Quyết định 13/2007/QĐ-UBND về đề án đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động giáo dục trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2010
Số hiệu: | 13/2007/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thành phố Đà Nẵng | Người ký: | Trần Văn Minh |
Ngày ban hành: | 14/02/2007 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Giáo dục, đào tạo, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 13/2007/QĐ-UBND |
Đà Nẵng, ngày 14 tháng 02 năm 2007 |
BAN HÀNH ĐỀ ÁN ĐẨY MẠNH XÃ HỘI HOÁ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐẾN NĂM 2010
UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Nghị quyết số 37/2004/QH11 ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Quốc hội khoá XI về giáo dục;
Căn cứ Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ về Đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá và thể dục - thể thao;
Căn cứ Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Nghị định số 53/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2006 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập;
Căn cứ Quyết định số 20/2005/QĐ-BGD&ĐT ngày 24 tháng 6 năm 2005 của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Phê duyệt Đề án “Quy hoạch phát triển xã hội giáo dục giai đoạn 2005 - 2010”.
Căn cứ Nghị quyết số 47/2006/NQ-HĐND ngày 22 tháng 12 năm 2006 của Hội đồng nhân dân thành phố về xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá và thể dục - thể thao trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2010 và các chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
ĐẨY MẠNH XÃ HỘI HOÁ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐẾN NĂM 2010
(Đính kèm Quyết định số 13/2007/QĐ-UBND ngày 14 tháng 02 năm 2007 của UBND thành phố Đà Nẵng)
THỰC TRẠNG XÃ HỘI HOÁ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
I. HỆ THỐNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ:
Tổng số các cơ sở giáo dục và đào tạo do ngành giáo dục và đào tạo thành phố quản lý hiện nay là 397 đơn vị, trường học với khoảng 246.000 học sinh. Bao gồm: 111 trường mầm non, mẫu giáo, nhà trẻ (có 70 trường ngoài công lập và 01 cơ sở nuôi dạy trẻ khuyết tật); 99 trường tiểu học (có 01 trường bán công, 02 trường tiểu học nuôi dạy trẻ khuyết tật); 49 trường trung học cơ sở (THCS) và 01 trường PTCS (thuộc Đại học Sư phạm Đà Nẵng); 18 trường trung học phổ thông (THPT, có 06 trường ngoài công lập); 01 trường phổ thông cấp 1, 2, 3 là trường ngoài công lập; 07 trường trung cấp chuyên nghiệp địa phương (có 05 trường ngoài công lập); 08 Trung tâm Giáo dục thường xuyên, Giáo dục thường xuyên - Hướng nghiệp (GDTX-HN), Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp (KTTH-HN) thuộc loại hình công lập; 48 Trung tâm, cơ sở đào tạo ngoại ngữ, tin học và nghiệp vụ thuộc loại hình tư thục; 56 trung tâm học tập cộng đồng.
1. Về hệ thống trường lớp và qui mô các loại hình giáo dục, đào tạo (tính đến năm học 2006 - 2007):
- Việc thực hiện có kết quả Đề án quy hoạch ngành học mầm non, phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) đến năm 2010 của thành phố đã từng bước đáp ứng yêu cầu đồng bộ hoá, hiện đại hoá cơ sở vật chất trường lớp ở tất cả các ngành học. Đến nay, thành phố có 84 trường học thuộc loại hình ngoài công lập, gồm: 70 trường mầm non (có 18 trường mẫu giáo, mầm non bán công, dân lập), 01 trường tiểu học bán công, 07 trường THPT (03 trường bán công và 04 trường tư thục, dân lập), 06 trường trung cấp chuyên nghiệp dân lập, tư thục.
- Đã thu hút: 25% trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ, 78% trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo ra lớp; 98% trẻ 5 tuổi vào mẫu giáo; 100% trẻ ở độ tuổi từ 6 đến 11 tuổi vào học tiểu học; 95% thanh, thiếu niên trong độ tuổi từ 11 đến 17 tuổi và từ 15 đến 21 tuổi học trung học (THCS, THPT, TCCN - DN, GDTX - HN, KTTH - HN).
