Quyết định 136/QĐ-UBND năm 2017 Kế hoạch thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2017-2020
Số hiệu: | 136/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Yên Bái | Người ký: | Phạm Thị Thanh Trà |
Ngày ban hành: | 20/01/2017 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Nông nghiệp, nông thôn, Công nghiệp, Thương mại, đầu tư, chứng khoán, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 136/QĐ-UBND |
Yên Bái, ngày 20 tháng 01 năm 2017 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22/6/2015;
Căn cứ Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014;
Căn cứ Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;
Căn cứ Chương trình hành động số 30-CTr/TU ngày 30/8/2016 của Tỉnh ủy Yên Bái về thực hiện Nghị quyết Đại hội đảng bộ tỉnh lần thứ XVII và Nghị quyết Đại hội đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 175/TTr-SKHĐT ngày 28/12/2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2017 - 2020.
Điều 2. Giao Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc tổ chức thực hiện Quyết định này.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, các tổ chức và cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
|
CHỦ TỊCH |
THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO LĨNH VỰC SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP, DỊCH VỤ VÀ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI GIAI ĐOẠN 2017 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 136/QĐ-UBND ngày 20 tháng 01 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái)
Tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về thu hút đầu tư theo hướng chọn lọc các dự án có chất lượng, tiết kiệm tài nguyên, năng lượng, sử dụng công nghệ hiện đại, công nghệ cao, thân thiện với môi trường, phù hợp với định hướng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh.
Tạo môi trường đầu tư minh bạch, rõ ràng, hấp dẫn, tin cậy để vận động thu hút, nâng cao chất lượng dòng vốn đầu tư; tăng cường hiệu quả các đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đã được đề ra trong Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XVIII.
Hướng thu hút đầu tư vào các nhà đầu tư đến từ các quốc gia và vùng lãnh thổ có nền kinh tế phát triển trong khu vực và toàn thế giới.
Triển khai thực hiện các kế hoạch vận động thu hút theo sự chỉ đạo, điều hành chặt chẽ, toàn diện từ cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của doanh nghiệp và của toàn dân. Thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đồng bộ, phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh, của từng ngành và địa phương.
Trong tổ chức thực hiện phải chỉ đạo kiên quyết, sát sao, cụ thể, tránh hình thức; phải đặt ra yêu cầu có sự chuyển biến từng khâu, bộ phận công việc, thủ tục hành chính; có sự kết hợp đồng bộ, hiệu quả giữa các ngành, địa phương, đơn vị đối với những công việc có liên quan; lấy mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và sự phát triển của doanh nghiệp lên hàng đầu.
II. NỘI DUNG LĨNH VỰC VẬN ĐỘNG, THU HÚT ĐẦU TƯ:
Vận động thu hút đầu vào lĩnh vực nông, lâm nghiệp để phát triển sản xuất tập trung theo hướng hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, nhất là đối với các loại cây trồng và vật nuôi tại địa phương có thế mạnh như: Phát triển vùng lúa hàng hóa chất lượng cao; phát triển và trồng rừng kinh tế, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng khoanh nuôi tái sinh; phát triển vùng quế, vùng chè, vùng cây ăn quả, vùng chăn nuôi gia súc, gia cầm, vùng nuôi trồng thủy sản tập trung trên cơ sở gắn với các khu vực chế biến sau thu hoạch theo hướng công nghiệp đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tại chỗ và tiến tới hướng mạnh vào xuất khẩu. Đầu tư Phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại; đẩy mạnh hoạt động khuyến nông, khuyến công và dạy nghề cho nông dân, đồng thời nhân rộng các mô hình sản xuất điển hình, tiên tiến trong sản xuất nông, lâm nghiệp và kinh tế nông thôn; cơ cấu lại ngành, nghề, khôi phục và phát triển một số vùng cây nông nghiệp, vùng cây lâm nghiệp, vùng đồng cỏ chăn nuôi, vùng nước mặt nuôi trồng thủy sản, vùng cây ăn quả truyền thống có thế mạnh, tăng tỷ trọng chế biến trong sản xuất nông lâm nghiệp, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực, tạo tiền đề hình thành và xây dựng các vùng nông thôn mới trên địa bàn toàn tỉnh.
