Quyết định 1371/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Kế hoạch hành động về chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ em tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2018-2020
Số hiệu: 1371/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Long Người ký: Lữ Quang Ngời
Ngày ban hành: 02/07/2018 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Y tế - dược, Dân số, trẻ em, gia đình, bình đẳng giới, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH LONG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1371/QĐ-UBND

Vĩnh Long, ngày 02 tháng 7 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG VỀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE BÀ MẸ, TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ EM TỈNH VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2018 - 2020

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương, ngày 19/6/2015;

Căn cứ Quyết định số 4177/QĐ-BYT , ngày 03/8/2016 của Bộ Y tế về việc phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về Chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ em, giai đoạn 2016 - 2020;

Xét Tờ trình số 1116/TTr-SYT, ngày 01/6/2018 của Giám đốc Sở Y tế,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch hành động về chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ em tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2018 - 2020.

(Kèm theo Kế hoạch số 1115/KH-SYT, ngày 01/6/2018 của Giám đốc Sở Y tế).

Điều 2. Giám đốc Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các ngành có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này; quản lý, sử dụng và thanh quyết toán nguồn kinh phí đúng quy định Nhà nước; báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh và Trung ương.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở: Y tế; Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính; Giáo dục và Đào tạo; Thông tin và Truyền thông; Lao động - Thương binh và Xã hội; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Đã ký




Lữ Quang Ngời

 

UBND TỈNH VĨNH LONG
SỞ Y TẾ

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1115/KH-SYT

Vĩnh Long, ngày 01 tháng 6 năm 2018

 

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

VỀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE BÀ MẸ, TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ EM TỈNH VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2018-2020

Thực hiện Quyết định số 4177/QĐ-BYT ngày 03/8/2016 của Bộ Y tế về việc phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về Chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ em, giai đoạn 2016-2020;

Căn cứ Chỉ thị số 06/CT-BYT ngày 11/8/2017 của Bộ Y tế về việc tăng cường chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh nhằm giảm tử vong mẹ, tử vong sơ sinh;

Sở Y tế Vĩnh Long xây dựng Kế hoạch hành động về chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ em tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2018-2020, gồm các nội dung cụ thể sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Cải thiện sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ em, giảm tử vong mẹ, tử vong trẻ sơ sinh và tử vong trẻ em thông qua các giải pháp can thiệp và thực hiện các biện pháp dự phòng có hiệu quả, góp phần thực hiện các mục tiêu chiến lược bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, giai đoạn 2018 - 2020.

2. Mc tiêu cthể

2.1. Mục tiêu cụ thể 1: Mở rộng diện bao phủ và nâng cao chất lượng chăm sóc bà mẹ trước, trong và sau sanh, tăng cường sự sẵn có và khả năng tiếp cận đối với phụ nữ ở tất cả các tuyến.

* Chỉ tiêu đến năm 2020

TT

Nội dung hoạt động

Đơn vị tính

Chỉ tiêu Năm 2020

1

Giảm tỷ số tử vong mẹ /100.000 trẻ đẻ sống

/100.000

<40

2

Tỷ lệ phụ nữ đẻ được khám thai ít nhất 3 lần trong 3 thai kỳ

%

≥98

3

Tỷ lệ phụ nữ đẻ được khám thai 4 lần trong 3 thai kỳ

%

90

4

Tỷ lệ phụ nữ đẻ được tiêm phòng đủ mũi ngừa uốn ván

%

≥98

5

Tỷ lệ phụ nữ đẻ được cán bộ y tế đỡ

%

99,5

6

Tỷ lệ phụ nữ đẻ do nhân viên y tế đã qua đào tạo đỡ

%

≥99,5

 

Tỷ lệ bà mẹ, trẻ sơ sinh được chăm sóc sau sinh 42 ngày

%

≥99,5

7

Trong đó tuần đầu sau sinh đạt

%

90

8

Phụ nữ có thai được đăng ký quản lý thai, tư vấn xét nghiệm HIV

%

60

9

Tăng tỷ lệ phụ nữ đẻ được xét nghiệm HIV lên

%

60

2.2. Mục tiêu cụ thể 2: Nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ sơ sinh , nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ nhỏ, tăng cường sự sẵn có và khả năng tiếp cận đối với bà mẹ ở tất cả các tuyến.

