Quyết định 13/2005/QĐ-UB quy định khu vực, vành đai biên giới và vùng cấm trên tuyến biên giới Việt Nam - Căm Pu Chia thuộc tỉnh Đắk Lắk
Số hiệu: 13/2005/QĐ-UB Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Đắk Lắk Người ký: Dương Thanh Tương
Ngày ban hành: 16/02/2005 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: An ninh quốc gia, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK LẮK
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 13/2005/QĐ-UB

Buôn Ma Thuột, ngày 16 tháng 02 năm 2005

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH KHU VỰC BIÊN GIỚI, VÀNH ĐAI BIÊN GIỚI VÀ VÙNG CẤM TRÊN TUYẾN BIÊN GIỚI VIỆT NAM - CĂM PU CHIA THUỘC TỈNH ĐẮK LẮK

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK LẮK

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Biên giới Quốc gia được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 17/6/2003 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2004).

Căn cứ Nghị định số 34/2000/NĐ-CP , ngày 18/8/2000, của Chính phủ về Quy chế khu vực biên giới đất liền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Căn cứ Thông tư số 179/2001/TT-BQP , ngày 22/01/2001, của Bộ Quốc phòng về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định 34/2000/NĐ-CP .

Theo đề nghị của chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này quy định khu vực biên giới, vành đai biên giới và vùng cấm trên tuyến biên giới Việt Nam - Căm Pu Chia thuộc tỉnh Đắk Lắk.

Điều 2. Giao cho Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chủ trì, phối hợp cùng các Sở, Ban, ngành, đơn vị có liên quan trong tỉnh hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức triển khai thực hiện quyết định này.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các Sở, Ban ngành có liên quan, Chủ tịch UBND các huyện và thành phố Buôn Ma Thuộc chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định 112/2002/QĐ-UB, ngày 16/8/2002, của UBND tỉnh Đắk Lắk.

 

 

Nơi nhận:
- Thủ tướng CP (B/c);
- Bộ QP: Bộ CA (B/c);
- Ban BG Bộ Ngoại giao (B/c);
- BTL Biên phòng (B/c);
- TT Tỉnh ủy: UBND; HĐND tỉnh (B/c);
- Chủ tịch, các phó chủ tịch UBND tỉnh.
- Các đơn vị TW đóng trên địa bàn tỉnh.
- Như điều 3 (thực hiện).
- Lưu VT, NC, BBG.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK LẮK
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Dương Thanh Tương

 

QUY ĐỊNH

KHU VỰC BIÊN GIỚI, VÀNH ĐAI BIÊN GIỚI VÀ VÙNG CẤM TRÊN TUYẾN BIÊN GIỚI VIỆT NAM - CĂM PU CHIA THUỘC TỈNH ĐẮK LẮK
(Ban hành kèm theo quyết định số: 13/2005/QĐ-UB, ngày 16 tháng 2 năm 2005 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk)

Điều 1. Phạm vi khu vực biên giới, vành đai biên giới và vùng cấm trên tuyến biên giới của tỉnh Đắk Lắk.

1. Khu vực biên giới: Bao gồm các xã có địa giới hành chính tiếp giáp với đường biên giới Quốc gia trên đất liền.

- Xã Ea T'Mốt; Xã Ya Lốp; Xã Ea Bung - Huyện Ea Suop

- Xã Krông Na - Huyện Buôn Đôn.

2. Vành đai biên giới:

Là phần lãnh thổ nằm tiếp giáp đường biên giới Quốc gia, có chiều sâu tính từ đường biên giới trở vào nơi hẹp nhất là 100 mét, nơi rộng nhất không quá 1000 mét.

2.1: Đoạn biên giới từ tiếp giáp tỉnh Gia Lai tọa độ (71900 82800) đi qua Đồn 735, 737 đến Nam Đồn 739 tọa độ (53800 75950), vành đai biên giới là phần lãnh thổ được xác định từ mép Tây đường quốc lộ 14c ra đến đường biên giới (đường biên giới chưa minh định).

