin, bài, chuyên mục được phát sóng

2016-2020

30

4

16

10

1.3

Xây dựng chuyên trang trên báo Thanh Hóa phát hành bản tin Dân số, đưa tin trên website Chi cục DS-KHHGĐ và Sở Y tế

Các tin, bài, được đăng tải

2016-2020

20

3

11

7

1.4

Các hoạt động truyền thông tư vấn trực tiếp tại cộng đồng, cung cấp thông tin kiến thức các truyền thông sự kiện về các vấn đề xã hội hóa đến các đối tượng

Các hoạt động truyền thông tư vấn được tổ chức

2016-2020

170

23

91

57

2

Hỗ trợ bổ sung trang thiết bị, dụng cụ KHHGĐ/SKSS cho các cơ sở y tế

 

 

420

56

224

140

2.1

Thu thập thông tin về nhu cầu bổ sung trang thiết bị, dụng cụ KHHGĐ tại cơ sở y tế

Mô hình được triển khai

2016-2020

20

3

11

7

2.3

Hỗ trợ trang thiết bị y tế phục vụ dịch vụ KHHGĐ/SKSS tại cơ sở Y tế

Đối tượng hiểu và tham gia thực hiện xã hội hóa

2016-2020

400

53

213

133

3

Tập huấn, nâng cao năng lực cho các cơ sở y tế tham gia xã hội hóa cung cấp dịch vụ KHHGĐ/SKSS và cung ứng PTTT

 

 

300

40

160

100

3.1

Tập huấn cập nhật, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng tư vấn sử dụng các chủng loại PTTT cho người cung ứng PTTT

Các lớp tập huấn được triển khai

2016-2020

50

7

27

17

3.2

Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tư vấn, kỹ thuật dịch vụ KHHGĐ/SKSS cho người cung cấp dịch vụ.

Các lớp tập huấn được triển khai

2016-2020

50

7

27

17

3.3

Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về xã hội hóa PTTT cho cán bộ chuyên trách dân số xã và Cộng tác viên

Các lớp tập huấn được triển khai

2016-2020

200

27

107

67

4

Triển khai xã hội hóa cung cấp PTTT và DV KHHGĐ

Người cung cấp dịch vụ được hỗ trợ

2016-2020

80

11

43

27

5

Đầu tư cơ sở Vật chất trung tâm Tư vấn và cung ứng dịch vụ KHHGĐ/SKSS thuộc Chi cục DS-KHHGĐ

 

 

230

31

123

77

5.1

Nhân lực 3 Hợp đồng lao động

03 Hợp đồng lao động

2016-2020

80

11

43

27

5.2

Trang thiết bị

Trang thiết bị phục vụ Trung tâm Tư vấn và cung ứng DVKHHGĐ

2016

150

20

80

50

6

Hoạt động về tổ chức, quản lý, điều hành

 

 

70

9

37

23

6.1

Hỗ trợ Ban chỉ đạo, Ban quản lý đề án. Kiểm tra, giám sát triển khai đề án

Báo cáo định kỳ

2016-2020

20

3

11

7

6.2

Tổ chức đoàn học tập kinh nghiệm các tỉnh bạn

Báo cáo kết quả được thông qua

2016-2020

20

3

11

7

6.3

Xây dựng và trình ban hành các cơ chế, chính sách

Văn bản được xây dựng và ban hành

2016-2019

20

3

11

7

6.4

Hội thảo, hội nghị, sơ kết, tổng kết Đề án

Hội thảo được tổ chức

2016-2019

10

1

5

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 4.4

NHU CẦU KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN NĂM 2019

ĐVT: Triệu đồng

TT

Nội dung hoạt động

Kết quả đầu ra

Thời gian thực hiện

Năm 2019

Kinh phí TW

Kinh phí CTMT

Nguồn ngân sách tỉnh hỗ trợ

Nguồn vốn huy động hợp pháp khác

1500

200

800

500

1

Truyền thông, vận động thay đổi hành vi

 

 