* Chỉ tiêu đến năm 2020

TT

Nội dung hoạt động

Đơn vị tính

Chỉ tiêu Năm 2020

1

Tỷ suất tử vong sơ sinh/1.000 trẻ đẻ sống

%

<10

2

Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi

%

9,8

3

Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi

%

12,8

4

Tỷ lệ trẻ em < 5 tuổi suy dinh dưỡng (cân nặng/tuổi)

%

12,5

5

Tỷ lệ trẻ em < 5 tui suy dinh dưỡng (chiều cao/tuổi)

%

21,5

6

Suy dinh dưỡng bào thai (< 2500gr) duy trì ở mức:

%

≤3

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ CÁC CAN THIỆP THIẾT YẾU

1. Đối tượng can thiệp:

- Phụ nữ tuổi sinh đẻ, bà mẹ trong thời gian mang thai, trong cuộc đẻ, sau đẻ, bà mẹ đang cho con bú, trẻ sơ sinh, trẻ em đến hết 5 tuổi, người chăm sóc trẻ từ 0-24 tháng tuổi và cộng đồng; ưu tiên vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, người dân tộc.

- Cán bộ quản lý, cán bộ y tế đang làm việc, cộng tác viên... có liên quan trong lĩnh vực Chăm sóc sức khỏe bà mẹ-trẻ em (CSSKBM-TE) ở các tuyến.

2. Các can thiệp thiết yếu:

2.1 Chăm sóc trước khi mang thai.

2.2 Chăm sóc trong khi mang thai.

2.3. Chăm sóc trong và ngay sau đẻ: Thực hiện quy trình chăm sóc thiết yếu bà mẹ và trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ (EENC); Thăm bà mẹ và trẻ sơ sinh tại nhà 42 ngày sau sinh.

2.4. Sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh.

2.5. Dự phòng các bệnh lây truyền từ mẹ sang con.

2.6. Cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho phụ nữ tuổi sinh đẻ, phụ nữ có thai, bà mẹ cho con bú và trẻ nhỏ từ 0-24 tháng tuổi (bú mẹ hoàn toàn 6 tháng đầu và ăn bổ sung hợp lý).

III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Giải pháp về cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc thiết yếu, khoa học, công nghệ.

- Tăng cường cơ sở vật chất cho các tuyến, đặc biệt là các trạm y tế xã/phường có đỡ đẻ, nâng cấp mới và bố trí phòng đẻ riêng, cung cấp, bổ sung các dụng cụ, trang thiết bị theo quy định Hướng dẫn Quốc gia về chăm sóc sức khỏe sinh sản. Duy trì nguồn cung cấp các thuốc cần thiết cho phụ nữ có thai, bà mẹ và cho trẻ sơ sinh, đặc biệt là các thuốc cấp cứu sản khoa ở tuyến xã.

- Bổ sung đồng bộ trang thiết bị, thuốc, nâng cấp cơ sở vật chất kết hợp với đào tạo cán bộ làm công tác sản phụ khoa tại khoa sản và khoa CSSKSS Trung tâm Y tế huyện/thị/thành phố đảm bảo đủ khả năng cung cấp gói dịch vụ cấp cứu sản khoa thiết yếu toàn diện và triển khai, duy trì hoạt động của đơn nguyên sơ sinh.

- Tiếp tục củng cố và thực hiện đầy đủ chức năng nhiệm vụ được giao và theo phân tuyến kỹ thuật của Bộ Y tế. Đẩy mạnh công tác giám sát, hỗ trợ chuyên môn, kỹ thuật tại các tuyến.

- Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động công nghệ thông tin trong chăm sóc sức khỏe bà mẹ-trẻ em đến tuyến xã/phường/thị trấn, kịp thời cập nhật các thông tin mới trong lĩnh vực chuyên ngành, đảm bảo tính chính xác trong việc báo cáo thống kê qua phần mềm ứng dụng đã được triển khai.

2. Giải pháp đảm bảo tài chính, đổi mới phương thức chi trả nhằm tăng cường khả năng tiếp cận chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ em.

- Tăng cường đầu tư cho công tác CSSK bà mẹ, trẻ sơ sinh, và trẻ em từ ngân sách Trung ương thông qua Dụ án hỗ trợ có mục tiêu về chăm sóc sức khỏe sinh sản.

- Huy động các đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội, các phương tiện thông tin đại chúng tham gia vận động chính sách, nguồn lc và môi trường xã hội thuận lợi cho công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em.

- Vận động các tổ chức trong và ngoài nước, các nhà tài trợ, các đối tác phát triển hỗ trợ nguồn lc và kỹ thuật cho công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em.

3. Giải pháp về nguồn nhân lực

3.1. Đối với khóm/ấp:

- Củng cố lc lượng cộng tác viên (CTV) dân số, dinh dưỡng, thông qua các chế độ ưu đãi.

- Tổ chức hội thảo tập huấn cho lực lượng CTV hàng năm về công tác CSSKBM-TE và cập nhật các kiến thức truyền thông tư vấn về dinh dưỡng.

3.2. Đối với tuyến xã/phường/thị trấn:

- Đảm bảo duy trì 100% xã/phường/thị trấn có Nữ hộ sinh hoặc Y sĩ sản nhi.

- Tăng cường đào tạo bổ sung kiến thức, kỹ năng cho cán bộ trực tiếp làm công tác đỡ đẻ tại các trạm y tế xã/phường/thị trấn thông qua các lớp tập huấn ngắn hạn và cầm tay chỉ việc khi có nhu cầu.

3.3. Đối với tuyến huyện/thị/thành phố:

- Bổ sung số lượng và tăng cường tuyển dụng Bác sỹ chuyên khoa sản, nhi; đào tạo Bác sỹ chuyên khoa định hướng sản và nhi, đảm bảo có cán bộ chuyên khoa phụ trách công tác sản phụ khoa-kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) tại khoa sản và khoa Chăm sóc sức khỏe sinh sản (CSSKSS) các huyện/thị/thành phố.

- Tăng cường đào tạo liên tục cho cán bộ y tế trực tiếp làm công tác đỡ đẻ để đạt được tiêu chuẩn “Người đỡ đẻ có kỹ năng”.

- Tập trung đào tạo cán bộ đáp ứng yêu cầu của từng gói dịch vụ kỹ thuật về cấp cứu sản khoa và chăm sóc sơ sinh.

3.4. Đối với tuyến tỉnh:

- Tiếp tục củng cố đội ngũ giảng viên về SKSS, làm mẹ an toàn, để đáp ứng nhu cầu đào tạo cho tuyến cơ sở.

- Đảm bảo đủ lực lượng cán bộ hỗ trợ các đợt chiến dịch truyền thông dân số và cán bộ chỉ đạo tuyến để giám sát chỉ đạo và phản ảnh kịp thời các hoạt động của tuyến cơ sở.

4. Giải pháp tăng cường năng lực về quản lý, hoàn thiện cơ chế chính sách có liên quan đến sức khỏe bà mẹ, trẻ em.

- Chỉ đạo triển khai các hoạt động của tuyến trước đúng theo tiến độ của kế hoạch hàng năm.

- Chỉ đạo cho Chi cục Dân số - KHHGĐ thực hiện chiến dịch Truyền thông vận động lồng ghép dịch vụ KHHGĐ; cử cán bộ tham gia hỗ trợ một số xã/phường/thị trấn trong những ngày cao điểm chiến dịch.

- Cấp phát thuốc, vật tư, phương tiện tránh thai đầy đủ , kịp thời cho các huyện/thị/thành phố theo kế hoạch Chiến dịch cũng như phân bổ định kỳ hàng tháng.

