Quyết định 1326/2006/QĐ-UBND ban hành Quy định thủ tục cấp phép hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Cao Bằng do Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng ban hành
Số hiệu: | 1326/2006/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Cao Bằng | Người ký: | Lô Ích Giang |
Ngày ban hành: | 19/07/2006 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Tài nguyên, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
UỶ BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1326/2006/QĐ-UBND |
Cao Bằng, ngày 19 tháng 7 năm 2006 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH THỦ TỤC CẤP PHÉP HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật khoáng sản ngày 14/6/2005 (đã sửa đổi, bổ sung);
Căn cứ Nghị định số: 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/20058 của Chính phủ Quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khoáng sản;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số: 81/TTr-TNMT ngày 31/5/2006;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định thủ tục cấp phép hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký. Quyết định này thay thế Quyết định số: 1023/QĐ-UB-CN ngày 09/9/1997 của UBND tỉnh Cao Bằng ban hành kèm theo Quy định thủ tục hành chính cập phép khai thác tận thu khoán sản trên địa bàn tỉnh Cao Bằng và Quyết định số: 1191/QĐ-UB-CN ngày 07/11/1996 của UBND tỉnh ban hành kèm theo Quy định tạm thời thống nhất quản lý khai thác cát cuội sỏi lòng sông trên địa bàn tỉnh Cao Bằng và các văn bản đa ban hành trước đây trái với Quy định này đều không có hiệu lực.
Điều 3: Chánh văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Thủ trưởng các cơ quan liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này ./.
Nơi nhận: |
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
THỦ TỤC CẤP PHÉP HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1326/2006/QĐ-UBND ngày 19/7/2006 của UBND tỉnh)
Điều 1: Sự cần thiết ban hành Quy định
Việc ban hành bản quy định là hết sức cần thiết để thực hiện đúng quy định của Nhà nước về thủ tục cấp giấy phép và quản lý hoạt động khoáng sản trên phạm vi tỉnh Cao Bằng, nhằm quản lý, bảo vệ, khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Quy định này quy định thủ tục cấp giấy phép khảo sát, giấy phép thăm dò, giấy phép khai thác, giấy phép chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn; giấy phép khai thác, giấy phép chế biến khoáng sản thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh cấp phép được quy định tại điểm b, khoản 1 điều 56 của luật khoáng sản năm 2005 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
Quy định này được áp dụng đối với các đối tượng sau:
1. Các tổ chức kinh tế này được thành lập theo Luật doanh nghiệp, Luật HTX, các cá nhân có giấy đăng ký kinh doanh ngành nghề khoáng sản tham gia hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
2. Các tổ chức kinh tế được thanh lập ở ngoài tỉnh phải có trụ sở, văn phòng hoặc chi nhánh đại diện tỉnh Cao Bằng.
Điều 4: Khu vực khoáng sản thuộc thẩm quyền UBND tỉnh cấp phép bao gồm:
1. Khu vực có khoáng sản đã được điều tra đánh giá hoặc thăm dò, phê duyệt trữ lượng khoáng sản mà không nằm trong quy hoặch khai thác chế biến khoáng sản của cả nước đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc không thuộc diện dự trữ tài nguyên khoáng sản quốc gia.
2. Các khu vực khoáng sản đã được Bộ công nghiệp, Bộ Tài nguyên và Môi trường bà giao khu vực khai thác tận thu trước đây.
3. Khu vực khoáng sản xác định là vật liệu xây dựng thông thường (VLXDTT) trên phạm vi tỉnh Cao Bằng.
4. Khu vực khoáng sản đã có quyết định đóng cửa mỏ. thanh lý mỏ, bãi thải.
5. Khu vực khai thác cát, cuội, sỏi lòng sông.
a) Cách địa giới đô thị đối với khu vực thị xã 01 km, đối với thị trấn 500m về phía thượng lưu, cách 500m về phía hạ lưu.
b) Khoảng cách tới các công trình, bờ sông tuân theo Pháp lệnh Đê điều.
6. Các khu vực khoáng sản nêu tại điểm 1, 2, 3, 4 của điều này không thuộc diện các khu vực đã khoanh là vùng cấm, tạm cấm hoạt động khoáng sản. Riêng khai thác cát cuội sỏi lòng sông đảm bảo các khoảng cách nêu tại điểm 5 của điều này.