Đầu tư xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng các khu, cụm công nghiệp nhằm tăng cường năng lực thu hút đầu tư nước ngoài vào sản xuất, kinh doanh các lĩnh vực chế biến khoáng sản (đá vôi trắng, đá quý, cao lanh, felspat; grafit, quặng sắt...); chế biến lâm, nông sản (chế biến chè xanh, chè đen, chế biến gỗ ván ép, ván ghép thanh, ván sàn, đồ gỗ dân dụng...); sản xuất vật liệu xây dựng (ngói, gạch không nung, gạch tuynel...); sản xuất giầy da, may xuất khẩu; lắp ráp ô tô, xe máy, lắp ráp linh kiện điện tử; chế tạo các chi tiết tiêu chuẩn, khuôn mẫu chính xác... thay thế hàng nhập khẩu, phục vụ công nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy và các máy móc, thiết bị chuyên dùng khác...
Trên cơ sở gắn các khu vực chế biến sau thu hoạch theo hướng công nghiệp đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tại chỗ và tiến tới hướng mạnh vào xuất khẩu tại các huyện có thế mạnh như: Xây dựng và phát triển các dự án trồng, chế biến quả sơn tra; phát triển các dự án trồng, chế biến chè đen, chè xanh, chè tinh chế và các sản phẩm từ cây quế.
3. Lĩnh vực dịch vụ - du lịch:
Tập trung phát triển lĩnh vực du lịch, khai thác tốt tiềm năng và thế mạnh trên địa bàn như: Du lịch danh lam thắng cảnh, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa; du lịch thể thao nước, du lịch tham quan, nghiên cứu, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch lễ hội... tiến tới kết nối du lịch cả nước và quốc tế. Theo đó, tăng cường đầu tư xây dựng một số khu du lịch lớn: Khu du lịch sinh thái Hồ Thác Bà, khu du lịch sinh thái huyện Lục Yên, cụm du lịch trung tâm thành phố Yên Bái và dọc sông Hồng, khu du lịch sinh thái huyện Trấn Yên, khu du lịch Suối Giàng, khu du lịch suối nước nóng Bản Bon, Bản Hốc, Đầu tư phát triển khu du lịch sinh thái ruộng bậc thang Mù Cang Chải.
Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ trên thị trường nội địa; đẩy mạnh khai thác tiềm năng và lợi thế của từng lĩnh vực dịch vụ, tăng cường sự hợp tác giữa các lĩnh vực dịch vụ để cùng cạnh tranh và phát triển.
Đẩy mạnh hoạt động dịch vụ thu ngoại tệ tại chỗ thông qua các hoạt động dịch vụ du lịch, tài chính ngân hàng, thu kiều hối và bán hàng tại chỗ, bưu chính viễn thông.
4. Địa bàn vận động thu hút đầu tư:
Đầu tư phát triển các dự án về chế biến các sản phẩm nông nghiệp: Chế biến quả sơn tra ở huyện Mù Cang Chải; trồng, phát triển thương hiệu gạo nếp Tú Lệ tại thị xã Nghĩa Lộ; đầu tư xây dựng vùng cây dược liệu, cây ăn quả tập trung tại các huyện: Văn Chấn, Văn Yên, Lục Yên, Trạm Tấu, Mù Cang Chải; đầu tư phát triển các dự án trồng rau sạch tại các huyện Văn Yên, Văn Chấn, thành phố Yên Bái; trồng cây lấy quả, nuôi trồng thủy sản trên hồ Thác Bà, chăn nuôi chế biến heo công nghệ cao tại huyện Yên Bình; trồng và phát triển cây chè tại huyện Trạm Tấu; chế biến thịt gia súc tại thành phố Yên Bái.
Đầu tư xây dựng dự án lắp ráp linh kiện điện tử; nhà máy lắp ráp máy nông nghiệp; chế tạo các chi tiết tiêu chuẩn, khuôn mẫu chính xác... thay thế hàng nhập khẩu, phục vụ công nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy và các máy móc, thiết bị chuyên dùng khác trong ngành nông nghiệp... sản xuất nhựa dân dụng, sản xuất sơn, bột bả, chất tẩy rửa, sứ dân dụng, tại khu công nghiệp phía Nam, khu công nghiệp Âu Lâu, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái.
Đầu tư phát triển khu kinh tế tổng hợp tại khu vực hữu ngạn Sông Hồng thuộc các xã: Giới Phiên, Hợp Minh, Âu Lâu của thành phố Yên Bái và xã Minh Quân, xã Quy Mông của huyện Trấn Yên theo hướng công nghệ sạch.