2.2: Đoạn biên giới từ Nam Đồn 739 tọa độ (53800 75950) đi qua các Đồn 741, 743, 747 đến phía nam Đồn 749. Địa giới hành chính Xã Krông Na - Buôn Đôn giáp tỉnh Đắk Nông tọa độ (15560 78400). Vành đai biên giới là phần lãnh thổ có chiều sâu 1000m tính từ đường biên giới trở vào.

3. Vùng cấm:

Là phần lãnh thổ nằm trong khu vực biên giới được áp dụng một số biện pháp hành chính để hạn chế việc cư trú, đi lại, hoạt động của công dân.

3.1: Vùng cấm nằm trong khu vực vành đai biên giới.

Đoạn biên giới tiếp giáp Đồn 737 với 739 tọa độ (59850 77800), vùng cấm là phần lãnh thổ có chiều sâu 200m tính từ đường biên giới trở vào.

Điểm cao 496 (sau đồn 741) thuộc khu vực đèo 502 tọa độ (47600 83158).

3.2: Vùng cấm nằm ngoài vành đai biên giới thuộc khu vực biên giới nhưng có yêu cầu quan trọng, cần thiết bảo đảm cho nhiệm vụ Quốc phòng, an ninh và kinh tế.

Quy chế bảo vệ vùng cấm được quy định như sau:

- Cấm người nước ngoài đến hợp tác kinh tế, nghiên cứu, tham quan du lịch.

- Cấm quay phim, chụp ảnh, ghi hình, vẽ cảnh vật.

- Cấm cư trú và xây dựng các công trình lớn, kiên cố.

- Nhân dân được sản xuất lâm, nông nghiệp bình thường trong những nơi chưa xây dựng công trình quốc phòng. Những nơi đã có xây dựng công trình quốc phòng từ trước thì phạm vi sản xuất phải cách công trình 50 mét trở ra. Khi cần sử dụng cho mục đích quốc phòng, an ninh thì nhân dân phải giao lại đất cho cơ quan có thẩm quyền.

Vùng cấm gồm các khu vực sau đây:

* Khu vực biên giới Huyện Ea Suop.

- Căn cứ của Đồn 735 tọa độ (67100 85900) và dự kiến lập trạm kiểm soát Biên phòng tọa độ (67480 87800).

- Căn cứ của Đồn 737 tọa độ (63100 83250).

- Căn cứ của Đồn 739 tọa độ (51750 86900) và khu tăng gia sản xuất tọa độ (52900 81300).

Căn cứ đồn 741 tọa độ (49700 75650).

Dãy núi Tiểu Teo: điểm cao 471 tọa độ (82100 05800); điểm cao 412 tọa độ (82800 07900); điểm cao 452 tọa độ (79700 05150).

- Dãy núi Tiểu Atar: điểm cao 405 tọa độ (76350 11700).

- Điểm cao 162 tọa độ (54100 78900).

- Điểm cao 473 tọa độ (41950 07800).

* Khu vực biên giới Huyện Buôn Đôn.

- Căn cứ của Đồn 743 tọa độ (42800 78250).

- Căn cứ của Đồn 747 tọa độ (30700 85800).

- Căn cứ của Đồn 749 tọa độ (21150 79600).

- Dãy núi Chư Minh: điểm cao 384 tọa độ (29800 01200); Điểm cao không tên tọa độ (29250 03300); Khu vực đóng quân của c3 cơ động Biên phòng tọa độ (29120 04920); điểm cao 407 tọa độ (49500 73150).

- Dãy núi Chư Mar, Điểm cao 384 tọa độ (28850 04800); Điểm cao 348 tọa độ (28650 0650); Điểm cao 376 tọa độ (28500 09050); Điểm cao 396 tọa độ (28350 10800); Điểm cao 374 tọa độ (28800 11450).