400

53

213

133

1.1

Xây dựng các Pa nô, nhân bản các tài liệu, tờ rơi, sách tuyên truyền

Pa nô, Tài liệu tuyên truyền được phát hành

2016-2020

180

24

96

60

1.2

Sản xuất và phát sóng các chương trình truyền hình, phát thanh của tỉnh, và huyện

Các tin, bài, chuyên mục được phát sóng

2016-2020

30

4

16

10

1.3

Xây dựng chuyên trang trên báo Thanh Hóa phát hành bản tin Dân số, đưa tin trên website Chi cục DS-KHHGĐ và Sở Y tế

Các tin, bài, được đăng tải

2016-2020

20

3

11

7

1.4

Các hoạt động truyền thông tư vấn trực tiếp tại cộng đồng, cung cấp thông tin kiến thức các truyền thông sự kiện về các vấn đề xã hội hóa đến các đối tượng

Các hoạt động truyền thông tư vấn được tổ chức

2016-2020

170

23

91

57

2

Hỗ trợ bổ sung trang thiết bị, dụng cụ KHHGĐ/SKSS cho các cơ sở y tế

 

 

420

56

224

140

2.1

Thu thập thông tin về nhu cầu bổ sung trang thiết bị, dụng cụ KHHGĐ tại cơ sở y tế

Mô hình được triển khai

2016-2020

20

3

11

7

2.3

Hỗ trợ trang thiết bị y tế phục vụ dịch vụ KHHGĐ/SKSS tại cơ sở Y tế

Đối tượng hiểu và tham gia thực hiện xã hội hóa

2016-2020

400

53

213

133

3

Tập huấn, nâng cao năng lực cho các cơ sở y tế tham gia xã hội hóa cung cấp dịch vụ KHHGĐ/SKSS và cung ứng PTTT

 

 

300

40

160

100

3.1

Tập huấn cập nhật, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng tư vấn sử dụng các chủng loại PTTT cho người cung ứng PTTT

Các lớp tập huấn được triển khai

2016-2020

50

7

27

17

3.2

Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tư vấn, kỹ thuật dịch vụ KHHGĐ/SKSS cho người cung cấp dịch vụ.

Các lớp tập huấn được triển khai

2016-2020

50

7

27

17

3.3

Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về xã hội hóa PTTT cho cán bộ chuyên trách dân số xã và Cộng tác viên

Các lớp tập huấn được triển khai

2016-2020

200

27

107

67

4

Triển khai xã hội hóa cung cấp PTTT và DV KHHGĐ

Người cung cấp dịch vụ được hỗ trợ

2016-2020

80

11

43

27

5

Đầu tư cơ sở Vật chất trung tâm Tư vấn và cung ứng dịch vụ KHHGĐ/SKSS thuộc Chi cục DS KHHGĐ

 

 

230

31

123

77

5.1

Nhân lực 3 Hợp đồng lao động

03 Hợp đồng lao động

2016-2020

80

11

43

27

5.2

Trang thiết bị

Trang thiết bị phục vụ Trung tâm Tư vấn và cung ứng DVKHHGĐ

2016

150

20

80

50

6

Hoạt động về tổ chức, quản lý, điều hành

 

 

70

9

37

23

6.1

Hỗ trợ Ban chỉ đạo, Ban quản lý đề án. Kiểm tra, giám sát triển khai đề án

Báo cáo định kỳ

2016-2020

20

3

11

7

6.2

Tổ chức đoàn học tập kinh nghiệm các tỉnh bạn

Báo cáo kết quả được thông qua

2016-2020

20

3

11

7

6.3

Xây dựng và trình ban hành các cơ chế, chính sách

Văn bản được xây dựng và ban hành

2016-2019

20

3

11

7

6.4

Hội thảo, hội nghị, sơ kết, tổng kết Đề án

Hội thảo được tổ chức

2016-2019

10

1

5

3

 

PHỤ LỤC 4.5

NHU CẦU KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN NĂM 2020

ĐVT: Triệu đồng

TT

Nội dung hoạt động

Kết quả đầu ra

Thời gian thực hiện

Năm 2020

Kinh phí TW

Kinh phí CTMT

Nguồn ngân sách tỉnh hỗ trợ

Nguồn vốn huy động hợp pháp khác

1500

200

700

600

1

Truyền thông, vận động thay đổi hành vi

 

