Quyết định 1355/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Quy chế Tổ chức và hoạt động của Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Dạy nghề huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn
Số hiệu: | 1355/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bắc Kạn | Người ký: | Triệu Đức Lân |
Ngày ban hành: | 26/08/2013 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Lao động, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1355/QĐ-UBND |
Bắc Kạn, ngày 26 tháng 8 năm 2013 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2013;
Căn cứ Luật Dạy nghề ngày 29/11/2006;
Căn cứ Nghị định số: 139/2006/NĐ-CP ngày 20/11/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục và Bộ Luật Lao động và Dạy nghề;
Căn cứ Quyết định số: 01/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02/01/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục va Đào tạo về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm Giáo dục thường xuyên;
Căn cứ Quyết định số: 13/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 14/5/2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về ban hành Quy chế mẫu của Trung tâm Dạy nghề;
Xét đề nghị của Sở Nội vụ tại Tờ trình số: 1115/TTr-SNV ngày 29/7/2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy chế Tổ chức và hoạt động của Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Dạy nghề huyện Chợ Đồn (có nội dung Quy chế kèm theo).
Điều 2. Giám đốc Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Dạy nghề huyện Chợ Đồn có trách nhiệm tổ chức và hoạt động theo đúng quy định của Quy chế đã được phê duyệt.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/9/2013.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Giáo dục va Đào tạo, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch UBND huyện Chợ Đồn, Giám đốc Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Dạy nghề huyện Chợ Đồn và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN - DẠY NGHỀ HUYỆN CHỢ ĐỒN
(Kèm theo Quyết định số: 1355/QĐ-UBND ngày 26/8/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
Điều 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng
Quy chế này quy định về tổ chức và hoạt động của Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Dạy nghề huyện Chợ Đồn.
Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Dạy nghề huyện Chợ Đồn là cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân và là cơ sở dạy nghề từ cơ bản đến trình độ sơ cấp, được phép hoạt động theo quy định của Quy chế này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo, chịu sự quản lý nhà nước về dạy nghề của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Dạy nghề huyện Chợ Đồn là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo, có quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Trung tâm có tư cách pháp nhân, có con dấu, có tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước huyện Chợ Đồn.
Điều 3. Tên của đơn vị: Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Dạy nghề huyện Chợ Đồn.
1. Nhiệm vụ giáo dục thường xuyên
a) Điều tra nhu cầu học tập trên địa bàn, xác định nội dung học tập, đề xuất với Sở Giáo dục và Đào tạo, chính quyền địa phương việc tổ chức các chương trình và hình thức học phù hợp với từng loại đối tượng.
b) Tham gia chương trình xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ.
c) Thực hiện chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ.
d) Thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ bao gồm: Chương trình bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học ứng dụng, công nghệ thông tin - truyền thông; chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn; chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ; chương trình dạy tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ, công chức công tác tại vùng dân tộc, miền núi theo kế hoạch hằng năm của địa phương.
đ) Tổ chức các lớp học theo chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông.
e) Tổ chức dạy và thực hành kỹ thuật nghề nghiệp, các hoạt động lao động sản xuất và các hoạt động khác phục vụ học tập.
ê) Tổ chức liên kết đào tạo trung cấp chuyên nghiệp.
2. Nhiệm vụ dạy nghề
a) Tổ chức đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ ở trình độ sơ cấp nghề nhằm trang bị cho người học năng lực thực hành một nghề đơn giản hoặc năng lực thực hành một số công việc của một nghề, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ, tạo điều kiện cho họ có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.
b) Tổ chức xây dựng và thực hiện các chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề đối với ngành nghề được phép đào tạo. Đưa nội dung giảng dạy về ngôn ngữ, phong tục tập quán, pháp luật của nước mà người lao động đến làm việc và pháp luật có liên quan của Việt Nam vào chương trình dạy nghề khi tổ chức dạy nghề cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
c) Xây dựng kế hoạch tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh học nghề.
d) Tổ chức các hoạt động dạy và học; kiểm tra, cấp chứng chỉ sơ cấp nghề theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
đ) Tuyển dụng, quản lý đội ngũ giáo viên, cán bộ, nhân viên của Trung tâm đủ về số lượng; phù hợp với ngành nghề, quy mô đào tạo theo tiêu chuẩn quy định của pháp luật.
e) Tư vấn học nghề, tư vấn việc làm miễn phí cho người học nghề.
