Quyết định 13/2009/QĐ-UBND ban hành quy định về quản lý xe công nông, xe cơ giới ba bánh, xe thô sơ ba, bốn bánh tham gia giao thông trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
Số hiệu: 13/2009/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Phúc Người ký: Nguyễn Ngọc Phi
Ngày ban hành: 25/02/2009 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Giao thông, vận tải, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 13/2009/QĐ-UBND

Vĩnh Yên, ngày 25 tháng 02 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ XE CÔNG NÔNG, XE CƠ GIỚI BA BÁNH, XE THÔ SƠ BA, BỐN BÁNH THAM GIA GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH.

ỦY BAN NHÂN DÂN

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 29/6/2001;

Căn cứ Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP ngày 29/6/2007 của Chính phủ về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông;

Căn cứ Nghị quyết số 05/2008/NQ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ;

Căn cứ Chỉ thị số 46/2004/CT-TTg ngày 09/12/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý xe công nông tham gia giao thông đường bộ;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Vĩnh Phúc tại tờ trình số: 1191/SGTVT-ATGT ngày 18 tháng 11 năm 2008,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về quản lý xe công nông, xe cơ giới ba bánh, xe thô sơ ba, bốn bánh tham gia giao thông trên địa bàn tỉnh.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký ban hành và thay thế Quyết định số 26/2005/QĐ-UBND ngày 16/9/2005 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc ban hành quy định về quản lý hoạt động của xe công nông tham gia giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở GTVT, Giám đốc Công an tỉnh, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành, thị; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Ngọc Phi

 

QUY ĐỊNH

VỀ QUẢN LÝ XE CÔNG NÔNG, XE CƠ GIỚI BA BÁNH, XE THÔ SƠ BA, BỐN BÁNH THAM GIA GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 13/2009/QĐ-UBND ngày 25 tháng 02 năm 2009 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Bản quy định này quy định về thời điểm đình chỉ tham gia giao thông đối với xe công nông, xe cơ giới ba bánh, xe thô sơ ba, bốn bánh không có đăng ký, không gắn biển số; phạm vi, thời gian hoạt động của xe máy kéo nhỏ phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp, xe cơ giới ba bánh, xe thô sơ ba, bốn bánh tham gia giao thông trên các quốc lộ có mật độ giao thông cao, trong khu vực nội thành, nội thị; thời điểm đình chỉ tham gia giao thông trên các quốc lộ có mật độ giao thông cao, trong khu vực nội thành, nội thị đối với xe cơ giới ba bánh đã đăng ký và gắn biển số; trách nhiệm của các ngành, các cấp, các tổ chức, cá nhân trong thực hiện bản quy định này.

Điều 2. Quy định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong quản lý, lưu hành xe công nông, xe cơ giới ba bánh, xe thô sơ ba, bốn bánh tham gia giao thông trên địa bàn tỉnh.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 2. Kể từ ngày 30/6/2009, đình chỉ tham gia giao thông đối với các ph­ương tiện sau:

1. Xe công nông đ­ược lắp ráp từ các động cơ diezen một xilanh hoặc tận dụng các tổng thành ô tô (còn gọi là xe đầu ngang, xe độ chế);

2. Xe cơ giới ba bánh không có đăng ký và không gắn biển số theo quy định;

3. Xe cơ giới hai bánh kéo theo thùng để chở ngư­ời, hàng hóa (còn đ­ược gọi là xe lôi máy) không có đăng ký và biển số theo quy định.

Điều 3. Trên các tuyến Quốc lộ 2B, Quốc lộ 2C đi qua địa bàn thành phố Vĩnh Yên; Quốc lộ 2 đi qua địa bàn thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên và các tuyến đường thuộc nội thành, nội thị của thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên, xe máy kéo nhỏ phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp đ­ược phép tham gia giao thông từ 18 giờ chiều ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau.

Điều 4. Kể từ ngày 01/01/2010 đình chỉ tham gia giao thông đối với xe cơ giới ba bánh đã được cấp đăng ký và gắn biển số (trừ xe cơ giới ba bánh dùng làm phương tiện đi lại của người khuyết tật) trên các tuyến Quốc lộ 2B, Quốc lộ 2C đi qua địa bàn thành phố Vĩnh Yên; Quốc lộ 2 đi qua địa bàn thành phố Vĩnh Yên và thị xã Phúc Yên và các tuyến đường thuộc nội thành, nội thị của thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên.

Điều 5. Đình chỉ tham gia giao thông đối với xe cơ giới ba bánh do ng­ười khuyết tật điều khiển không có đăng ký, biển số kể từ ngày 30/6/2009.

Trong thời gian thực hiện thủ tục đăng ký, cấp biển số, cấp giấy phép lái xe, người khuyết tật điều khiển phương tiện được tạm thời tham gia giao thông.

Điều 6. Xe lôi máy đã có đăng ký và biển số được tham gia giao thông trên địa bàn tỉnh đến hết ngày 30/6/2009.

