Quyết định 1358/QĐ-UBND năm 2012 về kế hoạch phát triển đô thị tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2011 - 2015
Số hiệu: 1358/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Long Người ký: Nguyễn Văn Diệp
Ngày ban hành: 24/08/2012 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Xây dựng nhà ở, đô thị, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH LONG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1358/QĐ-UBND

Vĩnh Long, ngày 24 tháng 8 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TỈNH VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị, ngày 01 tháng 01 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 42/2009/NĐ-CP , ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ về phân loại đô thị;

Căn cứ Quyết định số 445/QĐ-TTg , ngày 07 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh định hướng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Quyết định số 758/QĐ-TTg , ngày 08 tháng 6 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình nâng cấp đô thị quốc gia từ năm 2009 đến năm 2020;

Căn cứ Chương trình số 06-CTr/TU, ngày 17 tháng 10 năm 2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long về phát triển đô thị và nhà ở giai đoạn 2011 - 2015;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 406/TTr-SXD, 11 tháng 6 năm 2012,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch phát triển đô thị tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2011 - 2015.

Điều 2. Giao Giám đốc Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh có liên quan và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố Vĩnh Long xây dựng phương án, giải pháp cụ thể để triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển đô thị tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2011 - 2015.

Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Xây dựng, thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố Vĩnh Long chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký./.

 

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Diệp

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TỈNH VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2011 – 2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1358/QĐ-UBND, ngày 24/8/2012 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long)

Thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU, ngày 17/10/2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long về phát triển đô thị và nhà ở tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2011 - 2015. Uỷ ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch phát triển đô thị của tỉnh, giai đoạn 2011 - 2015, với những nội dung như sau:

I. THỰC TRẠNG:

1. Hệ thống đô thị: Tỉnh Vĩnh Long hiện có 8 đơn vị hành chính gồm 01 thành phố và 07 huyện trực thuộc tỉnh, hệ thống đô thị được phân bố như sau:

- Thành phố Vĩnh Long là tỉnh lỵ, hiện là đô thị loại 3, theo định hướng điều chỉnh quy hoạch chung đến năm 2020 tại Quyết định số 1723/QĐ-UB, ngày 16/6/2004 của UBND tỉnh, với quy mô mở rộng ra các xã Thanh Đức, Tân Hạnh, Phước Hậu thuộc huyện Long Hồ; các phường và khu đô thị Mỹ Thuận, tại xã Tân Ngãi, của thành phố Vĩnh Long đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết.

- 07 thị trấn là huyện lỵ, bao gồm: Thị trấn Cái Vồn, huyện Bình Minh hiện là đô thị loại IV, đã hoàn thành đề án trở thành thị xã; các đô thị còn lại là đô thị loại V, đã hoàn thành công tác quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch.

- Tỷ lệ đô thị hoá đạt trung bình 18% (vùng ĐBSCL là khoảng 22,8%, cả nước là 29,6%).

2. Phát triển kết cấu hạ tầng: Hiện trạng kết cấu hạ tầng đô thị của tỉnh đạt tiêu chuẩn theo cấp đô thị khoảng 60% (riêng thành phố Vĩnh Long và thị trấn Cái Vồn 80%). Cụ thể:

- Về hạ tầng kỹ thuật: Tỷ lệ đất giao thông trên đất xây dựng tại thành phố Vĩnh Long là 18,24% (chỉ tiêu là 13 - 19%), tại các thị trấn còn lại tỷ lệ bình quân là 8 - 10% (chỉ tiêu là 11 - 16%); tỷ lệ dân số được cấp nước sạch bình quân đạt 78% (chỉ tiêu là 50 - 75%); tỷ lệ cấp điện sinh hoạt bình quân trên 98%, đường phố đô thị được chiếu sáng đạt 100%; tỷ lệ nước thải sinh hoạt được xử lý chỉ đạt 6,5% (chỉ tiêu là 10-50%); tỷ lệ thu gom rác thải sinh hoạt đạt 78,5% (chỉ tiêu là 60 - 90%), tỷ lệ chất thải rắn ở đô thị được xử lý đạt 50% (chỉ tiêu là 60 - 80%).

- Về hạ tầng xã hội tại các đô thị, các công trình văn hoá, y tế, giáo dục...đã được đầu tư xây dựng qua các năm cơ bản đáp ứng nhu cầu của người dân.