ê) Thực hiện sản xuất, kinh doanh và dịch vụ khoa học, kỹ thuật theo quy định của pháp luật.
g) Phối hợp với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, gia đình người học nghề trong hoạt động dạy nghề, tổ chức cho người học nghề tham quan, thực tập tại doanh nghiệp.
h) Tổ chức cho giáo viên, cán bộ, nhân viên và người học nghề tham gia các hoạt động xã hội.
i) Thực hiện dân chủ, công khai trong việc thực hiện các nhiệm vụ dạy nghề, ứng dụng khoa học công nghệ vào dạy nghề và hoạt động tài chính.
k) Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị và tài chính theo quy định của pháp luật.
l) Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định.
m) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
1. Được tổ chức thực hiện các chương trình giáo dục của Trung tâm phụ trách. Tổ chức liên kết đào tạo với Trường Trung cấp chuyên nghiệp, cơ sở giáo dục Đại học khi thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên lấy bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp theo quy định của pháp luật.
2. Được chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển Trung tâm phù hợp với chiến lược phát triển dạy nghề nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.
3. Được tổ chức đào tạo các chương trình dạy nghề thường xuyên theo quy định của pháp luật.
4. Được liên doanh, liên kết hoạt động dạy nghề với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh để tổ chức đào tạo, bổ túc và bồi dưỡng nghề theo quy định của pháp luật.
5. Thu học phí theo quy định hiện hành hoặc theo thỏa thuận ghi trong hợp đồng không trái với quy định của pháp luật.
6. Cấp chứng chỉ sơ cấp nghề, giấy chứng nhận bồi dưỡng nghề cho người học đạt yêu cầu trong kỳ kiểm tra cuối khoá học.
7. Được huy động, nhận tài trợ, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện hiệu quả các hoạt động.
8. Sử dụng nguồn thu từ hoạt động kinh tế để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của Trung tâm, chi cho các hoạt động và bổ sung nguồn tài chính của Trung tâm.
9. Được quyết định tổ chức sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, các đơn vị trực thuộc Trung tâm theo cơ cấu tổ chức đã được phê duyệt trong Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm.
10. Được tư vấn về học nghề, giới thiệu việc làm cho người học sau khi tốt nghiệp khoá học.
11. Được ký hợp đồng với những người có đủ tiêu chuẩn đến giảng dạy tại Trung tâm.
12. Được thực hiện các quyền tự chủ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 6. Cơ cấu tổ chức, biên chế
1. Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Dạy nghề huyện Chợ Đồn có 01 Giám đốc và không quá 02 Phó Giám đốc.
2. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm, gồm có:
a) Tổ Hành chính - Kế toán.
b) Tổ Bồi dưỡng, dạy văn hóa.
c) Tổ Dạy nghề.
3. Biên chế của Trung tâm là biên chế viên chức sự nghiệp giáo dục và đào tạo do Ủy ban nhân dân tỉnh giao cho Sở Giáo dục và Đào tạo.
Điều 7. Tiêu chuẩn, điều kiện và thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận Giám đốc
1. Giám đốc Trung tâm là người có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, lý lịch rõ ràng, có năng lực quản lý, tốt nghiệp đại học và công tác trong ngành giáo dục ít nhất 05 năm.
2. Giám đốc Trung tâm do Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo bổ nhiệm, nhiệm kỳ bổ nhiệm và bổ nhiệm lại là 05 năm.
