Quyết định 1330/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Kế hoạch khuyến công giai đoạn 2016 - 2020
Số hiệu: | 1330/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bắc Giang | Người ký: | Dương Văn Thái |
Ngày ban hành: | 15/07/2015 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Công nghiệp, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1130/QĐ-UBND |
Bắc Giang, ngày 15 tháng 07 năm 2015 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH KHUYẾN CÔNG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16/12/2002;
Căn cứ Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21/5/2012 của Chính phủ về khuyến công;
Căn cứ Quyết định số 1288/QĐ-TTg ngày 01/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình khuyến công quốc gia đến năm 2020;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 26/2014/TTLT-BTC-BCT ngày 18/02/2014 của Bộ Tài chính và Bộ Công Thương hướng dẫn trình tự lập, quản lý, sử dụng kinh phí khuyến công quốc gia và kinh phí khuyến công địa phương;
Căn cứ Quyết định số 734/2014/QĐ-UBND ngày 28/10/2014 của UBND tỉnh ban hành Quy định quản lý và sử dụng kinh phí khuyến công tỉnh Bắc Giang;
Xét đề nghị của Sở Công Thương tại Tờ trình số 38/TTr-SCT ngày 23/6/2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Kế hoạch khuyến công giai đoạn 2016 - 2020.
Điều 2. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Công Thương, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; Chủ tịch UBND huyện, thành phố và tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định này./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
KHUYẾN CÔNG TỈNH BẮC GIANG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1330/QĐ-UBND ngày 15/7/2015 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh)
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KHUYẾN CÔNG TỈNH BẮC GIANG GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
I. Công tác quản lý nhà nước về khuyến công
1. Tổ chức bộ máy khuyến công:
Sở Công Thương là cơ quan giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về hoạt động khuyến công tại địa phương. Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp trực thuộc Sở Công Thương trực tiếp thực hiện các hoạt động khuyến công theo kế hoạch, đề án khuyến công được giao; Trung tâm hiện có 10 công chức, viên chức và người lao động.
Ở các huyện, thành phố, cán bộ làm công tác khuyến công do cán bộ Phòng Kinh tế và Hạ tầng/Phòng Kinh tế thành phố kiêm nhiệm. Đến nay, chưa xây dựng được hệ thống khuyến công viên, cộng tác viên cấp huyện, xã.
2. Công tác xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật về khuyến công:
Sau khi Chính phủ ban hành Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21/5/2012 về khuyến công; Bộ Tài chính và Bộ Công Thương ban hành Thông tư liên tịch số 26/2014/TTLT-BTC-BCT ngày 18/02/2014 hướng dẫn trình tự lập, quản lý, sử dụng kinh phí khuyến công quốc gia và kinh phí khuyến công địa phương, ngày 28/10/2014, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 734/2014/QĐ-UBND quy định quản lý và sử dụng kinh phí khuyến công tỉnh Bắc Giang phù hợp với chính sách hiện hành và điều kiện thực tế của địa phương.
II. Kết quả hoạt động khuyến công giai đoạn 2011 - 2015
1. Kinh phí khuyến công:
- Tổng kinh phí được phê duyệt để thực hiện các nội dung hoạt động khuyến công giai đoạn 2011 - 2015 là 18.904,2 triệu đồng (bằng 86,8% kế hoạch kinh phí đề ra); trong đó kinh phí thực hiện 17.310,46 triệu đồng (đạt tỷ lệ 91,6% kinh phí được giao) hỗ trợ cho 182 đề án; đồng thời huy động được 179.662,103 triệu đồng đối ứng của các cơ sở công nghiệp nông thôn được thụ hưởng kinh phí khuyến công tham gia đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Cụ thể:
+ Kinh phí khuyến công quốc gia: Tranh thủ được nguồn vốn khuyến công quốc gia hỗ trợ cho các đề án thực hiện trên địa bàn tỉnh với tổng kinh phí 7.404,2 triệu đồng (năm 2011: 1.535 triệu đồng, năm 2012: 1.245 triệu đồng, năm 2013: 2.991 triệu đồng, năm 2014: 933,2 triệu đồng và năm 2015: 700 triệu đồng), bình quân 1.480,84 triệu đồng/năm và đạt 105,8% kế hoạch kinh phí đề ra; kinh phí thực hiện là 5.868,56 triệu đồng (đạt 79,3% kinh phí được giao).
+ Kinh phí khuyến công của tỉnh: Kinh phí khuyến công của tỉnh trong 5 năm qua là 11.500 triệu đồng (năm 2011: 2.000 triệu đồng, năm 2012: 2.000 triệu đồng, năm 2013: 2.000 triệu đồng, năm 2014: 2.500 triệu đồng và năm 2015: 3.000 triệu đồng), bình quân 2.300 triệu đồng/năm và đạt 76,7% kế hoạch đề ra; kinh phí thực hiện là 11.441,9 triệu đồng (đạt 99,5% kinh phí được giao).
- Kinh phí hỗ trợ trực tiếp cho cơ sở công nghiệp nông thôn là 9.565,62 triệu đồng, chiếm 50,6% số kinh phí khuyến công thực hiện trong giai đoạn này; kinh phí hỗ trợ gián tiếp cho cơ sở công nghiệp nông thôn thông qua các nội dung khuyến công do tổ chức dịch vụ khuyến công thực hiện và kinh phí phục vụ chức năng quản lý, tổ chức thực hiện hoạt động khuyến công là 9.338,58 triệu đồng (chiếm 49,4%).
2. Kết quả thực hiện các nội dung hoạt động khuyến công:
2.1. Nội dung 1 - Đào tạo nghề, truyền nghề và phát triển nghề:
- Kinh phí thực hiện là 3.874,2 triệu đồng để hỗ trợ 31 đề án, trong đó:
+ Thực hiện 4 đề án khuyến công quốc gia, kinh phí hỗ trợ: 2.659,2 triệu đồng.
+ Thực hiện 27 đề án khuyến công địa phương, kinh phí hỗ trợ: 1.215 triệu đồng.
- Kết quả đạt được:
+ Tổ chức đào tạo nghề, truyền nghề cho 3.595 lao động ở khu vực nông thôn, làng nghề; sau đào tạo số lao động được các cơ sở công nghiệp nông thôn tiếp nhận nhận vào làm việc hoặc tổ chức sản xuất tại chỗ là 3.073 người (chiếm 84%), thu nhập bình quân đạt 2,5 triệu đồng/người/tháng.
+ Nội dung đào tạo tập trung vào các nghề sử dụng nhiều lao động như: Nghề may công nghiệp, sản xuất gạch tuynel, mộc dân dụng, mây tre đan...; truyền nghề cho lao động tại các làng nghề nhằm duy trì, phát triển các nghề truyền thống tại địa phương, hình thành các làng nghề mới gắn với quy hoạch phát triển làng nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của tỉnh đến năm 2020.
2.2. Nội dung 2 - Nâng cao năng lực quản lý:
- Kinh phí được phê duyệt là 2.508,26 triệu đồng để thực hiện 40 đề án, trong đó:
+ Thực hiện 3 đề án khuyến công quốc gia, kinh phí hỗ trợ: 322,26 triệu đồng.
+ Thực hiện 37 đề án khuyến công địa phương, kinh phí hỗ trợ: 2.186 triệu đồng.