7. Trường hợp đặc biệt có nhu cầu hoạt động nạo vét lòng sông kết hợp khai thác trong khu vực cấm tại điểm 5 điều này phải có ý kiến nhất trí của Chủ tịch UBND tỉnh.
Điều 5: Giải thích một số thuật ngữ:
1. Giấy phép hoạt động khoáng sản là giấy phép được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân bao gồm giấy phép khảo sát, giấy phép thăm dò, giấy phép khai thác và giấy phép chế biến khoáng sản.
2. Khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường là loại vật liệu không đạt yêu cầu để làm nguyên liệu có giá trị cao hơn VLXDTT . Trên phạm vi tỉnh Cao Bằng các loại VLXDTT bao gồm: Đá vôi, cát cuội sỏi, sét làm gạch, than bùn.
3. Diện tích khu vực khai thác cát cuội sỏi lòng sông được tính bằng chiều dài đoạn sông được phép khai thác.
TRÌNH TỰ THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN
1. UBND tỉnh cấp giấy phép khảo sát thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản, giấy phép thăm dò khoáng sản làm VLXDTT; giấy phép khai thác VLXDTT đá vôi đối với các tổ chức, cát cuội sỏi lòng sông đối với sông Hiến và sông Bằng Giang.
2. UBND tỉnh uỷ quyền cho Sở Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép khai thác đá VLXD đối với các cá nhân có công suất khai thác từ 20.000 m3/năm trở lên.
3. UBND tỉnh uỷ quyền cho UBND cấp huyện (thị) cấp giấy phép khai thác VLXDTT có công suất khai thác nhỏ hơn 20.000 m3/năm, khai thác sét sản xuất gạch đối với tư nhân, sản xuất gạch không nung từ bột đá, giấy phép khai thác cát cuội sỏi lòng sông, trừ sông Hiến, sông Bằng Giang.
4. Cơ quan có thẩm quyền cấp loại giấy phép nào thì có thẩm quyền gia hạn, thu hồi, cho phép trả lại, chuyển nhượng, chuyển quyền hoạt động khoáng sản giấy phép đó.
Điều 7. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước:
1. Sở Tài nguyên và Môi trường:
a) Tiếp nhận, tổ chức thẩm định hồ sơ, trình UBND tỉnh cấp giấy phép khảo sát - thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản; giấy phép thăm dò khoáng sản làm VLXDTT; giấy phép khai thác VLXDTT đá vôi, cát cuội sỏi lòng sông đối với Sông Hiến và sông Bằng Giang.
b) Tiếp nhận hồ sơ xin thăm dò khoáng sản làm VLXDTT, trình Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản làm VLXDTT thẩm định.
c) Thường trực Hội đồng đánh giá trữ lượng báo cáo thăm dò khoáng sản làm VLXDTT;
d) Lập danh sách thành phần Hội đồng đánh giá trữ lượng thăm dò khoáng sản VLXDTT trình UBND tỉnh phê duyệt.
e) Trả lời chủ đơn bằng văn bản về việc hồ sơ xin hoạt động khoáng sản không được cấp phép.
g) Trình UBND tỉnh phê duyệt các khu vực khai thác đá vôi không bắt buộc phải tiến hành thăm dò hoặc xác định là VLXDTT.
2. Sở Công nghiệp:
Thẩm định, phê duyệt thiết kế khai thác, chế biến khoáng sản hoặc đề án khai thác, chế biến khoáng sản.
Thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong việc quản lý hoạt động khoáng sản theo chức năng nhiệm vụ được phân công.
3. Sở Xây dựng:
Thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong việc quản lý hoạt động khoáng sản theo chức năng nhiệm vụ được phân công.
4. UBND cấp huyện (thị):
a) Quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa đưa vào hoạt động khoáng sản theo Luật định; có trách nhiệm về hoạt động khai thác, vận chuyển, buôn bán khoáng sản trái phép trên địa bàn huyện;
b) Kiểm tra, giám sát các tổ chức, cá nhân thực hiện các nội dung quy định trong giấy phép hoạt động khoáng sản nằm trên địa bàn huyện quản lý;
c) Phòng Tài nguyên Môi trường huyện (thị) tiếp nhận thụ lý các hồ sơ hoạt động khoáng sản trình UBND huyện ( thị) cấp phép theo phân cấp tại điều 5 khoản 2 quy định này; có trách nhiệm gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường 01 bộ hoặc trả lời chủ đơn về việc hồ sơ không được cấp phép.