Giám đốc là người chịu trách nhiệm quản lý và điều hành các hoạt động của Trung tâm theo quy định của Quy chế này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Giám đốc có những nhiêm vụ sau đây:
1. Xây dựng, tổ chức thực hiện và giám sát đánh giá kế hoạch hoạt động của Trung tâm.
2. Quản lý cơ sở vật chất, tài sản, tài chính, nhân sự của Trung tâm và tổ chức khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực huy động được để phục vụ hoạt động của Trung tâm theo quy định của pháp luật.
3. Thường xuyên chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, giảng dạy, học tập cho cán bộ, nhân viên, giáo viên và người học.
4. Tổ chức và chỉ đạo xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, đảm bảo an ninh chính trị và trật tự xã hội trong Trung tâm.
5. Thực hiện quy chế dân chủ trong Trung tâm; thực hiện các chính sách, chế độ của Nhà nước đối với cán bộ, giáo viên và người học trong Trung tâm.
6. Thực hiện đầy đủ và kịp thời chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định của pháp luật.
7. Bổ nhiệm các Tổ trưởng, Tổ phó, thành lập các tổ chuyên môn, nghiệp vụ.
8. Ký học bạ, các giấy chứng nhận trình độ học lực và kỹ thuật, nghề nghiệp, chứng chỉ giáo dục thường xuyên cho học viên học tại Trung tâm theo quy định.
9. Được hưởng các chế độ theo quy định.
Điều 9. Quyền hạn của Giám đốc
1. Được quyết định các biện pháp để thực hiện những nhiệm vụ quyền hạn của Trung tâm theo quy định của các Điều 4 và 5 của Quy chế này.
2. Thực hiện việc thành lập các bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ theo cơ cấu tổ chức của Trung tâm được phê duyệt trong Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm.
3. Thực hiện việc tuyển dụng hoặc kí kết hợp đồng lao động đối với giáo viên, cán bộ, nhân viên theo quy định của pháp luật.
4. Giao kết hợp đồng đào tạo, bổ túc, bồi dưỡng với tổ chức và người học theo quy định của pháp luật.
5. Ký hợp đồng liên kết với cơ sở dạy nghề khác, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ trong hoạt động dạy nghề, bổ túc, bồi dưỡng nghề hoặc tổ chức sản xuất, kinh doanh dịch vụ theo quy định của pháp luật.
6. Cấp chứng chỉ cho người học đạt yêu cầu theo quy định và trong phạm vi quyền hạn Trung tâm phân cấp quản lý.
7. Quyết định việc khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên và người học trong phạm vi thẩm quyền được phân cấp quản lý.
1. Tiêu chuẩn bổ nhiệm, công nhận Phó Giám đốc
Phó Giám đốc Trung tâm là người có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, lý lịch rõ ràng, có năng lực quản lý, có bằng tốt nghiệp đại học trở lên, công tác trong ngành giáo dục ít nhất 05 năm.
2. Thẩm quyền bổ nhiệm Phó Giám đốc
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện việc bổ nhiệm Phó Giám đốc Trung tâm theo quy định hiện hành.
3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Phó Giám đốc
a) Giúp Giám đốc trong việc quản lý và điều hành các hoạt động của Trung tâm, trực tiếp phụ trách một số lĩnh vực công tác theo sự phân công của Giám đốc và giải quyết các công việc khác do Giám đốc giao.
b) Khi giải quyết công việc Giám đốc giao, Phó Giám đốc thay mặt Giám đốc chịu trách nhiệm trước pháp luật và Giám đốc về kết quả công việc được giao.
c) Được hưởng các chế độ theo quy định.
Điều 11. Tổ chuyên môn, bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ khác
Căn cứ vào quy mô, loại hình đào tạo, Giám đốc Trung tâm quyết định thành lập các bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ khác trực thuộc Trung tâm theo cơ cấu tổ chức của Trung tâm đã được phê duyệt trong Quy chế này.
Điều 12. Hội đồng thi đua, Hội đồng khoa học của Trung tâm
Căn cứ vào yêu cầu của công tác điều hành, Giám đốc Trung tâm thành lập Hội đồng thi đua, Hội đồng khoa học.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, thành phần, chế độ làm việc và thời gian hoạt động của các Hội đồng này do Giám đốc Trung tâm quy định trên cơ sở các quy định của pháp luật.