- Kết quả đạt được:
+ Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về khởi sự, quản trị doanh nghiệp, hợp tác xã; hoạt động khuyến công, bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, quy định về phát triển cụm công nghiệp; kỹ thuật an toàn hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, vệ sinh thực phẩm; tuyên truyền sản xuất sạch hơn, sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả... cho 2.042 lượt người là cán bộ quản lý, các doanh nghiệp, hợp tác xã, đoàn viên thanh niên, hội viên phụ nữ.
+ Tổ chức được 14 đoàn khảo sát, học tập, trao đổi kinh nghiệm về quản lý nhà nước trong lĩnh vực Công Thương, phát triển cụm công nghiệp, phát triển ngành nghề, làng nghề nông thôn...
+ Tư vấn, hỗ trợ thành lập được 56 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp tại địa bàn các huyện có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn của tỉnh là Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế và Hiệp Hòa.
2.3. Nội dung 3 - Hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật chuyển giao công nghệ và tiến hộ khoa học kỹ thuật:
- Hỗ trợ thực hiện 52 đề án có tổng kinh phí đầu tư 179.662,103 triệu đồng; trong đó, kinh phí khuyến công quốc gia hỗ trợ 1.800 triệu đồng, kinh phí khuyến công của tỉnh hỗ trợ 2.753,9 triệu đồng và nguồn vốn đối ứng của các cơ sở công nghiệp nông thôn được thụ hưởng kinh phí khuyến công 175.108,203 triệu đồng. Cụ thể như sau:
+ Hỗ trợ 7 đề án xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật giới thiệu công nghệ mới, sản phẩm mới: Sản xuất kết cấu thép công nghiệp, sản xuất ván ghép từ gỗ bóc, sơn tĩnh điện, giết mổ gia cầm tập trung, gạch không nung...
+ Hỗ trợ 1 đề án tổ chức hội nghị trình diễn giới thiệu mô hình sản xuất rượu Làng Vân.
+ Hỗ trợ 41 đề án đầu tư ứng dụng công nghệ, thiết bị mới, sản xuất sản phẩm mới cho các cơ sở công nghiệp nông thôn như: Sản xuất các sản phẩm nhựa từ nhựa tái sinh, cơ khí, công nghiệp phụ trợ; giết mổ, chế biến gia cầm tập trung, bảo quản hàng nông sản; sản xuất hương, đồ mộc, viên gỗ nén xuất khẩu; sản xuất tương, bún, bánh đa, cháo đóng hộp...
+ Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho 3 dự án đầu tư đã và đang đi vào sản xuất ổn định, có hồ sơ vay vốn đáp ứng được yêu cầu, sản xuất kinh doanh có lãi, trả được nợ ngân hàng đúng kỳ hạn.
- Kết quả đạt được:
+ Khuyến khích các đơn vị mạnh dạn đầu tư vốn tham gia phát triển sản xuất công nghiệp nông thôn, cụ thể 1 đồng vốn khuyến công thu hút được 38,5 đồng vốn đầu tư của đối tượng thụ hưởng kinh phí khuyến công.
+ Góp phần tháo gỡ khó khăn cho cơ sở công nghiệp nông thôn về vốn, công nghệ, thiết bị sản xuất; thông qua đó, đã thu hút và giải quyết việc làm cho khoảng 700 lao động nông thôn với mức thu nhập bình quân đạt 3 triệu đồng/người/tháng.
2.4. Nội dung 4 - Phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu:
- Tổng kinh phí thực hiện là 3.491 triệu đồng để hỗ trợ 31 đề án, trong đó:
+ Thực hiện 1 đề án khuyến công quốc gia, kinh phí hỗ trợ: 140 triệu đồng.
+ Thực hiện 30 đề án khuyến công địa phương, kinh phí hỗ trợ: 3.351 triệu đồng.
- Kết quả đạt được:
+ Tổ chức tham gia gian hàng quảng bá, giới thiệu các sản phẩm công nghiệp, làng nghề tiêu biểu của tỉnh tại 11 hội chợ, triển lãm trong nước như: Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc và phía Nam; Hội chợ triển lãm Làng nghề Việt Nam; Hội chợ Công nghiệp - Thương mại quốc tế Việt - Trung... Hỗ trợ, tạo điều kiện đăng ký cho các cơ sở công nghiệp nông thôn trực tiếp tham gia hàng trăm hội chợ triển lãm trên cả nước.
+ Tư vấn, hỗ trợ xây dựng và đăng ký thương hiệu sản phẩm: Máy cơ khí nông nghiệp, gốm, sứ, tranh thêu, mỳ gạo, mây tre, may mặc, thùng xốp... cho 19 cơ sở công nghiệp nông thôn.
+ Tổ chức 2 hội thi thợ giỏi nghề tiểu thủ công nghiệp; tổ chức 1 đợt xét công nhận làng nghề, tặng danh hiệu nghệ nhân, thợ giỏi và người có công đưa nghề về phát triển ở nông thôn tỉnh Bắc Giang; hỗ trợ 1 lần tổ chức lễ tôn vinh làng nghề, nghệ nhân, thợ giỏi, người có công đưa nghề vào phát triển nông thôn và sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Bắc Giang.
+ Tổ chức 2 lần bình chọn được 36 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Bắc Giang, trong đó có 10 sản phẩm được công nhận là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc.
+ Thực hiện tư vấn thiết kế mẫu mã, bao bì đóng gói cho 5 cơ sở công nghiệp nông thôn: Mỳ gạo Chũ, rượu làng Vân, bánh đa Kế, tương Trí Yên và chè Yên Thế; quảng bá hàng hóa, sản phẩm làng nghề và cơ sở công nghiệp nông thôn thông qua nội dung thiết kế, in ấn tờ gấp cho một số sản phẩm mới, tiêu biểu, đặc sản làng nghề của tỉnh như: Mây tre, mỳ gạo, rượu, bánh đa, gốm sứ, nông cụ, thêu ren...
+ Hỗ trợ xây dựng thương hiệu tập thể; kiểm nghiệm chất lượng, xây dựng tiêu chuẩn và đăng ký mã vạch quốc gia cho sản phẩm rượu làng Vân.
+ Hỗ trợ đầu tư xây dựng nhà trưng bày sản phẩm làng nghề cho 2 cơ sở công nghiệp nông thôn tại làng nghề mây tre đan Tăng Tiến và làng nghề rượu Vân Hà.
+ Tổ chức trình diễn nghề và giới thiệu sản phẩm làng nghề tiểu thủ công nghiệp tại ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc tỉnh Bắc Giang lần thứ V năm 2012.
2.5. Nội dung 5 - Phát triển hoạt động tư vấn, cung cấp thông tin:
- Kinh phí khuyến công tỉnh dành cho nội dung này là 870 triệu đồng để thực hiện 8 đề án.
- Kết quả đạt được:
+ Xuất bản, phát hành được 4.400 Bản tin Khuyến công Bắc Giang theo từng quý; xây dựng đĩa CD, catalog, tờ gấp cung cấp thông tin về tình hình sản xuất công nghiệp, hoạt động khuyến công, phổ biến chính sách, quảng bá giới thiệu làng nghề, cơ sở công nghiệp nông thôn và sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu...
+ Phối hợp với các cơ quan báo, đài của Trung ương, của tỉnh tuyên truyền về hoạt động khuyến công và hoạt động của các cơ sở công nghiệp nông thôn, làng nghề.