II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ ĐẾN NĂM 2015:

1. Mục tiêu tổng quát:

- Gắn quy hoạch của tỉnh vào phát triển không gian vùng đồng bằng sông Cửu Long, phát huy thế mạnh của từng đô thị trong xu thế phát triển của tỉnh xứng tầm khu vực.

- Từng bước hoàn chỉnh hệ thống đô thị phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thực hiện quy hoạch, phát triển đô thị theo hướng bền vững, sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, đất đai, bảo vệ môi trường.

- Nâng cao chất lượng đô thị, tăng cường sức cạnh tranh đô thị trong khu vực và cả nước, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, kiến trúc cảnh quan đồng bộ, hiện đại, phát triển đô thị theo chiều sâu, đặc thù của vùng châu thổ sông Cửu Long.

- Xây dựng cơ chế chính sách tạo vốn, phát huy sức mạnh của cộng đồng vào mục tiêu xây dựng đô thị, nâng cao năng lực, trách nhiệm của chính quyền đô thị.

- Từng bước hoàn thành các tiêu chuẩn, loại đô thị theo Nghị định 42/2009/NĐ-CP , ngày 07/5/2009 của Chính phủ về việc phân loại đô thị.

2. Mục tiêu cụ thể: Hoàn thiện các tiêu chí chưa đạt theo tiêu chuẩn phân loại đô thị ở các đô thị được nâng cấp trong giai đoạn 2011-2015, như sau:

- Phấn đấu tăng tỷ lệ đô thị hoá lên 28% vào năm 2015.

- Tiếp tục đầu tư, nâng cấp các đô thị hiện có.

- Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Vĩnh Long theo tiêu chuẩn đô thị loại II (phấn đấu đạt 50% tiêu chí đô thị loại II).

- Hoàn thành thủ tục đề nghị đưa huyện Bình Minh lên thị xã.

- Tập trung đầu tư xây dựng nâng cấp thị trấn Vũng Liêm, phấn đấu đạt 100% tiêu chuẩn đô thị loại IV, nâng cấp thị trấn Trà Ôn đạt ít nhất 70% tiêu chuẩn đô thị loại IV.

- Phấn đấu thành lập mới 4 đô thị: Tân Qưới (Bình Tân), Phú Qưới (Long Hồ), Cái Ngang (Tam Bình), Hựu Thành (Trà Ôn) đạt tiêu chuẩn đô thị loại V và thành lập thị trấn.

- Đầu tư cơ sở hạ tầng: Hoàn thành cơ bản hạ tầng kỹ thuật như giao thông, điện, nước đặc biệt ở 22 xã điểm nông thôn mới và công trình khu hành chính tỉnh.

III. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM VÀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ ĐẾN NĂM 2015:

1. Thành phố Vĩnh Long: Phấn đấu đạt 50% tiêu chí đô thị loại II vào năm 2015.

- Tiếp tục hoàn thiện các tiêu chí còn thiếu đối với đô thị loại III.

- Trong năm 2013 thực hiện điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng mở rộng thành phố Vĩnh Long, rà soát điều chỉnh quy hoạch phân khu các phường và lập các quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị.

- Năm 2014 hoàn thành đề án thành lập thêm 02 phường mới và chuyển đổi 02 xã thuộc thành phố Vĩnh Long lên phường.

- Trong năm 2013 hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng khu đô thị mới Bắc Mỹ Thuận, hình thành các khu động lực, thu hút phát triển đô thị như (khu nhà máy bia, khu thương mại, dịch vụ tại khu vực đô thị Bắc Mỹ Thuận).

- Năm 2013 tập trung đầu tư, xây dựng hạ tầng khu hành chính tỉnh; năm 2014 - 2015 nâng cấp, hoàn thiện hệ thống dịch vụ công cộng, đầu tư mở rộng, cải tạo, nâng cấp các chợ hiện nay (chợ Vĩnh Long, chợ phường 8, chợ Trường An, xây dựng khu thương mại phường 4....); xây dựng hệ thống siêu thị và khu trung tâm thương mại phường 8 theo quy hoạch, nâng công suất Nhà máy Nước Trường An, xây dựng nghĩa trang nhân dân tại xã Tân Hoà; đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải.

