Quyết định 131/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
Số hiệu: | 131/QĐ-TTg | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Người ký: | Trịnh Đình Dũng |
Ngày ban hành: | 17/01/2020 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Tài nguyên, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 131/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 17 tháng 01 năm 2020 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 17 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch ngày 19 tháng 11 năm 2018;
Căn cứ Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với nội dung chủ yếu như sau:
1. Tên quy hoạch, thời kỳ quy hoạch, phạm vi ranh giới quy hoạch
a) Tên quy hoạch: Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng.
b) Thời kỳ quy hoạch: Thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
c) Phạm vi ranh giới của quy hoạch:
- Phạm vi quy hoạch: Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được lập cho tất cả các nhóm/loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng (trừ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và khoáng sản phân tán nhỏ lẻ theo quy định của pháp luật về khoáng sản).
- Ranh giới: Các khu vực phân bố khoáng sản và chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng trên diện tích đất liền của cả nước.
d) Đối tượng của quy hoạch bao gồm:
Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản cho các nhóm khoáng sản được phân theo mục đích sử dụng làm nguyên liệu cho các chủng loại vật liệu xây dựng, cụ thể như sau:
- Nhóm khoáng sản làm xi măng: Đá vôi làm xi măng; sét làm xi măng; cát kết, bazan, latent, puzolan,... làm phụ gia xi măng.
- Nhóm khoáng sản làm đá ốp lát, mỹ nghệ: Đá vôi, đá đôlômit, đá hoa, đá granit, đá gabro, đá bazan, đá metacarbonat,....
- Nhóm khoáng sản làm gốm sứ, vật liệu chịu lửa: Cao lanh, felspat, đất sét trắng, đất sét chịu lửa, thạch anh, quaczit,....
- Nhóm khoáng sản làm kính xây dựng: Cát trắng, felspat, đá vôi, đôlômit.
- Nhóm khoáng sản làm vôi công nghiệp: Đá vôi, đôlômit.
2. Quan điểm, nguyên tắc và mục tiêu lập quy hoạch
a) Quan điểm
- Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 phải dựa trên quan điểm chỉ đạo của Đảng, chính sách của Nhà nước về phát triển bền vững ngành công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, phù hợp với đặc điểm tự nhiên, tiềm năng của mỗi loại khoáng sản, điều kiện phát triển kinh tế xã hội hiện tại và lâu dài.
- Phù hợp với các chiến lược: khoáng sản, phát triển công nghiệp, phát triển vật liệu xây dựng; các quy hoạch: tổng thể quốc gia, sử dụng đất quốc gia, không gian biển quốc gia, các quy hoạch ngành, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh có liên quan.
- Thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng gắn với phát triển bền vững, bảo đảm hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường, cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; bảo đảm an ninh, quốc phòng; bảo đảm hài hòa giữa lợi ích quốc gia, địa phương và doanh nghiệp.
- Thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng phải đồng bộ, đảm bảo cân đối cung - cầu trên cơ sở đáp ứng nhu cầu khoáng sản làm nguyên liệu cho sản xuất vật liệu xây dựng trong nước; cân đối sử dụng để bảo đảm dự trữ tài nguyên khoáng sản phục vụ nhu cầu phát triển ngành vật liệu xây dựng trước mắt và lâu dài.
- Thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng phải sử dụng công nghệ, thiết bị tiên tiến; phù hợp với quy mô và chủng loại khoáng sản; tiết kiệm tài nguyên, tiết kiệm năng lượng. Khai thác khoáng sản gắn với chế biến, tạo sản phẩm có hiệu quả kinh tế cao.
- Cân đối xuất khẩu đối với các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng sau khi chế biến để đảm bảo hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường; khoáng sản có trữ lượng lớn nhưng nhu cầu trong nước chưa sử dụng hết. Chỉ xuất khẩu các sản phẩm khoáng sản đã qua chế biến với các tiêu chuẩn phù hợp.
- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về khoa học công nghệ trong điều tra, thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng.
b) Nguyên tắc
- Phù hợp với các quan điểm phát triển tại điểm a khoản này.