2.6. Nội dung 6 - Hỗ trợ liên doanh, liên kết, hợp tác kinh tế và phát triển các cụm công nghiệp:
- Tổng kinh phí thực hiện là 1.027,1 triệu đồng, trong đó:
+ Kinh phí khuyến công quốc gia hỗ trợ thực hiện 2 đề án là: 927,1 triệu đồng.
+ Kinh phí khuyến công địa phương hỗ trợ thực hiện 1 đề án là: 100 triệu đồng.
- Kết quả đạt được:
+ Xây dựng bản đồ và bản đồ số về các cụm công nghiệp tỉnh Bắc Giang.
+ Hỗ trợ lập quy hoạch chi tiết cho cụm công nghiệp Cầu Gồ, huyện Yên Thế.
+ Hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cho cụm công nghiệp Trại Ba, huyện Lục Ngạn.
2.7. Nội dung 7 - Nâng cao năng lực quản lý và tổ chức thực hiện chương trình khuyến công:
- Thực hiện chương trình này từ nguồn kinh phí khuyến công là 966 triệu đồng để thực hiện 17 đề án.
- Kết quả đạt được:
+ Tham mưu xây dựng trình UBND tỉnh ban hành các văn bản quy phạm về hoạt động khuyến công: Quy định quản lý và sử dụng kinh phí khuyến công tỉnh Bắc Giang; Kế hoạch khuyến công tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2011 - 2015.
+ Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, nâng cao năng lực quản lý và thực hiện hoạt động khuyến công của Sở Công Thương, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp.
1. Những mặt được:
- Hoạt động khuyến công đã được triển khai đồng bộ từ tỉnh đến các huyện, thành phố; các văn bản quy định về khuyến công được ban hành kịp thời và ngày càng hoàn thiện; nguồn kinh phí khuyến công quốc gia và khuyến công của tỉnh tăng dần theo từng năm; kế hoạch khuyến công hàng năm được tham mưu xây dựng bám sát vào các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án của tỉnh, trong đó tập trung tư vấn, hỗ trợ phát triển các ngành nghề có thế mạnh tại địa phương như chế biến nông, lâm sản, may mặc, cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng...
- Hoạt động khuyến công đã khuyến khích các tổ chức, cá nhân yên tâm và tin tưởng vào cơ chế, chính sách của Nhà nước, mạnh dạn đầu tư vốn tham gia phát triển sản xuất công nghiệp nông thôn; thông qua hoạt động khuyến công, quan hệ giữa các doanh nghiệp với cơ quan quản lý nhà nước ngành Công Thương trở nên gắn bó, tạo sự đồng thuận trong phát triển, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về công nghiệp.
- Bộ máy làm công tác khuyến công của tỉnh được kiện toàn, đảm bảo về số lượng và chất lượng; trang thiết bị phục vụ cho cán bộ làm công tác khuyến công được đầu tư đầy đủ; chất lượng cán bộ khuyến công cấp tỉnh được nâng lên thông qua thực tiễn hoạt động và các khóa tập huấn nghiệp vụ.
- Cùng với việc xây dựng, thực hiện các quy hoạch, đề án phát triển các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và cơ chế, chính sách khác của tỉnh, hoạt động khuyến công đã mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội đáng kể như:
+ Góp phần duy trì tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp nông thôn giai đoạn 2011 - 2015 bình quân đạt 10,5%/năm; năm 2015, giá trị sản xuất công nghiệp nông thôn (giá so sánh 2010) ước đạt 9.047 tỷ đồng, tăng gấp 1,6 lần so với năm 2010; thúc đẩy cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch theo hướng phát triển công nghiệp - xây dựng, từ 31,5% năm 2010 lên 39,5% năm 2015.
+ Tạo động lực giúp các cơ sở công nghiệp nông thôn đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, trong giai đoạn 2011 - 2015 có trên 300 cơ sở công nghiệp nông thôn được trực tiếp thụ hưởng kinh phí khuyến công hoặc kết quả của hoạt động khuyến công, đến nay đều duy trì và phát triển được sản xuất, các chỉ tiêu: Giá trị sản xuất, doanh thu, sử dụng lao động, nộp ngân sách... phần lớn đều tăng so với trước.
+ Tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn, đáp ứng nhu cầu lao động có tay nghề cho các cơ sở công nghiệp nông thôn, làng nghề, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tích cực thông qua hoạt động đào tạo nghề, truyền nghề gắn với nhu cầu sử dụng.
+ Góp phần mở rộng và phát triển thị trường tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp, làng nghề mà địa phương có thế mạnh thông qua các hoạt động tuyên truyền, quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng, xuất bản các bản tin, ấn phẩm, tham gia các hội chợ, triển lãm, xây dựng và đăng ký thương hiệu...
+ Hình thành và duy trì được một số nghề mới ở vùng thuần nông (làm hoa voan, đan nhựa giả mây, trẻ tăm lụa, mây tre đan), đồng thời tạo điều kiện cho một số làng nghề phát triển mạnh (mây tre Tăng Tiến, mỳ Thủ Dương, rượu làng Vân, bánh đa Kế, mộc Dĩnh Trì, Lãng Sơn...), góp phần đưa số làng có nghề trên địa bàn tỉnh lên 435 làng, trong đó có 39 làng nghề đạt tiêu chí quy định và đã được công nhận, tăng 6 làng so với năm 2010.
+ Phát triển các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất công nghiệp ở các vùng nông thôn, làng nghề, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, góp phần đưa số cơ sở sản xuất công nghiệp của tỉnh lên trên 17.000 cơ sở, trong đó có trên 500 doanh nghiệp.
+ Phát triển một số sản phẩm mới và đầu tư ứng dụng công nghệ mới vào trong sản xuất như: Cửa xếp, cửa cuốn, gạch không nung, ván ghép từ gỗ bóc, viên gỗ nén xuất khẩu, thùng xốp...; phát triển công nghiệp gắn với thế mạnh của từng địa phương như chế biến gỗ, vải thiều, sản xuất vật liệu xây dựng, giết mổ gia cầm...
Thông qua đó, đáp ứng được mục tiêu của hoạt động khuyến công là góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế - lao động ở nông thôn theo hướng công nghiệp hóa; tạo việc làm, tăng thu nhập, đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo và phát triển đời sống văn hóa - xã hội ở nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới.
2. Tồn tại, hạn chế:
- Đối tượng, nội dung đáp ứng được yêu cầu để hưởng hỗ trợ từ nguồn kinh phí khuyến công còn hạn chế, nhất là tại các huyện có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn của tỉnh.
- Kinh phí khuyến công được giao còn thấp so với kế hoạch đề ra, có nội dung còn thực hiện chưa kết kinh phí giao, sử dụng còn dàn trải, mức kinh phí hỗ trợ cho các đề án còn thấp so với mức đầu tư của các cơ sở công nghiệp nông thôn.
- Một số cơ sở công nghiệp nông thôn được hỗ trợ khuyến công nhưng phát triển chưa mạnh, chưa duy trì được việc làm ổn định cho người lao động, thậm chí một số cơ sở còn dừng hoạt động.
- Chưa có nhiều đề án khuyến công trọng tâm, trọng điểm thực hiện trong nhiều năm liên tục và lồng ghép với các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
3. Nguyên nhân tồn tại, hạn chế:
3.1. Nguyên nhân khách quan:
- Bắc Giang là một tỉnh miền núi, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chưa phát triển, số làng nghề và cơ sở công nghiệp nông thôn trên số dân còn ít, lại phân tán nhỏ lẻ, chủ yếu tập trung tại thành phố Bắc Giang và các huyện có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển.