- Năm 2013 - 2014: Nâng cấp mở rộng, xây dựng một số tuyến đường nội thị theo định hướng quy hoạch như: Đường 2/9 (giai đoạn 2, 3), đường bờ kênh, đường vào Trường Đại học Xây dựng Miền Tây, triển khai thực hiện đề án chỉnh trang đô thị, cải tạo các khu dân cư nhỏ, lẻ trên địa bàn các phường, xã, trồng cây xanh đô thị đảm bảo tỷ lệ đất cây xanh trong đô thị.

2. Huyện Bình Minh: Năm 2012 hoàn thành thủ tục đề nghị đưa huyện Bình Minh lên thị xã.

Thị trấn Cái Vồn: Tiếp tục phát triển nhanh kết cấu hạ tầng đô thị để sớm hoàn thiện đầy đủ các tiêu chí đô thị loại IV, cụ thể:

- Năm 2012 - 2013 thực hiện điều chỉnh quy hoạch chung, triển khai lập các quy hoạch phân khu và các quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị để làm cơ sở đầu tư phát triển hạ tầng, phát triển đô thị, cụ thể: Thành lập 3 phường, 5 xã thuộc thị xã Bình Minh trên cơ sở điều chỉnh các đơn vị hành chính hiện hữu.

- Năm 2013 - 2014 nâng cấp, hoàn thiện hệ thống dịch vụ công cộng như: Chợ, đầu tư xây dựng Trung tâm thương mại Bình Minh, triển khai khu đô thị mới Sunrise, hoàn thành hạ tầng khu công nghiệp Bình Minh, khu nhà ở chuyên gia tại khu công nghiệp Bình Minh, các khu tái định cư của huyện, trung tâm văn hoá huyện Bình Minh, Trường Đại học Bình Dương, xây dựng nghĩa trang nhân dân, bến xe khách, trụ sở UBND xã Mỹ Hoà, trụ sở UBND các phường: Cái Vồn, Thành Phước, Đông Thuận, trung tâm bồi dưỡng chính trị, trung tâm dạy nghề...tạo động lực thu hút đầu tư và phát triển đô thị.

- Năm 2013 - 2015 nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới một số tuyến đường giao thông đối nội, đối ngoại theo quy hoạch: Đường từ QL54 đến xã Mỹ H, đường từ tuyến dân cư khóm 2 đến công viên cây xanh đô thị Bình Minh, đường vào khu hành chính huyện; xây dựng các trường học đạt chuẩn quốc gia: Trung học cơ sở xã Đông Thành, Mẫu giáo Sao Mai Đông Thành, Mẫu giáo Đông Thạnh, cải tạo, xây dựng trụ sở các xã: Thuận An, Đông Thạnh, Đông Thành, Đông Bình, xây dựng hệ thống giao thông nông thôn, đê bao tại các xã điểm nông thôn mới Đông Thạnh, Đông Thành.

3. Huyện Vũng Liêm: Đến năm 2015 nâng cấp thị trấn Vũng Liêm lên đô thị loại IV, đạt 100% các tiêu chí đô thị loại IV.

- Từ nay đến năm 2013, tổ chức đánh giá lại các tiêu chí còn thiếu đối với đô thị loại IV.

- Năm 2014, lập đề án đô thị loại IV, trình Bộ Xây dựng công nhận.

- Triển khai lập các quy hoạch xây dựng phân khu và các quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị để có cơ sở đầu tư phát triển hạ tầng, phát triển đô thị.

- Năm 2013, nâng cấp, đầu tư hệ thống dịch vụ công cộng như: Chợ Vũng Liêm, công viên tượng đài Vũng Liêm, trụ sở Huyện uỷ, Bảo tàng nông nghiệp tỉnh.

- Nâng cấp, mở rộng, xây dựng một số tuyến đường giao thông đối nội, đối ngoại, đầu tư nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị và vệ sinh môi trường, khu công viên cây xanh, xây dựng điểm trung chuyển rác thải sinh hoạt.

- Năm 2012 phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 cụm công nghiệp Quới An và đến năm 2013 triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp Quới An, tạo động lực thu hút đầu tư và phát triển đô thị.

4. Huyện Trà Ôn:

Thị trấn Trà Ôn: Đến năm 2015, nâng cấp thị trấn Trà Ôn lên đô thị loại IV, đạt 70% các tiêu chí của đô thị loại IV.