- Toàn ngành hiện có 68.600 học sinh ngoài công lập, chiếm 28% so với tổng số học sinh. Tỷ lệ học sinh ngoài công lập ở nhà trẻ chiếm 79,4% (thiếu 0,6% so với chỉ tiêu đến 2010 của Nghị Quyết 05/2005/NQ-CP); mẫu giáo - 63,8% (thiếu 6,2% so với chỉ tiêu đến 2010 của Nghị Quyết 05/2005/NQ-CP); tiểu học - 1,2%; THCS - 0,4%; THPT - 33 % (thiếu 7% so với chỉ tiêu đến 2010 của Nghị Quyết 05/2005/NQ-CP), TCCN - 57% (cao hơn chỉ tiêu đến 2010 của Nghị Quyết 05/2005/NQ-CP là 27%).
2. Chất lượng các mặt giáo dục đã được khẳng định, chất lượng mũi nhọn có tiến bộ rõ nét. Đến nay, thành phố đã đạt chuẩn quốc gia về phổ cập tiểu học và phổ cập bậc THCS, đạt chuẩn phổ cập bậc trung học ở 47/56 xã, phường. Số trường đạt chuẩn quốc gia ở các bậc học như sau: mầm non - 14 trường (12,6%); tiểu học - 53 trường (53,5%); THCS - 09 trường (18,3%); THPT - 02 trường (10,5%). Có 100% trường tiểu học học ngày 2 buổi, với 51.238 học sinh, đạt 80,1%; 4% trường THCS học ngày 2 buổi, với 400 học sinh, đạt 0,65%.
3. Toàn ngành hiện có 2.675 cán bộ, giáo viên ngoài công lập (chỉ tính các trường mầm non, phổ thông), chiếm tỉ lệ 22%. Công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực sư phạm, đào tạo chuẩn hóa, nâng chuẩn đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp, được chú trọng, nhất là đối với đội ngũ giáo viên ngoài công lập. Tỉ lệ giáo viên đạt chuẩn và trong đó tỉ lệ trên chuẩn tương ứng ở các bậc học là: Mẫu giáo: 99,6% và 32,8%; tiểu học: 99,8% và 59,6%; THCS: 97,5% và 56,4%; THPT: 98,9% và 7,3% .
4. Trong 9 năm qua (1997-2006), thành phố đã bố trí hơn 450.000m2 để xây mới, mở rộng các cơ sở giáo dục; đầu tư xây dựng cơ bản cho các đơn vị, trường học hơn 297 tỉ đồng. Riêng trường THPT chuyên Lê Quý Đôn được xây dựng trên diện tích 30.000m2, tổng mức đầu tư 96,6 tỉ đồng.
Bên cạnh đó, bằng các nguồn thu cho phép (học phí, tiền xây dựng trường, Quỹ Hội cha mẹ học sinh) ngành giáo dục đã huy động gần 40 tỷ đồng/năm để đầu tư cho phát triển sự nghiệp giáo dục.
5. Cùng với nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp, từ năm 1997 đến nay, các đơn vị, trường học ngoài công lập đã đầu tư 355 tỉ đồng để xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật. Riêng trong năm 2004, 2005, đã huy động được trên 12 tỉ đồng của các tổ chức, cá nhân để xây dựng 12 công trình trường học.
6. Trong 5 năm qua, bằng nhiều nguồn kinh phí, các cơ sở giáo dục - đào tạo đã được trang bị máy tính với những mức độ khác nhau; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục. Việc giảng dạy tin học được triển khai ở bậc THPT và giảng dạy thí điểm một số trường thuộc bậc THCS, tiểu học, mầm non. Công tác giảng dạy ngoại ngữ được chú trọng; 100% học sinh THCS, THPT và 30% học sinh tiểu học được học ngoại ngữ.
7. Thành phố hiện có 1.293 trẻ em khuyết tật học hoà nhập ở các loại hình trường lớp mầm non, phổ thông, chiếm hơn 50% tổng số trẻ khuyết tật trên địa bàn. Thành phố đã làm duy trì tổ chức tốt việc chăm sóc, giáo dục các cháu khuyết tật, trẻ em bị ảnh hưởng chất độc da cam giúp các em tiếp tục được đi học. Huy động của các tổ chức từ thiện trên 1,4 tỉ đồng để hỗ trợ cho các em và trên 3 tỉ đồng đầu tư CSVC-KT cho 2 trường tiểu học khuyết tật.