- Tăng cường năng lực cho mạng lưới chăm sóc sức khỏe sinh sản về lập kế hoạch, triển khai thực hiện, theo dõi, giám sát và đánh giá công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ em, tham mưu đề xuất các can thiệp phù hợp với điều kiện thực tế.

- Tăng cường công tác chỉ đạo , giám sát hỗ trợ , kiểm tra việc tuân thủ các quy trình, hướng dẫn chuyên môn , kỹ thuật về làm mẹ an toàn , cấp cứu, hồi sức sản khoa, hồi sức sơ sinh, chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ nhỏ;

- Giám sát và chỉ đạo tuyến trước tăng cường hoạt động quản lý thai, thực hiện đúng quy trình khám thai; việc thực hiện thường quy chăm sóc thiết yếu cho bà mẹ và trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ.

- Giám sát, hỗ trợ triển khai đơn nguyên sơ sinh, góc hồi sức sơ sinh tại phòng sanh đúng theo hướng dẫn Quốc gia về CSSKSS.

- Giám sát và hỗ trợ tuyến trước trong việc tổ chức các buổi hướng dẫn thc hành dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai và bà mẹ có con nhỏ.

5. Giải pháp truyền thông giáo dục sức khỏe, nâng cao kiến thức, thay đi hành vi về chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

- Thường xuyên tổ chức các cuộc truyền thông giáo dục sức khỏe, phối hợp với các ban ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị-xã hội, các cơ quan truyền thông đại chúng tham gia vận động, tuyên truyền về công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ;

- Tăng cường các hoạt động thông tin giáo dục-truyền thông cho cộng đồng về kiến thức, thực hành tốt trong chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ; tính sẵn có và chất lượng của dịch vụ;

- In ấn tờ rơi về nội dung chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cấp cho tuyến huyện, phường, xã (khi được bố trí nguồn kinh phí).

- Đối với tuyến xã/phường/thị trấn phối hợp chiến dịch truyền thông dân số và các ngày tiêm ngừa tại Trạm Y tế thực hiện việc tuyên truyền, tư vấn cho các bà mẹ mang thai và bà mẹ có con nhỏ;

- Triển khai sử dụng sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ, trẻ em tại các tuyến trên địa bàn tỉnh.

- Tăng cường công tác truyền thông sức khỏe sinh sản cho đối tượng vị thành niên, thanh niên; xây dựng kế hoạch phối hợp với ngành Giáo dục tổ chức các buổi truyền thông sức khỏe sinh sản cho đối tượng vị thành niên, thanh niên tại các trường học.

6. Đào tạo, đào tạo lại, cập nhật thông tin thường xuyên đối với cán bộ cung cấp dịch vụ tại các tuyến

- Xây dựng kế hoạch, kinh phí đào tạo các nguồn, tham mưu với sở Y tế, Vụ SKBMTE/BYT để được cấp kinh phí đào tạo hàng năm;

- Tổ chức các lớp đào tạo, cập nhật thông tin cho cán bộ các tuyến kịp thời, đầy đủ theo kế hoạch Chương trình mục tiêu Quốc gia . Phối hợp Bệnh viện đa khoa tỉnh tổ chức các lớp đào tạo theo kế hoạch;

- Tổ chức các lớp tập huấn, cập nhật kiến thức dinh dưỡng cho các cán bộ phụ trách chương trình, cộng tác viên;

- Cử cán bộ tham gia các cuộc Hội thảo chuyên đề, Hội nghị về chuyên môn, cập nhật thông tin để cán bộ y tế nâng cao kiến thức, nắm bắt thông tin kịp thời.