Điều 13. Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam và đoàn thể trong Trung tâm
1. Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam trong cơ quan lãnh đạo đơn vị và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các quy định của Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Các đoàn thể trong cơ quan hoạt động theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, Điều lệ của tổ chức và có trách nhiệm góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục đào tạo theo quy định.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO
1. Hình thức học tập tại Trung tâm bao gồm: Học tập trung, vừa làm vừa học, học từ xa, tự học có hướng dẫn.
2. Trung tâm đào tạo các nghề ở trình độ từ cơ bản và sơ cấp theo yêu cầu của thị trường lao động. Hàng năm căn cứ vào nhu cầu đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ của thị trường lao động, Trung tâm kịp thời điều chỉnh quy mô, nghề đào tạo của Trung tâm.
1. Học viên học tập tại Trung tâm theo hình thức học tập trung, vừa làm vừa học được tổ chức theo lớp học. Mỗi lớp học có một giáo viên chủ nhiệm; có lớp trưởng, một hoặc hai lớp phó. Lớp trưởng và lớp phó do tập thể lớp bầu ra.
2. Học viên học tập tại Trung tâm theo các hình thức học từ xa, tự học có hướng dẫn được thực hiện theo quy định riêng.
Điều 16. Sách giáo khoa và tài liệu học tập
1. Giáo dục thường xuyên, hướng nghiệp: Sử dụng sách giáo khoa và tài liệu học tập theo quy định về chương trình, giáo trình, sách giáo khoa, tài liệu giáo dục thường xuyên của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các tài liệu học tập riêng cho địa phương do Sở Giáo dục và Đào tạo hoặc cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quy định.
2. Dạy nghề:
a) Tổ chức xây dựng, ban hành chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp và các chương trình dạy nghề thường xuyên của Trung tâm.
b) Dạy nghề phải thường xuyên đánh giá, cập nhật, bổ sung chương trình, giáo trình dạy nghề phù hợp với kỹ thuật, công nghệ sản xuất và dịch vụ.
c) Tổ chức biên soạn và ban hành giáo trình dạy nghề hoặc sử dụng giáo trình dạy nghề của các cơ sở dạy nghề khác theo quy định của pháp luật.
Điều 17. Hệ thống sổ sách theo dõi hoạt động giáo dục trong Trung tâm
Theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan quản lý trên quy định.
Điều 18. Kiểm tra, đánh giá, xếp loại kết quả học tập
1. Giáo dục thường xuyên, hướng nghiệp có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, đánh giá, xếp loại kết quả học tập và hạnh kiểm đối với học viên theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Dạy nghề thực hiện việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, tu dưỡng của người học theo Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
1. Trung tâm xây dựng kế hoạch tuyển sinh hàng năm trên cơ sở nhu cầu người học, nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ của ngành, địa phương và năng lực đào tạo của Trung tâm.
2. Giáo dục thường xuyên, hướng nghiệp tổ chức tuyển sinh theo Quy chế tuyển sinh học nghề do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
3. Dạy nghề tổ chức tuyển sinh học nghề theo Quy chế tuyển sinh học nghề do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
Điều 20. Cấp và quản lý chứng chỉ
Trung tâm thực hiện cấp chứng chỉ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Điều 21. Giáo viên của Trung tâm
Giáo viên của Trung tâm là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục, đào tạo và tham gia giảng dạy các chương trình quy định tại Điều 4 của Quy chế này.
Điều 22. Nhiệm vụ của giáo viên
1. Thực hiện nhiệm vụ giảng dạy theo mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học; quản lý học viên theo sự phân công của Giám đốc Trung tâm. Đối với giáo viên làm việc theo chế độ hợp đồng thực hiện nghiêm chỉnh những nội dung ghi trong hợp đồng đã ký với Trung tâm.