Điều 8: Hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản:
1. Hồ sơ xin cấp phép khảo sát - thăm dò khoáng sản bao gồm:
a) Đơn xin khảo sát - thăm dò khoáng sản kèm bản đồ địa hình khu vực xin khảo sát - thăm dò tỷ lệ 1 : 10.000;
b) Đề án khảo sát - thăm dò, trong đó đề án nêu rõ các dấu hiệu của đối tượng khảo sát - thăm dò, phương pháp, khối lượng khảo sát - thăm dò được Hội đồng liên ngành của tỉnh thẩm định, phê duyệt.
c) Bản cam kết đạt tiêu chuẩn môi trường do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
d) Bản sao văn bản xác nhận về tư cách pháp nhân có chứng thực của công chứng nhà nước của tổ chức xin khảo sát - thăm dò.
2. Hồ sơ xin cấp phép thăm dò khoáng sản làm VLXDTT bao gồm:
a) Đơn xin thăm dò khoáng sản làm VLXDTT.
b) Đề án thăm dò lập theo quy định kèm bản đồ địa hình khu vực xin thăm dò tỷ lệ 1 : 10.000
c) Bản sao văn bản xác nhận về tư cách pháp nhân có chứng thực của công chức nhà nước của tổ chức xin khảo sát - thăm dò.
3. Hồ sơ xin cấp phép khai thác khoáng sản bao gồm:
a) Đơn xin khai thác khoáng sản, kèm bản đồ địa hình khu vực khai thác khoáng sản tỷ lệ bản đồ không nhỏ hơn 1 : 10.000; hệ toạ độ VN 2000.
b) Báo cáo nghiên cứu khả thi khai thác khoáng sản kèn quyết định phê duyệt theo quy định. Hoặc đề án khai thác khoáng sản kèm Quyết định phê duyệt theo quy định.
c) Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết đạt tiêu chuẩn môi trường được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
d) Bản sao văn bản xác nhận về tư cách pháp nhân có chứng thực của công chứng nhà nước của tổ chức xin khai thác.
4. Hồ sơ xin cấp phép khai thác đá vôi bao gồm:
a) Đơn xin khai thác VLXDTT (đá vôi), kèm bản đồ địa hình khu vực khai thác tỷ lệ bản đồ 1 : 10.000;
b) Đề án tổ chức khai thác kèm Quyết định phê duyệt trữ lượng khoáng sản làm VLXDTT của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định, trường hợp khu vực xin khai thác không thuộc diện bắt buộc phải thăm dò, không thuộc diện phải xác định là VLXDTT thì phải có phiếu phân tích các mẫu đá của các cơ sở phân tích có đủ tư cách pháp lý xác nhận khu vực khai thác không thuộc khoáng sản làm VLXD.
c) Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết đạt tiêu chuẩn môi trường được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
d) Bản sao văn bản xác nhận về tư cách pháp nhân có chứng thực của công chứng nhà nước của tổ chức xin khai thác.
5. Hồ sơ xin phép khai thác cát cuội sỏi lòng sông bao gồm:
a) Đơn xin khai thác cát cuội sỏi lòng sông, kèm bản đồ khu vực khai thác tỷ lệ không được nhỏ hơn 1 : 10.000;
b) Đề án tổ chức khai thác.
c) Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết đạt tiêu chuẩn môi trường được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
d) Bản sao văn bản xác nhận về tư cách pháp nhân có chứng thực của công chứng nhà nước của tổ chức xin khai thác.
6. Hồ sơ xin phép lhai thác sét làm gạch, sản xuất gạch không nung đối với tư nhân bao gồm:
a) Đơn xin khai thác sét làm gạch, sản suất gạch không nung kèm bản đồ địa hình khu vực khai thác tỷ lệ không được nhỏ hơn 1 : 10.000;
b) Đề án tổ chức khai thác, chế biến.
c) Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết đạt tiêu chuẩn môi trường được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
d) Bản sao văn bản xác nhận về tư cách pháp nhân có chứng thực của công chứng nhà nước của tổ chức xin khai thác.
