Quyết định 1318/QĐ-LĐTBXH năm 2017 về Kế hoạch tiếp tục thực hiện Đề án "Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong loại hình doanh nghiệp" đến năm 2021 do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
Số hiệu: 1318/QĐ-LĐTBXH Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Người ký: Đào Ngọc Dung
Ngày ban hành: 22/08/2017 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Doanh nghiệp, hợp tác xã, Lao động, Xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1318/QĐ-LĐTBXH

Nội, ngày 22 tháng 08 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH TIẾP TỤC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TRONG CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP” ĐẾN NĂM 2021

BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 25/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017 - 2021;

Căn cứ Quyết định số 409/QĐ-TTg ngày 09/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 04-KL/TW ngày 19/4/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI);

n cứ Quyết định 31/2009/QĐ-TTg ngày 24/02/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động cho người lao động, người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp từ năm 2009 đến năm 2012;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch tiếp tục triển khai thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp” đến năm 2021.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam;
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam;
- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;
- Bộ Tư pháp;
- Bộ Tài chính;
- UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Sở LĐTBXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Lưu: VT, Vụ PC.

BỘ TRƯỞNG




Đào Ngọc Dung

 

KẾ HOẠCH

TIẾP TỤC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TRONG CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP” THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 705/QĐ-TTG NGÀY 25/5/2017 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT GIAI ĐOẠN 2017 - 2021
(Kèm theo Quyết định số 1318/QĐ-LĐTBXH ngày 22 tháng 8 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mc đích:

1.1. Triển khai đồng bộ, có hiệu quả các mục tiêu của Đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2009. Phấn đấu đến năm 2021 đạt được mục tiêu chung là tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật nói chung, pháp luật lao động nói riêng đối với người lao động và người sử dụng lao động, xây dựng quan hệ lao động hài hòa tại các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, ổn định xã hội, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

1.2. Triển khai sâu rộng, toàn diện và tăng cường nguồn lực thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động, người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp.

2. Yêu cầu:

2.1. Các Bộ, ngành và địa phương phải tiếp tục quán triệt đầy đủ và cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật, chính sách của Nhà nước về công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật: phổ biến giáo dục pháp luật là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị, trong đó Nhà nước giữ vai trò nòng cốt; Nhà nước đảm bảo nguồn lực cần thiết cho công tác phổ biến pháp luật; thực hiện xã hội hóa công tác phổ biến giáo dục pháp luật.

2.2. Các hoạt động sát với nội dung và nhiệm vụ của Đán và yêu cầu của thực tế địa phương, cơ sở và nhu cầu của từng nhóm đối tượng; bảo đảm đúng tiến độ, tận dụng tối đa nguồn nhân lực hiện có; đưa ra các biện pháp toàn diện để khắc phục những yếu kém, tn tại trong công tác này; triển khai thực hiện hoạt động có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải, không trùng lặp, chồng chéo với các hoạt động, các dự án, chương trình khác đã và đang được triển khai tại các Bộ, ngành, địa phương.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật nói chung, pháp luật lao động nói riêng đối với người lao động và người sử dụng lao động, xây dựng quan hệ lao động hài hòa trong các loại hình doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, ổn định xã hội.

2. Mc tiêu cthể

Phấn đấu đến hết năm 2021 đạt từ 95% trở lên người sử dụng lao động được tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động và các quy định pháp luật liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp và từ 70% trở lên người lao động được tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động và các quy định pháp luật liên quan tới quyền và nghĩa vụ của công dân và người lao động.

III. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG ĐỀ ÁN GIAI ĐOẠN 2017-2021

1. Hoạt động chỉ đạo điều hành

- Xây dựng, ban hành Kế hoạch tiếp tục triển khai Đề án giai đoạn 2017-2021, năm 2017 và hướng dẫn Bộ, ngành, địa phương tổ chức thực hiện Kế hoạch, hoạt động chỉ đạo điểm năm 2017.

- Văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện Đề án cho từng năm.

- Khảo sát đánh giá mức độ hiểu biết pháp luật của người lao động, người sử dụng lao động.

- Tổ chức các cuộc họp (phân công công việc, triển khai Đề án, đánh giá các hoạt động, góp ý...) và kiểm tra việc thực hiện Đề án.

- Xây dựng báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch triển khai Đề án hàng năm.