Đầu tư mở rộng các hoạt động dịch vụ, như khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi, giải trí, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ đầu mối... đan xen cùng phát triển tạo tiền đề khai thác, đón đầu cơ hội đầu tư của các nhà đầu tư và khai thác thế mạnh của đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai đi qua địa phận tỉnh.
Xây dựng các trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tự chọn trên địa bàn thành phố Yên Bái và ở các huyện, thị xã nơi tập trung đông dân cư và là đầu mối giao lưu văn hóa, kinh tế - xã hội của vùng, của khu vực, như thị xã Nghĩa Lộ, thị trấn Mậu A huyện Văn Yên, thị trấn Cổ Phúc huyện Trấn Yên, thị trấn Yên Thế huyện Lục Yên, thị trấn Yên Bình huyện Yên Bình...
Đầu tư xây dựng một số khu du lịch lớn: Khu du lịch sinh thái Hồ Thác Bà; khu du lịch sinh thái huyện Lục Yên; cụm du lịch trung tâm thành phố Yên Bái và dọc sông Hồng; khu du lịch sinh thái Đầm Hậu, hồ Vân Hội huyện Trấn Yên; khu du lịch Suối Giàng; khu du lịch nghỉ dưỡng suối nước nóng Bản Bon, Bản Hốc; khu du lịch sinh thái ruộng bậc thang Mù Cang Chải.
5. Vận động, lựa chọn nhà đầu tư
Tập trung vận động, thu hút tất cả các nhà đầu tư nước ngoài có đủ điều kiện về tiềm lực kinh tế, khoa học kỹ thuật, khoa học quản lý, có công nghệ tiên tiến thân thiện với môi trường, có bề dầy kinh nghiệm, hệ thống quản lý hiện đại, khả năng đầu tư ổn định, lâu dài trên địa bàn tỉnh; sử dụng tiết kiệm đất, sử dụng lao động chất lượng cao, ít lao động phổ thông.
Chú trọng thiết lập quan hệ và kêu gọi đầu tư từ các quốc gia hàng đầu thế giới. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đến từ các nền kinh tế phát triển: Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc...
Đối tác trọng tâm theo quốc gia, vùng lãnh thổ: Nhật Bản, Hàn Quốc và các nhà đầu tư đến từ các nước có nền kinh tế phát triển bao gồm: Mỹ, Pháp, Ý các nước có nền kinh tế mới nổi như: Ấn Độ, Nga, Brazil,...
(Biểu danh mục các dự án kèm theo)
III. Giải pháp thực hiện vận động, thu hút đầu tư
1. Giải pháp về cơ chế chính sách
Tiếp tục đơn giản hóa thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian cấp quyết định chủ trương đầu tư; cấp, điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Làm tốt công tác hỗ trợ, giúp đỡ nhà đầu tư sau cấp giấy chứng nhận đầu tư.
Tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hệ thống hạ tầng ngoài hàng rào các khu, cụm công nghiệp, như cấp điện, nước, đường giao thông... cần có sự ổn định về cung cấp năng lượng và thực hiện dứt điểm công tác giải phóng mặt bằng, giao mặt bằng sạch cho nhà đầu tư triển khai thực hiện hoạt động đầu tư đúng tiến độ đề ra.
Ưu tiên các dự án có công nghệ và dịch vụ hiện đại, tiết kiệm năng lượng, công nghệ thân thiện với môi trường; hình thành chuỗi giá trị, mạng lưới liên kết sản xuất, kinh doanh; phân loại các khu kinh tế, khu công nghiệp để xử lý trên nguyên tắc hiệu quả kinh tế - xã hội, khắc phục tình trạng lãng phí đất đai, đầu tư theo phong trào.
Rà soát, sửa đổi, bổ sung chính sách ưu đãi đối với các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đặc biệt được áp dụng đối với dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn của các tập đoàn công nghệ cao trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp, nông thôn tạo ra tiềm lực và sức lan tỏa lớn trong từng sản phẩm, từng ngành kinh tế.
2. Giải pháp về quy hoạch và phát triển cơ sở hạ tầng
Tiếp tục hoàn thiện quy hoạch chi tiết các khu cụm, công nghiệp, các địa phương có nhiều lao động, các vùng nguyên liệu phụ trợ, hệ thống đường giao thông kết nối khu, cụm công nghiệp, vùng nguyên liệu, nhằm hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài.