- Trên cơ sở kết quả điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, khảo sát đánh giá tiềm năng khoáng sản, kết quả thăm dò, khai thác, số liệu tài nguyên trữ lượng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng được cập nhật đến thời điểm lập quy hoạch; hiện trạng về các mỏ khoáng sản, các dự án đã cấp giấy phép thăm dò, khai thác; các dự án khai thác, chế biến khoáng sản đã, đang hoặc chuẩn bị đầu tư.
- Phân tích, đánh giá hiện trạng, kết quả đã đạt được trong kỳ quy hoạch; những vướng mắc, hạn chế, tồn tại và nguyên nhân (khách quan, chủ quan); dự báo triển vọng và nhu cầu phát triển trong thời kỳ quy hoạch; tiến bộ khoa học công nghệ của thế giới; các kết quả nghiên cứu trong nước và các vấn đề khác có liên quan; lợi thế cạnh tranh của khoáng sản qua chế biến. Nghiên cứu xây dựng ít nhất 03 kịch bản tăng trưởng (thấp, cao và cơ sở) đối với từng loại khoáng sản. Phân tích, lựa chọn kịch bản cơ sở có tính khả thi, hiệu quả để quy hoạch phát triển, đồng thời có dự phòng cho các kịch bản thấp và cao khi nền kinh tế có biến động tích cực hoặc tiêu cực.
- Đề xuất các giải pháp thực hiện quy hoạch cụ thể đối với từng loại khoáng sản, phù hợp với cung - cầu thị trường cho từng giai đoạn của quy hoạch.
- Đảm bảo tính kế thừa trong việc thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản đã và đang thực hiện ở giai đoạn trước.
c) Mục tiêu
- Mục tiêu tổng quát
+ Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 phải bảo đảm sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản, đáp ứng tối đa nhu cầu nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng của nền kinh tế cho các giai đoạn đến năm 2030, đến năm 2040 và đến năm 2050.
+ Tổng hợp số liệu về tiềm năng tài nguyên, trữ lượng, chất lượng khoáng sản; hiện trạng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng trên toàn quốc trong những năm qua và định hướng phát triển trong những năm tới.
+ Ứng dụng khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính.
+ Tăng cường công tác quản lý nhà nước về khoáng sản, cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và làm căn cứ cho các nhà đầu tư trong việc xây dựng kế hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng trong kỳ quy hoạch.
- Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu cụ thể của Quy hoạch đối với từng nhóm khoáng sản bao gồm từ thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng được đề xuất cho các giai đoạn cụ thể trong kỳ quy hoạch: 2021 - 2025, 2026 - 2030, 2030 - 2050. Mỗi giai đoạn sẽ khoanh định các mỏ để đưa vào thăm dò, khai thác; ưu tiên phát triển mỏ đối với các vùng nguyên liệu tập trung, các mỏ nguyên liệu gắn với nhu cầu sản xuất trong nước hoặc các loại khoáng sản chất lượng thấp nhưng đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn về xuất khẩu và có thể mang lại giá trị kinh tế cao. Các mục tiêu cụ thể như sau:
+ Mục tiêu thăm dò: Thăm dò đánh giá chất lượng, trữ lượng bảo đảm đủ trữ khoáng sản huy động vào khai thác và các yêu cầu kỹ thuật khác (nếu có).
+ Mục tiêu khai thác: Khai thác với sản lượng hợp lý, sử dụng công nghệ hiện đại, bảo vệ môi trường và tài nguyên khoáng sản bảo đảm phù hợp với từng loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng và từng dự án cụ thể (nếu có).
+ Mục tiêu chế biến: Sản lượng, chủng loại sản phẩm được chế biến bảo đảm các yêu cầu về công nghệ hiện đại, tiết kiệm nguyên, nhiên liệu và năng lượng, giảm thiểu phát thải, bảo vệ môi trường đối với từng loại khoáng sản, từng dự án chế biến khoáng sản cụ thể (nếu có).
+ Mục tiêu sử dụng: Sử dụng trong nước, xuất khẩu các sản phẩm khoáng sản sau chế biến đối với từng loại khoáng sản và các yêu cầu khác (nếu có).