- Điều kiện ngân sách tỉnh còn hạn chế nên bố trí kinh phí dành cho hoạt động khuyến công hàng năm chưa đáp ứng được yêu cầu so với kế hoạch đề ra, trong khi đó phải triển khai thực hiện và chi hỗ trợ nhiều nội dung hoạt động khuyến công.
3.2. Nguyên nhân chủ quan:
- Khâu khảo sát lựa chọn một số đối tượng, ngành nghề hỗ trợ chưa chuẩn xác, một số nghề mới phụ thuộc đầu ra của các đơn vị ngoài tỉnh, ngoài ra còn bị các doanh nghiệp trong các khu, cụm công nghiệp thu hút lao động; bên cạnh đó trong giai đoạn vừa qua tình hình kinh tế khó khăn nên doanh nghiệp đầu tư hạn chế, một số phá sản hoặc dừng hoạt động.
- Một số đề án lập dự toán chưa sát với nhu cầu thực tế nên kinh phí được giao không sử dụng hết, cụ thể đề án hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp Trại Ba, huyện Lục Ngạn được phê duyệt hỗ trợ 2.000 triệu đồng nhưng chỉ thực hiện được 677,161 triệu đồng (đạt 33,9%).
- Hệ thống tổ chức triển khai thực hiện hoạt động khuyến công chưa đầy đủ, mới có Trung tâm Khuyến công cấp tỉnh, chưa có chi nhánh tại các huyện, thành phố và mạng lưới cộng tác viên tại các xã.
KẾ HOẠCH KHUYẾN CÔNG TỈNH BẮC GIANG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
1. Mục tiêu:
1.1. Mục tiêu tổng quát:
- Huy động các nguồn lực trong và ngoài nước tham gia hoặc hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các dịch vụ khuyến công, góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, tạo việc làm, tăng thu nhập, thực hiện phân công lại lao động xã hội và góp phần xây dựng nông thôn mới.
- Khuyến khích, hỗ trợ sản xuất sạch hơn tại các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu; giảm thiểu phát thải và hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm; bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường, sức khỏe con người.
- Hỗ trợ, tạo điều kiện cho các tổ chức cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp một cách bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh, thực hiện có hiệu quả lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế.
1.2. Mục tiêu cụ thể:
- Thúc đẩy tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt 18,5%/năm; đến năm 2020, giá trị sản xuất công nghiệp nông thôn (giá so sánh 2010) đạt 21.136 tỷ đồng, tăng gấp 2,34 lần so với năm 2015; góp phần đưa giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 2010) đến năm 2020 đạt 128.742 tỷ đồng, tăng gấp 1,89 lần so với năm 2015.
- Tổ chức đào tạo nghề, truyền nghề cho 2.625 lao động; tập huấn bồi dưỡng kiến thức khởi sự doanh nghiệp, nâng cao năng lực quản lý, năng lực áp dụng sản xuất sạch hơn cho 900 lượt học viên; hỗ trợ 171 cơ sở công nghiệp nông thôn xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, ứng dụng máy móc thiết bị và chuyển giao công nghệ, xây dựng và phát triển thương hiệu; hỗ trợ đầu tư 5 phòng trưng bày, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn, làng nghề; hỗ trợ, tạo điều kiện cho 320 lượt cơ sở công nghiệp nông thôn tham gia hội chợ triển lãm trong nước; hỗ trợ lập quy hoạch chi tiết, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, sửa chữa, nâng cấp hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường cho 7 cụm công nghiệp.
- Tư vấn, trợ giúp 175 cơ sở công nghiệp nông thôn trong các lĩnh vực: Thành lập doanh nghiệp; marketing; quản lý sản xuất - tài chính - kế toán - nhân lực; liên doanh, liên kết trong sản xuất kinh doanh; ứng dụng công nghệ - thiết bị mới; sản xuất sạch hơn; xây dựng, đăng ký thương hiệu; thiết kế mẫu mã, bao bì đóng gói sản phẩm...
- Thông tin tuyên truyền sâu rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng của trung ương và địa phương, xuất bản và phát hành bản tin khuyến công, đĩa CD, catalog, tờ gấp... nhằm giới thiệu, quảng bá, mở rộng và phát triển thị trường tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp, làng nghề mà địa phương có thế mạnh.
2. Phương hướng:
- Về địa bàn: Ưu tiên hỗ trợ các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn của tỉnh là Hiệp Hòa, Lục Nam, Lục Ngạn, Yên Thế và Sơn Động; các xã nằm trong kế hoạch thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
- Về ngành nghề: Ưu tiên hỗ trợ phát triển các sản phẩm công nghiệp chủ lực gồm điện tử các loại và linh kiện, cơ khí phục vụ sản xuất ôtô, xe máy; dệt may; chế biến nông lâm sản (gà đồi, đồ gỗ, rau củ quả...). Sản xuất sản phẩm có thị trường xuất khẩu, sử dụng nguyên liệu tại chỗ, sử dụng nhiều lao động; phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp cơ khí, hóa chất phục vụ nông nghiệp, nông thôn, vật liệu xây dựng theo công nghệ mới...
- Chú trọng hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn trên cơ sở tiềm năng nguyên liệu sẵn có của từng vùng như: Chế biến nông - lâm sản - thực phẩm, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, khai thác vật liệu xây dựng... Du nhập, nhân cấy nghề mới và mở rộng ngành nghề, tạo điều kiện giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, hình thành các làng nghề mới theo quy hoạch.
- Phát triển làng nghề chế biến nông sản, thủ công mỹ nghệ để chuyển dịch lao động gắn với phát triển du lịch và bảo vệ môi trường như: Mây tre Tăng Tiến, rượu làng Vân...
1. Tổ chức đào tạo nghề, truyền nghề:
- Nội dung:
+ Hỗ trợ tổ chức các khóa đào tạo nghề, truyền nghề ngắn hạn theo nhu cầu của các cơ sở công nghiệp nông thôn để tạo việc làm tại chỗ và nâng cao tay nghề cho người lao động thuộc các ngành nghề: Tiểu thủ công nghiệp; chế biến nông, lâm sản, thực phẩm; dệt, may; cơ khí; sản xuất vật liệu xây dựng theo công nghệ mới, giảm thiểu ô nhiễm môi trường...
+ Tổ chức các lớp đào tạo nghề cho các làng nghề truyền thống đã bị mai một, suy giảm, các làng nghề đã được công nhận và hình thành các làng nghề mới theo Quy hoạch phát triển làng nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đến năm 2020, tầm nhìn 2030 được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt.
+ Hỗ trợ đào tạo nghề cho các xã nằm trong chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2016 - 2020.
- Dự kiến kết quả đạt được: Đào tạo nghề, truyền nghề, nâng cao tay nghề cho 2.625 lao động, sau đào tạo tối thiểu 70% số học viên học nghề được cơ sở công nghiệp nông thôn tiếp nhận vào làm việc hoặc tổ chức sản xuất tại chỗ.
2. Hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý doanh nghiệp, nhận thức và năng lực áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp:
- Nội dung:
+ Tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức ngắn ngày, hội thảo, hội nghị, diễn đàn theo các chuyên đề: Khởi sự doanh nghiệp, quản trị doanh nghiệp, khoa học công nghệ, hội nhập kinh tế quốc tế, vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn lao động, sản xuất sạch hơn trong công nghiệp... phù hợp với nhu cầu thực tế.