7. Giải pháp tăng cường, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ tại các tuyến trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ em, phát triển các dịch vụ chăm sóc sản khoa, chăm sóc sơ sinh, dinh dưỡng cho trẻ nhỏ

- Tiến hành khảo sát thực trạng công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản, chăm sóc sơ sinh và trẻ nhỏ hàng năm tại các tuyến về cơ sở vật chất, trang thiết bị, tình hình cung cấp dịch vụ, kịp thời xây dựng kế hoạch, tham mưu với cấp trên để chỉ đạo, hỗ trợ, bổ sung đầy đủ, đúng theo hướng dẫn quốc gia về CSSKSS;

- Thống kê, rà soát tình hình mạng lưới cán bộ chuyên ngành chặt chẽ để có kế hoạch đào tạo, tập huấn phù hợp, tham mưu kịp thời với Lãnh đạo sở để bổ sung, đào tạo cán bộ cho những cơ sở còn thiếu nhân sự và cán bộ chưa được đào tạo phù hợp với chuyên ngành;

- Tổ chức giám sát lồng ghép, giám sát toàn diện, đánh giá các kỹ năng lâm sàng của cán bộ trực tiếp cung cấp dịch vụ, hỗ trợ cầm tay chỉ việc tại chỗ để chất lượng dịch vụ ngày càng được nâng cao;

- Tham mưu cho sở Y tế trong công tác tổ chức Thm định các ca tử vong mẹ, tử vong sơ sinh trên địa bàn tỉnh; báo cáo công tác Thẩm định tử vong mẹ về Vụ sức khỏe BMTE theo quy định.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU

1. Công tác lãnh đạo, tổ chức và quản lý:

- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền các cấp đối với công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, sơ sinh và trẻ em.

- Hoàn thiện hệ thống tổ chức bộ máy. Kiện toàn, củng cố và ổn định hệ thống tổ chức trong các hoạt động của hệ thống cán bộ làm công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ em.

- Đẩy mạnh phân cấp, công khai toàn bộ kinh phí, tăng hiệu quả sử dụng các nguồn lực được đầu tư.

- Đảm bảo công tác kiểm tra, giám sát và đánh giá định kỳ trên cơ sở hệ thống các chỉ tiêu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của chương trình.

2. Truyền thông, giáo dục thay đổi hành vi:

- Cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin với nội dung và hình thức phù hợp từng địa phương, từng nhóm đối tượng. Cung cấp trang thiết bị truyền thông, sản phẩm và tài liệu truyền thông.

- Định kỳ đánh giá kết quả thay đổi hành vi của các nhóm đối tượng nhằm điều chỉnh kế hoạch và nội dung, phương hướng hoạt động của chương trình thông tin, giáo dục, truyền thông cho phù hợp

3. Dch vchăm sóc sức khỏe bà m, trẻ sơ sinh và trẻ em :

3.1. Làm mẹ an toàn bao gồm: Chăm sóc bà mẹ trước trong và sau sinh.

3.2. Kế hoạch hóa gia đình: Tăng cường năng lực của mạng lưới cung cấp dịch vụ KHHGĐ. Lồng ghép dịch vụ KHHGĐ với dịch vụ CSSKSS. Bổ sung năng lực trình độ chuyên môn, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng thực hành cho nhân viên cung cấp dịch vụ.

3.3. Phá thai an toàn: Kiện toàn mạng lưới các cơ sở cung cấp dịch vụ phá thai (kể cả tư nhân); bổ sung, cập nhật quy chuẩn kỹ thuật về phá thai an toàn; Nâng cao nhận thức cho người dân về hậu quả của mang thai ngoài ý muốn.

3.4. Dự phòng và điều trị nhiễm khuẩn qua đường sinh sản, bệnh lây truyền qua đường tình dục.

3.5. Chăm sóc sức khỏe sinh sản V thành niên,/thanh niên:

- Mở rộng mô hình cung cấp dịch vụ thân thiện với vị thành niên/thanh niên.

- Tăng cường công tác giáo dục, truyền thông, tư vấn lồng ghép với cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe thân thiện với vị thành niên//thanh niên; Triển khai các hoạt động theo dõi, giám sát, đánh giá dịch vụ nhm mang lại hiệu quả cao.