7. Hồ sơ xin khai thác tận thu khoáng sản bao gồm:
a) Đơn xin khai thác tận thu khoáng sản, kèm bản đồ địa hình khu vực khai thác tỷ lệ không được nhỏ hơn 1 : 10.000;
b) Đề án tổ chức khai thác tận thu khoáng sản kèm theo bản xác nhận khu vực bãi thải của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền hoặc Quyết định thanh lý mỏ hoặc Quyết định đóng cửa mỏ của cấp có thẩm quyền;
c) Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết đạt tiêu chuẩn môi trường được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
d) Bản sao văn bản xác nhận về tư cách pháp nhân có chứng thực của công chứng nhà nước của tổ chức xin khai thác.
Thực hiện theo điều 61 Nghị định 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 Nghị định của Chính phủ V/v Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khoáng sản;
Thực hiện theo điều 62 Nghị định 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính Phủ V/v Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật khoáng sản và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật khoáng sản.
Điều 11: Tiếp nhận, thẩm định thụ lý hồ sơ:
1. Tiếp nhận hồ sơ theo quy chế một cửa, một hồ sơ được lập thành 04 bộ, các hồ sơ gửi theo đường bưu điện hoặc không có giấy tiếp nhận của cơ quan tiếp nhận hồ sơ thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ không có trách nhiệm giải quyết;
2. Những hồ sơ đầy đủ theo quy định tại điều 7 quy định này là hồ sơ hợp lệ;
3. Các nội dung thẩm định hồ sơ.
Sau khi hồ sơ được tiếp nhận, cơ quan tiếp nhận hồ sơ tiến hành xem xét các nội dung sau:
a) Đối với các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khoáng sản phải đủ điều kiện quy định tại điều 2 quy định này;
b) Năng lực kỹ thuật chuyên môn phải có văn bằng, chứng chỉ hợp lệ. Trường hợp không có chuyên môn kỹ thuật thì được phép hợp đồng với các tổ chức có chức năng hành nghề.
c) Các điểm mỏ, điểm quặng nằm trong khu vực khoáng sản quy định tại điều 3 quy định này. Các trường hợp xin cấp phép không nằm trong quy hoạch của tỉnh thì phải có ý kiến chấp thuận của UBND tỉnh;
d) Ưu tiên cấp giấy phép hoạt động khoáng sản phục vụ chế biến tại chỗ.
Điều 12: Trình tự thực hiện việc cấp giấy phép
1. Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của các tổ chức, cá nhân xin cấp phép hoạt động khoáng sản, xin gia hạn , trả lại giấy phép, trả lại một phần diện tích hoạt động khoáng sản, chuyển nhượng quyền hoạt động khoáng sản, tiếp tục thực hiện quyền hoạt động khoáng sản trong trường hợp thừa kế hợp pháp quyền hoạt động khoáng sản thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải hoàn thành việc thẩm định, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét việc cấp phép.
2. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của các tổ chức, cá nhân xin cấp phép hoạt động khoáng sản, xin gia hạn , trả lại giấy phép, trả lại một phần diện tích hoạt động khoáng sản, chuyển nhượng quyền hoạt động khoáng sản, tiếp tục thực hiện quyền hoạt động khoáng sản trong trường hợp thừa kế hợp pháp quyền hoạt động khoáng sản đối với VLXDTT có công xuất nhỏ hơn 100.000 m3/năm thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải hoàn thành việc thẩm định, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét việc cấp phép.
3. Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ do cơ quan tiếp nhận trình, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định việc cấp hoặc không cấp giấy phép hoạt động khoáng sản và chuyển lại hồ sơ cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp không cấp giấy phép thì trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
4. Các cơ quan tiếp nhận hồ sơ và cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép được quy định tại điều 6 và điều 7 của quy định này.
Điều 13: Trình tự, thủ tục tổ chức thẩm định xét duyệt trữ lượng khoáng sản làm VLXDTT.
Thực hiện theo điều 64, điều 65 Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi một số điều của Luật khoáng sản.