Mục tiêu quy hoạch về thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng theo các nhóm khoáng sản như sau:
+ Thời kỳ đến năm 2030:
. Nhóm khoáng sản làm xi măng: Đá vôi làm xi măng; sét làm xi măng; cát kết, bazan, laterit, puzolan,... làm phụ gia xi măng;
. Nhóm khoáng sản làm đá ốp lát, mỹ nghệ: Đá vôi, đá đôlômit, đá hoa, đá granit, đá gabro, đá bazan, đá metacarbonat,...;
. Nhóm khoáng sản làm gốm sứ, vật liệu chịu lửa: Cao lanh, felspat, đất sét trắng, đất sét chịu lửa, thạch anh, quắczit,...;
. Nhóm khoáng sản làm kính xây dựng: Cát trắng, felspat, đá vôi, đôlômit;
. Nhóm khoáng sản làm vôi công nghiệp: Đá vôi, đôlômit.
+ Tầm nhìn đến năm 2040, 2050: Tầm nhìn cho từng nhóm khoáng sản đến năm 2040, 2050 được đề xuất trên cơ sở mục tiêu của từng nhóm khoáng sản nêu trên của thời kỳ đến năm 2030.
3. Nội dung, phương pháp lập quy hoạch
a) Nội dung lập quy hoạch
Nội dung nghiên cứu thực hiện theo đúng quy định tại Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 ngày 24 tháng 11 năm 2017 và Nghị định số 37/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định thi hành chi tiết một số điều của Luật Quy hoạch. Việc lập Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng phải đáp ứng các nội dung cơ bản sau đây:
- Thu thập, tổng hợp, xử lý thông tin, dữ liệu phục vụ lập quy hoạch:
+ Thu thập thông tin, tài liệu, dữ liệu phục vụ lập quy hoạch.
+ Điều tra, khảo sát thực địa bổ sung phục vụ lập quy hoạch.
+ Tổng hợp xử lý các thông tin, tài liệu, dữ liệu phục vụ lập quy hoạch.
+ Lập báo cáo kết quả điều tra, khảo sát.
- Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, điều tra, khảo sát, thăm dò, hiện trạng khai thác, sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng:
+ Phân tích đánh giá điều kiện tự nhiên, hiện trạng tiềm năng tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng đã được điều tra, đánh giá:
. Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên;
. Phân tích, đánh giá tiềm năng tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng.
+ Phân tích, đánh giá hiện trạng thăm dò, khai thác, chế biến sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng:
. Phân tích, đánh giá hiện trạng hoạt động điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, tiềm năng khoáng sản làm vật liệu xây dựng;
. Phân tích đánh giá hiện trạng hoạt động thăm dò, phê duyệt trữ lượng, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng;
. Phân tích đánh giá hiện trạng công nghệ thăm dò, khai thác, chế biến các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng;
. Phân tích đánh giá hiện trạng nhân lực trong thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng;
. Phân tích đánh giá hiện trạng công tác quản lý nhà nước trong thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng;
. Hiện trạng hoạt động khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực.
+ Phân tích, đánh giá hiện trạng công tác bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên trong hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản:
. Hiện trạng bảo vệ môi trường trong thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng;
. Hiện trạng hoạt động khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực.
+ Đánh giá tình hình thực hiện các kỳ quy hoạch khoáng sản trước năm 2018 :
. Đánh giá kết quả thực hiện kỳ quy hoạch trước các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng;
. Thành tựu, hạn chế và bài học kinh nghiệm.
- Đánh giá tác động của việc thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng đến phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, môi trường, đa dạng sinh học, cảnh quan và dịch vụ hệ sinh thái:
+ Tác động đến phát triển kinh tế - xã hội:
. Đánh giá tác động của hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản đối với tình hình phát triển của ngành công nghiệp vật liệu xây dựng;
. Đánh giá tác động của hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản đối với tình hình phát triển những ngành kinh tế khác;
. Đánh giá tác động của hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản đối với tình hình phát triển các ngành kết cấu hạ tầng kỹ thuật (giao thông, thủy lợi, điện, nước).
+ Tác động quốc phòng, an ninh:
. Tác động đến quốc phòng;
. Tác động đến an ninh, trật tự xã hội.
+ Tác động đến môi trường, đa dạng sinh học, cảnh quan, dịch vụ hệ sinh thái:
. Tác động đến môi trường không khí, tiếng ồn, môi trường nước;
. Tác động đến đa dạng sinh học;
. Tác động đến cảnh quan, dịch vụ hệ sinh thái;
. Tác động đến nguồn tài nguyên thiên nhiên khác.