2. Thực hiện nghiêm chỉnh các quy chuẩn về kỹ thuật, nghiệp vụ, an toàn vệ sinh lao động của Trung tâm;
3. Thực hiện các quyết định của Giám đốc, các quy định của pháp luật và quy định của Quy chế này.
4. Rèn luyện đạo đức, bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ để nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy.
5. Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; đoàn kết, giúp đỡ các đồng nghiệp; gương mẫu trước học viên, tôn trọng nhân cách của học viên, đối xử công bằng với học viên, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của học viên.
6. Giữ gìn và bảo vệ trang thiết bị, đồ dùng dạy học, tài liệu giảng dạy và các tài liệu, tài sản khác của Trung tâm.
1. Được bố trí giảng dạy phù hợp với chuyên ngành được đào tạo và kế hoạch được giao. Được Trung tâm tạo điều kiện để thực hiện nhiệm vụ được giao.
2. Được lựa chọn phương pháp, phương tiện giảng dạy nhằm phát huy năng lực cá nhân, nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo.
3. Được sử dụng giáo trình, tài liệu, học liệu, cơ sở vật chất kỹ thuật của Trung tâm để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy.
4. Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật. Được đi thực tế sản xuất, tiếp cận công nghệ mới.
5. Được tôn trọng danh dự, nhân phẩm. Được tham gia bàn bạc, thảo luận, góp ý về các chủ trương, kế hoạch phát triển dạy nghề, xây dựng chương trình, giáo trình, nội dung, phương pháp dạy nghề, tổ chức quản lý của Trung tâm và các vấn đề liên quan đến quyền lợi của giáo viên.
6. Được hợp đồng thỉnh giảng và thực nghiệm khoa học tại các cơ sở dạy nghề, cơ sở giáo dục khác, nhưng phải bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ quy định tại Điều 22 của Quy chế này.
7. Được trực tiếp hoặc thông qua tổ chức của mình tham gia quản lý Trung tâm.
8. Được tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất, dịch vụ chuyển giao công nghệ do Trung tâm tổ chức.
9. Được dự các cuộc họp của Hội đồng khen thưởng và Hội đồng kỷ luật khi các hội đồng này giải quyết những vấn đề có liên quan đến học viên của lớp mình được phân công, phụ trách.
10. Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.
11. Giáo viên thực hiện nhiệm vụ giáo dục, đào tạo có định mức giờ dạy, định mức giờ làm công tác kiêm nhiệm như quy định của pháp luật.
Điều 24. Nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, nhân viên
Cán bộ, nhân viên làm công tác quản lý, phục vụ trong Trung tâm có nghĩa vụ thực hiện nghiêm chỉnh các nhiệm vụ, chức trách được phân công; được hưởng các quyền lợi theo quy định của pháp luật và trong hợp đồng lao động.
Điều 25. Trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên
1. Giáo viên của Trung tâm tham gia giảng dạy các chương trình để lấy văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân phải có trình độ đạt chuẩn như quy định đối với giáo viên dạy cùng cấp học của giáo dục chính quy, cụ thể sau như:
a) Có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm đối với giáo viên dạy chương trình xoá mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ.
b) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên dạy chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở.
c) Có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp đại học và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên dạy chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông.
d) Có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, cao đẳng nghề hoặc là nghệ nhân, công nhân kỹ thuật có tay nghề cao đối với giáo viên hướng dẫn thực hành nghề nghiệp.
đ) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng, đại học chuyên ngành ngoại ngữ hoặc tin học đối với giáo viên dạy chương trình bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học.
2. Trình độ chuẩn của giáo viên dạy nghề
a) Giáo viên dạy lý thuyết trình độ sơ cấp nghề phải có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề trở lên; giáo viên dạy thực hành phải là người có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề trở lên hoặc là nghệ nhân, người có tay nghề cao.
b) Giáo viên dạy nghề quy định tại Điểm a Khoản này, nếu không có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm kỹ thuật hoặc đại học sư phạm kỹ thuật thì phải có chứng chỉ sư phạm dạy nghề.