1. Do tình hình kinh tế - xã hội của thành phố còn khó khăn, mức sống của nhân dân còn thấp, nên việc huy động sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân, sự đầu tư của các gia đình cho việc học tập của con em còn hạn chế.
2. Về thực hiện cơ chế chính sách:
- Khả năng quỹ đất để giao hoặc cho các cơ sở ngoài công lập thuê để làm cơ sở hoạt động theo Nghị định số 73/1999/NĐ-CP không thực hiện được, do tại khu vực nội thành không còn quỹ đất. Trong khi đó, khu vực ngoại thành tuy quĩ đất còn nhiều, nhưng khó thực hiện xã hội hoá do điều kiện kinh tế xã hội còn khó khăn, chưa thu hút được người học. Các trường dân lập, tư thục phải tự lo về cơ sở vật chất là chính, trong khi Nhà nước vẫn chưa ban hành đầy đủ văn bản hướng dẫn thực hiện các chính sách ưu đãi về việc cấp đất, miễn, giảm tiền sử dụng đất.
- Văn bản hướng dẫn quản lý tài chính ở các trường ngoài công lập chưa cụ thể nên quá trình chỉ đạo, thực hiện ở các trường dân lập, tư thục cũng còn nhiều lúng túng.
3. Mức thu học phí chậm điều chỉnh nên đã ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ sở giáo dục - đào tạo. Mức thu học phí của các trường dân lập, tư thục thấp là trở ngại lớn đối với việc mở rộng và nâng cao chất lượng xã hội hoá. Phần lớn giáo viên các trường ngoài công lập (chủ yếu là các trường Mầm non) ở các vùng khó khăn có thu nhập thấp, một số nơi vẫn chưa được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, y tế, chế độ hưu trí... do nhà trường không đủ khả năng kinh phí để thực hiện. Một bộ phận giáo viên dạy ngoại ngữ ở Tiểu học hưởng lương từ mức thu của học sinh (4.000 đ/HS/tháng) nên đời sống gặp không ít khó khăn.
4. Nguồn kinh từ ngân sách chưa đáp ứng được yêu cầu hoạt động của ngành, nhất là kinh phí chi cho hoạt động dạy - học (bình quân chi con người của các ngành học, bậc học đến trên 90% ngân sách chi thường xuyên), kinh phí triển khai chương trình công nghệ thông tin của ngành.
5. Việc huy động vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân còn rất lúng túng về cơ chế, cách làm. Do vậy một số đề án dự kiến thực hiện bằng nguồn vốn huy động tài trợ đã không triển khai được, như Đề án ứng dụng và phát triển CNTT trong trường phổ thông. Nếu duy trì mức đầu tư hàng năm như hiện nay (bình quân 1 tỉ đồng/năm), mà không huy động được sự đóng góp của xã hội, thì phải hơn 10 năm nữa mới đạt được mục tiêu đề ra cho năm 2005 là “tổ chức dạy cho 50% học sinh bậc tiểu học; phổ cập tin học căn bản cho 100% học sinh THCS, THPT”.
6. Các trang thiết bị tối thiểu cần thiết phục vụ giảng dạy, như sách giáo khoa và đồ dùng dạy học đặc thù cho từng loại trẻ khuyết tật, còn rất thiếu thốn. Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên dạy trẻ khuyết tật được đào tạo, bồi dưỡng nhưng chưa đủ về số lượng và chất lượng để đáp ứng nhu cầu đi học ngày càng tăng của trẻ khuyết tật. Ngân sách Nhà nước dành cho giáo dục trẻ khuyết tật còn quá ít. Công tác nghiên cứu giáo dục trẻ khuyết tật chưa được đầu tư về nhân lực và kinh phí.
MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN XÃ HỘI HOÁ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẾN NĂM 2010
1. Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý, hoàn thiện chính sách. Tăng tỷ lệ chi ngân sách cho giáo dục và đào tạo. Đổi mới mục tiêu, phương thức, cơ cấu và nguồn vốn đầu tư, tập trung cho các nhiệm vụ trọng điểm, các chương trình mục tiêu quốc gia; đào tạo nhân lực cho các ngành, nghề mũi nhọn, trọng điểm; ưu tiên đầu tư cho những vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc ít người, các đối tượng chính sách và trợ giúp người nghèo, trên cơ sở đổi mới chế độ miễn, giảm phí theo hướng công khai, hợp lý.