+ Tác động của các sự cố môi trường do thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản đối với phát triển kinh tế - xã hội; đến sức khỏe người lao động và cộng đồng dân cư nơi có hoạt động khai thác, chế biến và sử dụng:
. Đánh giá sơ bộ các khu vực bị xâm nhập mặn, ảnh hưởng đến chế độ thủy văn, mực nước ngầm do khai thác mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng;
. Đánh giá sơ bộ tiếng ồn, bụi do khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng ở những khu vực đông dân cư.
- Phân tích, đánh giá chủ trương, định hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường và các quy hoạch có liên quan đến khai thác, sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng:
+ Phân tích, đánh giá tác động của các chủ trương, định hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường quốc gia, quy định pháp luật có liên quan đến hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng.
+ Phân tích đánh giá các chủ trương, định hướng phát triển của các chiến lược, quy hoạch ngành và lĩnh vực liên quan đến phát triển công nghiệp sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng trong thời kỳ quy hoạch.
+ Phân tích đánh giá các chủ trương, định hướng về huy động nguồn lực, hợp tác quốc tế trong thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng.
- Dự báo tiến bộ khoa học, công nghệ và phát triển kinh tế - xã hội tác động tới việc bảo vệ, thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng trong thời kỳ quy hoạch:
+ Dự báo tiến bộ khoa học và công nghệ trong thăm dò, khai thác, tuyển chọn và chế biến nhằm nâng cao hiệu quả thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên và khôi phục môi trường sau khi khai thác tài nguyên:
. Đánh giá thực trạng đầu tư, khoa học và công nghệ, lao động và các nguồn lực phát triển khác trong lĩnh vực thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản đối với tình hình phát triển của ngành công nghiệp vật liệu xây dựng;
. Đánh giá tác động các yếu tố đầu tư, khoa học và công nghệ, lao động và các nguồn lực phát triển khác tới hoạt động khoáng sản;
. Dự báo bối cảnh kinh tế - xã hội trong thời kỳ quy hoạch;
. Dự báo xu thế phát triển của ngành công nghiệp gắn với thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản đối với tình hình phát triển của ngành công nghiệp vật liệu xây dựng;
. Dự báo nhu cầu phát triển của cơ sở hạ tầng phục vụ thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản đối với tình hình phát triển của ngành công nghiệp vật liệu xây dựng;
. Dự báo những tác động của hoạt hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản đối với tình hình phát triển của ngành công nghiệp vật liệu xây dựng đối với bảo vệ môi trường;
. Dự báo những tác động của hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản đối với tình hình phát triển của ngành công nghiệp vật liệu xây dựng đối với môi trường sống của cộng đồng dân cư;
. Dự báo nhu cầu sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng, đánh giá khả năng đáp ứng trong thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
+ Tác động của phát triển kinh tế - xã hội tới nhận thức của cộng đồng về bảo vệ tài nguyên và sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên.
- Quan điểm, mục tiêu thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ quy hoạch:
+ Xây dựng quan điểm về kết hợp thăm dò, khai thác tài nguyên với phát triển công nghiệp chế biến, sử dụng tài nguyên tiết kiệm, hiệu quả và bền vững:
. Quan điểm gắn thăm dò, khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng với phát triển công nghiệp chế biến;
. Quan điểm khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng và bảo vệ môi trường;
+ Xác định mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể về thăm dò, khai thác và sử dụng đối với từng loại, nhóm khoáng sản làm vật liệu xây dựng trong thời kỳ quy hoạch 10 năm, tầm nhìn từ 30 đến 50 năm.
. Xác định mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể thời kỳ quy hoạch 10 năm (2021 - 2030) đối với từng loại, nhóm khoáng sản làm vật liệu xây dựng;
. Xác định mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể tầm nhìn đến năm 2040, 2050 đối với từng loại, nhóm khoáng sản làm vật liệu xây dựng.
- Xác định khu vực cấm, khu vực hạn chế, khu vực khuyến khích khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản:
+ Tổng hợp và khoanh định trên bản đồ các khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
+ Tổng hợp và khoanh định trên bản đồ các khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
+ Xác định các khu vực hạn chế khai thác tài nguyên khoáng sản; đề xuất các điều kiện cho phép khai thác và giải pháp quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản.