2. Biên soạn tài liệu

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Tư pháp, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam biên soạn tài liệu để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, cụ thể:

- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội biên soạn các tài liệu nguồn để tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động và các quy định pháp luật liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp và quyn, nghĩa vụ của công dân và người lao động;

- Tng Liên đoàn Lao động Việt Nam biên soạn và cung cấp các tài liệu về pháp luật lao động, pháp luật công đoàn, Luật bảo hiểm xã hội, Luật bảo hiểm y tế và những quy định pháp luật khác liên quan tới quyền, nghĩa vụ công dân và người lao động tại các doanh nghiệp dân doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;

- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam biên soạn các tài liệu tuyên truyền, phổ biến pháp luật liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp cho người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp dân doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;

- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam biên soạn các tài liệu tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động cho người lao động, người sử dụng lao động trong khu vực hợp tác xã.

3. Bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nòng cốt làm công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động và các pháp luật khác liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp và quyền, nghĩa vụ công dân.

- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: hàng năm phối hợp với Bộ Tư pháp, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam triển khai các hoạt động:

+ Tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ báo cáo viên cấp tỉnh cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Liên đoàn Lao động, Liên minh Hợp tác xã, Chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;

+ Tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ báo cáo viên các doanh nghiệp nhà nước;

+ Tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong các doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

+ Tổ chức bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho đội ngũ cán bộ nòng cốt làm công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật ở Trung ương và địa phương.

- Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức các hội nghị tập huấn bồi dưỡng cán bộ công đoàn cấp tỉnh và cán bộ công đoàn trong các doanh nghiệp lớn có nhiu công nhân lao động.

- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức các hội nghị tập huấn bồi dưỡng cho người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp dân doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tổ chức tập huấn đội ngũ báo cáo viên, cộng tác viên nguồn thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động và các pháp luật khác liên quan tới hoạt động của hợp tác xã và quyền, nghĩa vụ của công dân trong các hợp tác xã.

4. Hoạt động truyền thông và hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động và các pháp luật khác liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp và quyền, nghĩa vụ công dân cho người lao động và sử dụng lao động tại các doanh nghiệp

a) Tổ chức các hoạt động tuyên truyền pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng: báo hình, báo nói, báo viết, báo điện tử.

b) Cung cấp văn bản pháp luật và các tài liệu hướng dẫn thực hiện thông qua sách báo, tài liệu, Internet kết hợp với việc tổ chức các cuộc thảo luận theo chuyên đề và giải đáp các vướng mắc;

c) Tăng cường tổ chức kiểm tra việc chấp hành pháp luật lao động và các pháp luật khác liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp và quyền, nghĩa vụ của công dân và người lao động theo định kỳ, áp dụng khen thưởng và kỷ luật thích đáng;

d) Đưa nội dung đối thoại, tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động và các pháp luật khác liên quan tới quyền và nghĩa vụ công dân thành một chỉ tiêu trong kế hoạch nhiệm vụ hàng năm của doanh nghiệp. Xây dựng “Văn hóa tôn trọng pháp luật” trong các doanh nghiệp Nhà nước làm gương cho cộng đồng doanh nghiệp;

đ) Phát huy các hình thức truyền thống đã và đang được áp dụng có hiệu quả, trong đó chú ý các hình thức như: tờ gấp, sách hỏi đáp pháp luật bỏ túi, “giỏ pháp luật”, “tủ sách pháp luật”, 15 phút truyền thanh pháp luật trong lúc nghỉ ăn trưa,...

e) Tăng cường giới thiệu, tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật lao động và các pháp luật khác liên quan tới quyền và nghĩa vụ công dân bằng hình thức truyền miệng, thông qua hòa giải viên lao động, báo cáo viên pháp luật, cán bộ công đoàn, cán bộ nhân sự của các khu công nghiệp, khu chế xuất; tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh, bản tin, áp phích, biểu ngữ nội bộ, thông qua các buổi sinh hoạt của các tổ chức đoàn thể như đảng, công đoàn, thanh niên, phụ nữ.

g) Tổ chức cho người lao động tại các doanh nghiệp tham gia các cuộc thi Tìm hiu pháp luật lao động và các pháp luật khác liên quan tới quyền và nghĩa vụ công dân trên truyền hình, trên báo, đài và tại các địa phương, cơ sở.

5. ng dụng công nghệ thông tin

a) Xây dựng chuyên mục “Phổ biến pháp luật”, trong đó đăng tải các luật và văn bản hướng dẫn về lĩnh vực lao động; hỏi đáp, diễn đàn trao đổi về pháp luật lao động; trợ giúp pháp lý trên cổng thông tin điện tử Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam.

b) Thông qua các cuộc đối thoại, tập huấn pháp luật lao động sẽ lựa chọn các câu hỏi, tình hung pháp luật đăng trên chuyên mục “Phổ biến pháp luật” của cơ quan, tổ chức.

