Quyết định 1343/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Kế hoạch Bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2017-2020
Số hiệu: 1343/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bình Phước Người ký: Nguyễn Tiến Dũng
Ngày ban hành: 02/06/2017 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Tôn giáo, tín ngưỡng, Cán bộ, công chức, viên chức, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH PHƯỚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1343/QĐ-UBND

Bình Phước, ngày 02 tháng 06 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC LÀM CÔNG TÁC TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIAI ĐOẠN 2017 - 2020

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày 13/11/2008;

Căn cứ Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức;

Căn cứ Quyết định số 163/QĐ-TTg ngày 25/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016 - 2025;

Căn cứ Quyết định số 174/QĐ-TTg ngày 09/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt “Đề án bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo giai đoạn 2017 - 2020”;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 1086/TTr-SNV ngày 25/5/2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Kế hoạch Bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017 - 2020.

Điều 2. Giao Sở Nội vụ (Ban Tôn giáo) chủ trì, phối hợp với Ban Tôn giáo Chính phủ, các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai Kế hoạch bồi dưỡng này.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nội vụ, Tài chính, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này, kể từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- TTTU, TT HĐND tỉnh;
- Đoàn ĐBQH tỉnh;
- CT, PCT UBND tỉnh;
-
UBMTTQVN tỉnh;
- Các Ban xây dựng Đ
ng, đoàn thể tnh;
- Các sở, ngành;
- Như Điều 3:
- UBND các huyện, thị xã;
- LĐVP;
- Lưu: VT, P.NC, KH64-
17, D30/5

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn
Tiến Dũng

 

KẾ HOẠCH

BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC LÀM CÔNG TÁC TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIAI ĐOẠN 2017 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1343/QĐ-UBND ngày 02/6/2017 của UBND tỉnh)

Để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng công tác tôn giáo cho cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo, đáp ứng tiêu chuẩn cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo theo quy định, nâng cao hiệu quả xử lý các vụ việc tôn giáo, góp phần thực hiện có hiệu quả chủ trương, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước.

UBND tỉnh ban hành Kế hoạch bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017 - 2020 như sau:

I. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI

1. Đối tượng

a) Cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo của các ban, ngành, đoàn thể ở cấp tỉnh, cấp huyện, gồm: Ban Tôn giáo - Sở Nội vụ; Ban Tuyên giáo; Công an; Ban Dân vận; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Hội Liên hiệp Phụ nữ; Hội Nông dân; Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Hội Cựu Chiến binh; Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị, Phòng Nội vụ các huyện, thị xã.

b) Cán bộ kiêm nhiệm phụ trách, làm công tác tôn giáo ở cấp cơ sở: Phó Bí thư Đảng ủy; Phó Chủ tịch UBND.

2. Phạm vi: Thực hiện trong toàn tỉnh, trong đó, chú trọng bồi dưỡng ở những địa bàn có đông đồng bào tôn giáo; đồng bào dân tộc thiểu số theo đạo và những địa bàn có vấn đề tôn giáo phát sinh, phức tạp.

II. THỰC TRẠNG, MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU

1. Thực trạng: Công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị. Hiện nay, hầu hết các ban, ngành, đoàn thể có liên quan ở các cấp đã bố trí cán bộ, công chức kiêm nhiệm công tác tôn giáo. Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo tại các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, cấp huyện và cán bộ kiêm nhiệm phụ trách công tác tôn giáo ở cấp cơ sở trên địa bàn tỉnh hiện nay chưa am hiểu sâu về lĩnh vực tôn giáo. Mặt khác, một số cán bộ, công chức mới được bố trí làm công tác tôn giáo nên còn thiếu kinh nghiệm và chưa được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ công tác tôn giáo.

2. Mục tiêu: Để nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn tỉnh, mục tiêu giai đoạn 2017 - 2020 thực hiện bồi dưỡng khoảng 1041 lượt cán bộ, công chức, trong đó:

- Tối thiểu 95% công chức làm công tác tôn giáo của sở, ban, ngành, đoàn thể ở cấp tỉnh, cấp huyện được tham gia các lớp bồi dưỡng.