+ Xác định các khu vực thăm dò, khai thác khoáng sản; xác định tài nguyên khoáng sản huy động trong kỳ quy hoạch, bao gồm quy mô công suất khai thác, định hướng mục tiêu sản phẩm chế biến và sử dụng, yêu cầu và giải pháp về công nghệ khai thác, chế biến đối với từng loại, nhóm khoáng sản làm vật liệu xây dựng để nâng cao hiệu quả sử dụng và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.
+ Khoanh định chi tiết khu vực mỏ, loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng cần đầu tư thăm dò, khai thác và tiến độ thăm dò, khai thác cho từng khoáng sản cụ thể. Khu vực thăm dò, khai thác khoáng sản được quy hoạch giới hạn bởi các đoạn thẳng nối các điểm khép góc thể hiện trên bản đồ địa hình hệ tọa độ quốc gia. Khoanh định cho từng loại, nhóm khoáng sản làm vật liệu xây dựng.
+ Bản đồ số và bản đồ in tỷ lệ 1:50.000 - 1:500.000:
. Khu vực hoạt động khoáng sản, khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản, khu vực hạn chế hoạt động khoáng sản, khu vực dự trữ tài nguyên khoáng sản quốc gia;
. Khu vực mỏ, loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng cần đầu tư thăm dò, khai thác, cho từng loại, nhóm khoáng sản làm vật liệu xây dựng.
- Định hướng bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu khi thực hiện quy hoạch:
+ Xác định trách nhiệm bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu trong hoạt động khai thác, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng.
+ Dự báo và đề xuất biện pháp ngăn ngừa các nguy cơ suy thoái môi trường do khai thác, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng trong điều kiện biến đổi khí hậu.
+ Đề xuất các biện pháp phục hồi môi trường trong và sau khi khai thác, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng.
+ Đề xuất các biện pháp áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản và giảm thiểu tác động tiêu cực của việc thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản.
- Xác định giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch:
+ Giải pháp về cơ chế, chính sách.
+ Giải pháp về tài chính, đầu tư.
+ Giải pháp về khoa học và công nghệ.
+ Giải pháp về tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng.
+ Giải pháp về đào tạo, tăng cường năng lực.
+ Giải pháp về hợp tác quốc tế.
+ Giải pháp về tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện quy hoạch:
. Xác định nhiệm vụ, trách nhiệm quản lý thực hiện quy hoạch của các cơ quan;
. Xác định giải pháp, nguyên tắc phối hợp thực hiện quy hoạch giữa các bên liên quan;
. Xác định chế tài, khung giám sát thực hiện quy hoạch.
+ Khả năng cân đối nguồn lực thực hiện quy hoạch.
- Biên tập bản đồ hiện trạng và bản đồ quy hoạch:
+ Nghiên cứu, xử lý, tổng hợp các loại bản đồ hiện trạng và định hướng theo chuyên ngành, tỷ lệ 1:50.000 đến 1:500.000.
+ Xử lý, chồng lớp bản đồ theo các đối tượng không gian cấp quốc gia.
+ Biên tập bản đồ tổng hợp hiện trạng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng, tỷ lệ 1:50.000 đến 1:500.000.
+ Biên tập bản đồ các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng tỷ lệ 1:50.000 đến 1:500.000.
- Đánh giá môi trường chiến lược của quy hoạch gồm: quan điểm, mục tiêu về bảo vệ môi trường được lựa chọn; đánh giá sự phù hợp của quy hoạch với quan điểm, mục tiêu về bảo vệ môi trường; đánh giá, so sánh các phương án phát triển đề xuất; những vấn đề môi trường chính; dự báo xu hướng của các vấn đề môi trường chính trong trường hợp không thực hiện quy hoạch; nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy và các vấn đề còn chưa chắc chắn của các dự báo; thực hiện tham vấn về các nội dung đánh giá môi trường chiến lược; giải pháp duy trì xu hướng tích cực, phòng ngừa, giảm thiểu xu hướng tiêu cực của các vấn đề môi trường chính trong quá trình thực hiện quy hoạch; xây dựng chương trình quản lý, giám sát môi trường của quy hoạch.
- Xây dựng báo cáo Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 gồm: báo cáo tổng hợp và báo cáo tóm tắt quy hoạch.