Tiếp tục phát triển cơ sở hạ tầng sẵn sàng phục vụ nhà đầu tư triển khai dự án như: Giao thông, điện, cấp thoát nước, dịch vụ viễn thông…, triển khai đầu tư hạ tầng các khu, cụm công nghiệp.
3. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực
Tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ cho các dự án đầu tư nước ngoài có quy mô lớn, khắc phục tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực đã qua đào tạo. Nâng cao trình độ lao động, đặc biệt đối với người nông dân bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp.
4. Giải pháp về tăng cường và nâng cao chất lượng công tác xúc tiến đầu tư
Công tác xúc tiến đầu tư cần được đổi mới, nâng cao chất lượng thông qua các hoạt động hội thảo, triển lãm mang tầm khu vực, nhằm quảng bá, giới thiệu hình ảnh, tiềm năng thế mạnh của địa phương đến đông đảo bạn bè quốc tế và các nhà đầu tư trong khu vực và thế giới. Đặc biệt, quan tâm công tác xúc tiến tại chỗ để hỗ trợ các hoạt động đầu tư có hiệu quả.
Xây dựng và cập nhật thường xuyên tài liệu phục vụ cho công tác xúc tiến đầu tư (tích hợp file mềm vào USB, đĩa CD); giới thiệu, tuyên truyền và quảng bá hình ảnh, môi trường đầu tư tỉnh Yên Bái trên các phương tiện thông tin truyền thông của Trung ương và của tỉnh: Báo chí, truyền hình, mạng internet.
Xây dựng và phát triển gói thông tin giành cho các nhà đầu tư: Cung cấp đầy đủ và minh bạch hệ thống các chính sách, pháp luật liên quan đến hoạt động đầu tư, danh mục các lĩnh vực ưu tiên và ưu đãi đầu tư, thông tin chi tiết về các ưu đãi đầu tư theo danh mục lĩnh vực ưu tiên, trao đổi thông tin hỗ trợ giải đáp thông tin cho các nhà đầu tư.
Tham gia các hoạt động xúc tiến, vận động đầu tư trong và ngoài nước. Chủ động phối hợp hoạt động xúc tiến đầu tư của tỉnh với các hoạt động ngoại giao, xúc tiến thương mại và du lịch. Chủ động phối hợp và lồng ghép các hoạt động xúc tiến đầu tư của tỉnh với chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia.
Xây dựng và công bố danh mục dự án kêu gọi vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giai đoạn 2017 - 2020.
5. Giải pháp về tăng cường công tác quản lý nhà nước về đầu tư
Đối với tất cả các hồ sơ dự án đầu tư không phân biệt thuộc diện cấp quyết định chủ trương hay không, cơ quan tiếp nhận hồ sơ (Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý các Khu công nghiệp) phải lập báo cáo đánh giá dự án, trong báo cáo đánh giá cần phải làm rõ các nội dung:
- Thông tin về dự án gồm: Thông tin về nhà đầu tư, mục tiêu, quy mô, địa điểm, tiến độ thực hiện dự án;
- Việc đáp ứng điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài (năng lực kinh nghiệm và năng lực tài chính)(nếu có);
- Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và quy hoạch sử dụng đất; đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế xã hội của dự án;
- Đánh giá về ưu đãi đầu tư và điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư (nếu có);
- Đánh giá căn cứ pháp lý về quyền sử dụng địa điểm đầu tư của nhà đầu tư.
- Đánh giá về công nghệ sử dụng trong dự án (các tiêu chuẩn kỹ thuật của dự án, công nghệ của dự án đảm bảo hệ thống các tiêu chuẩn kỹ thuật của dự án phải bằng hoặc cao hơn hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật của Việt Nam, công nghệ sử dụng trong dự án phải là công nghệ tiên tiến và thân thiện với môi trường).
- Đánh giá các lợi ích mang lại khi cho phép dự án được triển khai thực hiện (tạo công ăn việc làm, thu ngân sách, chuyển giao công nghệ, tác động lan tỏa, thúc đẩy sự phát triển của ngành kinh tế mũi nhọn,...)
- Dự báo hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư: Lợi ích mà nhà đầu tư có được qua việc triển khai dự án.