- Tối thiểu 90% cán bộ kiêm nhiệm phụ trách công tác tôn giáo ở cấp cơ sở được tham gia các lớp bồi dưỡng.

3. Yêu cầu

- Bồi dưỡng đúng đối tượng, nội dung, hình thức bồi dưỡng phù hp với điều kiện thực tế ở địa phương và tuân theo các quy định hiện hành của pháp luật.

- Các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị nâng cao trách nhiệm trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo đảm bảo đạt mục tiêu của kế hoạch đề ra.

III. NHIỆM V VÀ GIẢI PHÁP

1. Nâng cao nhận thức về vai trò, nhiệm vụ của hoạt động bồi dưỡng công tác tôn giáo

- Bồi dưỡng là một trong những giải pháp quan trọng góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có kiến thức, kỹ năng đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ về công tác tôn giáo trong giai đoạn hiện nay.

- Cán bộ, công chức được tham gia bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng, phương pháp và kinh nghiệm về công tác tôn giáo để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác, phù hợp với công việc, vị trí việc làm đang đảm nhận, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tôn giáo trên địa bàn tỉnh.

2. Xây dựng kế hoạch, tổ chức bồi dưỡng

Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu đề xuất, xây dựng Kế hoạch bồi dưỡng hàng năm cho các nhóm đối tượng đảm bảo theo nội dung, chương trình của Ban Tôn giáo Chính phủ.

Xây dựng chương trình, tài liệu, hình thức, phương pháp bồi dưỡng phù hợp với từng nhóm đối tượng, cấp quản lý, địa bàn quản lý, đặc thù của từng tôn giáo.

3. Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, báo cáo viên

- Xây dựng đội ngũ báo cáo viên có trình độ chuyên môn phù hợp, có ít nhất 05 năm kinh nghiệm trong quản lý, hoạt động thực tiễn xử lý hiệu quả các vụ việc liên quan đến tôn giáo và có năng lực, phương pháp sư phạm;

- Quan tâm bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ và phương pháp sư phạm cho đội ngũ báo cáo viên.

4. Tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ công tác tổ chức, giảng dạy; đáp ứng về kinh phí cho công tác bồi dưỡng cán bộ công chức làm công tác tôn giáo trên địa bàn tỉnh.

IV. NỘI DUNG

1. Chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về tôn giáo và công tác tôn giáo.

2. Kiến thức cơ bản về các tôn giáo; kỹ năng, nghiệp vụ công tác tôn giáo.

3. Công tác tuyên truyền, vận động quần chúng tín đồ tôn giáo; công tác đấu tranh chống địch lợi dụng tôn giáo.

4. Cập nhật thông tin về tình hình tôn giáo, bồi dưỡng kỹ năng xử lý các vụ việc liên quan đến tôn giáo.

5. Bồi dưỡng kiến thức về tôn giáo và công tác tôn giáo, kỹ năng sư phạm cho đội ngũ giảng viên, báo cáo viên các cấp trong tỉnh.

V. L TRÌNH VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Lộ trình thực hiện

a) Năm 2017, thực hiện việc bồi dưỡng theo Kế hoạch số 109/KH-UBND ngày 05/5/2017 của UBND tỉnh về việc Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hành chính, viên chức các đơn vị sự nghiệp năm 2017.

b) Từ năm 2018 - 2020, dự kiến mở 07 lớp, tổng số 1041 lượt cán bộ, công chức. Cụ thể:

- Tổ chức mở 06 lớp bồi dưỡng với tổng số 882 lượt người, cho các đối tượng:

+ Cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo của các ban, ngành, đoàn thể ở cấp tỉnh, cấp huyện gồm: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Hội Liên hiệp Phụ nữ; Hội Nông dân; Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Hội Cựu Chiến binh; Ban Dân vận: Tổng số 72 người.

+ Cán bộ kiêm nhiệm phụ trách công tác tôn giáo ở cấp cơ sở: Phó Bí thư Đảng ủy; Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân: Tổng số 222 người.