- Dãy núi đèo 502: điểm cao 502 tọa độ (47300 74750); điểm cao không tên tọa độ (47650 76000).

- Sân bay Buôn Đôn tọa độ trung tâm (26400 02250).

- Yol Đôn điểm cao 482 (tọa độ 21450 89550).

- Dãy núi Chư Kênh: cụm điểm cao 334, 368, 366 tọa độ (28100 15450); điểm cao 548 tọa độ (30600 19000); Điểm cao không tên tọa độ (31550 20100); Điểm cao 492 tọa độ (33750 31350); Điểm cao 502 tọa độ (47300 74750); điểm cao không tên tọa độ (47650 76000).

- Bến phà Buôn Đôn tọa độ trung tâm (26400 02250)

Điều 2. Quy định về cư trú, đi lại, hoạt động trong khu vực biên giới.

1. Cư trú trong khu vực biên giới:

Công an cùng Bộ đội Biên phòng tỉnh tiến hành rà soát, phân loại nhân hộ khẩu thường trú ở các xã biên giới; các nông, lâm trường, xí nghiệp đóng trên địa bàn biên giới và những người đến xây dựng vùng kinh tế mới theo kế hoạch; những người đến để đoàn tụ gia đình; cán bộ, công chức đã đăng ký hộ khẩu tập thể ở khu vực biên giới nay đã nghỉ hưu, thôi việc muốn ở lại khu vực biên giới; những người đến làm ăn, sinh sống ở khu vực biên giới trước khi Nghị định 34/2000/NĐ-CP có hiệu lực nhưng chưa được công an tỉnh cấp giấy phép, chưa đăng ký hộ khẩu. Các ngành chức năng kiểm tra, xem xét để cấp giấy chứng minh nhân dân biên giới và cấp giấy phép cho những người đủ tiêu chuẩn cho cư trú trong khu vực biên giới (theo khoản 1, điều 4 của Nghị định 34/2000/NĐ-CP).

Những người thuộc diện cấm cư trú ở khu vực biên giới (Quy định tại khoản 2; điều 4) thì các ngành chức năng tham mưu cho chính quyền sở tại có biện pháp giáo dục, vận động yêu cầu họ rời khỏi khu vực biên giới.

2. Đi lại, hoạt động trong khu vực biên giới:

2.1: Công dân Việt Nam ra vào, hoạt động trong khu vực biên giới phải có chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ do công an xã, phường, thị trấn nơi cư trú cấp. Trường hợp cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang; cán bộ công chức của cơ quan, tổ chức khi vào khu vực biên giới công tác phải có giấy giới thiệu của cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý, nếu vào khu vực biên giới về việc riêng phải có giấy chứng minh của quân đội, công an hoặc chứng minh nhân dân. Nếu nghỉ qua đêm phải trình báo, đăng ký tạm trú với công an xã nơi tạm trú. Khi hết thời hạn tạm trú phải rời khỏi khu vực biên giới, nếu có nhu cầu lưu lại thì phải đến nơi đăng ký tạm trú để gia hạn.

2.2: Các cơ quan, đơn vị (trừ đơn vị quân đội, công an làm nhiệm vụ theo lệnh của cấp có thẩm quyền) khi đưa phương tiện ra vào khu vực biên giới công tác, xây dựng công trình, làm kinh tế … thì cơ quan chủ quản và chủ phương tiện phải đăng ký tại trạm kiểm soát Biên phòng (nếu nơi vào không có trạm thì đăng ký tại đồn Biên phòng) về số lượng người đi trên phương tiện, thời gian, phạm vi, nội dung hoạt động. Khi phương tiện không hoạt động phải neo đỗ tại bến bãi quy định và chấp hành nội quy của bến bãi, đồng thời chịu sự hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát của Bộ đội Biên phòng, Công an, chính quyền địa phương.