- Từ nay đến năm 2013, rà soát điều chỉnh quy hoạch chi tiết thị trấn Trà Ôn, làm cơ sở đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển đô thị.

- Năm 2013, triển khai đầu tư xây dựng khu hành chính huyện, đường trục trung tâm và khu nhà ở trung tâm thị trấn Trà Ôn.

- Nâng cấp, mở rộng, xây dựng một số tuyến đường giao thông đối nội, đối ngoại theo quy hoạch, đầu tư nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị và vệ sinh môi trường, khu công viên cây xanh, xây dựng điểm trung chuyển rác thải sinh hoạt.

- Tiếp tục đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật và xã hội cho đô thị, hoàn thiện phát triển theo tiêu chí đô thị loại IV.

Nâng cấp đô thị Hựu Thành lên đô thị loại V:

- Năm 2013, lập điều chỉnh quy hoạch trung tâm đô thị Hựu Thành.

- Từ nay đến năm 2013, đánh giá hiện trạng đô thị, các tiêu chí còn thiếu đối với đô thị loại V.

- Lập đề án công nhận đô thị loại V, đến năm 2014 đạt những tiêu chí còn thiếu đối với đô thị loại V, để trình cấp thẩm quyền công nhận Hựu Thành là đô thị loại V.

- Tiếp tục đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật và xã hội cho đô thị; hoàn thiện các tiêu chí còn thiếu đối với đô thị loại V.

- Đến năm 2015 hoàn thành hồ sơ thành lập thị trấn Hựu Thành.

5. Huyện Bình Tân: Nâng cấp thị trấn Tân Quới, đến năm 2015 thành đô thị loại V:

- Năm 2013, triển khai lập các quy hoạch xây dựng đô thị để làm cơ sở đầu tư phát triển hạ tầng, phát triển đô thị.

- Năm 2013 - 2014, triển khai đầu tư xây dựng: Khu hành chính huyện, trung tâm thương mại, khu công nghiệp Tân Qưới, khu dân cư vượt lũ (giai đoạn 2), kênh Chú Bèn.

- Năm 2013 nâng cấp, mở rộng, xây dựng một số tuyến đường giao thông đối nội, đối ngoại như: QL54, đầu tư nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị và vệ sinh môi trường, khu công viên cây xanh, xây dựng bãi xử lý rác thải.

- Đến năm 2015, hoàn thiện các tiêu chí đối với đô thị loại V.

6. Huyện Long Hồ: Nâng cấp đô thị Phú Qưới, đến năm 2015 thành đô thị loại V:

- Tiến hành rà soát, điều chỉnh quy hoạch trung tâm các cụm xã: Phú Qưới, HPhú, Lộc H, trong năm 2012, triển khai điều chỉnh các quy hoạch xây dựng đô thị để có cơ sở đầu tư phát triển hạ tầng, phát triển đô thị.

- Năm 2013, tổ chức đánh giá hiện trạng xã Phú Quới, đối với các tiêu chí còn thiếu của đô thị loại V.

- Năm 2013 triển khai đầu tư xây dựng: Khu nhà Văn hoá Lao động tỉnh; khu nhà ở thu nhập thấp (Công ty CIBICO, DNTN Ngọc Vân...), hoàn thành hạ tầng khu dân cư dịch vụ Phước Yên.

- Lập đề án công nhận đô thị loại V, đến năm 2014 tổ chức, đánh giá công nhận Phú Qưới là đô thị loại V.

- Tiếp tục đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật và xã hội cho đô thị; hoàn thiện các tiêu chí còn thiếu đối với đô thị loại V.

- Đến năm 2015 hoàn thành hồ sơ thành lập thị trấn Phú Qưới.

7. Huyện Tam Bình: Nâng cấp đô thị Cái Ngang đến năm 2015 thành đô thị loại V:

- Năm 2012, triển khai lập điều chỉnh quy hoạch chung đô thị Cái Ngang.

- Tổ chức đánh giá hiện trạng đô thị các tiêu chí còn thiếu đối với đô thị loại V.

- Lập đề án công nhận đô thị loại V, đến năm 2014 đạt những tiêu chí còn thiếu đối với đô thị loại V để đánh giá công nhận Cái Ngang là đô thị loại V.

- Triển khai đầu tư xây dựng: Cụm văn hoá, thể thao, khu di tích Cái Ngang.