- Dự báo khả năng những tác động tiêu cực của dự án đầu tư đối với các mặt kinh tế - xã hội của địa phương: Tác động về môi trường, văn hóa, an ninh trật tự...
- Đặc biệt chú trọng thẩm định kỹ các dự án sử dụng nhiều đất. Đối với các dự án có quy mô lớn, có tác động lớn đến kinh tế - xã hội, cần chú trọng xem xét đánh giá năng lực tài chính của nhà đầu tư, có biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ triển khai dự án đúng tiến độ cam kết. Đối với các dự án có địa điểm đầu tư nằm ở vị trí chiến lược liên quan đến an ninh, phòng thủ của tỉnh cần phải có ý kiến của Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh trước khi cấp phép đầu tư, đảm bảo hài hòa lợi ích về kinh tế và an ninh - quốc phòng. Đồng thời cần tăng cường sự phối hợp giữa các sở ngành, cơ quan chức năng trong công tác thẩm tra hồ sơ dự án đối với các dự án thuộc diện thẩm định theo quy định.
Giám sát, theo dõi chặt chẽ việc triển khai thực hiện dự án của nhà đầu tư theo thỏa thuận thực hiện dự án: Tiến độ, vốn thực hiện,... kiểm tra giám sát chặt chẽ việc tuân thủ các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật, bảo hộ lao động, bảo vệ môi trường,... tăng cường các biện pháp giám sát kiểm tra về công nghệ, máy móc thiết bị của các dự án đầu tư nước ngoài. Kiên quyết xử lý những dự án có vi phạm, đặc biệt là những vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Rà soát, thu hồi giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án có vi phạm nghiêm trọng hoặc không triển khai thực hiện dự án theo quy định.
Thường xuyên theo dõi, giám sát để ngăn ngừa các nguy cơ xảy ra tranh chấp tại khu vực đầu tư nước ngoài (tranh chấp giữa các cổ đông, thành viên, tranh chấp giữa nhà đầu tư với cơ quan quản lý nhà nước của tỉnh...). Xử lý tốt các tranh chấp đã xảy ra, ưu tiên biện pháp hòa giải, thương lượng.
Tăng cường các biện pháp hỗ trợ nhà đầu tư tháo gỡ các vấn đề khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện dự án (liên quan đến thủ tục hành chính, đảm bảo an ninh, xử lý các vấn đề xung đột lợi ích giữa người lao động với nhà đầu tư).
Tổ chức các hội nghị xúc tiến đầu tư tại Việt Nam và nước ngoài nhằm quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh của địa phương, các chủ trương chính sách thu hút đầu tư và các dự án vận động thu hút đầu tư.
Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác vận động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở cấp tỉnh, cấp huyện.
Xây dựng chế độ báo cáo về công tác theo dõi, kiểm tra và đánh giá đầu tư đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Yên Bái.
IV. Phân công tổ chức thực hiện:
Đăng ký danh mục dự án vận động, thu hút đầu tư nước ngoài với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, ngành liên quan.
Chỉ đạo các chương trình xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước chung toàn tỉnh; chủ động phối hợp với các bộ, cơ quan Trung ương tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư quy mô lớn nhằm thu hút các nhà đầu tư, các tập đoàn có năng lực đầu tư vào tỉnh.
Chỉ đạo các cơ quan quản lý nhà nước kiểm tra, giám sát theo định kỳ về tình hình triển khai thực hiện Kế hoạch vận động, thu hút đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh.
Hàng năm báo cáo đánh giá kết quả vận động, thu hút vốn đầu tư nước ngoài của tỉnh với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, ngành liên quan.
2. Các sở, ngành, Ủy ban nhân các huyện, thị xã, thành phố:
a) Sở Kế hoạch và Đầu tư:
Chủ trì phối hợp với các sở, ngành xây dựng danh mục dự án vận động, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh đăng ký với Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Là Cơ quan đầu mối tiếp nhận hồ sơ, tài liệu liên quan đến dự án đầu tư do nhà đầu tư nước ngoài xin cấp Quyết định chủ trương đầu tư, Giấy đăng ký đầu tư ngoài các khu công nghiệp.
Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh thực hiện các hoạt động thẩm định cấp, điều chỉnh, thu hồi giấy đăng ký đầu tư cho các dự án đầu tư nước ngoài thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh; làm đầu mối tổng hợp, báo cáo đánh giá về tình hình vận động, thu hút, quản lý nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn hàng năm và cho từng giai đoạn phát triển.
b) Sở Tài nguyên và Môi trường:
Tiếp tục rà soát, hoàn thiện và công bố rộng rãi quy hoạch sử dụng đất của tỉnh theo hướng sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai.
Rà soát việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư đã được giao đất, kiên quyết kiến nghị thu hồi đất đối với những dự án không triển khai hoặc triển khai chậm so với quy định của pháp luật.
Nghiên cứu, đề xuất cơ chế giám sát, thanh tra, kiểm tra các dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường quá giới hạn.
c) Sở Khoa học và Công nghệ:
Tiến hành rà soát, đánh giá công nghệ đã được sử dụng tại các dự án đang triển khai, kiến nghị biện pháp xử lý đối với các cơ sở sản xuất sử dụng công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm môi trường lớn.
Nghiên cứu, đề xuất quy định hỗ trợ đầu tư về chuyển giao công nghệ, hỗ trợ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
d) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
Rà soát, nghiên cứu, tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh trong hỗ trợ đào tạo nghề nhằm đáp ứng nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp. Bổ sung quy định về hỗ trợ cung ứng lao động cho các doanh nghiệp, hỗ trợ đầu tư đối với dự án đầu tư vào lĩnh vực đào tạo nghề cho lao động.
đ) Sở Công Thương: Xây dựng Đề án phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh.
e) Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh: Là cơ quan đầu mối tiếp nhận hồ sơ, tài liệu liên quan đến dự án đầu tư xin cấp Quyết định chủ chủ trương đầu tư, Giấy đăng ký đầu tư đối với các dự án thực hiện trong khu công nghiệp. Xây dựng quy hoạch phát triển các Khu công nghiệp tỉnh Yên Bái đến năm 2020.
g) Các sở, ban, ngành, địa phương liên quan:
Chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động kết hợp với hoạt động xúc tiến đầu tư trong công tác đối ngoại, thông tin của địa phương nhằm tăng cường mối quan hệ hợp tác trên mọi lĩnh vực, đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho nhà đầu tư và các doanh nghiệp đến tìm hiểu và đầu tư dự án tại địa bàn tỉnh.
Tham gia điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch và danh mục dự án vận động, thu hút đầu tư nước ngoài phát sinh vào Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và quy hoạch của ngành.
Trong quá trình thực hiện, do nhu cầu đầu tư phát triển, hoặc do nhà đầu tư đề nghị thực hiện dự án đầu tư nhưng chưa nêu trong Kế hoạch này, đề nghị các ngành, địa phương có văn bản đề xuất gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét, nghiên cứu, có văn bản trình Ủy ban nhân dân tỉnh bổ sung vào danh mục dự án của Kế hoạch vận động, thu hút đầu tư nước ngoài đã được phê duyệt./.
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI GIAI ĐOẠN 2017 - 2020 CỦA TỈNH YÊN BÁI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 136/QĐ-UBND ngày 20 tháng 01 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái)
Đơn vị tính: triệu USD
Stt |
Tên dự án đầu tư |
Địa điểm thực hiện dự án |
Quy mô dự án |
Thời gian thực hiện |
Vốn đầu tư |
Hình thức đầu tư |