2. Chuyển các cơ sở giáo dục công lập và các cơ sở giáo dục bán công ở địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn sang hoạt động theo cơ chế đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp). Có lộ trình thích hợp chuyển các cơ sở giáo dục bán công còn lại sang loại hình ngoài công lập.
Chuyển dần một số trường công lập ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi sang loại hình dân lập, tư thục.
3. Trước năm 2010, tỷ lệ học sinh ngoài công lập tối thiểu đạt: nhà trẻ - 80%, mẫu giáo - 70%, tiểu học - 2%, THCS - 0,5%, THPT - 40%, trung cấp chuyên nghiệp - 70%.
4. Củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng các cơ sở giáo dục nhằm đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên của mọi người, ở mọi nơi, mọi trình độ và mọi lứa tuổi. Tạo điều kiện và khuyến khích các thành phần kinh tế, các tổ chức xã hội tham gia xây dựng các cơ sở giáo dục ngoài công lập.
5. Khuyến khích việc hợp tác, liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo có chất lượng cao của nước ngoài; mở cơ sở giáo dục và đào tạo có chất lượng cao bằng 100% vốn đầu tư nước ngoài, bảo đảm lợi ích hợp pháp về vật chất và tinh thần cho các nhà đầu tư.
1. Tăng cường công tác tuyên truyền:
- Tuyên truyền sâu rộng chủ trương, chính sách về xã hội hoá để các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, các cơ sở giáo dục và nhân dân có nhận thức đúng, đầy đủ, thực hiện có hiệu quả chủ trương xã hội hoá trong các lĩnh vực giáo dục và đào tạo; tạo sự được sự nhất trí cao trong toàn xã hội về nhận thức và tổ chức thực hiện.
- Thực hiện xã hội hoá nhằm phát huy tiềm năng trí tuệ và vật chất trong nhân dân, huy động toàn xã hội chăm lo sự nghiệp giáo dục; đồng thời, tạo điều kiện để mọi người dân, đặc biệt là các đối tượng chính sách, người khuyết tật, người nghèo được thụ hưởng thành quả giáo dục ở mức độ ngày càng cao.
- Phát động các phong trào thi đua, xây dựng và nhân rộng các điển hình xã hội hoá giáo dục trong từng ngành học, bậc học. Tập thể và người lao động trong các cơ sở ngoài công lập có thành tích xuất sắc được nhà nước khen thưởng theo quy định của Chính phủ.
2. Xây dựng mạng lưới trường lớp:
- Dự báo hệ thống giáo dục và đào tạo thành phố đến năm 2010 có 440 đơn vị giáo dục và đào tạo với khoảng 275.000 học sinh. Trong đó: 130 trường mầm non, mẫu giáo, nhà trẻ, 105 trường tiểu học, 56 trường THCS và 01 trường PTCS (thuộc Đại học Sư phạm Đà Nẵng), 24 trường THPT, 10 trường trung cấp chuyên nghiệp địa phương, 08 Trung tâm Giáo dục thường xuyên, Giáo dục thường xuyên - Hướng nghiệp, Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp, 50 Trung tâm, cơ sở đào tạo ngoại ngữ, tin học và nghiệp vụ, 56 trung tâm học tập cộng đồng.
- Thực hiện lộ trình xây dựng mới và chuyển đổi trường công lập, bán công có điều kiện phù hợp sang loại hình đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động theo cơ chế tự chủ tài chính, tự chịu trách nhiệm hoặc sang loại hình dân lập hoặc tư thục.
2.1. Trường mầm non:
a) Về mạng lưới: Có 130 trường mầm non (tăng 19 trường so với năm học 2006 - 2007), trong đó có: 58 trường mầm non công lập, chiếm 45%; 72 trường mầm non ngoài công lập, chiếm 55%. Trường thành lập mới chủ yếu là loại hình dân lập hoặc tư thục và phải có đủ điều kiện theo Điều lệ Trường Mầm non.
b) Về quy mô: Huy động 27% trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ, 80% trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo ra lớp, thu hút 98 - 99% trẻ 5 tuổi vào mẫu giáo. Nhà trẻ có 9.530 cháu, trong đó 7.625 cháu ngoài công lập, chiếm 80%. Mẫu giáo có 24.760 học sinh, trong đó 17.330 học sinh ngoài công lập, chiếm 70%.