 

400

53

187

160

1.1

Xây dựng các Pa nô, nhân bản các tài liệu, tờ rơi, sách tuyên truyền

Pa nô, Tài liệu tuyên truyền được phát hành

2016-2020

180

24

84

72

1.2

Sản xuất và phát sóng các chương trình truyền hình, phát thanh của tỉnh, và huyện

Các tin, bài, chuyên mục được phát sóng

2016-2020

30

4

14

12

1.3

Xây dựng chuyên trang trên báo Thanh Hóa phát hành bản tin Dân số, đưa tin trên website Chi cục DS-KHHGĐ và Sở Y tế

Các tin, bài, được đăng tải

2016-2020

20

3

9

8

1.4

Các hoạt động truyền thông tư vấn trực tiếp tại cộng đồng, cung cấp thông tin kiến thức các truyền thông sự kiện về các vấn đề xã hội hóa đến các đối tượng

Các hoạt động truyền thông tư vấn được tổ chức

2016-2020

170

23

79

68

2

Hỗ trợ bổ sung trang thiết bị, dụng cụ KHHGĐ/SKSS cho các cơ sở y tế

 

 

420

56

196

168

2.1

Thu thập thông tin về nhu cầu bổ sung trang thiết bị, dụng cụ KHHGĐ tại cơ sở y tế

Mô hình được triển khai

2016-2020

20

3

9

8

2.3

Hỗ trợ trang thiết bị y tế phục vụ dịch vụ KHHGĐ/SKSS tại cơ sở Y tế

Đối tượng hiểu và tham gia thực hiện xã hội hóa

2016-2020

400

53

187

160

3

Tập huấn, nâng cao năng lực cho các cơ sở y tế tham gia xã hội hóa cung cấp dịch vụ KHHGĐ/SKSS và cung ứng PTTT

 

 

300

40

140

120

3.1

Tập huấn cập nhật, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng tư vấn sử dụng các chủng loại PTTT cho người cung ứng PTTT

Các lớp tập huấn được triển khai

2016-2020

50

7

23

20

3.2

Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tư vấn, kỹ thuật dịch vụ KHHGĐ/SKSS cho người cung cấp dịch vụ.

Các lớp tập huấn được triển khai

2016-2020

50

7

23

20

3.3

Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về xã hội hóa PTTT cho cán bộ chuyên trách dân số xã và Cộng tác viên

Các lớp tập huấn được triển khai

2016-2020

200

27

93

80

4

Triển khai xã hội hóa cung cấp PTTT và DV KHHGĐ

Người cung cấp dịch vụ được hỗ trợ

2016-2020

80

11

37

32

5

Đầu tư cơ sở Vật chất trung tâm Tư vấn và cung ứng dịch vụ KHHGĐ/SKSS thuộc Chi cục DS KHHGĐ

 

 

230

31

107

92

5.1

Nhân lực 3 Hợp đồng lao động

03 Hợp đồng lao động

2016-2020

80

11

37

32

5.2

Trang thiết bị

Trang thiết bị phục vụ Trung tâm Tư vấn và cung ứng DVKHHGĐ

2016

150

20

70

60

6

Hoạt động về tổ chức, quản lý, điều hành

 

 

70

9

33

28

6.1

Hỗ trợ Ban chỉ đạo, Ban quản lý đề án. Kiểm tra, giám sát triển khai đề án

Báo cáo định kỳ

2016-2020

20

3

9

8

6.2

Tổ chức đoàn học tập kinh nghiệm các tỉnh bạn

Báo cáo kết quả được thông qua

2016-2020

20

3

9

8

6.3

Xây dựng và trình ban hành các cơ chế, chính sách

Văn bản được xây dựng và ban hành

2016-2019

20

3

9

8

6.4

Hội thảo, hội nghị, sơ kết, tổng kết Đề án

Hội thảo được tổ chức

2016-2019

10

1

5

4