+ Tổ chức các đoàn khảo sát, học tập, trao đổi kinh nghiệm cho cán bộ quản lý, các cơ sở công nghiệp nông thôn, làng nghề của tỉnh.
+ Hỗ trợ thành lập doanh nghiệp sản xuất công nghiệp tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn của tỉnh là Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế và Hiệp Hòa.
+ Hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn mở rộng thị trường tiêu thụ, xuất khẩu sản phẩm thông qua tổ chức các hội thảo, diễn đàn; hỗ trợ tham gia hội thảo, diễn đàn, hội chợ, triển lãm tại nước ngoài, quảng bá thông tin trên internet,..
- Dự kiến kết quả đạt được: Tập huấn bồi dưỡng kiến thức cho 900 lượt học viên; tổ chức 15 đoàn khảo sát, học tập, trao đổi kinh nghiệm; hỗ trợ thành lập mới 100 doanh nghiệp công nghiệp.
3. Hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, ứng dụng máy móc tiên tiến, tiến bộ khoa học kỹ thuật:
- Nội dung:
+ Hỗ trợ xây dựng các mô hình trình diễn kỹ thuật đầu tư sản xuất sản phẩm mới, hoặc công nghệ mới (tính mới so với cấp huyện/thành phố); hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn đang hoạt động có hiệu quả xây dựng mô hình trình diễn để phổ biến tuyên truyền, nhân rộng.
+ Hỗ trợ xây dựng thí điểm nhằm nhân rộng các mô hình áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp cho các cơ sở sản xuất công nghiệp.
+ Hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn đầu tư ứng dụng máy móc, thiết bị, công nghệ tiên tiến vào các khâu sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xử lý ô nhiễm môi trường.
- Dự kiến kết quả đạt được: Hỗ trợ đầu tư xây dựng 8 mô hình trình diễn kỹ thuật công nghệ mới, sản xuất sản phẩm mới; hỗ trợ xây dựng 2 mô hình thí điểm áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp; hỗ trợ 107 cơ sở công nghiệp nông thôn đầu tư ứng dụng máy móc, thiết bị, công nghệ tiên tiến, xử lý ô nhiễm môi trường.
4. Phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu:
- Nội dung:
+ Hỗ trợ tổ chức xét công nhận làng nghề, làng nghề truyền thống và tặng danh hiệu nghệ nhân, thợ giỏi, người có công đưa nghề vào phát triển ở nông thôn; tổ chức hội thi thợ giỏi nghề tiểu thủ công nghiệp.
+ Tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh; hỗ trợ sản phẩm công nghiệp nông thôn thôn tiêu biểu cấp tỉnh tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn thôn tiêu biểu cấp khu vực, quốc gia.
+ Tổ chức hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực; tổ chức gian hàng trưng bày, giới thiệu quảng bá và hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn tham gia hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu, hàng thủ công mỹ nghệ... trong và ngoài nước.
+ Xây dựng, đăng ký thương hiệu, thiết kế mẫu mã, bao bì đóng gói sản phẩm cho các cơ sở công nghiệp nông thôn.
+ Hỗ trợ đầu tư các phòng trưng bày để giới thiệu, quảng bá sản phẩm và thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại khác.
- Dự kiến kết quả đạt được:
+ Tổ chức 3 lần bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh.
+ Tổ chức 1 hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc với 300 gian hàng; tổ chức tham gia 10 hội chợ triển lãm và hỗ trợ, tạo điều kiện giới thiệu tham gia hội chợ triển lãm cho khoảng 320 lượt cơ sở công nghiệp nông thôn.
+ Xây dựng, đăng ký thương hiệu, thiết kế mẫu mã, bao bì đóng gói cho 50 cơ sở công nghiệp nông thôn.
+ Đầu tư 1 phòng trưng bày, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn, làng nghề tại Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp; hỗ trợ 4 cơ sở công nghiệp nông thôn tại làng nghề xây dựng phòng trưng bày, giới thiệu sản phẩm.
5. Tư vấn, trợ giúp cơ sở công nghiệp nông thôn:
- Nội dung:
+ Tư vấn, trợ giúp cơ sở công nghiệp nông thôn trong các lĩnh vực: Thành lập doanh nghiệp; lập dự án đầu tư; marketing; quản lý sản xuất - tài chính - kế toán - nhân lực; liên doanh, liên kết trong sản xuất kinh doanh; ứng dụng công nghệ - thiết bị mới; sản xuất sạch hơn....
+ Tư vấn hướng dẫn, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tiếp cận các chính sách ưu đãi đầu tư, chính sách đất đai, chính sách khoa học - công nghệ, chính sách tài chính - tín dụng và các chính sách ưu đãi khác của Nhà nước,
- Dự kiến kết quả đạt được: Hỗ trợ thuê tư vấn trong các lĩnh vực cho 25 cơ sở công nghiệp nông thôn từ kinh phí khuyến công, đồng thời tư vấn, trợ giúp cơ sở công nghiệp nông thôn theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
6. Cung cấp thông tin, tuyên truyền:
- Nội dung:
+ Xuất bản, phát hành Bản tin Khuyến công Bắc Giang theo từng quý.
+ Phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Bắc Giang, cơ quan báo, đài Trung ương tuyên truyền, cung cấp thông tin về hoạt động khuyến công, sản xuất sạch hơn trong công nghiệp; về hoạt động của các cơ sở công nghiệp nông thôn, làng nghề; phổ biến chính sách phát triển công nghiệp, thông tin thị trường; giới thiệu mô hình sản xuất kinh doanh điển hình, sản xuất sạch hơn...
- Dự kiến kết quả đạt được: Xuất bản, phát hành 9.000 bản tin khuyến công; thực hiện 5 đề án phối hợp với các cơ quan báo, đài để tuyên truyền, cung cấp thông tin.
7. Hỗ trợ liên doanh liên kết, hợp tác kinh tế, phát triển các cụm công nghiệp và di dời cơ sở gây ô nhiễm môi trường:
- Nội dung:
+ Hỗ trợ thành lập hội, hiệp hội ngành nghề cấp tỉnh.
+ Hỗ trợ lập quy hoạch chi tiết, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cho các cụm công nghiệp thành lập mới trong giai đoạn 2016 - 2020 theo điều chỉnh Quy hoạch các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn đến năm 2020 được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2042/QĐ-UBND ngày 31/12/2013.
+ Hỗ trợ các cụm công nghiệp, làng nghề tiểu thủ công nghiệp sửa chữa, nâng cấp hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường.
+ Hỗ trợ lãi suất vốn vay cho các cơ sở công nghiệp nông thôn gây ô nhiễm môi trường di dời vào các khu, cụm công nghiệp.
- Dự kiến kết quả đạt được:
+ Hỗ trợ lập quy hoạch chi tiết cho 3 cụm công nghiệp; đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cho 2 cụm công nghiệp; sửa chữa, nâng cấp hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường cho 2 cụm công nghiệp.
+ Hỗ trợ lãi suất vốn vay cho 4 cơ sở công nghiệp nông thôn gây ô nhiễm môi trường di dời vào các khu, cụm công nghiệp.
8. Hợp tác quốc tế về khuyến công:
- Nội dung:
+ Tham gia thực hiện hoạt động khuyến công, sản xuất sạch hơn trong các chương trình, đề án, dự án hợp tác quốc tế.