Điều 26. Việc tuyển dụng giáo viên và cán bộ, nhân viên
Giáo viên và cán bộ, nhân viên làm công tác quản lý, phục vụ trong Trung tâm được tuyển dụng theo quy định của Luật Cán bộ, công chức; Luật Viên chức; Bộ luật Lao động.
Điều 27. Học viên của Trung tâm
1. Học viên giáo dục thường xuyên, hướng nghiệp là người học đang theo học một hoặc nhiều chương trình của Trung tâm.
2. Học viên học nghề là người học có nhu cầu học nghề trình độ sơ cấp, bổ túc nghề, bồi dưỡng nghề, Trung cấp nghề và có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được giao kết hợp đồng học nghề với Giám đốc Trung tâm.
Điều 28. Nhiệm vụ của người học nghề
1. Học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch đào tạo của Trung tâm.
2. Tôn trọng giáo viên, cán bộ và nhân viên; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập; thực hiện quy chế, nội quy của Trung tâm, chấp hành pháp luật của Nhà nước.
3. Đóng học phí theo quy định.
4. Tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường.
5. Giữ gìn, bảo vệ tài sản của Trung tâm, của cơ sở sản xuất nơi thực hành, thực tập.
6. Tuân thủ các quy định về an toàn lao động và vệ sinh lao động.
7. Thực hiện nghĩa vụ làm việc có thời hạn theo quy định của pháp luật.
8. Thực hiện nếp sống văn minh, lành mạnh; tham gia xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của Trung tâm.
1. Được Trung tâm tôn trọng và đối xử bình đẳng, được cung cấp đầy đủ thông tin về việc học tập của mình.
2. Được chọn chương trình học, hình thức học, địa điểm học phù hợp với khả năng, điều kiện của bản thân và Trung tâm; được tạo điều kiện chuyển đổi chương trình, hình thức và địa điểm học nếu có nguyện vọng và được nơi chuyển đến tiếp nhận.
3. Tham gia hoạt động của các đoàn thể, tổ chức xã hội trong Trung tâm theo quy định của pháp luật.
4. Trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, góp ý về nội dung, phương pháp giảng dạy, các hoạt động khác của Trung tâm.
5. Được hưởng một phần thành quả lao động sản xuất, thực hành kỹ thuật, các hoạt động khác mà mình tham gia; được xét cấp học bổng hoặc trợ cấp xã hội theo quy định của pháp luật.
6. Học viên học hết các chương trình giáo dục thường xuyên theo quy định của Quy chế này thì được cấp văn bằng, chứng chỉ.
Điều 30. Quản lý và sử dụng tài sản
1. Trung tâm quản lý và sử dụng tài sản theo quy định của pháp luật đối với đất đai, nhà cửa, công trình xây dựng, các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ, thiết bị, tài sản được Nhà nước giao và những tài sản do Trung tâm đầu tư, mua sắm, xây dựng hoặc được biếu, tặng, tài trợ, viện trợ để đảm bảo các hoạt động của Trung tâm.
2. Hàng năm, Trung tâm phải tổ chức kiểm kê, đánh giá lại giá trị tài sản của Trung tâm và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của pháp luật.
1. Kinh phí do ngân sách Nhà nước cấp, bao gồm:
a) Kinh phí hoạt động thường xuyên.
b) Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khác được Nhà nước giao.
c) Kinh phí thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ, viên chức.
d) Kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.
đ) Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí mua sắm thiết bị phục vụ hoạt động theo dự án và kế hoạch hàng năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
e) Vốn đối ứng thực hiện các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
ê) Kinh phí khác.
2. Các nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp của Trung tâm, bao gồm:
a) Học phí do người học đóng.
b) Thu từ hoạt động dịch vụ và các hoạt động sự nghiệp khác.
c) Lãi được chia từ các hoạt động liên doanh, liên kết, lãi tiền gửi ngân hàng.
3. Các nguồn viện trợ, tài trợ.
4. Các nguồn khác.
1. Chi thường xuyên, bao gồm:
a) Chi cho các hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
b) Chi cho hoạt động sản xuất, dịch vụ của Trung tâm kể cả chi thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước, trích khấu hao tài sản cố định, chi trả vốn, trả lãi tiền vay theo quy định của pháp luật.