2.3: Người nước ngoài đang công tác tại các cơ quan Trung ương vào khu vực biên giới phải có giấy phép do Bộ Công an cấp; nếu người nước ngoài đang tạm trú tại tỉnh Đắk Lắk vào khu vực biên giới phải có giấy phép do giám đốc Công an tỉnh cấp. Các cơ quan, tổ chức của Việt Nam khi đưa người nước ngoài ra vào khu vực biên giới phải có đầy đủ giấy tờ theo quy định và cử cán bộ đi cùng để hướng dẫn và thông báo cho công an, Bộ đội Biên phòng hoặc chính quyền sở tại và chịu sự kiểm tra, kiểm soát của Bộ dội Biên phòng, Công an, chính quyền sở tại.

Người nước ngoài đi trong tổ chức đoàn cấp cao từ cấp Bộ trưởng và tương đương trở lên đến khu vực biên giới, cơ quan chủ quản phải thông báo cho Công an và Bộ đội Biên phòng tỉnh biết ít nhất 24 giờ trước khi đến.

2.4: Đi lại hoạt động, tạm trú của nhân dân Cam Pu Chia trong khu vực biên giới tiếp giáp với Việt Nam có nhu cầu qua lại thăm thân nhân, trao đổi hàng hóa thì thực hiện theo Hiệp định về Quy chế Biên giới Việt Nam - Cam Pu Chia và thỏa thuận của chính quyền hai tỉnh Đắk Lắk - Môn Đul Ki Ri đã được ký kết.

2.5: Việc xây dựng khu dân cư, công trình giao thông, thủy lợi, thủy điện, thương mại, khu kinh tế cửa khẩu … trong khu vực biên giới có liên quan đến đường biên giới quốc gia phải được quy hoạch thống nhất và lấy ý kiến tham gia của các ngành: công an, Quân sự; Bộ đội Biên phòng và Ban biên giới tỉnh trước khi trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Các chủ dự án, thực hiện các công trình có liên quan đến đường biên giới quốc gia phải thông báo cho đồn Biên phòng và UBND huyện sở tại biết trước ít nhất 7 ngày trước khi tiến hành.

Các hoạt động của người, phương tiện Việt Nam và người nước ngoài có liên quan đến vành đai biên giới phải thực hiện nghiêm túc theo các quy định của Nghị định 34/2000/NĐ-CP .

Điều 3: Quản lý khu vực biên giới

1. Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chủ trì, phối hợp cùng các ngành chức năng của tỉnh tổ chức đi khảo sát thực địa khu vực biên giới để tham mưu cho UBND tỉnh xác định khu vực vùng cấm, vành đai biên giới, khu vực biên giới. Lập dự án làm bảng, biển báo trình Chính phủ phê duyệt. Triển khai cắm bảng, biển báo khu vực biên giới, vành đai biên giới, vùng cấm trên các trục giao thông đường bộ, đường sông và đường mòn qua biên giới để nhân dân dễ nhận biết, chấp hành.

2. Căn cứ vào tình hình biên giới trong từng thời điểm cụ thể, Bộ đội Biên phòng tỉnh tham mưu cho UBND tỉnh lập các trạm kiểm soát liên ngành cố định hoặc lưu động trong khu vực biên giới để trình chính phủ quyết định.

3. Các công trình phục vụ cho nhiệm vụ an ninh, quốc phòng trong khu vực biên giới phải có sơ đồ giao cho cấp có thẩm quyền quản lý, bảo vệ theo đúng quy định hiện hành.

Điều 4: Khen thưởng và xử lý vi phạm.

1. Hàng năm lấy ngày 3/3 "Ngày Biên phòng toàn dân" để sơ kết rút kinh nghiệm và 5 năm một lần, Bộ đội Biên phòng tỉnh làm tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức sơ kết và tổng kết việc thực hiện Nghị định 34/200/NĐ-CP.

2. Tập thể, cá nhân có thành tích trong quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia được khen thưởng và được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của nhà nước. Nếu vi phạm quy định này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Pháp luật.