- Tiếp tục đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật và xã hội cho đô thị; hoàn thiện các tiêu chí còn thiếu đối với đô thị loại V.

- Đến năm 2015 hoàn thành hồ sơ, đề án thành lập thị trấn Cái Ngang.

8. Đầu tư nâng cấp các đô thị còn lại: Tiếp tục đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật và xã hội cho các đô thị còn lại thị trấn Long Hồ, thị trấn Cái Nhum, thị trấn Tam Bình, đến năm 2015 phấn đấu đạt từ 70% tiêu chí của cấp đô thị loại V. Năm 2015, hoàn thành quy hoạch xây dựng, để hình thành các đô thị mới theo tiêu chí đô thị loại V ở những trung tâm xã có tiền đề phát triển như: Mỹ An (huyện Mang Thít), Qưới An, Tân An Luông (huyện Vũng Liêm), Ba Càng (Tam Bình) tạo điều kiện để phát triển thương mại, dịch vụ, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp nhằm hỗ trợ các thị trấn huyện lỵ.

( kèm theo phụ lục)

IV. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:

1. Chú trọng công tác thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền và người dân, phối hợp tốt giữa các cấp, các ngành và đoàn thể nhằm tạo sự thống nhất về nhận thức và hành động trong phát triển kết cấu hạ tầng đô thị.

2. Thực hiện tốt cải cách thủ tục hành chính, cụ thể hoá các quy định của Trung ương, chính sách ưu đãi đầu tư, các thủ tục về đất đai, bồi thường, giải phóng mặt bằng, chuẩn bị đất sạch thực hiện dự án.

3. Các ngành, các cấp cần công bố công khai quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch phát triển đô thị, các khu, cụm công nghiệp và tiềm năng kinh tế - xã hội của địa phương trên các phương tiện thông tin đại chúng để mời gọi đầu tư.

4. Huy động các nguồn lực cho đầu tư:

- Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, chuẩn bị tốt các dự án để tranh thủ nguồn vốn của trung ương, vốn đầu tư nước ngoài, vốn của các thành phần kinh tế khác, đồng thời tập trung các công trình trọng điểm, không đầu tư dàn trãi.

- Khuyến khích xã hội hoá trong các hoạt động dịch vụ công như: Giáo dục, y tế, cấp nước, vận chuyển, thu gom xử lý chất thải…huy động nguồn vốn trong dân để tăng nguồn vốn xây dựng kết cấu hạ tầng.

- Huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực từ quỹ đất, đấu giá quyền sử dụng đất để đầu tư cơ sở hạ tầng, tăng thu ngân sách và phát triển đô thị.

- Tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ phát triển ODA, cân đối và bảo đảm nguồn vốn đối ứng để sử dụng có hiệu quả, tranh thủ các khoản viện trợ của các tổ chức phi Chính phủ đầu tư vào lĩnh vực văn hoá, xã hội, phúc lợi công cộng, nhất là công trình bảo vệ và cải thiện môi trường sống, dự án dân sinh.

5. Công tác lập quy hoạch và quản lý quy hoạch:

- Các ngành tiếp tục tổ chức rà soát lại quy hoạch đã được phê duyệt, đánh giá kết quả thực hiện điều chỉnh bổ sung các nội dung quy hoạch đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh; gắn kết chặt chẽ quy hoạch xây dựng đô thị với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển khu, cụm công nghiệp.

- Ngân sách nhà nước cân đối kinh phí lập quy hoạch chung, quy hoạch phân khu và những công trình tạo động lực cho phát triển đô thị thực hiện theo quy hoạch.

6. Đẩy mạnh phát triển đô thị, khu, cụm công nghiệp:

- Tập trung đầu tư xây dựng các khu đô thị mới, khu nhà ở và đầu tư phát triển khu, cụm công nghiệp để làm cơ sở phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Rà soát các danh mục đầu tư để bố trí theo thứ tự ưu tiên, đồng thời phân kỳ đầu tư cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của từng huyện, ưu tiên đầu tư các công trình hạ tầng trọng điểm để làm động lực cho các đô thị phát triển.