c) Lộ trình xây dựng và chuyển đổi loại hình:
- Năm học 2007-2008: Chuyển đổi 17 trường mầm non, mẫu giáo bán công, dân lập sang loại hình trường công lập tự chủ tài chính, tự chịu trách nhiệm và là đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động (huyện Hoà Vang: Hoà Khương, Hoà Nhơn, Hoà Phong, Hoà Tiến 1, Hoà Châu, Hoà Phước, Hoà Tiến 2; quận Ngũ Hành Sơn: Hoà Hải, Hoà Quý; quận Liên Chiểu: Măng Non, Tuổi Thơ, Tuổi Ngọc, Hoạ My; quận Cẩm Lệ: Hoà Xuân, Hoà Phát, Bình Minh, Hoà An).
- Từ năm 2008 - 2010: Thí điểm chuyển một số trường mầm non công lập ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi thuộc địa bàn quận Hải Châu, Thanh Khê sang loại hình dân lập, tư thục.
2.2. Trường Tiểu học:
a) Về mạng lưới: Có 105 trường Tiểu học (tăng 05 trường công lập và 01 trường dân lập, tư thục so với năm học 2006 - 2007), trong đó có: 103 trường tiểu học công lập, chiếm 98,08%; 02 trường tiểu học ngoài công lập, chiếm 1,92%. Trường công lập được thành lập mới ở các xã, phường mới và tách các trường có quy mô trên 30 lớp.
b) Về quy mô: Có 54.335 học sinh tiểu học, trong đó có 1.080 học sinh ngoài công lập, chiếm 2%.
c) Lộ trình xây dựng và chuyển đổi loại hình:
- Năm học 2007-2008:
+ Thành lập mới trường dân lập hoặc tư thục đạt chuẩn quốc tế.
+ Thành lập mới trường tiểu học công lập Triệu Thị Trinh 2 (Liên Chiểu).
+ Chuyển đổi Trường bán công năng khiếu sang loại hình sự nghiệp công lập tự chủ tài chính, tự chịu trách nhiệm và là đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động.
- Năm học 2008-2009: Thành lập mới trường tiểu học công lập Quang Trung 2 (Sơn Trà), Bế Văn Đàn 2 (Thanh Khê).
- Năm học 2009-2010, 2010 - 2011:
+ Thành lập mới trường tiểu học công lập Ngô Sĩ Liên 2 (Liên Chiểu), Trần Cao Vân 2 (Thanh Khê).
+ Thí điểm chuyển một số trường tiểu học công lập ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi sang loại hình dân lập, tư thục.
2.3. Trường Trung học cơ sở (THCS):
a) Về mạng lưới: Có 56 trường THCS và 1 trường PTCS (tăng thêm 07 trường so với năm học 2006 - 2007), trong đó có: 57 trường THCS, PTCS công lập, chiếm tỉ lệ 100%, có 01 trường phổ thông có học sinh ngoài công lập (trường PT cấp 1,2,3 Hermann). Trường công lập mới được thành lập ở các xã, phường mới và tách các trường có quy mô trên 40 lớp.
b) Về quy mô: Có 52.320 học sinh THCS, có 260 học sinh ngoài công lập, chiếm tỉ lệ 0,5%.
c) Lộ trình xây dựng và chuyển đổi loại hình:
- Năm học 2007-2008: Thành lập mới 02 trường THCS công lập ở 2 xã, phường mới (Hoà Khánh Nam, Khuê Mỹ) chưa có trường THCS.
- Năm học 2008-2009:
+ Thành lập mới 04 trường THCS công lập ở 3 xã, phường mới chưa có trường THCS (Hoà Khê, Hoà Minh 2, Hoà Thọ Tây, Hoà An).
+ Thí điểm chuyển một số trường THCS công lập ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi sang loại hình dân lập, tư thục.
- Năm học 2010 - 2011: Thành lập mới trường THCS công lập Lý Tự Trọng 2 (Sơn Trà).
2.4. Trường Trung học phổ thông (THPT):
a) Về mạng lưới: Có 24 trường THPT (tăng 05 trường so với năm học 2006 - 2007: 03 trường công lập và 02 trường dân lập hoặc tư thục đạt chuẩn quốc tế thành), trong đó có: 15 trường công lập, chiếm 62,5% ; 09 trường dân lập, tư thục, chiếm 37,5%.
b) Về quy mô: Có 35.574 học sinh THPT, trong đó có 14.230 học sinh ngoài công lập, chiếm 40%.
c) Lộ trình xây dựng và chuyển đổi loại hình:
- Năm học 2007 - 2008:
+ Thành lập mới 01 trường THPT công lập ở quận Thanh Khê.