- Tổ chức mở 01 lớp bồi dưỡng báo cáo viên tôn giáo với số lượng 159 người. Trong đó:

+ Cấp tỉnh: Ban Tôn giáo - Sở Nội vụ (06 người); Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ban Dân vận Tỉnh ủy, Công an tỉnh, UBMTTQVN tỉnh, Trường Chính trị, Hội Nông dân tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Hội Cựu Chiến binh (mi cơ quan, đơn vị 01 người): Tổng số 15 người.

+ Cấp huyện: Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị, Phòng Nội vụ, Ban Tuyên giáo Huyện ủy (mi cơ quan đơn vị 01 người): Tổng số 11 huyện gồm 33 người.

+ Cấp xã: Báo cáo viên cấp xã (s lượng mỗi xã, phường, thị trấn 01 người): Tổng số 111 người.

c) UBND các huyện, thị xã xây dựng kế hoạch và tổ chức các lớp bồi dưỡng cho cán bộ, công chức cấp xã, gồm:

- Cán bộ phụ trách công tác Dân tộc - Tôn giáo;

- Cán bộ các Hội, Đoàn thể, Công an, Quân sự.

- Cán bộ không chuyên trách thôn, ấp, khu phố (Bí thư hoặc Phó Bí thư Chi bộ, Trưởng hoặc Phó thôn, ấp, khu ph).

2. Kinh phí thực hiện

Được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước địa phương theo quy định của pháp luật. Tổng kinh phí thực hiện kế hoạch bồi dưỡng giai đoạn 2017 - 2020 của cấp tỉnh theo phân cấp là 1.041.000.000đ. Cụ thể:

- 06 lớp (03 ngày/lớp) x 147 người/lớp x 1.000.000đ/người = 882.000.000đ.

- 01 lớp (03 ngày/lớp) x 159 người/lớp x 1.000.000đ/người = 159.000.000đ.

VI. T CHỨC THỰC HIỆN

1. Giao Sở Nội vụ (Ban Tôn giáo) chủ trì phối hợp với Ban Tôn giáo Chính phủ và các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện những nội dung sau:

- Căn cứ Kế hoạch giai đoạn 2017 - 2020 đã được phê duyệt, hàng năm tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo trên địa bàn tỉnh; khảo sát nhu cầu, bồi dưỡng và tổ chức mở các lớp bồi dưỡng theo nhiệm vụ được giao đảm bảo hiệu quả.

- Chuẩn bị nội dung, chương trình bồi dưỡng, cơ sở vật chất, đội ngũ báo cáo viên để tổ chức các lớp bồi dưỡng phù hợp với quy định của pháp luật.

2. Trách nhiệm của các ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, cấp huyện, UBND cấp xã:

- Trước ngày 01/9 hàng năm, lập danh sách đăng ký cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo của cơ quan, đơn vị gi Sở Nội vụ (Ban Tôn giáo) đtổng hợp xây dựng kế hoạch bi dưỡng cán bộ, công chức của năm sau lin k.

- Tạo điều kiện cho cán bộ, công chức được tham gia các lớp bồi dưỡng do tỉnh tổ chức, bố trí cán bộ, công chức phù hợp với trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đã được đào tạo, bi dưỡng, nâng cao chất lượng hiệu quả công việc.

- UBND các huyện, thị xã căn cứ Kế hoạch này, phối hợp với các sở, ngành có liên quan xây dựng Kế hoạch và tổ chức bồi dưỡng cho cán bộ, công chức cấp xã và cán bộ thôn, ấp, khu phố hàng năm gửi Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nội vụ) để tổng hợp.

3. Sở Tài chính: Theo khả năng ngân sách của tỉnh, thẩm định, bố trí kinh phí bi dưỡng đSở Nội vụ (Ban Tôn giáo) mở các lớp bi dưỡng theo Kế hoạch./.





Nghị định 18/2010/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng công chức Ban hành: 05/03/2010 | Cập nhật: 09/03/2010