Điều 14: Lệ phí giấy phép hoạt động khoáng sản:
Lệ phí giấy phép hoạt động khoáng sản tuân thủ Thông tư số 20/2005/TT-BTC ngày 16/3/2005 của Bộ tài chính V/v Quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí cấp giấy phép hoạt động khoáng sản được quy định cụ thể như sau:
- Giấy phép thăm dò: 2.000.000 đồng/1 giấy phép;
- Giấy phép khai thác: 4.000.000 đồng/1 giấy phép;
- Giấy phép khai thác tận thu: 500.000 đồng/1 giấy phép;
- Giấy phép khai thác VLXDTT: 500.000đồng/1 giấy phép;
(công suất khai thác nhỏ hơn 100.000 m3/năm)
- Giấy phép chế biến: 2.000.000 đồng/1 giấy phép;
Các giấy phép gia hạn, chuyển nhượng, thừa kế mức nộp lệ phí tính bằng 50% mức lệ phí tương ứng ở các mức thu trên. Riêng trường hợp xét cấp lại giấy phép khai thác cát cuội sỏi không thu thêm lệ phí.
Điều 15: Đăng ký hoạt động khoáng sản:
1. Các giấy phép hoạt động khoáng sản thuộc thẩm quyền UBND tỉnh cấp giấy phép thì tiến hành đăng ký Nhà nước về hoạt động khoáng sản tại Phòng khoáng sản, Nước và khí tượng thuỷ văn của Sở Tài nguyên và Môi trường;
2. Các giấy phép hoạt động khoáng sản thuộc thẩm quyền UBND huyện (thị) cấp giấy phép thì tiến hành đăng ký Nhà nước về hoạt động khoáng sản tại Phòng Tài nguyên và Môi trường của huyện (thị).
KHU VỰC, DIỆN TÍCH, THỜI HẠN HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN
Điều 16: Thời hạn hoạt động khoáng sản:
1. Thời hạn giấy phép hoạt động khoáng sản được quy định như sau:
a) Thời hạn của một giấy phép khảo sát - Thăm dò khoáng sản không quá 6 tháng, Giấy phép này không được gia hạn, không được chuyển nhượng;
b) Thời hạn của một giấy phép khai thác khoáng sản được xác định trên cơ sở tuôi thọ của mỏ được Hội đồng thẩm định phê duyệt, nhưng thời hạn không được vượt qua 10 năm. Được phép gia hạn nhiều lần, tổng thời gian gia hạn không qua 2/3 thời hạn giấy phép đã cấp.
c) Thời hạn của một giấy phép khai thác VLXDTT đá vôi đối với trường hợp công xuất khai thác nhỏ hơn 100.000 m3/năm, không vượt qua 3 năm. Được gia hạn nhiều lần, nhưng tổng thời gian gia hạn không vượt quá 2 năm.
d) Thời hạn của một giấy phép khai thác VLXDTT đá vôi đối với trường hợp có công xuất khai thác từ 100.000 m3/năm trở lên thì được xác định trên cơ sở tuổi thọ của mỏ do Hội đồng thẩm định, nhưng thời hạn không vượt quá 15 năm. Được phép gia hạn nhiều lần. tổng thời gian gia hạn không vượt qua 10 năm.
e) Thời hạn của một giấy phép khai thác sét sản xuất gạch đối với tư nhân, khai thác đá sản xuất gạch không nung từ bột đá không vượt quá 3 năm. Được gia hạn nhiều lần, nhưng tổng thời gian gia hạn không vượt quá 2 năm.
g) Thời gian của một giấy phép khai thác cát cuội sỏi lòng sông là 1 năm, hàng năm được xét cấp lại, mỗi lần cấp lại có thời hạn 1 năm, nhưng không vượt qua 3 lần, với điều kiện quá trình khai thác không ảnh hưởng sỏi lở bờ sông, thay đổi dòng hướng chảy, ô nhiễm nguồn nước và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo quy định.
h) Sau 6 tháng kể từ ngày giấy phép hoạt động khoáng sản có hiệu lực, tổ chức, cá nhân được cấp phép không tổ chức hoạt động khoáng sản hoặc hoạt động không đúng nội dung phương án được phê duyệt thì thu hồi giấy phép.
k) Đối với khoáng sản quí hiếm, đặc biệt và độc hại UBND tỉnh sẽ ban hành quy định riêng.