+ Chuyển trường THPT bán công Trần Phú sang loại hình công lập hoạt động theo cơ chế tự chủ tài chính, tự chịu trách nhiệm và là đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động.
- Năm học 2008 - 2009 và 2009 - 2010:
+ Chuyển trường THPT bán công Nguyễn Hiền, THPT bán công Ngô Quyền sang loại hình dân lập hoặc tư thục.
+ Thành lập mới 02 trường THPT công lập thuộc quận Hải Châu và huyện Hoà Vang.
+ Khuyến khích thành lập mới ít nhất 01 trường THPT ngoài công lập ở quận Cẩm Lệ, 01 THPT trường dân lập hoặc tư thục đạt chuẩn quốc tế.
2.5. Trường trung cấp chuyên nghiệp (TCCN):
Tiếp tục thực hiện Đề án quy hoạch mạng lưới trường TCCN giai đoạn 2005 - 2010 được UBND thành phố Đà Nẵng phê duyệt tại Quyết định số 71/2005/QĐ-UB ngày 10 tháng 6 năm 2005. Đến năm học 2010-2011, có 10 trường TCCN do địa phương quản lý, trong đó có 09 trường ngoài công lập; đảm bảo tỷ lệ học sinh ngoài công lập ít nhất là 70%.
2.6. Trung tâm Giáo dục thường xuyên, Trung tâm học tập cộng đồng:
- 100% Trung tâm GDTX hoạt động theo loại hình đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động; ngân sách Nhà nước chỉ hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở vật chất. Chú trọng nâng cao chất lượng của loại hình đào tạo này ;
- Duy trì, củng cố và nâng cao chất lượng, hiệu quả của 56 Trung tâm học tập cộng đồng ;
- Quy hoạch lại hệ thống Trung tâm ngoại ngữ, tin học và nghiệp vụ trên toàn địa bàn thành phố. Các Trung tâm này hoạt động theo loại hình tư thục. Quản lý chặt chẽ chất lượng giảng dạy tại các Trung tâm;
- Triển khai Đề án xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2005-2010 theo Quyết định số 112/2005/QĐ-TTg , tạo cơ hội cho đông đảo người lao động được tiếp tục học tập, đào tạo lại, bồi dưỡng ngắn hạn định kỳ và thường xuyên theo các chương trình giáo dục phù hợp với nhu cầu, điều kiện của từng đối tượng cụ thể.
3. Đổi mới chính sách và cơ chế quản lý:
3.1. Về chính sách khuyến khích XHH hoạt động giáo dục - đào tạo: Căn cứ Nghị định số 53/2006/NĐ-CP ngày 25/5/2006 của Chính phủ về Chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập và Thông tư số 91/2006/TT-BTC ngày 02/10/2006 của Bộ Tài chính Hướng dẫn Nghị định này và Nghị quyết của HĐND thành phố, UBND thành phố sẽ cụ thể hoá và ban hành các chính sách của thành phố (UBND thành phố có Tờ trình riêng về chính sách khuyến khích xã hội hoá trình HĐND thành phố trong kỳ họp tháng 12/2006).
3.2. Về cơ chế quản lý:
- Hoàn thiện các quy định về mô hình, quy chế hoạt động của các đơn vị ngoài công lập theo hướng quy định rõ trách nhiệm, mục tiêu hoạt động, nội dung, chất lượng dịch vụ, sản phẩm, chế độ sở hữu và cơ chế hoạt động;
- Hoàn thiện việc phân cấp quản lý, tăng quyền chủ động và trách nhiệm của UBND các quận, huyện;
- Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra. Quy định chế độ và trách nhiệm thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm của các cấp, đồng thời, phát huy dân chủ ở cơ sở để giám sát công việc quản lý của các cấp;
- Tăng cường quản lý các cơ sở giáo dục có yếu tố nước ngoài, các Trung tâm ngoại ngữ, tin học. Thực hiện quản lý, cấp phép hoạt động theo phân công trách nhiệm của UBND thành phố;
- Thực hiện giao quyền tự chủ tài chính, tự chịu trách nhiệm về nguồn thu.