Ghi chú |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
I |
Các dự án lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp |
|
|
|
|
|
|
1 |
Dự án chế biến quả sơn tra |
Huyện Mù Cang Chải |
50.000 tấn quả/năm |
2016-2020 |
1,6 |
100% vốn của nhà đầu tư |
|
2 |
Dự án trồng, phát triển thương hiệu lúa nếp Tú Lệ và chế biến các sản phẩm nông nghiệp |
Huyện Văn Chấn, |
05 ha |
2016-2020 |
2,3 |
100% vốn của nhà đầu tư |
|
3 |
Dự án đầu tư xây dựng vùng cây dược liệu, cây ăn quả tập trung |
Các huyện: Văn Chấn, Văn Yên, Lục Yên, Trạm Tấu, Mù Cang Chải |
1.000 ha |
2016-2020 |
4,5 |
100% vốn của nhà đầu tư |
|
4 |
Dự án sản xuất rau sạch công nghệ cao (Văn Yên 50 ha, Tp. Yên Bái 50 ha) |
Huyện Văn Yên; Thành phố Yên Bái |
100 ha |
2016-2020 |
02 |
100% vốn của nhà đầu tư |
|
5 |
Dự án trồng cây lấy quả công nghệ cao |
Huyện Yên Bình |
300 ha |
2016-2020 |
02 |
100% vốn của nhà đầu tư |
|
6 |
Dự án đầu tư trồng và phát triển cây chè |
Huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái |
40 ha |
2016-2020 |
0,71 |
100% vốn của nhà đầu tư |
|
7 |
Dự án chăn nuôi, trồng trọt công nghệ cao |
Xã Âu Lâu, Thành phố Yên Bái |
10 ha |
2016-2020 |
2,3 |
100% vốn của nhà đầu tư |
|
8 |
Dự án chăn nuôi và chế biến heo công nghệ cao |
Huyện Yên Bình |
100 ha |
2016-2020 |
06 |
100% vốn của nhà đầu tư |
|
9 |
Dự án chế biến thịt gia súc |
Thành phố Yên Bái |
15.000 tấn thịt hơi |
2016-2020 |
05 |
100% vốn của nhà đầu tư |
|
10 |
Dự án đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản trên Hồ Thác Bà. |
Huyện Lục Yên; Huyện Yên Bình |
1.000 ha |
2016-2020 |
05 |
100% vốn của nhà đầu tư |
|
11 |
Dự án chăn nuôi và chế biến heo công nghệ cao |
Huyện Lục Yên |
15 ha |
2016-2020 |
2,3 |
100% vốn của nhà đầu tư |
|
12 |
Dự án trồng và chế biến gỗ rừng trồng |
Huyện Văn Yên |
200 ha |
2016-2020 |
2,5 |
100% vốn của nhà đầu tư |
|
13 |
Dự án xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung tại thị xã Nghĩa Lộ |
Thị xã Nghĩa Lộ |
3.000 tấn thịt hơi |
2016-2020 |
1,5 |
100% vốn của nhà đầu tư |
|
14 |
Dự án phát triển thương hiệu lúa Séng cù gắn với chỉ dẫn địa lý gạo Mường Lò |
Thị xã Nghĩa Lộ |
50 ha/vụ *2 vụ/năm |
2016-2020 |
2,5 |
100% vốn của nhà đầu tư |
|
II |
Các dự án lĩnh vực công nghiệp |
|
|
|
|
|
|
1 |
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất, lắp ráp linh kiện điện tử |
Huyện Trấn Yên |
5 ha |
2016-2020 |
10 |
100% vốn của nhà đầu tư |
|
2 |
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy lắp ráp máy nông nghiệp |
Thành phố Yên Bái |
3 ha |
2016-2020 |
4,5 |
100% vốn của nhà đầu tư |
|
3 |
Dự án xây dựng nhà máy cơ khí sản xuất các chi tiết tiêu chuẩn, khuôn mẫu chính xác |
Thành phố Yên Bái |
2 ha |
2016-2020 |
10 |
100% vốn của nhà đầu tư |
|
4 |
Dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Minh Quân |
Huyện Trấn Yên |
120 ha |
2016-2020 |
18,2 |
100% vốn của nhà đầu tư |
|
5 |
Dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Âu Lâu |
Thành phố Yên Bái |
112 ha |
2016-2020 |
13,6 |
100% vốn của nhà đầu tư |
|
6 |
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất nhựa dân dụng |
Thành phố Yên Bái |
2 ha |
2016-2020 |
3,5 |
100% vốn của nhà đầu tư |
|
7 |
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất sứ dân dụng |
Huyện Trấn Yên, Thành phố Yên Bái |
500.000 sản phẩm /năm |
2016-2020 |
4,5 |
100% vốn của nhà đầu tư |
|
8 |
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy giầy da xuất khẩu |
Thành phố Yên Bái |
1 triệu đôi/năm |
2016-2020 |
4,5 |