3.6. Dự phòng, sàng lọc ung thư đường sinh sản.

3.7. Chăm sóc sức khỏe sinh sản nam giới và người cao tuổi.

3.8. Các dịch vụ về công tác dân số/ KHHGĐ:

- Bổ sung nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, dụng cụ y tế, bổ sung nhân lực, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng thực hành cho các cán bộ cung cấp dịch vụ tại tất cả các tuyến, đảm bảo cung cấp dịch vụ theo phân cấp, phân tuyến kỹ thuật.

- Hỗ trợ và tạo điều kiện cho các cơ sở tư nhân, các tổ chức phi Chính phủ tham gia cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ em và KHHGĐ.

- Mở rộng mạng lưới sàng lọc trước sinh, sơ sinh trên cơ sở đào tạo kỹ thuật, bổ sung trang thiết bị và thực hiện đúng quy trình đã ban hành.

- Mở rộng dịch vụ tư vấn và kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân.

- Tổ chức các đội lưu động cung cấp dịch vụ dân số KHHGĐ tại địa bàn chiến dịch và các vùng trọng điểm.

- Tổ chức các hình thức cung cấp dịch vụ DS-KHHGĐ cho người ở các khu công nghiệp.

4. Hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng thực hiện theo Kế hoạch dinh dưỡng hàng năm.

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Tổng kinh phí giai đoạn 2018-2020: 1.517.000.0000

- Nguồn kinh phí Trung ương: 1.320.000.000đ

- Nguồn kinh phí Địa phương: 197.000.000đ

Trong đó:

Số TT

Tên hoạt động/Dự án

Nguồn kinh phí Trung ương (ĐVT: Đồng)

2018

2019

2020

1

Chăm sóc sức khỏe sinh sản

190.000.000

210.000.000

230.000.000

2

Cải thiện tình trạng SDDTE

209.000.000

234.000.000

247.000.000

 

Tổng cộng

399.000.000

444.000.000

477.000.000

 

Số TT

Tên hoạt động/Dự án

Nguồn kinh phí Địa phương (ĐVT: Đồng)

2018

2019

2020

1

Chăm sóc sức khỏe sinh sản

10.600.000

12.000.000

13.000.000

2

Cải thiện tình trạng SDDTE

51.531.500

54.000.000

56.000.000

 

Tổng cộng

62.000.000

66.000.000

69.000.000

- Nguồn kinh phí thực hiện kế hoạch hành động sẽ được huy động từ các nguồn tài chính sau:

+ Ngân sách Trung ương (từ nguồn Chương trình mục tiêu quốc gia Y tế -Dân số);

+ Ngân sách địa phương;

+ Các nguồn khác (nếu có).

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. SY tế

- Chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương liên quan tổ chức triển khai Kế hoạch này trên phạm vi toàn tỉnh; xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch năm phù hợp với Chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, Chiến lược Dân số-SKSS tỉnh, giai đoạn 2018 - 2020.

- Hướng dẫn, kiểm tra và đôn đốc các đơn vị, địa phương thực hiện; theo dõi, tổng hợp, báo cáo định kỳ và đề xuất những vấn đề còn vướng mắc, khó khăn, cần giải quyết để UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo kịp thời.

- Chỉ đạo và hướng dẫn Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Chi cục Dân Số-Kế hoạch hóa gia đình và các đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ được giao xây dựng chương trình công tác triển khai thực hiện nội dung Kế hoạch hành động, đảm bảo hiệu quả.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Phối hợp với Sở Y tế tham mưu UBND tỉnh bố trí nguồn vốn đầu tư phát triển trong kế hoạch hàng năm cho các dự án đảm bảo cho công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ em trên địa bàn tỉnh.

- Phối hợp kiểm tra, giám sát việc sử dụng nguồn kinh phí phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ em đúng mục tiêu, kế hoạch được phê duyệt.

3. Sở Tài chính

Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, căn cứ khả năng ngân sách nhà nước hằng năm, bố trí ngân sách để thực hiện các chương trình, đề án, dự án sau khi được phê duyệt; hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc sử dụng kinh phí thực hiện các chương trình, đề án, dự án đã được phê duyệt theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các quy định pháp luật có liên quan.