6. Hoạt động chỉ đạo điểm

Để có cơ sở đánh giá, rút kinh nghiệm về một số mô hình, phương pháp, cách làm phù hợp, có hiệu quả để nhân rộng trong những năm tiếp theo, Ban Điều hành Đề án lựa chọn một số địa phương triển khai, mỗi miền lựa chọn từ hai tỉnh, thành phố trở lên, cụ thể:

Miền Bắc: Vĩnh Phúc, Hà Nội;

Miền Trung: Hà Tĩnh, Đà Nng;

Miền Nam: Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai.

7. Kiểm tra tình hình thực hiện Đề án

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan thường trực Đề án hàng năm phối hợp với các cơ quan chủ trì từng Tiu Đề án xây dựng, ban hành kế hoạch kiểm tra việc triển khai thực hiện Đề án, phân công cơ quan chủ trì từng Tiu Đề án luân phiên làm Trưởng đoàn kiểm tra tại các địa phương nhằm nắm bắt tình hình tổ chức thực hiện Đề án.

Trên cơ sở Kế hoạch tổng thể này, từng cơ quan chủ trì Tiểu Đề án chủ động tổ chức đoàn kiểm tra trực tiếp hoặc lồng ghép với các chương trình khác của cơ quan nhằm đánh giá kết quả thực hiện Đề án ở Trung ương và địa phương.

Thời gian tiến hành kiểm tra vào đầu Quý IV của năm.

8. Hội nghị sơ kết, tổng kết

- Hàng năm các cơ quan chủ trì từng Tiểu Đề án tổ chức hội nghị sơ kết, có thể lồng ghép với hội nghị tổng kết của Ngành.

- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan thường trực Đề án họp Ban điều hành Đề án vào cuối năm để thống nhất chỉ đạo chung, kịp thời chấn chỉnh và khắc phục những tồn tại, tháo gỡ khó khăn. Phối hợp với các cơ quan chủ trì từng Tiểu Đề án và địa phương xây dựng tiêu chí đánh giá hiệu quả triển khai Đề án.

- Năm 2021 tổng kết giai đoạn 2017-2021.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN GIAI ĐOẠN 2017-2021

1. Ở Trung ương

Tại Mục V Quyết định số 705/QĐ-TTg quy định kinh phí Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017-2021 từ nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn hỗ trợ hp pháp khác (nếu có).

Căn cứ nhiệm vụ tại Chương trình này, các bộ, ngành liên quan, cơ quan ở trung ương và địa phương xây dựng dự toán thực hiện Chương trình và tổng hợp vào dự toán chi ngân sách hằng năm gửi cơ quan tài chính cùng cấp.

Việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện theo quy định tại Luật Ngân sách nhà nước, Thông tư liên tịch số 14/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 27/01/2014 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở.

2. Ở địa phương

Kinh phí thực hiện Đề án ở địa phương do ngân sách địa phương bố trí. Đối với địa phương chưa tự cân đi được ngân sách, ngân sách Trung ương hỗ trợ kinh phí để triển khai thực hiện các nhiệm vụ và Đề án thuộc chương trình này theo quy định tại phần V Điều 1 Quyết định số 705/QĐ-TTg và Khoản 2 Điều 2, Điểm d Khoản 1 Điều 6 Thông tư liên tịch số 14/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 27/01/2014 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở.

B. PHÂN CÔNG THỰC HIỆN

I. Trung ương

1. Ban Điều hành Đề án chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương tổ chức thực hiện Đề án kịp thời, sâu rộng, hiệu quả; theo dõi việc thực hiện Kế hoạch trên cả nước.

Tổ chức các cuộc họp của Ban Điều hành, Tổ thư ký Đề án để thông tin về kết quả thực hiện Đề án; đánh giá các hoạt động thực hiện Đề án.

2. Các cơ quan, tổ chức chủ trì từng Tiểu Đề án căn cứ vào Kế hoạch này, hàng năm xây dựng kế hoạch chi tiết của Ngành (xác định cụ thể tiến độ, địa điểm...); tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Đề án và định kỳ báo cáo kết quả về Ban Điều hành Đề án trước ngày 15 tháng 11 hàng năm.

Chủ động xây dựng kế hoạch tài chính và quyết toán phần kinh phí được giao với Bộ Tài chính, đồng gửi báo cáo về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

II. Ở địa phương

1. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt kế hoạch tiếp tục triển khai Đề án giai đoạn 2017 - 2021 tại địa phương, bảo đảm kinh phí triển khai thực hiện Đề án theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước;

Tổ chức kiểm tra, tổng kết việc triển khai thực hiện Đề án báo cáo Ban Điều hành Đề án trước ngày 15 tháng 11 hàng năm.

2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Sở Tư pháp xây dựng Kế hoạch tiếp tục triển khai Đề án giai đoạn 2017 - 2021, trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt;

Hàng năm (trước ngày 15/11) báo cáo kết quả thực hiện Đề án về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (qua Vụ Pháp chế)./.