2. Chi không thường xuyên, bao gồm:
a) Chi thực hiện chương trình mục tiêu.
b) Chi thực hiện nhiệm vụ do Nhà nước đặt hàng.
c) Chi thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ, viên chức.
d) Chi vốn đối ứng thực hiện các dự án có nguồn vốn nước ngoài theo quy định.
đ) Chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao.
e) Chi đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm tài sản, thiết bị; chi thực hiện các dự án đầu tư khác theo quy định của Nhà nước.
ê) Chi cho các hoạt động liên doanh, liên kết.
g) Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
1. Trung tâm thực hiện việc quản lý tài chính theo quy định tại Nghị định số: 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Việc quản lý tài sản của Trung tâm phải tuân theo đúng các quy định của nhà nước. Mọi thành viên trong Trung tâm có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ tài sản của Trung tâm.
3. Việc quản lý thu, chi từ các nguồn tài chính của Trung tâm phải tuân theo các quy định của Nhà nước; chấp hành đầy đủ các chế độ kế toán, thống kê và báo cáo định kỳ theo quy định.
QUAN HỆ GIỮA TRUNG TÂM VỚI CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC KHÁC
Điều 34. Quan hệ giữa Trung tâm với chính quyền địa phương
Trung tâm có trách nhiệm chủ động tham mưu cho các cấp chính quyền tại địa phương để thực hiện các chương trình giáo dục đào tạo nhằm nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước và người lao động trong mọi thành phần kinh tế; đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên của cộng đồng; góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
Điều 35. Quan hệ giữa Trung tâm với các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội tại địa phương
1. Trung tâm phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị -xã hội - nghề nghiệp, tổ chức nghề nghiệp và các tổ chức xã hội khác tại địa phương thực hiện các nội dung của các chương trình phối hợp hoạt động nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người, thuộc mọi lứa tuổi, thành phần kinh tế được tham gia học tập.
2. Khuyến khích các tổ chức và cá nhân ủng hộ vật chất và tinh thần cho Trung tâm, tham gia xây dựng phong trào học tập thường xuyên, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập.
Điều 36. Quan hệ giữa Trung tâm với gia đình người học nghề
1. Trung tâm có trách nhiệm thông báo công khai kế hoạch, chỉ tiêu, tiêu chuẩn tuyển sinh và các chính sách, chế độ đối với người học hàng năm.
2. Trung tâm chủ động phối hợp với gia đình người học để làm tốt công tác giáo dục đối với người học nhằm phát triển toàn diện nhân cách của người học.
THANH TRA, KIỂM TRA, KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
1. Trung tâm tổ chức việc tự kiểm tra, thanh tra theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Trung tâm chịu sự kiểm tra, thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và cơ quan chủ quản theo quy định của pháp luật.
Cá nhân và tập thể của Trung tâm thực hiện tốt Quy chế này, có nhiều thành tích đóng góp cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo của Trung tâm, được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
1. Các tập thể, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định của Quy chế này, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Thẩm quyền xử lý các cá nhân, tập thể vi phạm thực hiện theo quy định của pháp luật./.
Quyết định 13/2007/QĐ-BLĐTBXH Ban hành Quy chế mẫu của Trung tâm dạy nghề do Bộ trưởng Bộ Lao Động, Thương binh và Xã hội ban hành Ban hành: 14/05/2007 | Cập nhật: 22/05/2007
Quyết định 01/2007/QĐ-BGDĐT về Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm giáo dục thường xuyên do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Ban hành: 02/01/2007 | Cập nhật: 09/02/2007
Nghị định 139/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Giáo dục và Bộ luật Lao động về dạy nghề Ban hành: 20/11/2006 | Cập nhật: 15/05/2007
Nghị định 43/2006/NĐ-CP quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập Ban hành: 25/04/2006 | Cập nhật: 20/05/2006