7. Tăng cường công tác quản lý và giám sát đầu tư: Nâng cao trách nhiệm, sự phối hợp của các cấp, các ngành trong việc tham mưu cho cấp uỷ chính quyền để thực hiện kiểm tra, giám sát và quản lý các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng, đô thị có hiệu quả. Tăng cường quản lý chất lượng công trình và quản lý khai thác sử dụng sau đầu tư, thực hiện tốt việc duy tu bảo dưỡng, bảo trì công trình xây dựng để phát huy tính năng sử dụng, duy trì độ bền vững và đảm bảo kiến trúc cảnh quan, môi trường.

8. Nâng cao năng lực quản lý, điều hành cho công chức lãnh đạo, chuyên môn tại đô thị về công tác quản lý xây dựng và phát triển đô thị:

- Kiện toàn, củng cố bộ máy tổ chức cán bộ về quản lý đô thị tại các huyện, thành phố.

- Thực hiện tốt quy định về đầu tư xây dựng các khu đô thị mới trên địa bàn tỉnh. Trang bị cho công chức lãnh đạo về chuyên môn nghiệp vụ quản lý quy hoạch đô thị; đầu tư xây dựng và quản lý, sử dụng kết cấu hạ tầng đô thị; quản lý phát triển và sử dụng đất đô thị; quản lý tài chính đô thị; quản lý môi trường kiến trúc - cảnh quan đô thị; kiểm soát phát triển đô thị.

V. KHÁI TOÁN VÀ PHÂN KỲ TỔNG NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ:

Khái toán vốn đầu tư: Để thực hiện các mục tiêu trên, dự kiến tổng nhu cầu vốn đầu tư nhằm thực hiện ưu tiên phát triển đô thị toàn tỉnh giai đoạn 2011 - 2015 là: 11.299,111 tỷ đồng. Trong đó:

- Vốn cho công tác quy hoạch: 21,132 tỷ đồng;

- Vốn cho công tác đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật: 6.023,199 tỷ đồng.

+ Vốn trung ương: 1.341 tỷ đồng.

+ Vốn tỉnh: 3.892,031 tỷ đồng.

+ Vốn huyện, thành phố: 38,95 tỷ đồng.

+ Vốn khác: 751,218 tỷ đồng.

- Vốn cho công tác đầu tư xây dựng hạ tầng xã hội và công trình khác: 5.254,78 tỷ đồng.

+ Vốn tỉnh: 4.849,55 tỷ đồng.

+ Vốn huyện, thành phố: 117,23 tỷ đồng.

+ Vốn khác: 288 tỷ đồng. (kèm theo phụ lục)

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Phân công trách nhiệm:

1.1. Sở Xây dựng:

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu đề xuất với Chủ tịch UBND tỉnh trong công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện Kế hoạch phát triển đô thị tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2011 - 2015.

- Chủ trì phối hợp với các ngành liên quan hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các huyện, thị xã, thành phố và các chủ đầu tư thực hiện Kế hoạch này.

- Tham mưu cho UBND tỉnh về việc rà soát lại các danh mục quy hoạch do UBND huyện, thị xã, thành phố lập trình UBND tỉnh xem xét quyết định.

- Phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố hằng năm kiểm tra, theo dõi tiến độ thực hiện của các đề án nâng cấp đô thị của huyện, thị để nắm bắt tình hình tổ chức thực hiện và đề xuất tháo gỡ kịp thời những khó khăn vướng mắc.

- Có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra đôn đốc đảm bảo tiến độ thực hiện chương trình phát triển đô thị của các địa phương. Định kỳ tháng 12 hàng năm tổng hợp báo cáo UBND tỉnh về tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch, đề xuất tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá việc thực hiện Kế hoạch này.

1.2. Sở Nội vụ:

- Tham mưu giúp UBND tỉnh, trình Chính phủ thành lập thị xã, thị trấn, phường mới.

- Phối hợp các huyện, thị và thành phố để trình UBND tỉnh trong việc mở rộng địa giới hành chính của các đô thị nằm trong kế hoạch.

- Tham mưu giúp UBND tỉnh kiện toàn bộ máy thực hiện công tác quản lý đô thị theo quy định.

1.3. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Tham mưu giúp UBND tỉnh bố trí kế hoạch kinh phí hàng năm, 5 năm để phát triển đô thị; hướng dẫn chính sách về đầu tư xây dựng công trình, quản lý nhà nước về lĩnh vực đầu tư xây dựng. Nghiên cứu chính sách ưu đãi đầu tư để sớm ban hành tạo điều kiện thu hút đầu tư phát triển đô thị.