Trong thời hạn trên, trên các tuyến Quốc lộ 2B, Quốc lộ 2C đi qua địa bàn thành phố Vĩnh Yên; Quốc lộ 2 đi qua địa bàn thành phố Vĩnh Yên và thị xã Phúc Yên và các tuyến đ­ường thuộc nội thành, nội thị của thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên, xe lôi máy đã có đăng ký và biển số chỉ được tham gia giao thông từ 18 giờ tối ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau.

Điều 7. Trên các tuyến Quốc lộ 2B, Quốc lộ 2C đi qua địa bàn thành phố Vĩnh Yên; Quốc lộ 2 đi qua địa bàn thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên và các tuyến đường thuộc nội thành, nội thị của thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên, xe thô sơ ba, bốn bánh, xe thu gom rác thải phục vụ vệ sinh môi trường chỉ đ­ược phép tham gia giao thông từ 18 giờ chiều ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau.

Điều 8.

Trách nhiệm của các ngành, các cấp:

1. Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm

a) Chủ trì phối hợp với các ngành, các cấp tuyên truyền vận động chủ phư­­ơng tiện và nhân dân thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về quản lý xe công nông, xe máy kéo nhỏ phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp, xe cơ giới ba bánh và xe thô sơ ba, bốn bánh tham gia giao thông;

b) Tổ chức thực hiện việc kiểm tra chất lư­­ợng an toàn kỹ thuật và vệ sinh môi trường đối với xe máy kéo nhỏ phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp, xe cơ giới ba bánh dùng cho th­­ương binh, ng­­ười khuyết tật;

c) Chỉ đạo lực lư­­ợng Thanh tra giao thông vận tải phối hợp với các lực l­ượng chức năng kiên quyết xử lý ngư­­ời điều khiển xe máy kéo nhỏ phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp, xe cơ giới ba bánh, xe thô sơ ba, bốn bánh vi phạm các quy định về phạm vi, thời gian hoạt động trong bản quy định này;

d) Tổ chức đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cho ng­­ười điều khiển xe máy kéo nhỏ phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp, xe cơ giới ba bánh;

đ) Chỉ đạo Công ty Quản lý và sửa chữa đ­­ường bộ cắm đầy đủ biển báo hiệu cấm xe công nông, biển báo hiệu cấm xe máy kéo nhỏ phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp, xe cơ giới ba bánh, xe lôi máy, xe thô sơ ba, bốn bánh trên các tuyến đ­­ường quy định;

e) Phối hợp với Ban An toàn giao thông tỉnh tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh và Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tình hình thực hiện Chỉ thị số 1405/CT-TTg ngày 30/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện quản lý xe công nông, xe cơ giới ba bánh, xe thô sơ ba, bốn bánh theo quy định tại Nghị quyết số 32/2007/NQ- CP ngày 29/6/2007 và Nghị quyết số 05/2008/NQ- CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ và bản quy định này trên địa bàn tỉnh.

2. Công an tỉnh có trách nhiệm

a) Phối hợp với các cơ quan chức năng tuyên truyền, vận động nhân dân, các chủ ph­­ương tiện thực hiện nghiêm các quy định của Chính phủ về quản lý xe công nông, xe máy kéo nhỏ phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp, xe cơ giới ba bánh và xe thô sơ ba, bốn bánh tham gia giao thông trên địa bàn tỉnh;

b) Chỉ đạo lực lượng công an xã, phường, thị trấn phối hợp với chính quyền cơ sở rà soát, thống kê số xe công nông, xe máy kéo nhỏ phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp, xe cơ giới ba bánh, xe thô sơ ba, bốn bánh để có biện pháp quản lý. Thống kê, báo cáo cụ thể số l­ượng, chủng loại xe thuộc diện bị đình chỉ l­ưu hành trên địa bàn tỉnh, báo cáo UBND tỉnh;

Tổ chức, h­ướng dẫn đăng ký, cấp biển số cho xe cơ giới 3 bánh dùng làm phương tiện đi lại của ng­ười khuyết tật, xe máy kéo nhỏ phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp bảo đảm an toàn kỹ thuật theo quy định của pháp luật;

c) Chỉ đạo lực l­­ượng cảnh sát giao thông, cảnh sát trật tự, công an xã, phường, thị trấn tăng c­ường tuần tra, kiểm soát nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm minh đối với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ, trật tự công cộng. Kiên quyết xử lý các chủ xe công nông, xe cơ giới ba bánh, xe thô sơ ba, bốn bánh, xe cải tạo trái phép, xe không đăng ký, đăng kiểm, xe không gắn biển số hoặc biển số xe không đúng với đăng ký, lợi dụng danh nghĩa xe dùng cho thương binh và ng­­ười khuyết tật vi phạm trật tự giao thông, trật tự công cộng.