+ Đối với các trường công lập hoặc các trường bán công chuyển sang công lập: hoạt động theo mô hình đơn vị sự nghiệp tự chủ tài chính, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP .
+ Đối với các trường bán công: Khi trường chưa thay đổi loại hình hoạt động, UBND thành phố quy định các nguồn thu.
+ Đối với các trường ngoài công lập (dân lập, tư thục): Thực hiện theo qui định tại Điều 13 Nghị định số 53/2006/NĐ-CP .
4. Đa dạng hoá các nguồn lực:
4.1. Thành lập Quỹ bảo trợ giáo dục:
Quỹ bảo trợ giáo dục được thành lập theo Điều 98 của Luật Giáo dục năm 2005 và Điều 42 Nghị định số 75/2006/NQ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục 2005, nhằm huy động các nguồn lực tài chính trong cha mẹ học sinh; sự đóng góp của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước, với mục đích là công cụ đắc lực để phát triển và đảm bảo chất lượng giáo dục đào tạo; hoạt động không vì mục đích lợi nhuận.
Mức vận động Quỹ được hình thành trên nguyên tắc tự nguyện đóng góp của các tổ chức, cá nhân. Nội dung sử dụng Quỹ bảo trợ giáo dục: Hỗ trợ, động viên, khen thưởng, khuyến khích người học, giúp đỡ tài chính cho người học, góp phần phát triển giáo dục.
4.2. Tăng cường nguồn lực ngoài ngân sách Nhà nước:
- Đa dạng hoá các nguồn vốn đầu tư, động viên các khoản đóng góp tự nguyện, từ thiện cho giáo dục, mở rộng các Quỹ khuyến học; khuyến khích cá nhân và tổ chức đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và mở thêm trường học mới;
- Phổ biến rộng rãi dự báo phát triển mạng lưới các cơ sở giáo dục - đào tạo, nhu cầu huy động nguồn lực thực hiện quy hoạch để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước;
- Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực xây dựng cơ sở vật chất trường học; thực hiện các chương trình, đề án phát triển giáo dục - đào tạo của thành phố; gửi cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên đi học tập nước ngoài và thực hiện các đề án nghiên cứu khoa học. Quản lý và sử dụng có hiệu quả các dự án vốn vay của các tổ chức tài chính quốc tế đầu tư cho giáo dục và đào tạo thành phố.
5. Quan tâm về giáo dục khuyết tật và chính sách công bằng xã hội:
- Nâng cao năng lực quản lý giáo dục trẻ khuyết tật và tăng cường sự phối hợp liên ngành trong chăm sóc và giáo dục trẻ khuyết tật;
- Xây dựng hệ thống chính sách của thành phố đối với giáo dục trẻ khuyết tật; ưu tiên miễn giảm học phí cho các đối tượng chính sách, gia đình có công và người nghèo, vùng đặc biệt khó khăn;
- Khuyến khích các tổ chức từ thiện tham gia hoạt động giáo dục và chăm sóc trẻ khuyết tật. Nhân rộng, phát triển các mô hình mái ấm, nhà mở, đảm bảo 100% trẻ mồ côi không nơi nương và 96% trẻ khuyết tật được chăm sóc;
- Tăng cường đầu tư ngân sách Nhà nước cho giáo dục trẻ khuyết tật, trẻ em dân tộc, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em bị ảnh hưởng chất độc da cam; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên dạy trẻ khuyết tật đủ về số lượng và chất lượng để đáp ứng nhu cầu đi học ngày càng tăng của trẻ khuyết tật; có dịch vụ hỗ trợ đồng bộ bảo đảm những điều kiện phù hợp sự tham gia của trẻ khuyết tật trong hệ thống giáo dục quốc dân;
- Tiếp tục xây dựng hoàn thiện trường phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu, trường Khuyết tật Tương lai;
- Ưu tiên các dự án có vốn nước ngoài cho các cơ sở giáo dục trẻ khuyết tật.