+ Trao đổi, học tập kinh nghiệm về công tác khuyến công, khuyến khích phát triển công nghiệp, quản lý cụm công nghiệp, sản xuất sạch hơn với các tổ chức, cá nhân nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Dự kiến kết quả đạt được: Thu hút thêm nguồn lực cho hoạt động khuyến công; tổ chức 1 đoàn khảo sát, học tập, trao đổi kinh nghiệm quản lý ở nước ngoài.
9. Nâng cao năng lực quản lý và tổ chức thực hiện hoạt động khuyến công:
- Nội dung:
+ Nghiên cứu trình cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản liên quan nhằm hoàn thiện khung pháp lý, cơ chế, chính sách về hoạt động khuyến công.
+ Đề xuất nội dung đưa vào Chương trình khuyến công quốc gia và kế hoạch sử dụng kinh phí khuyến công tỉnh hàng năm; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện kế hoạch, đề án khuyến công.
+ Kiện toàn bộ máy, đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện làm việc cho Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp cấp tỉnh phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao; xây dựng và duy trì mạng lưới cộng tác viên khuyến công cấp huyện.
+ Tổ chức hội thảo chuyên đề, hội nghị đánh giá tổng kết về hoạt động khuyến công; thực hiện các hoạt động quản lý khác thuộc nội dung khuyến công.
- Dự kiến kết quả đạt được: Hoàn thiện chính sách về hoạt động khuyến công của tỉnh; nâng cao năng lực quản lý và tổ chức thực hiện hoạt động khuyến công; hình thành mỗi huyện, thành phố có 1 cộng tác viên khuyến công.
1. Tăng cường quản lý nhà nước về hoạt động khuyến công:
- Thường xuyên rà soát, xây dựng, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các văn bản về hoạt động khuyến công phù hợp với cơ chế, chính sách hiện hành và điều kiện thực tế của tỉnh nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về khuyến công.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý, theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, đề án khuyến công.
- Phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, ngành, tổ chức có liên quan trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch khuyến công hàng năm; kiểm tra, giám sát, nghiệm thu, đánh giá thực hiện các đề án, kế hoạch khuyến công trên địa bàn tỉnh; quản lý sử dụng kinh phí khuyến công quốc gia và kinh phí khuyến công địa phương đúng quy định, đảm bảo đạt hiệu quả, thiết thực.
2. Nâng cao năng lực bộ máy tổ chức làm công tác khuyến công:
- Từng bước nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ công chức, viên chức làm công tác khuyến công thông qua các khóa đào tạo, tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ, học tập kinh nghiệm...
- Hình thành đội ngũ cộng tác viên khuyến công do chuyên viên các Phòng Kinh tế và Hạ tầng/Phòng Kinh tế các huyện, thành phố kiêm nhiệm nhằm nắm bắt tình hình tại địa phương, hỗ trợ kịp thời cho các cơ sở công nghiệp nông thôn tháo gỡ khó khăn, đầu tư phát triển sản xuất.
- Thường xuyên nắm bắt, cập nhật thông tin để có ngân hàng đề án khuyến công; xây dựng bộ hồ sơ hướng dẫn chi tiết trình tự, thủ tục hỗ trợ, thực hiện các loại đề án khuyến công và thanh quyết toán kinh phí khuyến công, qua đó giúp cho việc xây dựng kế hoạch cũng như triển khai thực hiện các nội dung khuyến công được thuận lợi và nhanh chóng.
3. Đảm bảo các nguồn vốn cho hoạt động khuyến công:
- Tranh thủ hỗ trợ từ nguồn kinh phí khuyến công quốc gia hàng năm, nguồn kinh phí từ các chương trình hỗ trợ khác của Trung ương; lồng ghép với các chương trình, dự án, đề án quốc gia và địa phương để thực hiện tốt mục tiêu của kế hoạch khuyến công.
- Cân đối bố trí kinh phí khuyến công tỉnh đáp ứng đủ và kịp thời nhu cầu vốn cho hoạt động khuyến công theo từng năm.
- Tích cực khai thác, tìm kiếm, phối hợp với các tổ chức, cá nhân để huy động các nguồn lực và nguồn tài chính hợp pháp khác tham gia vào hoạt động khuyến công.
4. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền và phối hợp trong hoạt động khuyến công:
- Đẩy mạnh công tác cung cấp thông tin, tuyên truyền trong lĩnh vực công nghiệp và hoạt động khuyến công, tạo sự quan tâm, đồng thuận của các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân trong tổ chức triển khai thực hiện các nội dung hoạt động khuyến công.
- Thực hiện tốt các chương trình, nội dung phối hợp hoạt động giữa Sở Công Thương các tổ chức kinh tế - chính trị - xã hội: Liên minh Hơp tác xã tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Tỉnh Đoàn thanh niên; mở rộng liên kết, phối hợp với các tổ chức, cá nhân khác để triển khai hoạt động khuyến công như: Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa, các Viện, Trường, đơn vị tư vấn, chuyên gia...
1. Nguồn kinh phí:
Đơn vị tính: Triệu đồng
TT |
Nguồn kinh phí |
Năm thực hiện |
Tổng cộng |
||||
2016 |
2017 |
2018 |
2019 |
2020 |
|||
1 |
Khuyến công quốc gia |
2.550 |
2.450 |
3.850 |
4.550 |
4.550 |
17.950 |
2 |
Khuyến công địa phương |
3.200 |
3.500 |
3.900 |
4.500 |
5.300 |
20.400 |
3 |
Đối ứng của cơ sở công nghiệp nông thôn |
16.900 |
18.200 |
20.100 |
23.000 |
24.800 |
103.000 |
|
Tổng cộng |
22.650 |
24.150 |
27.850 |
32.050 |
34.650 |
141.350 |
Kinh phí khuyến công từng năm tính toán trên cơ sở nội dung chi hoạt động khuyến công quy định tại Điều 5 và mức chi hoạt động khuyến công quy định tại Điều 6 Thông tư liên tịch số 26/2014/TTLT-BTC-BCT ngày 18/02/2014 của Bộ Tài chính và Bộ Công Thương hướng dẫn trình tự lập, quản lý, sử dụng kinh phí khuyến công quốc gia và kinh phí khuyến công địa phương; Quyết định số 734/2014/QĐ-UBND ngày 28/10/2014 của UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Quy định quản lý và sử dụng kinh phí khuyến công tỉnh Bắc Giang; đồng thời căn cứ vào thực tế hoạt động khuyến công thực hiện trong giai đoạn 2011 - 2015.
(Có diễn giải chi tiết tại phụ lục kèm theo).
2. Bố trí và sử dụng kinh phí:
- Căn cứ Kế hoạch khuyến công giai đoạn và các quy định hiện hành, Sở Công Thương xây dựng kế hoạch khuyến công phù hợp với tình hình thực tế hàng năm, phối hợp Sở Tài chính lập dự toán kinh phí khuyến công trình UBND tỉnh xem xét, bố trí kinh phí thực hiện; đồng thời, xây dựng kế hoạch trình Bộ Công Thương hỗ trợ kinh phí khuyến công quốc gia.
- Kinh phí khuyến công do Sở Công Thương quản lý, sử dụng theo quy định hiện hành.
1. Sở Công Thương:
- Chủ trì phối hợp với các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả nội dung Kế hoạch.
- Chủ trì phối hợp với Sở Tài chính xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí hàng năm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Định kỳ hàng năm báo cáo UBND tỉnh và Bộ Công Thương về tình hình thực hiện Kế hoạch.