- Củng cố, phát triển hoạt động xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp, thực hiện các hoạt động đầu tư, hoàn thiện cơ chế phối hợp để xúc tiến đầu tư.

- Thẩm định cấp giấy chứng nhận đầu tư các dự án theo quy định, thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư xây dựng các dự án trên địa bàn tỉnh theo nội dung quyết định cho phép đầu tư.

- Phối hợp với UBND các huyện, thị và thành phố hàng năm kiểm tra, theo dõi tiến độ thực hiện của các kế hoạch phát triển đô thị của huyện, thị và thành phố, tham mưu cho UBND tỉnh từng bước tháo gỡ những khó khăn vướng mắc đáp ứng được kế hoạch đề ra.

1.4. Sở Tài chính:

- Chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng phân bổ vốn cho công tác lập quy hoạch chung và quy hoạch phân khu.

- Phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành và các huyện, thị và thành phố có kế hoạch và cân đối các nguồn vốn đảm bảo đủ để triển khai thực hiện các danh mục đã được phê duyệt.

- Kiểm tra hướng dẫn các chủ đầu tư việc sử dụng nguồn vốn, thanh quyết toán các nguồn vốn đầu tư đúng mục đích yêu cầu kế hoạch đề ra, tránh lãng phí thất thoát.

1.5. Sở Giao thông vận tải:

- Phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành và các huyện, thị và thành phố có kế hoạch phát triển đồng bộ hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh.

- Hướng dẫn kiểm tra giúp các địa phương triển khai thực hiện các dự án giao thông trên địa bàn huyện, thị và thành phố tuân thủ các quy định và quy hoạch đã được phê duyệt.

1.6. Sở Tài nguyên và Môi trường:

- Hướng dẫn thực hiện thủ tục về đất đai để thực hiện các dự án, chủ trì phối hợp với các ngành, UBND các huyện, thị và thành phố thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND tỉnh; thanh kiểm tra, trình UBND tỉnh thu hồi đất đối với các trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai.

- Điều chỉnh quy hoạch kế hoạch sử dụng đất phù hợp với quy hoạch xây dựng. Phối hợp với các sở, ngành, các huyện, thị và thành phố xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm và đảm bảo cho quy hoạch xây dựng đô thị phát triển bền vững.

- Kiểm tra, hướng dẫn các huyện thị và thành phố trong việc thực hiện quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đảm bảo đồng bộ với định hướng quy hoạch chung của tỉnh.

1.7. Sở Công thương:

- Phối hợp với các sở, ngành, các huyện, thị và thành phố kiểm tra, hướng dẫn các huyện thị trong việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển đảm bảo đồng bộ với định hướng quy hoạch chung.

- Phối hợp với các sở, ngành, các huyện, thị và thành phố kiểm tra, hướng dẫn các huyện thị trong việc thực hiện kế hoạch, quy hoạch hệ thống mạng lưới thương mại của tỉnh, đảm bảo phát triển bền vững.

- Tổ chức chỉ đạo thực hiện triển khai về phát triển mạng lưới điện trên toàn tỉnh.

1.8. Ban Quản lý các khu công nghiệp: Phối hợp với các sở, ngành, huyện thị và thành phố kiểm tra, hướng dẫn các huyện thị trong việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất khu công nghiệp, triển khai đầu tư các khu công nghiệp trên địa bàn.

1.9. Sở Thông tin Truyền thông: Kiểm tra, hướng dẫn các huyện thị và thành phố trong việc thực hiện kế hoạch, quy hoạch và hướng dẫn các chủ đầu tư thực hiện các dự án xây dựng hệ thống hạ tầng viễn thông đảm bảo đồng bộ với định hướng quy hoạch chung của tỉnh.

1.10. UBND huyện, thị và thành phố:

- Rà soát lại các quy hoạch trên địa bàn của mình và lập danh mục điều chỉnh, thoả thuận Sở Xây dựng trình UBND tỉnh xem xét và phê duyệt.

- Lập các chương trình, kế hoạch phát triển đô thị cụ thể hàng năm trên từng địa bàn xã, phường, thị trấn để triển khai các dự án đầu tư theo thứ tự ưu tiên trên địa bàn mình quản lý.

- Lập các đề án phân loại đô thị trên địa bàn của mình để thông qua Hội đồng thẩm định.