2. Diện tích khu vực hoạt động khoáng sản:
a) Diện tích khu vực khảo sát - Thăm dò khoáng sản của một giấy phép không quá 5 ha.
b) Diện tích khu vực khai thác khoáng sản của một giấy phép được xác định tên cơ sở khoanh định phù hợp với trữ lượng khoáng sản được phép đưa vào thiết kế khai thác và được Hội đồng thẩm định, phê duyệt.
c) Diện tích khu vực khai thác VLXDTT đá vôi đối với trường hợp có công xuất khai thác dưới 100.000 m3/năm của một giấy phép không vượt quá 5 ha. Đối với trường hợp có công xuất khai thác trên 100.000 m3/năm không vượt qua 10 ha.
d) Diện tích khu vực khai thác sét sản xuất gạch tư nhân, sản xuất gạch không nung từ bột đá một giấy phép không vượt qua 2 ha.
e) Khu vực của một giấy phép khai thác cát cuội sỏi lòng sông được xác định bằng độ dài đoạn sông, không vượt quá 2 km.
TỔ CHỨC, CÁ NHÂN HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN
Điều 17: Trách nhiệm của các tổ chức cá nhân hoạt động khoáng sản:
1. Hàng ngày tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản có trách nhiệm báo cáo kết quả hoạt động cho Phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện (thị).
2. Hàng quí tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản có trách nhiệm báo cáo kết quả hoạt động cho Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công nghiệp, Sở Xây dựng (đối với giấy phép hoạt động khai thác VLXDTT) và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của số liệu báo cáo.
3. Tổ chức thực hiện hoạt động khoáng sản theo đúng đề án đã được phê duyệt và các giải pháp giảm thiểu môi trường.
4. Tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản có trách nhiệm trích từ lợi nhuận hoạt động khoáng sản đóng góp hỗ trợ phát triển địa phương.
5. Ưu tiên tuyển dụng lao động phổ thông tại địa phương hoạt động khoáng sản.
6. Thực hiện các nghĩa vụ theo đúng Luật định.
Điều 18: Quy định giám đốc điều hành mỏ:
Giám đốc điều hành mỏ và tiêu chuẩn giám đốc điều hành mỏ được tuân thủ tại điều 19 Nghị định 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật khoáng sản và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật khoáng sản. Các trường hợp hoạt động khai thác khoáng sản trêb địa bàn tỉnh Cao Bằng không nhất thiết phải có giám đốc điều hành mỏ bao gồm:
1. Hoạt động khai thác tận thu hoặc các điểm mỏ khai thác có tuổi thọ dưới 3 năm, nhưng phải có kỹ thuật và chuyên môn khai thác hoặc địa chất chỉ huy khai thác.
2. Khai thác đá vôi VLXDTT quy mô dưới 100.000 m3/năm, nhưng phải có người chỉ huy nổ mìn và thợ mìn được đào tạo theo quy định.
3. Khai thác cát cuội sỏi lòng sông, khai thác sét sản xuất gạch đối với tư nhân.
Điều 19: Các giấy phép khai thác tận thu, giấy phép khai thác VLXDTT đã được cấp phép trước ngày quy định này có hiệu lực thì được phép tiến hành hoạt động cho đến khi giấy phép hết hiệu lực.
Điều 20: Các hành vi vi phạm quy định này đều bị xử phạt theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản được quy định tại Nghị định số 150/2004/NĐ-CP ngày 29/7/2004 của Chính phủ.
Trong qua trình tổ chức thực hiện, nếu có vướng mắc, các tổ chức, cá nhân phản ánh về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, trình UBND tỉnh xem xét, giải quyết./.
Nghị định 160/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Khoáng sản và Luật Khoáng sản sửa đổi Ban hành: 27/12/2005 | Cập nhật: 20/05/2006
Thông tư 20/2005/TT-BTC quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí cấp giấy phép hoạt động khoáng sản Ban hành: 16/03/2005 | Cập nhật: 02/04/2013
Nghị định 150/2004/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản Ban hành: 29/07/2004 | Cập nhật: 07/12/2012