- Hàng năm, khi lựa chọn, hỗ trợ các mô hình trình diễn, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật từ nguồn kinh phí khuyến công phải đảm bảo: Đúng các nội dung theo chỉ đạo và định hướng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của tỉnh; tập trung lựa chọn hỗ trợ phát triển các công nghệ mới, hiện đại, gắn với phát triển công nghiệp nông thôn và chế biến, bảo quản sản phẩm nông nghiệp.
2. Sở Tài chính:
- Tham mưu bố trí nguồn vốn ngân sách hằng năm để đảm bảo kinh phí thực hiện Kế hoạch.
- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc quản lý sử dụng kinh phí và thanh quyết toán kinh phí thực hiện Kế hoạch.
3. Các Sở, ngành, tổ chức chính trị - xã hội: Phối hợp với Sở Công Thương thực hiện các nội dung có liên quan trong Kế hoạch.
4. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố:
- Căn cứ vào nội dung kế hoạch này và các văn bản có liên quan, xây dựng kế hoạch khuyến công giai đoạn 2016 - 2020.
- Xây dựng kế hoạch khuyến công hằng năm của địa phương gửi Sở Công Thương trước ngày 30 tháng 10 hàng năm.
- Phối hợp với Sở Công Thương xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch khuyến công hàng năm của tỉnh; kiểm tra, giám sát trong việc thực hiện, sử dụng kinh phí khuyến công của các đề án thuộc địa bàn quản lý./.
NỘI DUNG KẾ HOẠCH KHUYẾN CÔNG TỈNH BẮC GIANG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
TT |
Nội dung và chỉ tiêu |
ĐVT |
Dự kiến kết quả đạt được |
Tổng cộng |
||||
Năm 2016 |
Năm 2017 |
Năm 2018 |
Năm 2019 |
Năm 2020 |
||||
I |
Tổ chức đào tạo nghề, truyền nghề |
|||||||
1 |
Đào tạo nghề, truyền nghề tại chỗ gắn với cơ sở công nghiệp nông thôn, làng nghề |
Người |
525 |
525 |
525 |
525 |
525 |
2.625 |
II |
Hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý doanh nghiệp, nhận thức và năng lực áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp |
|||||||
1 |
Tổ chức tập huấn bồi dưỡng kiến thức khởi sự doanh nghiệp, nâng cao năng lực quản lý, năng lực áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp |
Người |
180 |
180 |
180 |
180 |
180 |
900 |
2 |
Tổ chức khảo sát, học tập, trao đổi kinh nghiệm trong nước |
Đoàn |
3 |
3 |
3 |
3 |
3 |
15 |
3 |
Hỗ trợ thành lập doanh nghiệp sản xuất công nghiệp tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn của tỉnh |
Doanh nghiệp |
20 |
20 |
20 |
20 |
20 |
100 |
III |
Hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, ứng dụng máy móc tiên tiến, tiến bộ khoa học kỹ thuật |
|||||||
1 |
Hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật |
Mô hình |
2 |
2 |
2 |
1 |
1 |
8 |
2 |
Hỗ trợ xây dựng thí điểm mô hình áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp |
Mô hình |
|
|
|
1 |
1 |
2 |
3 |
Hỗ trợ đầu tư ứng dụng máy móc, thiết bị, công nghệ tiên tiến, xử lý ô nhiễm môi trường |
Cơ sở |
14 |
17 |
21 |
25 |
30 |
107 |
IV |
Phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu |
|||||||
1 |
Tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh |
Lần |
1 |
|
1 |
|
1 |
3 |
2 |
Chi thưởng cho sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh được bình chọn |
Sản phẩm |
18 |
|
18 |
|
18 |
54 |
3 |
Tổ chức hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc |
Hội chợ |
|
|
1 |
|
|
1 |
4 |
Tổ chức tham gia hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu, hàng thủ công mỹ nghệ... |
Hội chợ |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
10 |
5 |
Xây dựng, đăng ký thương hiệu, thiết kế mẫu mã, bao bì đóng gói sản phẩm cho cơ sở công nghiệp nông thôn |
Cơ sở |
10 |
10 |
10 |
10 |
10 |
50 |
6 |
Hỗ trợ đầu tư phòng trưng bày, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn, làng nghề |
Đơn vị |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
5 |
V |
Tư vấn, trợ giúp cơ sở công nghiệp nông thôn |
|||||||
1 |
Hỗ trợ thuê tư vấn trong các lĩnh vực cho cơ sở công nghiệp nông thôn |
Cơ sở |
5 |
5 |
5 |
5 |
5 |
25 |
VI |
Cung cấp thông tin, tuyên truyền |
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Xuất bản, phát hành Bản tin Khuyến công Bắc Giang |
Quyển |
1.800 |
1.800 |
1.800 |
1.800 |
1.800 |
9.000 |
2 |
Phối hợp với cơ quan báo, đài tuyên truyền, cung cấp thông tin |
Năm |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
5 |
VII |
Hỗ trợ liên doanh liên kết, hợp tác kinh tế, phát triển các cụm công nghiệp và di dời cơ sở gây ô nhiễm môi trường |
|||||||
1 |
Hỗ trợ thành lập hội, hiệp hội ngành nghề cấp tỉnh |
Cụm |
|
|
|
1 |
1 |
2 |
2 |
Hỗ trợ lập quy hoạch chi tiết cụm công nghiệp |
Cụm |
1 |
1 |
1 |
|
|
3 |
3 |
Hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp |
Cụm |
|
|
|
1 |
1 |
2 |
4 |
Hỗ trợ sửa chữa, nâng cấp hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường cụm công nghiệp |
Cụm |
|
|
|
1 |
1 |
2 |
5 |
Hỗ trợ lãi suất vốn vay cho cơ sở công nghiệp nông thôn gây ô nhiễm môi trường di dời vào các khu, cụm công nghiệp |
Cơ sở |
|
1 |
1 |
1 |
1 |
4 |
VIII |
Hợp tác quốc tế về khuyến công |
|||||||
1 |
Tổ chức đoàn tham quan khảo sát, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại nước ngoài |
Đoàn |
|
1 |
|
|
|
1 |
IX |
Nâng cao năng lực quản lý và tổ chức thực hiện hoạt động khuyến công |
|||||||
1 |
Đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện làm việc phục vụ hoạt động khuyến công |
Năm |
|
|
1 |
|
1 |
3 |
2 |
Chi thù lao cho cộng tác viên khuyến công tại 10 huyện, thành phố |
Người |
|
10 |
10 |
10 |
10 |
50 |
3 |
Chi quản lý chương trình đề án khuyến công |
Năm |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
5 |
DỰ NGUỒN KINH PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KHUYẾN CÔNG TỈNH BẮC GIANG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