- Xử lý, tích hợp báo cáo đánh giá môi trường chiến lược vào báo cáo quy hoạch: xử lý, tích hợp đánh giá môi trường chiến lược về các định hướng quy hoạch; xử lý, tích hợp các giải pháp về đánh giá môi trường và các kiến nghị với quy hoạch.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về quy hoạch:
+ Xây dựng cơ sở dữ liệu của quy hoạch theo yêu cầu chung của hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch.
+ Thể hiện nội dung của quy hoạch trên bản đồ GIS để tích hợp vào hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch.
- Hội thảo, lấy ý kiến của các cơ quan quản lý, chuyên gia về các nội dung của quy hoạch.
- Xây dựng hồ sơ quy hoạch trình thẩm định.
- Hoàn thiện hồ sơ quy hoạch trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b) Phương pháp lập quy hoạch
Các phương pháp cơ bản sau sẽ được sử dụng trong quá trình lập quy hoạch, gồm:
- Phương pháp điều tra, khảo sát.
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp phân tích chính sách.
- Phương pháp SWOT (phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức).
- Phương pháp chuyên gia.
- Phương pháp tổng quan tài liệu, kế thừa.
- Phương pháp tiếp cận tích hợp
- Tổng hợp các phương pháp trên.
Yêu cầu đối với phương pháp lập quy hoạch đảm bảo tính khoa học, thực tiễn, có độ tin cậy trên cơ sở thông tin chính xác, đầy đủ, toàn diện, cập nhật và phù hợp với đặc trưng của đối tượng nghiên cứu.
Thời gian thực hiện lập 24 tháng kể từ ngày Nhiệm vụ lập Quy hoạch được phê duyệt.
5. Thành phần, số lượng và tiêu chuẩn, quy cách hồ sơ quy hoạch
a) Thành phần hồ sơ quy hoạch
- Tờ trình và dự thảo Quyết định phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng.
- Báo cáo quy hoạch: báo cáo thuyết minh tổng hợp; báo cáo tóm tắt.
- Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược.
- Bản đồ, cơ sở dữ liệu về quy hoạch.
- Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý của bộ, ngành, địa phương về quy hoạch và các ý kiến góp ý kèm theo.
- Báo cáo thẩm định của cơ quan thẩm định quy hoạch.
- Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định.
- Bản đồ tỷ lệ từ 1:50.000 đến 1:500.000: Bản đồ tổng hợp hiện trạng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng quốc gia;
b) Số lượng: 05 bộ bản in và đĩa CD lưu toàn bộ nội dung quy hoạch.
c) Tiêu chuẩn, quy cách hồ sơ:
- Phần hồ sơ văn bản: báo cáo thuyết minh tổng hợp; báo cáo tóm tắt; dự thảo văn bản quyết định hoặc phê duyệt quy hoạch; báo cáo đánh giá môi trường chiến lược; các báo cáo thuyết minh chuyên đề được in màu, thể hiện trên giấy khổ A4.
- Các bản đồ hiện trạng và bản đồ quy hoạch được in màu, tỷ lệ bản đồ được thực hiện theo quy định từ 1:50.000 đến 1:500.000.
6. Kinh phí thực hiện quy hoạch
a) Chi phí lập Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 sử dụng từ nguồn vốn đầu tư công của Bộ Xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về quy hoạch và các quy định khác có liên quan.
b) Căn cứ nhiệm vụ lập Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, định mức cho hoạt động quy hoạch, Bộ trưởng Bộ Xây dựng tổ chức lập dự toán, thẩm định và quyết định cụ thể chi phí lập Quy hoạch theo đúng hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về định mức cho hoạt động quy hoạch, quy định của pháp luật về đầu tư công và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
1. Bộ Xây dựng có trách nhiệm:
- Phê duyệt chi tiết nội dung, dự toán của dự án lập Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và lựa chọn đơn vị lập quy hoạch theo đúng quy định hiện hành.
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức liên quan triển khai thực hiện lập quy hoạch theo Nhiệm vụ lập quy hoạch đã được phê duyệt đảm bảo chất lượng, tiến độ, hiệu quả.
2. Các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phối hợp với Bộ Xây dựng lập Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo quy định hiện hành bảo đảm đúng tiến độ và hiệu quả.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 4. Các Bộ trưởng: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. THỦ TƯỚNG |