Phần III
Để triển khai có hiệu quả Đề án đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2006 - 2010, UBND thành phố phân công trách nhiệm của các ngành, các cấp như sau:
1. Sở Giáo dục và Đào tạo:
- Chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành liên quan để triển khai Đề án có hiệu quả;
- Xây dựng lộ trình cụ thể và triển khai thực hiện chuyển đổi loại hình theo đúng tiến độ;
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thường xuyên tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở giáo dục - đào tạo; kịp thời xử lý nghiêm các trường hợp sai phạm để ngăn chặn những hành vi tiêu cực, gian lận, làm trái quy định, cạnh tranh thiếu lành mạnh trong quá trình xã hội hoá.
2. Sở Tài chính:
- Hướng dẫn thực hiện các chính sách khuyến khích xã hội hoá;
- Thực hiện và chỉ đạo Phòng Tài chính các quận, huyện thực hiện phân loại đơn vị sự nghiệp theo 3 cấp độ và tự chủ tài chính, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP. Xác định phân loại và mức kinh phí ngân sách nhà nước đảm bảo hoạt động thường xuyên đối với từng loại hình đơn vị;
- Đề xuất xử lý các vấn đề về sở hữu, tính chất lợi nhuận và phi lợi nhuận, trách nhiệm của các cơ sở và hình thức xã hội hoá trong từng lĩnh vực, kiến nghị các cơ chế, chính sách phù hợp.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng hướng dẫn lập quy hoạch, kế hoạch, rà soát, điều chỉnh, bổ sung và giám sát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại các địa phương, bảo đảm đủ quỹ đất đáp ứng nhu cầu xây trường học;
- Chủ trì, phối hợp với Cục Thuế, Sở Tài chính hướng dẫn về chế độ phí sử dụng đất và chuyển nhượng quyền sử dụng đất phù hợp với Luật Đất đai hiện hành, phù hợp với từng loại hình cơ sở dịch vụ và khi chuyển đổi loại hình.
4. Sở Nội vụ: Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và các ngành liên quan nghiên cứu về mô hình tổ chức, quản lý các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập và ngoài công lập theo quy định chung của nhà nước; đề xuất để UBND thành phố ban hành cơ chế, chính sách chuyển đổi các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập sang loại hình ngoài công lập, khuyến khích mở các trường, cơ sở giáo dục và đào tạo ngoài công lập.
5. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành liên quan đề xuất chính sách đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước cho các cơ sở ngoài công lập.
6. UBND các quận, huyện:
- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch xã hội hoá giáo dục phù hợp với chủ trương chính sách của Nhà nước thuộc thẩm quyền và điều kiện của địa phương;
- Huy động các nguồn lực tại địa phương để thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục - đào tạo;
- Phê duyệt phân loại đơn vị sự nghiệp có thu của các đơn vị, trường học thuộc địa bàn quận, huyện theo 3 mức: tự đảm bảo kinh phí, đảm bảo 1 phần kinh phí, do ngân sách nhà nước đảm bảo toàn bộ. Xác định mức kinh phí ngân sách nhà nước đảm bảo hoạt động thường xuyên đối với từng loại hình đơn vị.
7. Các cơ sở giáo dục - đào tạo: Có trách nhiệm nghiêm chỉnh thực hiện các chủ trương, chính sách, quy định của nhà nước; có biện pháp không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, sản phẩm.
*
* *
Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện và các cơ quan liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ được phân công, tổ chức triển khai thực hiện Đề án có hiệu quả; định kỳ hàng năm đánh giá kết quả gửi Sở Giáo dục - Đào tạo để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố.
Trong quá trình thực hiện Đề án, nếu có vướng mắc, phát sinh, cần kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố (thông qua Sở Giáo dục - Đào tạo) để xem xét điều chỉnh cho phù hợp./.
Thông tư 91/2006/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 53/2006/NĐ-CP về chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập Ban hành: 02/10/2006 | Cập nhật: 07/10/2006
Nghị định 53/2006/NĐ-CP về chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập Ban hành: 25/05/2006 | Cập nhật: 07/06/2006
Nghị định 43/2006/NĐ-CP quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập Ban hành: 25/04/2006 | Cập nhật: 20/05/2006
Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP về việc đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục, thể thao Ban hành: 18/04/2005 | Cập nhật: 09/12/2008
Quyết định 112/2005/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2005 - 2010" Ban hành: 18/05/2005 | Cập nhật: 20/05/2006
Nghị định 73/1999/NĐ-CP về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao Ban hành: 19/08/1999 | Cập nhật: 09/12/2009