- Thành lập các ban chỉ đạo của các huyện, thị, thành phố để tiến hành tổ chức thực hiện các đề án nâng cấp đô thị.

2. Công tác báo cáo định kỳ:

- Định kỳ 6 tháng và hàng năm UBND huyện, thị và thành phố tổ chức sơ kết việc thực hiện kế hoạch phát triển đô thị, kịp thời đề ra các giải pháp để tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện và đề xuất điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.

- Định kỳ hàng tháng Sở Xây dựng và các sở, ngành có liên quan, UBND huyện, thị và thành phố, các chủ đầu tư các dự án phát triển đô thị có trách nhiệm lập báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển đô thị. Cụ thể:

+ Ngày 23 hàng quí, các sở, ngành có liên quan và UBND huyện, thị và thành phố, có trách nhiệm tổng hợp, lập báo cáo về tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch phát triển đô thị gửi về Sở Xây dựng.

+ Ngày 30 hàng quí, Sở Xây dựng có trách nhiệm tổng hợp báo cáo về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển đô thị cho Tỉnh uỷ, UBND tỉnh và Bộ Xây dựng theo quy định.

3. Trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển đô thị, các cơ quan, đơn vị có khó khăn vướng mắc báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh kịp thời chỉ đạo./.

 

PHỤ LỤC I

DANH MỤC CÁC ĐÔ THỊ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2015

STT

Tên đô thị

Hiện trạng năm 2011

Định hướng đến năm 2015

Quy mô DS (người)

Qui mô đất đai (ha)

Loại đô thị

Quy mô DS (người)

Qui mô đất đai (ha)

Loại đô thị

Ghi chú

1

Thành phố Vĩnh Long

104.000

2073

III

145.000

2.175

III (đến năm 2015 đạt 70% đô thị loại II)

Đến kỳ điều chỉnh quy hoạch

2

Thị trấn Cái Vồn

39.439

540

IV

45.800

687

IV

Đang lập điều chỉnh quy hoạch chung

3

Thị trấn Vũng Liêm

6.520

 

V

15.000

152,7

IV

Đã lập xong điều chỉnh quy hoạch chung

4

Thị trấn Tam Bình

4.960

 

V

9.436

115

V

Đến kỳ điều chỉnh quy hoạch

5

Thị trấn Cái Nhum

3.485

 

V

12.328

123

V

Đến kỳ điều chỉnh quy hoạch

6

Thị trấn Trà Ôn

9.675

 

V

17.000

191

V (đến năm 2015 đạt 70% đô thị loại IV)

Đến kỳ điều chỉnh quy hoạch

7

Thị trấn Long Hồ

7.368

 

V

12.618

152

V

Đến kỳ điều chỉnh quy hoạch

8

Thị trấn Tân Qưới

4.563

80

V

7.800

98,5

V

Đã lập xong quy hoạch chung

9

Hựu Thành

6.218

 

 

7.325

88

V

Đến kỳ điều chỉnh quy hoạch

10

Phú Qưới

 

 

 

32.900

502,21

V

Đến kỳ điều chỉnh quy hoạch

11

Cái Ngang

9.424

113

 

11.138

134

V

Đến kỳ điều chỉnh quy hoạch

 

PHỤ LỤC II

KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

STT

VỐN LẬP QUY HOẠCH ĐÔ THỊ

DKIẾN TỔNG MỨC ĐẦU TƯ (tỷ đồng)

KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

1

Thành phố Vĩnh Long

12

30%

40%

20%

100%

2

Đô thị Bình Minh

2

30%

40%

20%

100%

3

Thị trấn Vũng Liêm

0,672

20%

40%

20%

100%

4

Thị trấn Trà Ôn

1

20%

40%

20%

100%

5

Thị trấn Long Hồ

0,35

20%

40%

20%

100%

6

Thị trấn Tân Qưới

2,2

20%

40%

20%

100%

7

Thị trấn Cái Nhum

0,4

20%

40%

20%

100%

8

Thị trấn Tam Bình

0,32

20%

40%

20%

100%

10

Phú Qưới

0,65

30%

40%

20%

100%

11

Cái Ngang

0,34

30%

40%

20%

100%

 

TỔNG

21,132

 

 

 

 

 





Nghị định 42/2009/NĐ-CP về việc phân loại đô thị Ban hành: 07/05/2009 | Cập nhật: 09/05/2009