Đơn vị tính: Triệu đồng
TT |
Nội dung |
Phân kỳ thực hiện |
||||||||||||||
2016 |
Năm 2017 |
Năm 2018 |
Năm 2019 |
Năm 2020 |
||||||||||||
KCQG |
KCĐP |
Nguồn khác |
KCQG |
KCĐP |
Nguồn khác |
KCQG |
KCĐP |
Nguồn khác |
KCQG |
KCĐP |
Nguồn khác |
KCQG |
KCĐP |
Nguồn khác |
||
I |
Tổ chức đào tạo nghề, truyền nghề |
450 |
225 |
|
450 |
225 |
|
450 |
225 |
|
450 |
225 |
|
450 |
225 |
|
II |
Hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý doanh nghiệp, nhận thức và năng lực áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp |
200 |
240 |
|
200 |
240 |
|
200 |
240 |
|
200 |
240 |
|
200 |
240 |
|
1 |
Tổ chức tập huấn bồi dưỡng kiến thức |
|
90 |
|
|
90 |
|
|
90 |
|
|
90 |
|
|
90 |
|
2 |
Tổ chức khảo sát, học tập, trao đổi kinh nghiệm trong nước |
|
150 |
|
|
150 |
|
|
150 |
|
|
150 |
|
|
150 |
|
3 |
Hỗ trợ thành lập doanh nghiệp công nghiệp |
200 |
|
|
200 |
|
|
200 |
|
|
200 |
|
|
200 |
|
|
III |
Hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, ứng dụng máy móc tiên tiến, tiến bộ khoa học kỹ thuật |
1.100 |
1.200 |
16.600 |
1.500 |
1.300 |
16.900 |
1.500 |
1.700 |
17.900 |
900 |
2.400 |
19.700 |
900 |
3.000 |
21.500 |
1 |
Hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật |
700 |
|
12.000 |
700 |
|
12.000 |
700 |
|
12.000 |
350 |
|
6.000 |
350 |
|
6.000 |
2 |
Hỗ trợ xây dựng mô hình sản xuất sạch hơn |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
350 |
|
6.000 |
350 |
|
6.000 |
3 |
Hỗ trợ đầu tư ứng dụng máy móc, thiết bị, tiên tiến, xử lý ô nhiễm môi trường |
400 |
1.200 |
4.600 |
800 |
1.300 |
5.900 |
800 |
1.700 |
7.100 |
200 |
2.400 |
7.700 |
200 |
3.000 |
10.900 |
IV |
Phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu |
500 |
820 |
|
|
750 |
300 |
1.400 |
920 |
1.000 |
|
750 |
300 |
|
920 |
300 |
1 |
Tổ chức bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu |
|
80 |
|
|
|
|
|
80 |
|
|
|
|
|
80 |
|
2 |
Chi thưởng cho sản phẩm CNNT tiêu biểu |
|
90 |
|
|
|
|
|
90 |
|
|
|
|
|
90 |
|
3 |
Tổ chức hội chợ triển lãm hàng CNNT tiêu biểu khu vực phía Bắc |
|
|
|
|
|
|
1.400 |
|
700 |
|
|
|
|
|
|
4 |
Tổ chức tham gia hội chợ triển lãm |
|
300 |
|
|
300 |
|
|
300 |
|
|
300 |
|
|
300 |
|
5 |
Xây dựng, đăng ký thương hiệu, thiết kế mẫu mã, bao bì đóng gói |
|
350 |
|
|
350 |
|
|
350 |
|
|
350 |
|
|
350 |
|
6 |
Hỗ trợ đầu tư phòng trưng bày, giới thiệu sản phẩm |
500 |
|
|
|
100 |
300 |
|
100 |
300 |
|
100 |
300 |
|
100 |
300 |
V |
Tư vấn, trợ giúp cơ sở công nghiệp nông thôn |
|
175 |
|
|
175 |
|
|
175 |
|
|
175 |
|
|
175 |
|
VI |
Cung cấp thông tin, tuyên truyền |
|
290 |
|
|
290 |
|
|
290 |
|
|
290 |
|
|
290 |
|
1 |
Xuất bản, phát hành bản tin |
|
140 |
|
|
140 |
|
|
140 |
|
|
140 |
|
|
140 |
|
2 |
Phối hợp với cơ quan báo, đài tuyên truyền, cung cấp thông tin |
|
150 |
|
|
150 |
|
|
150 |
|
|
150 |
|
|
150 |
|
VII |
Hỗ trợ liên doanh liên kết, hợp tác kinh tế, phát triển các cụm công nghiệp và di dời cơ sở gây ô nhiễm môi trường |
300 |
|
300 |
300 |
150 |
300 |
300 |
150 |
300 |
3.000 |
200 |
3.000 |
3.000 |
200 |
3.000 |
1 |
Hỗ trợ thành lập hội, hiệp hội |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
50 |
|
|
50 |
|
2 |
Hỗ trợ lập quy hoạch chi tiết cụm công nghiệp |
300 |
|
300 |
300 |
|
300 |
300 |
|
300 |
|
|
|
|
|
|
3 |
Hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2.000 |
|
|
2.000 |
|
|
4 |
Hỗ trợ sửa chữa, nâng cấp hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường cụm công nghiệp |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1.000 |
|
3.000 |
1.000 |
|
3.000 |
5 |
Hỗ trợ lãi suất vốn vay cho cơ sở gây ô nhiễm môi trường di dời vào khu, cụm công nghiệp |
|
|
|
|
150 |
|
|
150 |
|
|
150 |
|
|
150 |
|
VIII |
Hợp tác quốc tế về khuyến công |
|
|
|
|
210 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
IX |
Nâng cao năng lực quản lý và tổ chức thực hiện hoạt động khuyến công |
|
150 |
|
|
160 |
|
|
200 |
|
|
220 |
|
|
250 |
|
1 |
Đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện làm việc |
|
20 |
|
|
|
|
|
20 |
|
|
20 |
|
|
20 |
|
2 |
Chi thù lao cho cộng tác viên khuyến công |
|
|
|
|
28 |
|
|
28 |
|
|
28 |
|
|
28 |
|
3 |
Chi quản lý chương trình đề án khuyến công |
|
130 |
|
|
132 |
|
|
152 |
|
|
172 |
|
|
202 |
|
Tổng cộng: |
2.550 |
3.200 |
16.900 |
2.450 |
3.500 |
18.200 |
3.850 |
3.900 |
20.100 |
4.550 |
4.500 |
23.000 |
4.550 |
5.300 |
24.800 |
Tổng kinh phí thực hiện: 141.350 triệu đồng, trong đó:
- Kinh phí khuyến công quốc gia hỗ trợ: 17.950 triệu đồng;
- Kinh phí từ nguồn ngân sách tỉnh: 20.400 triệu đồng;
- Kinh phí đối ứng của cơ sở công nghiệp nông thôn: 103.000 triệu đồng.
Quyết định 1288/QĐ-TTg năm 2018 về phê duyệt Đề án Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng Ban hành: 01/10/2018 | Cập nhật: 03/10/2018
Quyết định 734/2014/QĐ-UBND về quản lý và sử dụng kinh phí khuyến công tỉnh Bắc Giang Ban hành: 28/10/2014 | Cập nhật: 03/11/2014
Quyết định 1288/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Chương trình khuyến công quốc gia đến năm 2020 Ban hành: 01/08/2014 | Cập nhật: 05/08/2014
Thông tư liên tịch 26/2014/TTLT-BTC-BCT hướng dẫn trình tự lập, quản lý, sử dụng kinh phí khuyến công quốc gia và kinh phí khuyến công địa phương Ban hành: 18/02/2014 | Cập nhật: 28/02/2014
Nghị định 45/2012/NĐ-CP về khuyến công Ban hành: 21/05/2012 | Cập nhật: 23/05/2012
Quyết định 1288/QĐ-TTg năm 2006 về việc điều chỉnh phân công đứng đầu các tổ chức tư vấn, phối hợp liên ngành do Thủ tướng Chính phủ thành lập Ban hành: 29/09/2006 | Cập nhật: 12/10/2006