4. Sở Giáo dục và Đào tạo

- Phối hợp với Sở Y tế và các sở, ban, ngành, đoàn thể thực hiện chương trình giáo dục sức khỏe giới tính cho thành niên, học sinh trường trung học cơ sở, trung học phổ thông trong tỉnh.

- Tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên những kiến thức, kỹ năng giảng dạy và truyền thông các nội dung về giáo dục sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, giới tính và bình đẳng giới, phòng chống HIV/AIDS cho vị thành niên và thanh niên.

- Lồng ghép tổ chức các hoạt động truyền thông về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe vị thành niên và thanh niên cho học sinh trường trung học cơ sở, trung học phổ thông trong tỉnh.

- Lồng ghép nội dung chăm sóc sức khỏe vị thành niên và thanh niên vào trong chương trình đào tạo của các Trung tâm giáo dục cộng đồng.

- Chỉ đạo các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông trên địa bàn tỉnh thực hiện tốt việc chăm sóc sức khỏe trẻ em.

5. Sở Thông tin và Truyền thông

Hướng dẫn và đôn đốc các cơ quan báo chí, cổng thông tin điện tử tnh, trang thông tin điện tử các huyện, thành phố đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ em tnh Vĩnh Long, giai đoạn 2018-2020.

6. Báo, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh

Phối hợp với Sở Y tế xây dựng các chương trình, chuyên mục, chuyên trang tuyên truyền trên Báo Vĩnh Long, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh nhằm nâng cao nhận thức, thái độ của người dân về chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ em trên địa bàn tỉnh.

7. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội

Phối hợp với Sở Y tế và các đơn vị liên quan lồng ghép các nội dung hoạt động chăm sóc sức khỏe với thực hiện các mục tiêu về bảo vệ, chăm sóc trẻ em và thực hiện các chính sách có liên quan đến trẻ em khó khăn, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.

8. Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh

Phối hợp với Sở Y tế tổ chức tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng làm mẹ an toàn, kỹ năng chăm sóc trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, tạo điều kiện cho chị em được tiếp cận các kiến thức, kỹ năng cơ bản trong việc chăm sóc sức khỏe của bản thân và các thành viên trong gia đình.

9. Tỉnh Đoàn

Phối hợp với Sở Y tế tổ chức các loại hình sinh hoạt văn hóa lành mạnh, tạo môi trường thuận lợi, tuyên truyền vận động và phát huy vị thành niên/thanh niên tham gia các hoạt động phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS. Tổ chức các buổi hoạt động ngoại khóa về giáo dục kiến thức, kỹ năng sống, kỹ năng từ chối cho vị thành niên/thanh niên.

10. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức chính trị xã hội liên quan

Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của mình, phối hợp với Sở Y tế đưa nội dung chăm sóc sức khỏe sinh sản, tập trung vào làm mẹ an toàn và chăm sóc sơ sinh vào kế hoạch, chương trình hoạt động của Hội, đoàn thể mình; tổ chức triển khai, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đến các cấp Hội cơ sở và hội viên.

11. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

- Căn cứ vào nhu cầu của công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ em của địa phương cũng như điều kiện về nguồn lực, xây dựng Kế hoạch hành động của huyện, thị xã, thành phố về chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ em tỉnh Vĩnh Long, giai đoạn 2018 - 2020.

- Có trách nhiệm cụ thể hóa và triển khai nội dung kế hoạch, đảm bảo tiến độ thực hiện các chỉ tiêu của địa phương mình.

- Chỉ đạo xã, phường, thị trấn thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ em.

Định kỳ 6 tháng, một năm các sở, ban, ngành, địa phương báo cáo kết quả về Sở Y tế - Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo chăm sóc sức khỏe nhân dân tỉnh để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Y tế.

Trên đây là Kế hoạch hành động về chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ em tỉnh Vĩnh Long, giai đoạn 2018-2020./.

 

 

KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC




Nguyễn Công Tuấn