100% vốn của nhà đầu tư |
|
9 |
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất sứ vệ sinh |
Thành phố Yên Bái |
2 ha |
2016-2020 |
5 |
100% vốn của nhà đầu tư |
|
10 |
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy gạch men ốp lát |
Huyện Trấn Yên |
5 ha |
2016-2020 |
5 |
100% vốn của nhà đầu tư |
|
11 |
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất sơn, bột bả |
Thành phố Yên Bái |
2 ha |
2016-2020 |
5 |
100% vốn của nhà đầu tư |
|
12 |
Dự án khôi phục làng nghề dệt may thổ cẩm truyền thống, chế biến ẩm thực gắn với du lịch tại thị xã Nghĩa Lộ |
thị xã Nghĩa Lộ |
180.000 SP/năm |
2016-2020 |
2,5 |
100% vốn của nhà đầu tư |
|
13 |
Dự án xây dựng làng nghề tết bện các loại sản phẩm nguyên liệu làm từ cói |
thị xã Nghĩa Lộ |
200.000 SP/năm |
2016-2020 |
1,5 |
100% vốn của nhà đầu tư |
|
III |
Thương mại - Du Iịch - Văn hóa |
|
|
|
|
|
|
1 |
Dự án đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái xã Nà Hẩu |
Huyện Văn Yên |
100 ha |
2016-2020 |
9,1 |
100% vốn của nhà đầu tư |
|
2 |
Dự án đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái, văn hóa hồ Thác Bà |
Huyện Yên Bình và huyện Lục Yên |
1.000 ha |
2016-2020 |
63,7 |
100% vốn của nhà đầu tư |
|
3 |
Dự án đầu tư xây dựng khu liên hợp nhà vườn, các khu vui chơi, dịch vụ |
Thị xã Nghĩa Lộ |
30 ha |
2016-2020 |
4,5 |
100% vốn của nhà đầu tư |
|
4 |
Dự án đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái Đầm Vân Hội |
Huyện Trấn Yên |
150 ha |
2016-2020 |
2,6 |
100% vốn của nhà đầu tư |
|
5 |
Dự án đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái, văn hóa Mường Lò |
Thị xã Nghĩa Lộ |
200 ha |
2016-2020 |
2,6 |
100% vốn của nhà đầu tư |
|
6 |
Dự án đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái, văn hóa danh thắng quốc gia ruộng bậc thang Mù Cang Chải |
Huyện Mù Cang Chải |
350 ha |
2016-2020 |
3,3 |
100% vốn của nhà đầu tư |
|
7 |
Dự án đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khỏe Bản Bon |
Huyện Văn Chấn |
30 ha |
2016-2020 |
45,5 |
100% vốn của nhà đầu tư |
|
8 |
Dự án xây dựng khu vui chơi giải trí thành phố Yên Bái (Km5 + Nhà cung thiếu nhi + 04 hồ) |
Phường Đồng Tâm, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái |
20 ha |
2016-2020 |
1,7 |
100% vốn của nhà đầu tư |
|
9 |
Dự án xây dựng Trung tâm thương mại thành phố Yên Bái |
Thành phố Yên Bái |
3 ha |
2016-2020 |
1,5 |
100% vốn của nhà đầu tư |
|
10 |
Dự án xây dựng Trung tâm thương mại huyện Lục Yên |
Huyện Lục Yên |
4,8 ha |
2016-2020 |
2 |
100% vốn của nhà đầu tư |
|
11 |
Dự án xây dựng cụm thương mại dịch vụ Phúc Lộc |
Thành phố Yên Bái |
10 ha |
2016-2020 |
1,1 |
100% vốn của nhà đầu tư |
|
12 |
Dự án xây dựng cụm thương mại dịch vụ Hợp Minh |
Thành phố Yên Bái |
20 ha |
2016-2020 |
2,3 |
100% vốn của nhà đầu tư |
|
13 |
Dự án xây dựng cụm thương mại dịch vụ Tân Thịnh |
Thành phố Yên Bái |
20 ha |
2016-2020 |
2,3 |
100% vốn của nhà đầu tư |
|
14 |
Dự án xây dựng cụm thương mại dịch vụ Văn Phú |
Thành phố Yên Bái |
10 ha |
2016-2020 |
1,4 |
100% vốn của nhà đầu tư |
|
15 |
Dự án đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái Suối Giàng |
Xã Suối Giàng |
75 ha |
2016-2020 |
7,2 |
100% vốn của nhà đầu tư |
|
16 |
Dự án đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái Tà Chì Nhù, xã Xà Hồ |
huyện Trạm Tấu |
100 ha |
2016-2020 |
10 |
100% vốn của nhà đầu tư |
|
17 |
Dự án đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái xã Xà Hồ |
huyện Văn Yên |
120 ha |
2016-2020 |
10 |
100% vốn của nhà đầu tư |
|