3. Sở Tài chính có trách nhiệm

a) Chủ trì phối hợp với các ngành liên quan tham m­ưu để tỉnh có chính sách hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề, chuyển đổi ph­ươ­ng tiện cho các chủ phương tiện xe công nông, xe cơ giới ba bánh, xe thô sơ ba, bốn bánh bị đình chỉ tham gia giao thông, đặc biệt quan tâm đến các đối t­­ượng là thư­­ơng binh, ngư­­ời khuyết tật;

b) Phối hợp với các cơ quan chức năng định giá các phư­­ơng tiện bị tịch thu sung công đảm bảo nhanh chóng, thuận tiện, minh bạch, đúng pháp luật;

4. Sở Y tế có trách nhiệm chỉ đạo các bệnh viện, các trung tâm y tế tạo điều kiện thuận lợi khám sức khỏe cho ng­ười khuyết tật có nhu cầu sử dụng xe cơ giới ba bánh tham gia giao thông.

5. Sở Lao động thư­ơng binh và Xã hội có trách nhiệm xây dựng, thực hiện chương trình, kế hoạch đào tạo chuyển đổi nghề và thực hiện chính sách hỗ trợ, tạo việc làm cho người có phư­ơng tiện bị đình chỉ tham gia giao thông theo bản quy định này.

6. Báo Vĩnh Phúc, Đài phát thanh và Truyền hình Vĩnh Phúc, Cổng thông tin điện tử Vĩnh Phúc có trách nhiệm phối hợp với các ngành chức năng tăng c­ường tuyên truyền phổ biến các quy định pháp luật về quản lý xe công nông, xe máy kéo nhỏ phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp, xe cơ giới ba bánh, xe thô sơ ba, bốn bánh tham gia giao thông trên địa bàn tỉnh.

7. UBND các huyện, thành, thị có trách nhiệm

a) Chỉ đạo UBND các xã, ph­ường, thị trấn rà soát, thống kê cụ thể số xe công nông, xe máy kéo nhỏ phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp, xe cơ giới ba bánh, xe thô sơ ba, bốn bánh trên địa bàn; thống kê, báo cáo cụ thể số l­ượng, chủng loại xe thuộc diện bị đình chỉ l­ưu hành trên địa bàn, báo cáo UBND tỉnh, Ban An toàn giao thông tỉnh;

b) Tuyên truyền rộng rãi tới các tầng lớp nhân dân các quy định pháp luật về quản lý xe công nông, xe máy kéo nhỏ phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp, xe cơ giới ba bánh, xe thô sơ ba, bốn bánh tham gia giao thông;

c) Chỉ đạo UBND cấp xã tuyên truyền, vận động nhân dân địa phương chấp hành nghiêm chỉnh các quy định pháp luật về quản lý xe công nông, xe máy kéo nhỏ phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp, xe cơ giới ba bánh, xe thô sơ ba, bốn bánh tham gia giao thông và bản quy định này;

b) Phối hợp với các ngành: Xây dựng, Giao thông vận tải, quy hoạch xây dựng đường gom, đ­­ường dân sinh cho hoạt động của xe máy kéo nhỏ phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp trên địa bàn.

8. UBND các xã, phường, thị trấn có trách nhiệm

a) Chủ trì phối hợp với lực lượng chức năng rà soát, thống kê cụ thể số xe công nông, xe máy kéo nhỏ phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp, xe cơ giới ba bánh, xe thô sơ ba, bốn bánh trên địa bàn;

b) Tuyên truyền, vận động nhân dân địa phương chấp hành nghiêm các quy định pháp luật về quản lý xe công nông, xe máy kéo nhỏ phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp, xe cơ giới ba bánh, xe thô sơ ba, bốn bánh tham gia giao thông và bản quy định này.

9. Đề nghị: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Nông dân tỉnh phối hợp chặt chẽ với các ngành, các cấp tuyên truyền, vận động nhân dân trên địa bàn tỉnh chấp hành nghiêm các quy định pháp luật về quản lý xe công nông, xe máy kéo nhỏ phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp, xe cơ giới ba bánh, xe thô sơ ba, bốn bánh tham gia giao thông và bản quy định này.

10. Ban An toàn giao thông tỉnh có trách nhiệm chủ trì phối hợp với Sở Giao thông vận tải kiểm tra, đôn đốc các sở, ngành, UBND các huyện, thành, thị, UBND các xã, phường, thị trấn trong việc thực hiện bản quy định này, tổng hợp kết quả thực hiện báo cáo UBND tỉnh và Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia./.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 9. Các ngành, các cấp, các tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về quản lý xe công nông, xe máy kéo nhỏ phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp, xe cơ giới ba bánh, xe thô sơ ba, bốn bánh tham gia giao thông và bản quy định này.

Trong quá trình thực hiện quy định này, nếu có khó khăn, vướng mắc, kịp thời phản ánh với UBND tỉnh (thông qua Sở Giao thông vận tải Vĩnh Phúc) để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.